Đến nội dung

vuminhhoang

vuminhhoang

Đăng ký: 12-01-2013
Offline Đăng nhập: 09-04-2016 - 08:29
***--

#534088 Tìm GTLN của $A=\dfrac{1}{\sqrt{1+x^2...

Gửi bởi vuminhhoang trong 21-11-2014 - 20:32

1.Cho x,y,z>0 : xyz=1.

Tìm GTLN của $A=\dfrac{1}{\sqrt{1+x^2}}+\dfrac{1}{\sqrt{1+y^2}}+\dfrac{1}{\sqrt{1+z^2}}$

 

2.Cho các số dương a,b,c,d thỏa mãn $a^{10}+b^{10}=c^{10}+d^{10}$

và $a^{11}+b^{11}=c^{11}+d^{11}$

 

CMR $a^{12}+b^{12}=c^{12}+d^{12}$.

 

Bài 2 này đề bài là số mũ to lắm nhưng mình nghĩ cách làm cũng vậy nên viết là mũ 10 cho dễ nha.

Mong mọi người giúp đỡ.




#534086 Chứng minh $(a^2+2)(b^2+2)(c^2+2) \leq 216$

Gửi bởi vuminhhoang trong 21-11-2014 - 20:25

1. Cho a,b,c > 0 t/m a+b+c=6.

cmr $(a^2+2)(b^2+2)(c^2+2) \leq 216$

 

2. Cho a,b,c > 0 t/m a+b+c=3.

Tìm gtnn $Q=\dfrac{a+1}{1+b^2}+\dfrac{b+1}{1+c^2}+\dfrac{c+1}{1+a^2}$

 

Các thánh giúp mình nha, mình ngu bđt lắm! tks!




#527478 Đề thi chọn đội tuyển dự thi HSG Quốc Gia tỉnh Thái Bình năm 2014-2015

Gửi bởi vuminhhoang trong 06-10-2014 - 09:23

$2014^t=t+\sqrt{1+t^2}$

 

$<=> t.ln2014=ln(t+\sqrt{1+t^2})$

 

đạo hàm của cái hàm f(t) = VT-VP là $ln2014-\dfrac{1}{\sqrt{1+t^2}} > 0$ => t=0 là nghiê

nhất duy nhát




#468236 cmr $a^2+b^2+c^2+\dfrac{8abc}{(a+b)(b+c)(c+a)}...

Gửi bởi vuminhhoang trong 01-12-2013 - 21:47

Làm hộ t với nha

 

cho a,b,c > 0 : ab+bc+ca=1

 

cmr $a^2+b^2+c^2+\dfrac{8abc}{(a+b)(b+c)(c+a)} \geq 2$

 




#444122 toán tổng hợp giới hạn dãy số, bđt, hình phẳng, pt hàm

Gửi bởi vuminhhoang trong 19-08-2013 - 19:47

hôm này trường mình thi đề này cx vừa sức. ae vào chém cùng nào.

 

câu 1. giải pt

 

$x^2+2x\sqrt{x-\dfrac{1}{x}}=3x+1$

 

câu 2. cho 2 số thực dương $x, y  \geq 1$ và 3(x+y)=4xy

 

tìm min, max của $P=x^3+y^3+3(\dfrac{1}{x^2}+\dfrac{1}{y^2})$

 

câu 3. giải hpt

 

$x=3y^3+2y^2$

$y=3z^3+2z^2$

$z=3x^3+2x^2$

 

câu 4. có bao nhiêu stn có 7 chữ số khác nhau thoả mãn 2 đk sau

 

+Có 3 chữ số 3,4,5 đứng liền nhau.

+Có 2 chữ số 7,9 đứng liền nhau

 

câu 5. Cho ▲ABC có trực tâm H. Đường phân giác ngoài của $\widehat{BHC}$ cắt AB, AC tại D và E. Đường p/g trong của $\widehat{BAC}$ cắt đường tròn ngoại tiếp tam giác ADE tại K.

 

CMR HK đi qua trung điểm BC.

 

Câu 6. Cho {Un} xác định như sau

 

$U_1 = 3$; $U_{n+1} = \dfrac{U_n^2-2}{2U_n-3}$ với $n \in N^*$

 

xác định công thức tổng quát của $U_n$

 

câu 7. f(x) xác định và liên tục trên R thoả mãn $f(f(x))=3f(x)-2x \forall x \in R$ và f(1)=1

 

tìm tất cả các  hàm như thế




#437022 $\left ( \frac{5}{2} \right )^{x...

Gửi bởi vuminhhoang trong 22-07-2013 - 05:51

$f'(x) = (\dfrac{5}{2})^x.ln\dfrac{5}{2} - \dfrac{1}{x^2}.(\dfrac{2}{5})^{\dfrac{1}{x}}.ln\dfrac{2}{5} > 0 $ với mọi x.

 

nên $f(x) = \dfrac{29}{10}$ có không quá 1 nghiệm.

 

bạn nhẩm nghiệm đó là gì rồi kết luận nhé. 




#435834 Phương trình hàm dành cho người mới học

Gửi bởi vuminhhoang trong 17-07-2013 - 17:05

Một bài nữa cho topic thêm sôi động.
Bài 5:
Tìm các hàm số $f:R \to R$ thỏa mãn:

$f({x^3} - {y^3}) = {x^2}f(x) - {y^2}f(y)$

 

 

 

thay y = 0 ta có $f(x^3)=x^2.f(x)$

 

$=> f(x^3-y^3) = f(x^3)-f(y^3)$

 

vì $x \to x^3$ là 1 song ánh nên $=>  f(x-y) = f(x)-f(y)$

 

Ta có $f(x) = f(x+y-y) = f(x+y)-f(y)$

 

$<=> f(x+y)=f(x)+f(y)$

 

Bằng quy nạp ta có $f(nx) = nf(x)$ với n thuộc Z

 

Ta có $f[(x+1)^3+(x-1)^3] = f((x+1)^3)+f((x-1)^3) = (x+1)^2.f(x+1)+(x-1)^2.f(x-1) = (x+1)^2[f(x)+f(1)]+(x-1)^2[f(x)-f(1)]  (1)$

 

Mặt khác $f[(x+1)^3+(x-1)^3]  = f(2x^3+6x) = 2x^2.f(x)+6f(x)     (2)$

 

So sánh giữa (1) và (2) ta có $f(x) = f(1).x$




#430909 CMR: $CosA+CosB+CosC+\frac{1}{CosA+CosB+CosC}...

Gửi bởi vuminhhoang trong 27-06-2013 - 05:47

Đặt $t= cosA+cosB+cosC \leq \dfrac{3}{2}$

 

$f(t) = t + \dfrac{1}{t}$

 

$f'(t)=1-\dfrac{1}{t^2}$

 

$f'(t) = 0 <=> t= \pm 1$

 

lập bảng biến thiên ra ta có $max f(t) = f(3/2) = 13/6$

 

thêm cái chú ý là t > 1 nứa là làm ra đó bạn                




#430733 CMR: $CosA+CosB+CosC+\frac{1}{CosA+CosB+CosC}...

Gửi bởi vuminhhoang trong 26-06-2013 - 14:47

Đặt $t= cosA+cosB+cosC \leq \dfrac{3}{2}$

 

$f(t) = t + \dfrac{1}{t}$

 

$f'(t)=1-\dfrac{1}{t^2}$

 

$f'(t) = 0 <=> t= \pm 1$

 

lập bảng biến thiên ra ta có $max f(t) = f(3/2) = 13/6$




#428441 Phân tích thành nhân tử : $f\left( x \right) = 4{x^4...

Gửi bởi vuminhhoang trong 18-06-2013 - 07:37

Gọi m là 1 nghiệm ( duy nhất ) của pt bậc 3 : $m^3+20m+1=0$  

Dễ thấy pt $x^4+x-5=0 \Leftrightarrow (\frac{\sqrt{-4m}}{2m}x^2+x+\frac{1+\sqrt{1+20m}}{2m})(\frac{-\sqrt{-4m}}{2m}x^2+x+\frac{1-\sqrt{1+20m}}{2m})=0$

P/s : 2 phương trình được gọi là tương đương nhau nếu chúng có cùng tập nghiệm

vậy là phân tích ra ntn.

 

pt : 16x^4+4x+1 nứa




#426933 $S= xy+\frac{1}{xy}$ có đạt giá trị lớn nh...

Gửi bởi vuminhhoang trong 13-06-2013 - 22:05

$xy \leq (\dfrac{x+y}{2})^2 = \dfrac{1}{4}$

 

$S=xy+\dfrac{1}{xy} = \dfrac{1}{xy}+16xy-15xy \geq 8-\dfrac{15}{4}$

 

b, S không có giá trị lớn nhất vì $xy \to 0^+$ thì $S \to +\propto$




#420021 $f(x^2-y^2)=(x+y)(f(x)-f(y))$

Gửi bởi vuminhhoang trong 21-05-2013 - 19:10

cho $y=0$ ta có $f(x^2)=xf(x) = -xf(-x) \Rightarrow f(x) = -f(-x) \Rightarrow f$ là hàm lẻ.

 

$\forall x > 0 \Rightarrow f(x^2)=xf(x)=x\sqrt{x}f(\sqrt{x})=x\sqrt{x}\sqrt[4]{x}f(\sqrt[4]{x})=x\sqrt{x}\sqrt[4]{x}...\sqrt[2^n]{x}.f(\sqrt[2^n]{x})$

 

$\Rightarrow  f(x^2)=x^2f(1) \Rightarrow f(x)=xf(1)=ax$ $(2)$ ($a \in R$ tuỳ ý)

 

với $x < 0$ tương tự vậy ta cũng có $(2)$

 

Thử lại ta có $f(x)=ax$ là hàm cần tìm

 

[chỗ latex kia là căn bậc $2^n$ nhé. mình không hiểu sao lại ko hiện tex được]

@mod: Không nên dùng hai dấu $ cùng lúc.




#419092 một hộp có 10 viên bi trong đó có 2xanh. 3 đen . 5 đỏ

Gửi bởi vuminhhoang trong 18-05-2013 - 11:52

một hộp có 10 viên bi  trong đó có 2xanh. 3 đen . 5 đỏ

 

lấy ngẫu nhiên 7 viên hỏi số cách lấy sao cho có đủ 3 màu.

 

mình nghĩ ntn:

 

lấy mỗi loại 1 viên: 2.3.5

 

lấy 4 viên bất kì trong 7 viên còn lại thì $C_7^4$

 

kq là $2.3.5.C_7^4$

 

nhưng liệu có sai k?




#419068 $f(xy+1)=xf(y)+2012$

Gửi bởi vuminhhoang trong 18-05-2013 - 09:33

Trong (1)  cho x=0 $=> f(1)=2014$

 

Cho x=y=1 $=> f(2) = f(1)+2012 = 2.2014$

 

Cho $x=2 ; y=1 => f(3)=2f(1)+2012=3.2014$

 

...

 

chứng minh bằng quy nạp ta có $f(xy+1)=2014(xy+1)$

 

(ở đây ta cố định y=1 và $x \in N$)

 

vậy hàm $f(x) = 2014x $ thoả mãn đề bài.

 

chứng minh bđt bên dưới thì dễ rồi!




#419065 $f(a^2+b^2+c^2+d^2)=(f(a))^2+(f(b))^2+(f(c))^2+(f(d))^2$

Gửi bởi vuminhhoang trong 18-05-2013 - 09:23

Bài này khó quá mình ko làm được @@

 

Trong (2) cho a=b=c=d=0 $=> f(0) = 4f^2(0) => f(0) = 0$ hoặc $f(0) = \dfrac{1}{4}$

 

TH1 : $f(0)=0$

 

Trong (2) cho b=c=d=0 $=> f(a^2) = f^2(a)$

 

$=> (2) : f(a^2+b^2+c^2+d^2)=f^2(a)+f^2(b)+f^2(c)+f^2(d) = f(a^2)+f(b^2)+f(c^2)+f(d^2)$

 

$=> f(x)$ cộng tính 

 

$=> f(x) = ax$

 

và $f(x^2)=f^2(x) <=> ax^2 = a^2x^2 => a=0$ hoặc $ a=1$

 

$=> f(x) = 0$ hoặc $f(x) = x$

 

vì f(1)=1 nên kết luận f(x) =x thoả mãn.

 

TH2 : $f(0) = \dfrac{1}{4}$

 

trường này mình chịu @@

 

 


TH2 khi thay b=c=d=0 và a=1 thì ta ra được một phương trình bậc 2(nhưng vô nghiệm). Vì thế ko thể có chuyện f(0)=1/4. Do đó bài toán được giải quyết!!!  :icon6: