Có anh em nào của Vmf đang tham gia xin hãy khoe ảnh và nói vài điều về không khí hay nội dung để mọi ghen tị nào
@bangbang1412 hình như em đang ở đó
- Nesbit, perfectstrong, hxthanh và 3 người khác yêu thích
THƠ TẶNG NGƯỜI YÊU TOÁN
Em chả thích người học toán đâu
Vì anh cứ định chuẩn trong đầu
Điều kiện, giới hạn, và quy tắc
Em có ... vô cùng đến thế đâu.
Em chả yêu người làm toán đâu
Epsilon thì ai bảo là giàu
Phần ảo có ai cho là thật
Định lý có gì lãng mạn đâu.
Em chả lấy người dạy toán đâu
Vì anh chỉ nguyên tố cùng nhau
Ước chung mỗi một sao mà đủ
Chia hết, lấy gì để mai sau.
Em chả bỏ người yêu toán đâu
Theo anh, em tính chuyện trầu cau
Yêu toán, yêu thơ thì em biết
Anh sẽ yêu em đến bạc đầu.
Gửi bởi E. Galois
trong 08-08-2023 - 20:13
Gửi bởi E. Galois
trong 04-08-2023 - 11:01
Giải pháp: mã hoá file với định dạng *.tuỳ
Viết một app decoder file *.tuỳ
Tạo k*eygen cho app theo id
Active… qua mail
Cách làm này lại quá phức tạp, người mua sản phẩm sẽ phải tải app riêng để chỉ đọc mỗi file này thôi thì họ cũng ko thích. Hơn nữa đối tượng em định bán cho cũng là những người có trình độ CNTT yếu, và bản thân em cũng không có khả năng viết app. Cách làm này có vẻ là búa bổ đầu chim sẻ rồi
Gửi bởi E. Galois
trong 03-08-2023 - 21:51
Mình có một bộ tài liệu pdf (soạn từ Latex), mình định rao bán nó. Tuy nhiên mình lo ngại rằng người mua đầu tiên sẽ gửi nó cho nhiều người khác để chia sẻ với nhau hòng giảm bớt chi phí và dĩ nhiên như vậy mình sẽ thu về ít doanh thu hơn.
Các bạn có cách nào để cài đặt sao cho file pdf đó ở mỗi máy khác nhau sẽ có mật khẩu khác nhau, hoặc chỉ đọc được trên 1 máy tính hoặc một phương pháp nào khác đòi hỏi cá nhân hóa tài liệu đó, đảm bảo chỉ có tác giả cho phép thì người đọc mới đọc được không?
Cảm ơn các bạn
Gửi bởi E. Galois
trong 03-08-2023 - 21:42
Gửi bởi E. Galois
trong 01-08-2023 - 10:04
Cho 2 đường thẳng $d_1: mx + (m-1)y - 2m +1= 0$ và $d_2: (1- m)x + my - 4m + 1 =0.$
b) Chứng minh $d_1$; $d_2$ luôn cắt tại 1 điểm cố định là $I$. Khi $m$ thay đổi thì $I$ chạy trên đường nào.
c) Tìm GTLN của diện tích tam giác $IAB$ với $A$; $B$ là các điểm cố định mà $d_1$; $d_2$ đi qua.
Ta chỉ ra các điểm cố định của $d_1, d_2$. Với $d_1$, ta có:
$$ mx + (m-1)y - 2m +1= 0, \quad \forall m \Leftrightarrow m(x+y-2)-y+1=0, \quad \forall m \Leftrightarrow \begin{cases} x+y-2=0 \\ -y+1=0 \end{cases} \Leftrightarrow x=y=1$$
Vậy điểm cố định của $d_1$ là $A(1;1)$.
$$(1- m)x + my - 4m + 1 =0, \quad \forall m \Leftrightarrow x + 1 +m(y-x-4)=0, \quad \forall m \Leftrightarrow \begin{cases} x+1=0 \\ y-x-4=0 \end{cases} \Leftrightarrow \begin{cases} x=-1 \\ y=3 \end{cases}$$
Vậy điểm cố định của $d_2$ là $B(-1;3)$.
Dễ thấy
$$m(1-m) + (m-1)m = 0, \quad \forall m$$
Do đó $d_1 \perp d_2$.
Vậy giao điểm $I$ của $d_1,d_2$ là điểm luôn nhìn $AB$ dưới 1 góc vuông. Do đó khi $m$ thay đổi, $I$ chạy trên đường tròn đường kính $AB$.
Diện tích tam giác $IAB$ lớn nhất khi và chỉ khi khoảng cách từ $I$ đến $AB$ lớn nhất, khi đó $IAB$ là tam giác vuông cân. Tìm được $I(-1;1)$ hoặc $I(1;3)$
Gửi bởi E. Galois
trong 01-08-2023 - 09:03
Bài toán này rất đơn giản, bạn tìm các điểm cực trị của đồ thị hàm số như bình thường. Sau đó bạn có thể áp dụng công thức tính diện tích tam giác dựa vào tọa độ ba đỉnh
$$\mathcal{S}_{\Delta ABC}=\dfrac{1}{2} \sqrt{(AB.AC)^2-\left ( \overrightarrow{AB}.\overrightarrow{AC} \right )^2}$$
Gửi bởi E. Galois
trong 01-08-2023 - 08:46
TXĐ: $\left ( 0;+\infty \right )$.
Ta có $\ln f(x) = \pi^x \ln x$.
Giả sử $f(x)$ có đạo hàm là $f'(x)$. Khi đó
$$\left (\ln f(x) \right )'= \left (\pi^x \ln x \right )'\Rightarrow \frac{f'(x)}{f(x)}=\pi^x\ln x\ln \pi + \pi^x.\frac{1}{x} \Rightarrow f'(x)=\left (\pi^x\ln x\ln \pi + \pi^x.\frac{1}{x} \right )x^{\pi^x}$$
Từ đó suy ra $f'(1)$
Gửi bởi E. Galois
trong 01-08-2023 - 08:38
Ta có đẳng thức
$$1-x^a=(1-a)(1+x+x^2+...+x^{a-1}).$$
Do đó
\begin{align*}\lim_{x\to 1}\left ( \frac{a}{1-x^a} - \frac{1}{1-x} \right ) &=\lim_{x\to 1} \dfrac{a-(1+x+x^2+...+x^{a-1})}{1-x^a} \\ &=\lim_{x\to 1} \dfrac{(1-x)+(1-x^2)+...(1-x^{a-1})}{1-x^a} \\ &=\lim_{x\to 1} \dfrac{(1-x)\left[1+(1+x)+...+(1+x+...x^{a-2})\right]}{(1-x)(1+x+x^2+...+x^{a-1})} \\ &=\lim_{x\to 1} \dfrac{1+(1+x)+...+(1+x+...x^{a-2})}{1+x+x^2+...+x^{a-1}} \\ &=\dfrac{1+2+...+(a-1)}{1+2+...+a}=\dfrac{a(a-1)}{2a}=\dfrac{a-1}{2}. \end{align*}
Tương tự ta cũng có
$$\lim_{x\to 1}\left ( \frac{1}{1-x} -\frac{a}{1-x^a} \right ) =-\dfrac{b-1}{2}.$$
Do đó
$$\lim_{x\rightarrow 1}\left ( \frac{a}{1-x^a} - \frac{b}{1-x^b} \right ) =\dfrac{a-1}{2} -\dfrac{b-1}{2} = \dfrac{a-b}{2}.$$
Gửi bởi E. Galois
trong 30-07-2023 - 17:38
Cho dãy số $(x_{n})$ được xác định bởi $\begin{cases} x_{1}=1 \\x_{n+1}=\frac{3x_{n}+1}{2x_{n}+1}, n\geq 1 \end{cases}$
Chứng minh rằng dãy $(x_{n})$ có giới hạn. Tìm giới hạn đó
Ta cần chứng minh dãy số đã cho tăng và bị chặn trên bởi $\dfrac{3}{2}$.
1) Ta chứng minh dãy số đã cho tăng bằng quy nạp toán học. Ta có $x_2 = \dfrac{4}{3} > 1 = x_1$.
Hàm số $f(t)=\dfrac{3t+1}{2t+1}$ đồng biến trên $(0; + \infty)$ nên nếu $x_n< x_{n+1}$ thì $x_{n+1}<x_{n+2}$. Ta có điều phải chứng minh
2) Dễ thấy $x_n>0, \forall n \geq 1$ và
$$x_{n+1}-\dfrac{3}{2} = \dfrac{-1}{2x_n+1} \leq 0,\quad \forall n \geq 1.$$
Vậy dãy $(x_n)$ bị chặn trên.
Từ 1) và 2) suy ra dãy $(x_n)$ có giới hạn hữu hạn là $a>0$. Trong $x_{n+1}=\frac{3x_{n}+1}{2x_{n}+1}$, cho $n \to + \infty$, ta có
$$a=\frac{3a+1}{2a+1} \Leftrightarrow a = \dfrac{1+\sqrt{3}}{2}.$$
Vậy $\lim x_n = dfrac{1+\sqrt{3}}{2}.$
Gửi bởi E. Galois
trong 29-07-2023 - 16:22
Ai giúp chứng minh phát biểu sau với: Gọi a là số nguyên dương bất kì. Bình phương của a luôn bằng với bình phương của số trước (a - 1) cộng với một số lẻ theo 1,3,5,7,9,11,13, ... Có thể hơi khó hiểu nhưng là như này: giả sử a là 5. $a^2$ = $5^2$ = 25. 25 = 16 + 5. hay $4^2$ + 5. Hoặc a là 10. $a^2$ = $10^2$ = 100. 100 = 81 + 19 = $9^2$ + 19. Hoặc a = 11. $a^2$ = $11^2$ = 121. 121 = 100 + 21 = $10^2$ + 21. Ta có thể thấy 5,10,11 bình phương lên sẽ bằng số trước nó bình phương cộng thêm một số lẻ trong dãy 1,3,5,7,9,11,13,... *Lưu ý phát biểu trên chỉ do Nhật làm ra. Chưa có chứng minh chính thức. Hoặc có thể đã xuất hiện ở đâu đó nhưng Nhật không biết. Xin cảm ơn!".
$\forall n \in \mathbb{Z}$, ta có
$$n^2-(n-1)^2=n^2-n^2+2n-1=2n-1 \quad \text{(lẻ)}$$
Đó là điều bạn cần phải không?
Gửi bởi E. Galois
trong 29-07-2023 - 16:15
Ta biết rằng
- hàm số $y=f(x)$ xác định trên $D$ là hàm số chẵn khi và chỉ khi $\begin{cases} x \in D \Leftrightarrow -x \in D \\ f(x)=f(-x), \forall x \in D \end{cases}$
- hàm số $y=f(x)$ xác định trên $D$ là hàm số lẻ khi và chỉ khi $\begin{cases} x \in D \Leftrightarrow -x \in D \\ f(x)=-f(-x), \forall x \in D \end{cases}$.
Dễ thấy hàm số đề bài cho có $D=(-\infty,-1)\cup (-1,+\infty)$ mà $1\in D$ nhưng $-1\in D$. Vậy hàm số đã cho không chẵn cũng không lẻ.
Gửi bởi E. Galois
trong 12-07-2023 - 20:41
Kỳ thi Olympic Toán Quốc tế lần thứ 64 đang diễn ra tại Chiba, Nhật Bản. Tham dự kỳ thi có 618 học sinh đến từ 112 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đội tuyển Việt Nam gồm 06 học sinh
Kết quả, đội tuyển của chúng ta đã đã giành được 02 HCV, 02 HCB và 02 HCĐ, đạt tổng số điểm 180.
Với kết quả này Việt Nam xếp thứ 7 toàn đoàn (sau Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, Rumani, Canada, Nhật Bản).
Cùng thảo luận về đề thi tại đây
Gửi bởi E. Galois
trong 07-07-2023 - 12:22
Thú thật là mình không đủ trình độ để đọc chứng minh của bạn.
Xin gửi kèm một chứng minh khác để mọi người tham khảo
2101.07176.pdf 110.65K
44 Số lần tải
Chứng minh này cũng có một lỗi sai nào đó, và mình không đủ trình độ để tìm ra.
Gửi bởi E. Galois
trong 18-08-2022 - 11:05
Chọn hệ tọa độ $Oxyz$ sao cho trục của khối trụ là trục $Oz$, tâm $I$ của khối cầu thuộc trục $Ox$. Gọi $d$ là khoảng cách từ tâm $I$ của khối cầu đến trục của hình trụ. Khi đó $I(d;0;0)$. Phần chung $\mathcal{H}$ của khối trụ và khối cầu là một thể trụ nên có thể tích là:
$$v=\iiint_{\mathcal{H}}dxdydz=\iint_{\mathcal{D}}\sqrt{R^2-(x-d)^2-y^2}dxdy,$$
trong đó $\mathcal{D}$ là hình chiếu của $\mathcal{H}$ lên mặt phẳng $(Oxy)$. Dễ thấy $\mathcal{D}$ là hình tròn tâm $O$, bán kính $r$. Do đó:
$$v=\int_{0}^{2\pi}d\varphi \int_{0}^{r} \lambda\sqrt{R^2-(\lambda \cos \varphi -d)^2-\lambda^2\sin^2 \varphi} d\lambda=\int_{0}^{2\pi}d\varphi \int_{0}^{r} \lambda\sqrt{R^2-d^2-\lambda ^2 + 2d\lambda\cos \varphi } d\lambda$$
Về mặt lý thuyết thì có thể tính được tích phân $\int_{0}^{r} \lambda\sqrt{R^2-d^2-\lambda ^2 + 2d\lambda\cos \varphi } d\lambda$ bằng cách đổi biến và tách thành hai tích phân dạng $\int_{m}^{n}\sqrt{a^2-x^2}dx$, $\int_{m_2}^{n_2}\sqrt{a^2-x^2}xdx$. Nhưng rõ ràng là nó chả dễ tẹo nào.
Anh Thanh giúp em mở mang tầm mắt với, hic hic
Gửi bởi E. Galois
trong 15-08-2022 - 23:17
https://diendantoanh...a-2b-2x-a-nb-n/
Em có tìm được một bài viết , vậy liệu trường hợp này có đúng ko ạ.
Đối với hàm số đa thức thì đúng.
Mệnh đề. Cho hàm số đa thức $y=f(x)$ bậc $n$. Nếu $f(x)$ có đúng $n$ nghiệm phân biệt thì nó có đúng $n-1$ cực trị.
Chứng minh: Vì $y=f(x)$ là hàm đa thức nên nó liên tục, khả vi trên $\mathbb{R}$.
Giả sử $y=f(x)$ có $n$ nghiệm phân biệt là $x_1<x_2<...<x_n$. Ta chứng minh trong khoảng $(x_1;x_2)$, hàm số có ít nhất 1 cực trị. Vì hàm số $y=f(x)$ liên tục trên $(x_1;x_2)$, $f(x_1)=f(x_2)=0$ và $f(x) \neq 0, \quad \forall x \in (x_1;x_2)$ nên tồn tại ít nhất một hằng số $c \in (x_1;x_2)$ sao cho trong hai khoảng $(x_1;c), (c;x_2)$, hàm số $f(x)$ đồng biến trong khoảng này và nghịch biến trong khoảng kia. (nếu không, hàm số đơn điệu 1 chiều trên $(x_1;x_2)$ thì $f(x_1) \neq f(x_2)$).
Vậy $x=c$ là một cực trị của hàm số $y=f(x)$
Từ đó suy ra hàm số $y=f(x)$ có ít nhất $n-1$ cực trị.
Vì hàm số $y=f(x)$ liên tục, khả vi trên $\mathbb{R}$ nên mỗi cực trị là nghiệm của $f'(x)=0$. Nhưng $f'(x)=0$ là đa thức có bậc $n-1$ nên có tối đa $n-1$ nghiệm.
Vậy $f(x)$ có đúng $n-1$ cực trị
Community Forum Software by IP.Board
Licensed to: Diễn đàn Toán học