Đến nội dung

Oral1020

Oral1020

Đăng ký: 06-09-2012
Offline Đăng nhập: 09-06-2017 - 01:24
****-

#496451 Chứng minh rằng: $x^ky^k(x^k+y^k)\leq2$.

Gửi bởi Oral1020 trong 01-05-2014 - 20:37

Ừ nhỉ, để mình kt lại đã.  :icon6:

Nhớ không lầm bài này chỉ đúng với $k=\dfrac{n(n+1)}{2}$ thôi thì phải.Cách chứng minh là tách hệ số ra sài AM-GM sao cho $A \le \dfrac{(x+y)^k}{2^{k-1}}$




#496413 Chứng minh rằng: $x^ky^k(x^k+y^k)\leq2$.

Gửi bởi Oral1020 trong 01-05-2014 - 17:32

Giải:

Dùng phương pháp qui nạp

Hiển nhiên BĐT đúng với $n=2$.

Giả sử BĐT đúng với $n=k$ $\Rightarrow x^ky^k(x^k+y^k)\leq 2$

Ta sẽ đi chứng minh BĐT đúng với $n=k+1$ $\Leftrightarrow x^{k+1}y^{k+1}(x^{k+1}+y^{k+1})\leq 2$

$\Leftrightarrow x^ky^kxy(x^kx+y^ky)\leq 2$

Áp dụng BĐT Bunhiacopxki, ta có:

$x^kx+y^ky\leq \sqrt{(x^{2k}+y^{2k})(x^2+y^2)}$

$\Rightarrow x^ky^kxy(x^kx+y^ky)\leq x^ky^kxy\sqrt{(x^{2k}+y^{2k})(x^2+y^2)}= \sqrt{(x^k)^2(y^k)^2[(x^k)^2+(y^k)^2]x^2y^2(x^2+y^2)}\leq \sqrt{2.2}=2$ 

Vậy BĐT đúng với $n=k+1$ $\Rightarrow$ Đpcm.

Sao mình thử với $x=0,98;y=1.02;k=4$ thì bất đẳng thức ngược chiều.




#496142 Tính : $\dfrac{a^2+b^2}{ab-1}$

Gửi bởi Oral1020 trong 30-04-2014 - 19:14

Cho $a;b; \in N^*$ và $(a^2+b^2) \vdots (ab-1)$.Tính : $\dfrac{a^2+b^2}{ab-1}$




#496135 Cho các số thực $x,y,z \in [1,2]$. Tìm GTLN của $3(x+y+z)...

Gửi bởi Oral1020 trong 30-04-2014 - 18:26

Xét $f(x)=x(3-y-z)+3(y+z)-yz$ với $x \in [1;2]$

Xét $f(1)=3+2y+2z-yz=(2-y)(z-2)+7 \le 7$

      $f(2)=6+x+y-yz=(y-1)(z-1)+7 \le 7$

Mà $f(x) \le max {f(1);f(2)} \le 7$

Vậy max $f(x)=7$ khi $x=2;y=2;z=1$ và $x=1;y=1;z=2$ và các hoán vị




#496110 cho x,y,z >0 và $x^{2}+y^{2}+z^{2}=201...

Gửi bởi Oral1020 trong 30-04-2014 - 16:52

bài 1:

Bạn đi chứng minh :
$P \ge \sqrt{3(x^2+y^2+z^2)}$ (1)

Bằng cách bình phương hai vế và rút gọn ta còn lại bất đẳng thức sau:

$\dfrac{x^2y^2}{z^2}+\dfrac{y^2z^2}{x^2}+\dfrac{x^2z^2}{y^2} \ge x^2+y^2+z^2$

$\Longrightarrow \sum \dfrac{ab}{c} \ge \sum a$

Với $a=x^2;...$

Bất đẳng thức trên chứng minh được bằng cách

$BĐT \longleftrightarrow abc.\sum \dfrac{1}{a^2} \ge abc.\sum \dfrac{1}{ab}=VT$

=> (1) đúng.Áp dụng giả thiết ta có đpcm




#496031 Chứng minh $(ap+bc)(bp+ac)(cp+ab)$ là số chính phương

Gửi bởi Oral1020 trong 30-04-2014 - 08:20

Ta có:

$a(a+b+c)+bc=a^2+ab+bc+ac=(a+b)(a+c)$

Tương tự,ta được:

$A= (a+b)^2(b+c)^2(c+a)^2$ là một số chính phương




#495878 Giải phương trình: $4\sqrt{x-1}=32x^{4}-80x^...

Gửi bởi Oral1020 trong 29-04-2014 - 14:35

Giải phương trình: $4\sqrt{x-1}=32x^{4}-80x^{3}+50x^{2}+4x-3$.

(Mời các bạn THCS thảo luận)

Bạn xem tại đây




#495535 $\sqrt{x+5}=x^2+5$

Gửi bởi Oral1020 trong 27-04-2014 - 20:10

Bình phương và thu gọn,ta được:

$x^4+10x^2-x+20=0$

Áp dụng bất đẳng thức AM-GM,ta có
$VT \ge 12x^2-x+19 > 0$

Do vậy,pt đã cho vô nghiệm




#495316 Chứng minh rằng :$\sum \dfrac{a^2}{b}...

Gửi bởi Oral1020 trong 26-04-2014 - 21:07

Cho $a;b;c >0$ thỏa mãn $a+b+c=1$.Chứng minh rằng:
$\dfrac{a^2}{b}+\dfrac{b^2}{c}+\dfrac{c^2}{a} \ge 3a^2+3b^2+3c^2$

P/s:Càng nhiều cách càng tốt nhé ! :D




#495284 Tìm đa thức bậc hai sao cho f(x)-f(x-1)=x

Gửi bởi Oral1020 trong 26-04-2014 - 18:57

Giả sử $f(x)=ax^2+bx+c$ (do đề bài cho là đa thức bậc hai)
Suy ra

$f(x)-f(x-1)=ax^2+bx+c-a(x-1)^2-b(x-1)-c=2ax+a+b$

Mà $f(x)-f(x-1)=x$

$\Rightarrow 2ax+a+b=x$

Do đó $a+b =0$ và $a=1/2$ từ đó ta suy ra $a=1/2;b=-1/2$

Do đó $f(x)=\dfrac{x^2}{2}-\dfrac{x}{2}+c$

$f(n)=1+2+3+...+n$

Áp dụng điều ta vừa chứng minh được thì:
$f(1)-f(0)=1$

$f(2)-f(1)=2$

....

$f(n)-f(n-1)=n$

Do đó

$1+2+...+n=f(1)-f(0)+f(2)-f(1)+...+f(n)-f(n-1)=f(n)-f(0)=\dfrac{n^2}{2}-\dfrac{n}{2}=\dfrac{n(n-1)}{2}$




#495167 Chứng minh rằng $2(x^2+y^2+z^2)+xyz \ge 7 $

Gửi bởi Oral1020 trong 25-04-2014 - 22:25

Cho x;y;z không âm,thoảvx+y+z=3.Chứng minh rằng :$2(x^2+y^2+z^2)+xyz \ge 7 $




#495157 CMR: $\sum \frac{a^{2}b(b-c)}{a+b...

Gửi bởi Oral1020 trong 25-04-2014 - 21:45

Cộng lần lượt từng biểu thức cho abc,ta được bđt tương đương với:
$\sum \dfrac{ab^2(a+c)}{a+b} \ge 3abc$

Bất đẳng thức trên luôn đúng theo AM-GM cho 3 số :D




#495043 $\boxed{\text{Chuyên Đề}}$ Bất đẳng thức - Cực trị

Gửi bởi Oral1020 trong 25-04-2014 - 12:36


156, 

c, Cho $x\epsilon \left [ 0;1 \right ].Tìm GTLN của P=x(1-x)^{3}$

 

 

$156.c$

Mình áp dụng dụng bất đẳng thức Cauchy cho :
$x(1-x)^3=\dfrac{3x(1-x)(1-x)(1-x)}{3} \le \dfrac{27}{256}$
dấu = xảy ra khi $x=\dfrac{1}{4}$

 

Chú ý: Trích đề




#495042 $\frac{a^{3}}{b}+\frac{b^...

Gửi bởi Oral1020 trong 25-04-2014 - 12:26

Bằng Cauchy-Schwart,ta đánh giá được:
$\sum \dfrac{a^3}{b} \ge \sum a^2$

Mặt khác ta lại có:
$a^2+b^2+c^2 \ge 2a+2b+2c-3$

$2(a^2+b^2+c^2) \ge 2(ab+ac+bc)$

Cộng vế theo vế và sử dụng giả thiết ta sẽ tìm được min của biểu thức




#494943 [Violympic9] Các bài toán violympic lớp 9 cho kì thi quốc gia sắp tới.

Gửi bởi Oral1020 trong 24-04-2014 - 19:54

 

43) Cho hình thang cân ngoại tiếp hình tròn có độ dài 2 đáy là $\frac{2}{\pi}cm$ và $6cm$. Diện tích hình tròn nội tiếp hình thang bằng ...

 

44) Tam giác $ABC$ có $\widehat{B}=60^o$; $BC=8cm$; $AB+AC=12cm$. Tính $AB$
 

45) Tìm $x$ biết $x^2+\frac{4x^2}{(x+2)^2}=5$

 

46) Tính $x^4+y^4$ biết $\left\{\begin{matrix}x+y=4  &  & \\ (x^2+y^2)(x^3+y^3)=280  &  &  \end{matrix}\right.$

 

 

Tính đại nhá :) .
Do tứ giác ngoại tiếp nên AB+DC=AD+BC$=\dfrac{2}{\pi}+6$
Suy ra AD=$\dfrac{1}{\pi}+3$
Kẻ hai đường cao AH.Ta tính được $DH=\dfrac{6-\dfrac{2}{\pi}}{2}$
Từ đó ta tính được AH.Mà AH chính là đường kính của đường tròn đó => dt=3

 

Gọi tâm hình tròn nt là O, hình thang là ABCD

Kẻ OM, ON, OP lần lượt vuông góc vs AB, AD, DC

Chứng minh đc AOD là tam giác vuông

$\Rightarrow OM^{2}=MA.MD=\frac{3}{\pi }$

Diện tích hình tròn là 3 :)
@Oral:Mình bị lộn (đã sửa )