Đến nội dung

bachhammer

bachhammer

Đăng ký: 30-04-2013
Offline Đăng nhập: 28-07-2019 - 16:49
****-

#485845 Trận 4 - Đa thức, phương trình hàm

Gửi bởi bachhammer trong 04-03-2014 - 20:06

Cho $x=y=0$ ta được $2f(0)=[f(0)]^2\Leftrightarrow \begin{bmatrix} f(0)=0\\ f(0)=2 \end{bmatrix}$

Xét trường hợp $f(0)=0$. Cho $x=0$ ta được $f(-y)=-f(y)$ với mọi $y\in \mathbb{R}$. Thay $y$ bằng $-y$ ta có: $f(x+y)-f(xy)=f(x)+f(y)-f(x)f(y),\forall x,y\in \mathbb{R}$.

Từ đó ta có $f(x+y)+f(x-y)=2f(x),\forall x,y\in \mathbb{R}$. Cho $x=y$ ta có $f(2x)=2f(x),\forall x\in \mathbb{R}$. Do đó $f(x+y)+f(x-y)=f(2x),\forall x,y\in \mathbb{R}$.

Đặt $u=x+y,y=x-y$ ta có $f(u)+f(v)=f(u+v),\forall u,v\in \mathbb{R}$. Hay $f(x)+f(y)=f(x+y),\forall x,y\in \mathbb{R}$.$\rightarrow f(x)=ax,\forall x\in \mathbb{R}$, $a$ là một hằng số.

Mà ta cũng có $f(xy)=f(x).f(y),\forall x,y\in \mathbb{R}$. Từ đó suy ra $\begin{bmatrix} f(x)\equiv 0\\ f(x)=x,\forall x\in \mathbb{R} \end{bmatrix}$.

Thử lại thỏa mãn.

Xét trường hợp $f(0)=2$. Cho $x=0$ ta có $f(y)=f(-y),\forall y\in \mathbb{R}$.

Thay $y=-y$ ta có $f(x+y)+f(xy)=f(x)-f(y)+f(x)f(y),\forall x,y\in \mathbb{R}$

Do đó suy ra $f(x+y)=f(x-y),\forall x,y\in \mathbb{R}$. Chọn $x=y=\frac{u}{2}$ thì ta có $f(u)=2,\forall u\in \mathbb{R}$. Hay $f(x)=2,\forall x\in \mathbb{R}$. Thế lại thỏa mãn.

Vậy các hàm thỏa mãn là $f(x)\equiv 0;f(x)\equiv 2;f(x)\equiv x$.

Hình như bạn nhatquangsin đã nhầm chỗ này, f đề bài ko liên tục nên ko thể áp dụng pt hàm Cauchy....


  • LNH yêu thích


#482794 giải phương trình $\sqrt{1- x^{2}} = (\fra...

Gửi bởi bachhammer trong 12-02-2014 - 21:05

giải các phương trình sau:

1,   $$\sqrt{1- x^{2}} = (\frac{2}{3}- \sqrt{x})^{2}$$

2,  $4x = \sqrt{30+\frac{1}{4}\sqrt{30+\frac{1}{4}\sqrt{30+\frac{1}{4}\sqrt{x+30}}}}$

Câu 1: Đặt $\sqrt{x}=a; \frac{2}{3}-\sqrt{x}=b$ Ta được hệ ... $\left\{\begin{matrix} a+b=\frac{2}{3}\\a^{4}+b^{4}=1 \end{matrix}\right.$. Đến đây giải theo phương pháp bình thường đối với hệ đối xứng 2 ẩn....

Câu 2: Đặt $x_{1}=4x, x_{n+1}=\sqrt{30+\frac{1}{4}x_{n}}$. Từ pt suy ra $x_{1}=x_{4}$. Dễ thấy hàm $\sqrt{30+\frac{1}{4}x}$ đồng biến nên nếu $x_{1}>x_{2}$ thì dễ cm được: $x_{1}>x_{2}>x_{3}>x_{4}$ (vô lí). Tương tự với TH $x_{1}<x_{2}$. Do đó $x_{1}=x_{2}$ hay $4x=\sqrt{30+x}$. Giải pt này ta thu được nghiệm....




#481747 $x^{11}-\frac{1}{x^{11}}=(x...

Gửi bởi bachhammer trong 07-02-2014 - 21:25

Cai cum $x^{10}+x^9+...+x^0$ thi dung tong cua cap so nhan

 

Nhưng vẫn còn các nhân tử $x^{10}-x^{9}+x^{8}-x^{7}+x^{6}-x^{5}+x^{4}-x^{3}+x^{2}-x+1$. Khó phân tích và cũng khá rối rắm......




#481743 $ x + \sqrt{x^2-2x+2}=3^{y-1}+1 $

Gửi bởi bachhammer trong 07-02-2014 - 21:20

Tai sao lai >0

Do ln3 > 1 và $\sqrt{x^{2}+1}\geq 1$ nên phân thức $\frac{1}{\sqrt{x^{2}+1}ln3}$ nhỏ hơn 1. Suy ra >0




#481742 Chứng minh rằng $T_a, T_b$ nguyên tố cùng nhau.

Gửi bởi bachhammer trong 07-02-2014 - 21:17

Này là dãy số Fermat thì phải??/




#481740 $x^{11}-\frac{1}{x^{11}}=(x...

Gửi bởi bachhammer trong 07-02-2014 - 21:14

phân tích; nhìn hơi ghê nhỉ nhưng nhẩm được nghiệm $x=1; x=-1$

 

giải::

 

$\Leftrightarrow \frac{x^{22}+x^8+x^3-1}{x^11}=x^8+x^3 \Leftrightarrow \frac{1}{x^{11}}\left ( x-1 \right )\left ( x+1 \right )\left ( x^{10}-x^9+x^8-x^7+x^6-x^5+x^4-x^3+x^2-x+1 \right )\left ( x^{10}+x^9+x^8+x^7+x^6+x^5+x^4+x^3+x^2+x+1 \right ) \Leftrightarrow \frac{(x-1)(x+1)(x^4-x^3+x^2-x+1)\left ( x^{10}+x^9+x^8+x^7+x^6+x^5+x^4+x^3+x^2+x+1 \right )}{x^8} \Rightarrow \begin{bmatrix} x=1 & \\ x=-1& \end{bmatrix}$

 

Mấy thằng còn lại (sau khi lấy nhân tử x - 1 và x + 1 đi), liệu nó có còn nghiệm nữa hay ko??? Xin lỗi, bạn có thể trình bày ra rõ ràng được ko???? :D




#481737 $ x + \sqrt{x^2-2x+2}=3^{y-1}+1 $

Gửi bởi bachhammer trong 07-02-2014 - 21:11

Dat 

$\left\{\begin{matrix} a=x-1 & \\ b=y-1 & \end{matrix}\right.$

Thay vao he ta co

$\left\{\begin{matrix} a+\sqrt{a^2+1}=3^b & \\ b+\sqrt{b^2+1}=3^a & \end{matrix}\right.$

Ve tru ve ta co

$a+\sqrt{a^2+1}+3^a=b+\sqrt{b^2+1}+3^b$

Dung ham so va suy ra duoc $a=b$

OK

 

từ $a=b$ suy ra $x+y=2$, (chỗ này là x = y)

thế vào hệ, bạn có giải tiếp được ko?

 

Sau khi có được a = b ta thấy vào hệ và việc còn lại là ta chỉ cần giải pt: $a+\sqrt{a^{2}+1}=3^{a}$. pt này tường đương với: $a-log_{3}(a+\sqrt{a^{2}+1})=0$.

Xét hàm số trên tập số thực: $f(x)=x-log_{3}(x+\sqrt{x^{2}+1}),f'(x)=1-\frac{1}{\sqrt{x^{2}+1}ln3}>0.$ Do đó hàm f(x) đồng biến trên R, suy ra pt f(x) = 0 có tối đa là một nghiệm.

Nhận thấy f(0) = 0 nên ta suy ra a = b = 0. Vậy là xong  :lol:  :namtay  :namtay  :namtay




#481728 Chứng minh rằng nếu FD = FE thì CA = CB

Gửi bởi bachhammer trong 07-02-2014 - 21:03

Cho tam giác ABC nhọn nội tiếp trong đường tròn (O) và I là một điểm bất kì thuộc miền trong tam giác ấy. AI cắt (O) tại D và cắt BC tại E. Tiếp tuyến tại D cắt AB tại F. Chứng minh rằng nếu FD = FE thì CA = CB.

 

 


  • LNH yêu thích


#481727 $x^{11}-\frac{1}{x^{11}}=(x...

Gửi bởi bachhammer trong 07-02-2014 - 21:01

Giải phương trình: $x^{11}-\frac{1}{x^{11}}=(x^{8}-\frac{1}{x^{8}})+(x^{3}-\frac{1}{x^{3}})$




#478335 Topic về số học, các bài toán về số học.

Gửi bởi bachhammer trong 21-01-2014 - 15:28

Bài 62: Cho p là một số nguyên tố lẻ và số nguyên dương n nguyên tố cùng nhau với p. Tìm số các bộ sô $(x_{1},x_{2},...,x_{p-1})$ gồm p - 1 số tự nhiên sao cho tổng $x_{1}+2x_{2}+...+(p-1)x_{p-1}$ chia hết cho p, trong đó mỗi số $x_{1},x_{2},...,x_{p-1}$ đều không lớn hơn n - 1. 


  • LNH yêu thích


#477211 Tính góc EOF

Gửi bởi bachhammer trong 14-01-2014 - 15:07

Cho hình chữ nhật ABCD có AB=3a và $\angle ABD=30^0$, AC cắt BD tại O. Cho G là trọng tâm của tam giác AOD, AG cắt CD tại M, Đường tròn tâm E nội tiếp tam giác BCD tiếp xúc BD tại F, tiếp xúc CD tại L, FL cắt AC tại H. Chứng minh tam giácFOE vuông cân và tính MH theo a.

a) Ta gọi P là điểm tiếp xúc giữa (E) với BC. Khi đó do góc ABD bằng 30 nên dễ cm được tam giác BOC đều, từ đó dễ cm hai tam EFO và tam giác EPO. Nhưng ta cũng dễ thấy EPO là tam giác vuông cân nên từ đó suy ra đpcm.

b) Có lẽ nên áp dụng định lí cosin là ý tưởng dễ nhận thấy nhất (theo quan điểm của mình): $MH^{2}=HC^{2}+MC^{2}-2MH.MC.cos30$.

Áp dụng định lí Ceva trong tam giác ODC ứng với bộ điểm F, H, L ta có: $\frac{FO}{FD}.\frac{LD}{LC}.\frac{HC}{HO}=1\Leftrightarrow HC=HO$ (do LC = CP = OF và DF = DL), suy ra HC = 1/2 OC = 1/4 AC.

Áp dụng các kiến thức lượng giác ta hoàn toàn có thể tính được DM và HC theo a. Từ đó tinh được MH.




#474511 :$a^{4}(b+c)+b^{4}(c+a)+c^{4}(a+b)\le...

Gửi bởi bachhammer trong 01-01-2014 - 17:38

Bạn tham khảo tại đây nhé!!! http://www.artofprob...=477312#p477312




#469417 CMR: với mọi số n là hợp số thì $(n-1)!\vdots n$

Gửi bởi bachhammer trong 07-12-2013 - 12:04

CMR: với mọi số n là hợp số thì $(n-1)!\vdots n$

Với n = 4 thì ko thỏa....bạn xem lại đề bài  :icon6:  :icon6:  :icon6:




#469415 giải phương trình nghiệm nguyên $y^2-12^2=2^x+3^2$

Gửi bởi bachhammer trong 07-12-2013 - 11:26

Câu 2 phân tích ra thành: $(x-y)(x^{2}+3xy+y^{2})=1991$. Mà ta có: $1991=1.1991=11.181$. Cộng thêm từ pt ta suy ra x > y nên thay vào giải tìm x, y.




#468401 Tìm giá trị nhỏ nhất của $P=\frac{a+b+c}{b-a}...

Gửi bởi bachhammer trong 02-12-2013 - 19:27

Ta thấy: $f(-2)\geq 0\Leftrightarrow 4a-2b+c\geq 0\Leftrightarrow a+b+c\geq 3(b-a)\Leftrightarrow \frac{a+b+c}{b-a}\geq 3$.

Tới đây ta chỉ cần chỉ ra dấu bằng... a = 1, b = c = 4 là ta có ngay đẳng thức.