Đến nội dung

Hình ảnh

[TOPIC] SỐ HỌC ÔN TẬP THPT CHUYÊN TOÁN 10 NĂM HỌC 2018-2019

số học ôn chuyên

  • Chủ đề bị khóa Chủ đề bị khóa
Chủ đề này có 271 trả lời

#201
mduc123

mduc123

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 55 Bài viết

Bài 107:Cho a,b,c,d là các số tự nhiên sao cho $b^{2}+1=ac,c^{2}+1=bd$. Chứng minh rằng a=3b-c, d=3c-b

Bài 108:Cho p là số nguyên tố, p>3; $n=\frac{2^{2p}-1}{3}$. Chứng minh rằng $2^{n}-2\vdots n$ (có thể dùng định lý Fermat bé)


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi mduc123: 25-04-2018 - 08:29


#202
DOTOANNANG

DOTOANNANG

    Đại úy

  • ĐHV Toán Cao cấp
  • 1609 Bài viết

109. Tìm số nguyên $x$ sao cho: $x^{3}+8=7\,\sqrt{8\,x+1}$



#203
DOTOANNANG

DOTOANNANG

    Đại úy

  • ĐHV Toán Cao cấp
  • 1609 Bài viết

110. Với $a\,,\,b\,,\,c\,,\,d \in \mathbb{N}$ thỏa $a^2+ab+b^2=c^2+cd+d^2$, chứng minh rằng: $a+ b+ c+ d$ là hợp số.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi DOTOANNANG: 25-04-2018 - 15:52


#204
Kylie Nguyen

Kylie Nguyen

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 34 Bài viết

Bài 108:Cho p là số nguyên tố, p>3; $n=\frac{2^{2p}-1}{3}$. Chứng minh rằng $2^{n}-2\vdots n$ (có thể dùng định lý Fermat bé)

n là số tự nhiên vì $4^{2}-1$ chia hết cho 3

xét n-1 = $\frac{4^{p}-4}{3}$

do p nguyên tố lớn hơn 3 nên áp dụng định lí Fecma ta có

$4^{p}-4 \vdots p$ mà .$4^{p}-4 \vdots 2 $  (2,p)=1 nên $4^{p}-4 \vdots 2p$

do (2p,3)=1 nên n-1 chia hết cho 2p

suy ra $2^{n-1}-1 \vdots 2^{2p}-1 =>2^{n}-2 \vdots 2^{2p}-1 \vdots n$



#205
thanhdatqv2003

thanhdatqv2003

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 159 Bài viết

Bài 107: Tìm x,y nguyên dương thỏa mãn $3(x^4+y^4+x^2+y^2+2)=2(x^2-x+1)(y^2-y+1)$   (1)

 

Đặt x^2-x+1=a

       y^2-y+1=b    (a,b>0)

PT (1) trở thành

   $3\left [ (x^2-x+1)(x^2-x+1)+(y^2-y+1)(y^2+y+1) \right ]=2ab \Leftrightarrow 3\left [ a(a+2x)+b(b+2y) \right ]=2ab \Leftrightarrow 3a^2+6ax+3b^2+6by=2ab \Leftrightarrow (a^2-2ab+b^2)+2a(a+3x)+2b(b+3y)=0 \Leftrightarrow (a-b)^2+2a(x+1)^2+2b(y+1)^2=0 \Rightarrow VN$


:ohmy: [Không tồn tại các nghiệm nguyên khác không x, y, và z thoả mãn xn + yn = zn trong đó n là một số nguyên lớn hơn 2.  (FERMAT)  :ohmy: 

 

 

 

 


#206
Korkot

Korkot

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 227 Bài viết

Thấy bài này năm đó thành phố mình ít người giải được nên post lên :)

Bài 95: Cho 1000 số nguyên dương a1,a2,...,a1000 sao cho $1<\leq a_{k}\leq k$ với mọi k=1,2,..,1000 và a1+a2+...+a1000 là số chẵn. Hỏi trong các số+-a+- a+-...+-a1000 có số nào =0 không? Giải thích (PTNK 2000)

Hoặc là đề khó hiểu hoặc là mình gõ hơi khó hiểu :)

CM = phương pháp quy nạp mệnh đề sau : Đặt Sn=a1+a2+...+an. Với mọi Sn thì ta luôn chọn đươc số có dạng +-a1+-a2+-...+-an (m<n+2)

n=1 thì Sn=1 thì m=1 nên a1=m

Giả sứ mệnh đề đúng với n. Xét n+1.Với 8 TH Sn chẵn/lẻ,n chẵn/lẻ và an chẵn/lẻ lập luận như nhau nên chỉ cần xét 1 TH:

Sn lẻ ; n chẵn ; an+1 lẻ

=> Sn+1 = Sn + an+1 chẵn

Xét số chẵn $M \leq n+2 \Rightarrow M \neq an+1$

TH M>an+1 :

Số lẻ $M-an+1 \leq M-1 \leq n+1$

Kết hợp gt quy nạp ta có +-a1+-...+-an+1= m +an+1 =M

TH M < an+1 :

Số lẻ $an+1-M \leq an+1 \leq n+1$

Theo gt quy nạp ta thấy cũng tồn tại số -+a1-+...-+an=-m= M-an+1

=> -+a1-+....-+an+1=M 

=> mệnh đề đúng

Thay n, Sn theo đề là suy ra được đpcm thôi


  Nếu bạn cứ tiếp tục ca thán về cùng một nỗi buồn, cùng một việc nhỏ nhặt, bạn sẽ mãi mãi chìm đắm trong thất bại và sống một  cuộc đời nhỏ bé. Hãy luôn nhớ rằng, ngay cả một ngày tồi tệ nhất cũng chỉ có 24 tiếng đồng hồ mà thôi.

                   :like  :like  :like  :like  :like  :like  :like  :like  :like  :like  :like  :like  :like  :like  :like  :like  :like  :like  :like  :like 


#207
MarkGot7

MarkGot7

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 67 Bài viết

Bài 108: Giải phương trình:

  $\frac{x+1}{\sqrt{x}}+ \frac{4(y-1)\sqrt[3]{y-1}+4}{\sqrt[3]{(y-1)^{2}}}= 10$


Cuộc đời lắm chông gai thử thách. Chỉ khi ta cố gắng vượt qua, ta mới biết chân quý những thứ mình có được. :icon12:  :icon12:  :icon12:  %%- 


#208
Lao Hac

Lao Hac

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 279 Bài viết

112.Cho a, b, c là số hữu tỉ thỏa mãn $a+b\sqrt[3]{2}+c\sqrt[3]{4}=0$. CMR a = b = c = 0


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Lao Hac: 25-04-2018 - 20:25

:P


#209
Korkot

Korkot

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 227 Bài viết

112.Cho a, b, c là số hữu tỉ thỏa mãn $a+b\sqrt[3]{2}+c\sqrt[3]{4}=0$. CMR a = b = c = 0

Quy đồng mẫu số hữu tỉ ta được các số nguyên a' ,b', c'.

=> $a'+ \sqrt[3]{2}b' + \sqrt[3]{4}c'=0$

=> $\sqrt[3]{2}b' + \sqrt[3]{4}c'$ nguyên

Tới đây ta thấy vô lí ngay với b' , c' nguyên khác 0 => a,b,c đều =0


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Korkot: 25-04-2018 - 22:32

  Nếu bạn cứ tiếp tục ca thán về cùng một nỗi buồn, cùng một việc nhỏ nhặt, bạn sẽ mãi mãi chìm đắm trong thất bại và sống một  cuộc đời nhỏ bé. Hãy luôn nhớ rằng, ngay cả một ngày tồi tệ nhất cũng chỉ có 24 tiếng đồng hồ mà thôi.

                   :like  :like  :like  :like  :like  :like  :like  :like  :like  :like  :like  :like  :like  :like  :like  :like  :like  :like  :like  :like 


#210
dat102

dat102

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 150 Bài viết

110. Với $a\,,\,b\,,\,c\,,\,d \in \mathbb{N}$ thỏa $a^2+ab+b^2=c^2+cd+d^2$, chứng minh rằng: $a+ b+ c+ d$ là hợp số.

Đề thiếu điều kiện ạ. Thêm điều kiện $a,b,c,d >0$ mới đúng (Thử với $a=c=0$ và $b=d=1$)

Lời giải sau khi thêm điều kiện:

Giả sử $a+b+c+d$ là số nguyên tố, hiển nhiên $a+b+c+d$ lẻ.

Ta có: $a^2+ab+b^2=c^2+cd+d^2 \leftrightarrow (a+b)^2-ab=(c+d)^2-cd \leftrightarrow (a+b-c-d)(a+b+c+d)=ab-cd$

Lại có: $a^2+ab+b^2=c^2+cd+d^2 \leftrightarrow (a-b)^2+3ab=(c-d)^2+3cd \leftrightarrow (-a+b+c-d)(a-b+c-d)=3(ab-cd)$

Suy ra: $(-a+b+c-d) \vdots (a+b+c+d)$ hoặc $(a-b+c-d) \vdots (a+b+c+d)$

$2(b+c) \vdots (a+b+c+d)$ hoặc $2(a+c) \vdots (a+b+c+d)$

Mà $(a+b+c+d,2)=1$ và $0<(b+c),(a+c)<a+b+c+d$ nên suy ra điều trên vô lí

Vậy $a+b+c+d$ là hợp số


:ukliam2:  $\sqrt{MF}$  :ukliam2: 


#211
PhanThai0301

PhanThai0301

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 167 Bài viết

Bài 113: CMR $3^{4^{5}}+4^{5^{6}}$ là tích của 2 số nguyên, mỗi số đều lớn hơn $10^{2002}$.

Bài 114: Tìm số nguyên dương x lớn nhất sao cho $23^{x+6}\vdots 2000!$.

Bài 115: Cho p, q, r là các số nguyên tố và n là số nguyên dương thỏa mãn:

                  $p^{n}+q^{n}=r^{2}$.

               Chứng minh rằng n=1.

P/s: đây là topic số mong các bạn đăng đúng chỗ :luoi: .

 


"IF YOU HAVE A DREAM TO CHASE,NOTHING NOTHING CAN STOP YOU"_M10

                                                                                                            


#212
Tea Coffee

Tea Coffee

    Trung úy

  • Điều hành viên THPT
  • 772 Bài viết

Bài 115: Cho p, q, r là các số nguyên tố và n là số nguyên dương thỏa mãn:

                  $p^{n}+q^{n}=r^{2}$.

               Chứng minh rằng n=1.

+) $n$ lẻ

$=>r^{2}=p^{n}+q^{n}\vdots p+q$

$=>p+q=1;r;r^{2}$

Mà $p+q\geq 2=>p+q=r;r^{2}$

- $p+q=r=>p^{n}+q^{n}=p^{2}+2pq+q^{2}$

Với $n\geq 3=>p^{3}+q^{3}\geq 2p^{2}+2q^{2}\geq q^{2}+2pq+p^{2} <=>p=q=2=>r\vdots 2=>r=2=>VP <VT$ loại

$=>n=1$

+) $n$ chẵn

$n=2k(k\epsilon \mathbb{N}^{*})$

$p^{2k}+q^{2k}=r^{2}=>p^{2k}=(r-q^{k})(r+q^{k})=> \left\{\begin{matrix}r-q^{k}=p^{a} \\ r+q^{k}=p^{b} \end{matrix}\right. (a,b\epsilon \mathbb{N}^{*},a+b=2k,b>a)$

$=>p^{a}+p^{b}=2r<=>p^{a}(p^{b-a}+1)=2r=2.r$ loại

Bài 114 sao số lẻ chia hết cho số chẵn được nhỉ?


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Tea Coffee: 25-04-2018 - 23:51

Treasure every moment that you have!
And remember that Time waits for no one.
Yesterday is history. Tomorrow is a mystery.
Today is a gift. That’s why it’s called the present.


#213
DOTOANNANG

DOTOANNANG

    Đại úy

  • ĐHV Toán Cao cấp
  • 1609 Bài viết

110. Với $a\,,\,b\,,\,c\,,\,d \in \mathbb{N}$ thỏa $a^2+ab+b^2=c^2+cd+d^2$, chứng minh rằng: $a+ b+ c+ d$ là hợp số.

 

Trước tiên, chúng ta đều thấy nếu $a+ b\,=\, c+ d$ thì chắc chắn $a+ b+ c+ d$ là hợp số.

 

Do vai trò như nhau của chúng nên giả sử $a+ b> c+ d$ và $c\geqq d$.

 

Khi đó:

 

$(c-d)^2=4\,(c^2+cd+d^2)-3\,(c+d)^2>4\,(a^2+ab+b^2)-3\,(a+b)^2=(a-b)^2$

 

$\Longrightarrow c>d$

 

Tiếp đó:

 

$a+b+c+d=\frac{(c-d+a-b)\,(c-d-a+b)}{3\,(a+b-c-d)}$

 

và:

 

$(c-d+a-b)-3\,(a+b-c-d)$

 

$=\frac{(c-d+a-b)^2+3\,(a+b-c-d)\,(a+b-c+3d)}{2\,(c-d)}>0$

 

$(c-d-a+b)-3\,(a+b-c-d)$

 

$=\frac{(c-d-a+b)^2+3\,(a+b-c-d)\,(a+b-c+3d)}{2\,(c-d)}>0$

 

nên $a+ b+ c+ d$ là hợp số.



#214
DOTOANNANG

DOTOANNANG

    Đại úy

  • ĐHV Toán Cao cấp
  • 1609 Bài viết

109. Tìm số nguyên $x$ sao cho: $x^{3}+8=7\,\sqrt{8\,x+1}$

 

Sử dụng bất đẳng thức trung bình cộng - trung bình nhân, ta được:

 

$0=x^3+8-7\sqrt{8x+1}\geqq x^3+8-\frac{7}{5}\cdot\frac{25+(8x+1)}{2}=\frac{x-3}{5}\left(5x^2+15x+17\right)$

 

$\Longrightarrow x\leq3\Longrightarrow\dots\Longrightarrow x=3$



#215
hoangkimca2k2

hoangkimca2k2

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 477 Bài viết

Bài 116: Tìm tất cả các số nguyên số $p,q$ thỏa mãn $p+q=(p-q)^{3}$


  N.D.P 

#216
hoangkimca2k2

hoangkimca2k2

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 477 Bài viết

Bài 117: Tìm tất cả các bộ số nguyên tố $(p,q)$ thỏa mãn $p^{3}-q^{5} = (p+q)^{2}$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi hoangkimca2k2: 26-04-2018 - 19:01

  N.D.P 

#217
conankun

conankun

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 377 Bài viết

Bài 108: Giải phương trình:

  $\frac{x+1}{\sqrt{x}}+ \frac{4(y-1)\sqrt[3]{y-1}+4}{\sqrt[3]{(y-1)^{2}}}= 10$

Đây là lời giải của mình!

Đặt $\sqrt[3]{(y-1)^2}=\sqrt{z}$

Ta có: $\frac{x+1}{\sqrt{x}}+ \frac{4(y-1)\sqrt[3]{y-1}+4}{\sqrt[3]{(y-1)^{2}}}$

$= \frac{x+1}{\sqrt{x}}+\frac{4(z+1)}{\sqrt{z}}\geq \frac{2\sqrt{x}}{\sqrt{x}}+\frac{8\sqrt{z}}{\sqrt{z}}=10$

Dấu "=" xảy ra khi: x= 1, y=2

 

p/s: lâu lắm rồi mới giải bài trên TOPIC này :D


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi conankun: 26-04-2018 - 19:10

                       $\large \mathbb{Conankun}$


#218
Lao Hac

Lao Hac

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 279 Bài viết

Bài 118. Tìm tất cả các giá trị của $n$ để $P_{n}=\left ( \frac{3+\sqrt{5}}{2} \right )^{n}+\left ( \frac{3-\sqrt{5}}{2} \right )^{n}-2$ là số chính phương.


:P


#219
MoMo123

MoMo123

    Sĩ quan

  • Điều hành viên THCS
  • 334 Bài viết

Bài 116: Tìm tất cả các số nguyên số $p,q$ thỏa mãn $p+q=(p-q)^{3}$

$ 2q=(p-q)^3-(p-q) $ Vì $(p-q)^3-(p-q) \vdots 6 \Rightarrow 2q \vdots 6 $ $ \Rightarrow q\vdots 3 -> q=3$
Thay vào ta giải được $p=2$ vậy $(p;q)=(2;5)$

Bài 118. Tìm tất cả các giá trị của $n$ để $P_{n}=\left ( \frac{3+\sqrt{5}}{2} \right )^{n}+\left ( \frac{3-\sqrt{5}}{2} \right )^{n}-2$ là số chính phương

 $P_{n}=\left ( \frac{3+\sqrt{5}}{2} \right )^{n}+\left ( \frac{3-\sqrt{5}}{2} \right )^{n}-2$$ =( \frac{6+2\sqrt{5}}{2})^n-(\frac{6-2\sqrt{5}}{2})^n-2$$=[(\frac{\sqrt{5}+1}{2})^n-(\frac{\sqrt{5}-1}{2})^n]^2 $

Đặt $x_{1}=\frac{\sqrt{5}+1}{2} ; y_{1}=\frac{\sqrt{5}-1}{2}$

$-> x_{1}y_{1}=1; x+y=\sqrt{5}$

Ta có $Q_{n}=x^n-y^n =(x+y)(x^{n-1}-y^{n-1}) -xy(x^{n-2}-y^{n-2}) $

$ Q_{1}=1 ; Q_{2}= \sqrt{5}; Q_{3}=4 ....$ Tiếp tục quá trình trên, ta được $Q_{2n+1}$ là số nguyên 

$-> Để P_{n}$ là số chính phương thì n lẻ 



#220
MoMo123

MoMo123

    Sĩ quan

  • Điều hành viên THCS
  • 334 Bài viết

Góp cho TOPIC một số bài:

119. Tìm số $p$ nguyên tố để $\frac{p^2-p-2}{2}$ là lập phương của một số tự nhiên.

120. Tìm tất cả các số nguyên tố $p$ sao cho :

$f(p)= (2+3)-(2^2+3^2)+(2^3+3^3)-...-(2^{p-1}+3^{p-1})+(2^p+3^p)$

chia hết cho 5

121.Chứng minh rằng với mỗi số nguyên dương n thì số 

$A= (3^n+n^3)(3^n.n^3+1)$

hoặc chia hết 49, hoặc không chia hết 7$







Được gắn nhãn với một hoặc nhiều trong số những từ khóa sau: số học, ôn chuyên

14 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 14 khách, 0 thành viên ẩn danh