Jump to content

Crystal 's Content

There have been 72 items by Crystal (Search limited from 06-06-2020)



Sort by                Order  

#428113 $x^4+y^2 = \frac{697}{81}\\x^2+y^2+xy...

Posted by Crystal on 17-06-2013 - 09:13 in Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Giải hệ phương trình

 

$\left\{\begin{array}{l}x^4+y^2 = \frac{697}{81}\\x^2+y^2+xy-3x-4y+4=0 \end{array}\right.$

Tham khảo thêm bài này.




#447238 tìm m để phương trình $x + \sqrt {4 - {x^2}} =...

Posted by Crystal on 02-09-2013 - 13:50 in Hàm số - Đạo hàm



Tìm m để phương trình sau có 3 nghiệm phân biệt:

\[x + \sqrt {4 - {x^2}}  = m + x\sqrt {4 - {x^2}} \]

Gợi ý:

 

Điều kiện: ${x^2} \le 4 \Leftrightarrow x \in \left[ { - 2;2} \right]$

 

Đặt $t = x + \sqrt {4 - {x^2}} $. Từ điều kiện của $x$ suy ra điều kiện của $t$ (bạn tự làm nhé, có thể dùng khảo sát hàm,...)

 

Khi đó: \[{t^2} = {x^2} + 2x\sqrt {4 - {x^2}}  + 4 - {x^2} = 2x\sqrt {4 - {x^2}}  + 4 \Rightarrow x\sqrt {4 - {x^2}}  = \frac{{{t^2} - 4}}{2}\]

Phương trình đã cho trở thành: \[t = m + \frac{{{t^2} - 4}}{2} \Leftrightarrow 2t = 2m + {t^2} - 4 \Leftrightarrow {t^2} - 2t + 2m - 4 = 0\,\,\,\left( * \right)\]

Đến đây tìm $m$ để phương trình $\left( * \right)$ có ... nghiệm (kết hợp điều kiện để suy ra số nghiệm của $t$). Từ đó suy ra $m$.




#428076 Hỏi đáp về bài viết

Posted by Crystal on 17-06-2013 - 00:46 in Xử lí vi phạm - Tranh chấp - Khiếu nại



Cho mình hỏi BĐH, trước đây, khi vào BOX Toán THCS-Bất đẳng thức và cực trị, mình thường đọc hai bài viết. Đó là;

- Topic BĐT THCS

- Topic BĐT THCS [ 2 ] - máy nhà mình phím shift hư nên ko gõ dc ngoặc tròn

Nhưng khoảng 2 tuần trở lại đây, khi vào box trên mình ko thấy bài viết Topic BĐT THCS đâu nữa, chỉ thấy bài Topic BĐT THCS [ 2 ] thôi.

Cho mình hỏi các MOD là bài viết kia còn hay đã bị xóa, nếu còn thì tại sao mình ko thấy dc bài viết đó

Xin chân thành cảm ơn

Trả lời: Topic BĐT, cực trị THCS mà bạn muốn nói đã bị ẩn bởi Jinbe




#474284 Tìm m để phương trình $x^4+bx^3+x^2+bx+1$ có không ít hơn 2 nghiệm...

Posted by Crystal on 31-12-2013 - 21:47 in Đại số



Tìm m để phương trình $x^4+bx^3+x^2+bx+1$ có không ít hơn 2 nghiệm âm phân biệt

 



đầu bài sai rồi thì phải tìm b chứ nhỉ?

 

Bài này có 2 chỗ nhầm hơi vô duyên.

 

ER1: Đề bài cho không phải là phương trình mà là đa thức.

Phải là: \[{x^4} + b{x^3} + {x^2} + bx + 1 = 0\]

ER2: Như bạn đã nói, đề cho là $b$, nhưng bảo tìm $m$.

 

Với đề bài: Tìm $b$ để phương trình ${x^4} + b{x^3} + {x^2} + bx + 1 = 0$ có không ít hơn 2 nghiệm âm phân biệt.

 

Hướng dẫn:

Bước 1: Nhận thấy $x \ne 0$. Chia 2 vế của phương trình cho ${x^2} \ne 0 $ ta được:

\[{x^2} + \frac{1}{{{x^2}}} + b\left( {x + \frac{1}{x}} \right) + 1 = 0 \Leftrightarrow {\left( {x + \frac{1}{x}} \right)^2} + b\left( {x + \frac{1}{x}} \right) - 1 = 0\,\,\,\,\left( 1 \right)\]

Bước 2: Đặt $t = x + \frac{1}{x}$, tìm điều kiện cho $t$ thoả mãn $x$ đầu bài.

Bưóc 3: Khi đó ta có phương trình: ${t^2} + bt - 1 = 0\,\,\left( 2 \right)$

Bước 4: Tìm $b$ để phương trình $(2)$ có nghiệm $t$ thoả mãn điều kiện đã tìm.




#427738 $x-3+\sqrt{15-x}\geq\sqrt{2(x^2-7x+24)...

Posted by Crystal on 15-06-2013 - 23:56 in Các dạng toán THPT khác

Cảm ơn bạn.Cái bất đẳng thức Bunhiacopski này có được sử dụng thẳng trong thi đại học không hay phải chứng minh lại nhỉ?

 

Theo quy định, thí sinh chỉ được phép sử dụng các kiến thức trong chương trình SGK để làm bài. Nếu dùng các chương trình kiến thức ngoài SGK thì phải chứng minh lại trước khi sử dụng. 
 
Cũng theo chương trình Toán phổ thông hiện hành, bất đẳng thức Bunhiacopxki chỉ được đưa vào bài đọc thêm. Chính vì vậy khi áp dụng BĐT Bunhiacopxki thì bạn phải chứng minh lại. Đây là một công thức khá phổ biến và không khó để chứng minh.



#426380 Tìm min, max của: P=$\frac{2(x^2+6xy)}{1+2xy+2y^2...

Posted by Crystal on 12-06-2013 - 13:10 in Bất đẳng thức và cực trị



Nếu bạn đang học lớp 12 và đang ôn thi Đại học thì chúng ta có một cách khá là đơn giản là dùng phương pháp lượng giác hóa.

 

Nhận xét rằng x, y là các số thực bất kỳ thỏa mãn $x^2+y^2=1$ nên ta đặt $\left\{\begin{matrix} x=\cos \varphi \\ y=\sin \varphi \end{matrix}\right.,\varphi \in \left [ 0;2\pi \right ]$

 

Tán thành cho phương pháp được đưa ra... Nhưng anh bị nhầm trong việc đặt ẩn mới.
 
Điều kiện của bài toán là ${x^2} + {y^2} = 2$. Do đó phải đặt $\left\{ \begin{array}{l} x = \sqrt 2 \cos \varphi \\ y = \sqrt 2 \sin \varphi  \end{array} \right.$
 
Từ đó bài toán sẽ phải được trình bày lại :)



#426366 Tìm min, max của: P=$\frac{2(x^2+6xy)}{1+2xy+2y^2...

Posted by Crystal on 12-06-2013 - 12:25 in Bất đẳng thức và cực trị

bạn có thể làm cụ thể cách biến   đổi P về cái biểu thức đó được không.

Nếu bạn có thời gian thì làm cả bài cụ thể cho mình luôn nhé

 

Chắc bạn ấy làm thế này.

 

Nhân cả tử và mẫu của $P$ với $2$: $P = \frac{{4\left( {{x^2} + 6xy} \right)}}{{2 + 4xy + 4{y^2}}}$

 

 

Thay $2 = {x^2} + {y^2}$ vào $P$ ta được: $P = \frac{{4\left( {{x^2} + 6xy} \right)}}{{{x^2} + {y^2} + 4xy + 4{y^2}}} = \frac{{4\left( {{x^2} + 6xy} \right)}}{{{x^2} + 5{y^2} + 4xy}}$.




#474259 Giải PT: $(x+2)(x+3)(x+4)(x+6)=420x^2$

Posted by Crystal on 31-12-2013 - 21:17 in Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình



Giải PT: $(x+2)(x+3)(x+4)(x+6)=420x^2$

 

Chào các em. Bài này thuộc dạng cơ bản có thể giải dễ dàng bằng phương pháp nhóm rồi đặt ẩn phụ trong họ bài toán giải phương trình bậc 4.

 

Anh có nhận xét thế này: 2 lời giải trên đã đi đúng hướng (kết quả anh không kiểm tra có dúng không) nhưng nếu các bạn tính toán không sai thì chắc là ok :-).

 

Lời giải 1: Em đã cẩn thận khi nhận ra $x \ne 0$. Có bước này mới suy ra được bước 2. Em phân tích đúng nhưng đến đoạn đặt ẩn phụ thì em làm chưa tốt lắm. Trong tính toán thì các em không nên chọn các số thập phân như trên (nên hạn chế), chọn như vậy sẽ làm cho phần tính toán có thể không được "trôi chảy" cho lắm.

\[\left( {x + \frac{{12}}{x} + 8} \right)\left( {x + \frac{{12}}{x} + 7} \right) = 420\]

Đến đây nếu em tinh tế thêm xí thì có thể nhận ra ngay ẩn phụ cần đặt là gì để làm cho bài toán trở nên đơn giản hơn, ý anh nói ở đây là đơn giản trong hình thức, chứ bản chất bài toán sẽ không thay đổi đâu.

 

Giải pháp: Đặt $t = x + \frac{{12}}{x} + 7$ hoặc $t = x + \frac{{12}}{x} + 8$. Khi đó ta sẽ có phương trình: $\left( {t + 1} \right)t = 420 \Rightarrow {t^2} + t - 420 = 0\,\,\,\left( 1 \right)$ hoặc  $t\left( {t - 1} \right) = 420 \Rightarrow {t^2} - t - 420 = 0\,\,\,\left( 2 \right)$.

 

Hai phương trình $\left( 1 \right)$ và $\left( 2 \right)$ đều có nghiệm đẹp và chúng ta hoàn toàn có thể đoán nghiệm nó. Rất đơn giản đúng không nào!

 

Lời giải 2: Em đã phần nào tự làm khó mình khi đặt ẩn như vậy, nhìn nó sao sao ý :-). Em nên tham khảo cách phân tích của lời giải đầu kết hợp một số nhận xét "ngu" của anh nhé.

 

Nhân dịp năm mới gần đến, anh cũng chúc các em sức khỏe, học tập tốt.




#512089 $A^{2}-3A+I=0$ thì $A^{-1}=3I-A$

Posted by Crystal on 10-07-2014 - 16:54 in Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

1/CMR nếu A là ma trận vuông thỏa $A^{2}-3A+I=0$ thì $A^{-1}=3I-A$
2/ Cm:$\begin{vmatrix} b+c &c+a &a+b \\ b'+c'&c'+a' &a'+b' \\b''+c'' &c''+a'' &a''+b'' \end{vmatrix}=2.\begin{vmatrix} a &b &c \\a' &b' &c' \\a'' &b'' &c'' \end{vmatrix}$

Bài 1: Trước hết ta phải chứng tỏ $A$ có ma trận ngịch đảo.

Thật vậy, đẳng thức đã cho được biết lại: $I = 3A - {A^2} = A\left( {3I - A} \right)$

Do đó: $\det A\det \left( {3I - A} \right) = \det I = 1 \Rightarrow \det A \ne 0$ điều này chứng tỏ tồn tại ma trận nghịch đảo của $A$.

Mặt khác: $I = A\left( {3I - A} \right) \Rightarrow {A^{ - 1}}I = {A^{ - 1}}A\left( {3I - A} \right) \Rightarrow {A^{ - 1}} = 3I - A$ (đpcm)

1/CMR nếu A là ma trận vuông thỏa $A^{2}-3A+I=0$ thì $A^{-1}=3I-A$
2/ Cm:$\begin{vmatrix} b+c &c+a &a+b \\ b'+c'&c'+a' &a'+b' \\b''+c'' &c''+a'' &a''+b'' \end{vmatrix}=2.\begin{vmatrix} a &b &c \\a' &b' &c' \\a'' &b'' &c'' \end{vmatrix}$

Bài 2: Dùng các phép biến đổi cơ bản ta làm như sau:

Nhân cột 1 với (-1), nhân cột 2 với 1, cộng cột 3 và 2 vào cột 1, ta được:

\[\left| {\begin{array}{*{20}{c}}{2a}&{c + a}&{a + b}\\{2a'}&{c' + a'}&{a' + b'}\\{2a''}&{c'' + a''}&{a'' + b''}\end{array}} \right| = 2\left| {\begin{array}{*{20}{c}}a&{c + a}&{a + b}\\{a'}&{c' + a'}&{a' + b'}\\{a''}&{c'' + a''}&{a'' + b''}\end{array}} \right|\]

Bạn thử cho các cột còn lại.



#512104 $A^{2}-3A+I=0$ thì $A^{-1}=3I-A$

Posted by Crystal on 10-07-2014 - 17:27 in Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

Nghĩa là chứng tỏ A khả đảo đúng ko bạn?   :)

Đúng rồi đó. Chứng minh $A$ khả nghịch (khả đảo) tức là chứng minh $A$ không suy biến (định thức khác 0).




#510934 Tính định thức cấp n $\begin{pmatrix} 2/x &1/x^{...

Posted by Crystal on 05-07-2014 - 14:16 in Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

Bạn /anh cho mình hỏi đáp số là $\frac{n+1}{x^{n}}$ phải không

Đáp số: $\boxed{{D_n} = \dfrac{{n + 1}}{{{x^n}}}}$

 

Cụ thể:

Phương trình sai phân có nghiệm kép $k = \frac{1}{x}$ do đó ${D_n}$ có dạng tổng quát:

\[{D_n} = \left( {{C_1} + n{C_2}} \right){\left( {\frac{1}{x}} \right)^n}\]

Hai hằng số ${C_1},{C_2}$ được xác định dựa vào điều kiện ban đầu. Tính trực tiếp ${D_1},{D_2}$ ta được:

\[\left\{ \begin{array}{l} {D_1} = \frac{1}{x}\left( {{C_1} + {C_2}} \right) = \frac{2}{x}\\ {D_2} = \frac{1}{{{x^2}}}\left( {{C_1} + 2{C_2}} \right) = \frac{3}{{{x^2}}} \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} {C_1} = 1\\ {C_2} = 1 \end{array} \right.\]
Từ đó suy ra: $\boxed{{D_n} = \dfrac{{n + 1}}{{{x^n}}}}$



#510907 Tính định thức cấp n $\begin{pmatrix} 2/x &1/x^{...

Posted by Crystal on 05-07-2014 - 11:44 in Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

Tính định thức

$D_{n}=\begin{vmatrix} \frac{2}{x} &\frac{1}{x^{2}} &0 &0 &\cdots &0 &0 \\ 1 &\frac{2}{x} &\frac{1}{x^{2}} &0 &\cdots &0 &0 \\ 0 &1 &\frac{2}{x} &\frac{1}{x^{2}} &\cdots &0 &0 \\ \cdots &\cdots &\cdots &\cdots &\cdots &\cdots &\cdots \\ 0 &0 &0 &0 &\cdots &1 &\frac{2}{x} \end{vmatrix}$

Với $x \ne 0$, khai triển định thức theo dòng (1):

\[{D_n} = \frac{2}{x}{D_{n - 1}} - \frac{1}{{{x^2}}}\left| {\begin{array}{*{20}{c}} 1&{\frac{1}{{{x^2}}}}&0&{...}&0&0\\ 0&{\frac{2}{x}}&{\frac{1}{{{x^2}}}}&{...}&0&0\\ {...}&{...}&{...}&{...}&{...}&{...}\\ 0&0&0&{...}&1&{\frac{2}{x}} \end{array}} \right|\]
 
Khai triển định thức trên theo cột (1), ta có:
\[{D_n} = \frac{2}{x}{D_{n - 1}} - \frac{1}{{{x^2}}}{D_{n - 2}}\,\,\,\,\left( * \right),\,\,n \ge 3\]
Từ công thức truy hồi $\left( * \right)$, áp dụng giải phương trình sai phân:
\[{k^2} - \frac{2}{x}k + \frac{1}{{{x^2}}} = 0 \Leftrightarrow {\left( {k - \frac{1}{x}} \right)^2} = 0 \Leftrightarrow k = \frac{1}{x}\]
Từ đó tìm được nghiệm tổng quát của ${D_n}$. Tính các nghiệm bình thường rồi suy ra được ${D_n}$.
 



#485152 Tìm GTNN $C = \frac{1}{{xy}} + \...

Posted by Crystal on 28-02-2014 - 19:07 in Bất đẳng thức và cực trị

Ba

 

Bạn gõ lại cho rõ hơn đi được không ?

Đề đã rõ rồi đó bạn. Cùng thảo luận nhé.




#509967 Vì sao $\int_{0}^{1}f(-t)dt=\int_{0...

Posted by Crystal on 30-06-2014 - 12:58 in Tích phân - Nguyên hàm

\[\int\limits_0^1 {f\left( { - t} \right)dt}  = \int\limits_0^1 {f\left( { - x} \right)dx} \,\,\,\,\,\left( * \right)\]

 

Chào bạn,

 

Lý do để sách đưa ra lời giải như vậy là dựa vào tính chất của tích phân xác định: Tích phân xác định chỉ phụ thuộc vào hàm số lấy tích phân, cận số mà không phụ thuộc vào cách ký hiệu các biến số tích phân. Điều này có nghĩa là:

 

Với tích phân $\int\limits_a^b {f\left( x \right)} dx$ thì ta cũng có được $\int\limits_a^b {f\left( x \right)} dx = \int\limits_a^b {f\left( t \right)dt}  = \int\limits_a^b {f\left( z \right)} dz = \int\limits_a^b {f\left( v \right)} dv$, v.v...




#447235 Gọi d là đt qua M(2;0) và có hệ số góc k.Tìm k để d cắt $(C):y=\lef...

Posted by Crystal on 02-09-2013 - 13:39 in Hàm số - Đạo hàm



ọi d là đt qua M(2;0) và có hệ số góc k.Tìm k để d cắt $(C):y=\left | x \right |^{3}-3\left | x \right |-2$ tại 4 điểm p/b?

Mình gợi ý thế này nhé.

Theo giả thuyết thì phương trình đường thẳng $d$ có dạng: $d:\,\,y = k\left( {x - 2} \right) = kx - 2k$

Phương trình hoành độ giao điểm của đường thẳng $d$ với $\left( C \right):y=\left | x \right |^{3}-3\left | x \right |-2$ là \[kx - 2k = {\left| x \right|^3} - 3\left| x \right| - 2 \Leftrightarrow {\left| x \right|^3} - 3\left| x \right| - kx + 2k - 2 = 0\]

Xét trường hợp $x \ge 0$. Phương trình trở thành:

\[{x^3} - \left( {3 + k} \right)x + 2k - 2 = 0 \Leftrightarrow \left( {x - 2} \right)\left( {{x^2} + 2x + 1 - k} \right) = 0\]

\[ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = 2\\ {x^2} + 2x + 1 - k = 0 \end{array} \right.\]

Nghiệm $x=2$ chính là hoành độ của điểm $M$.

Tương tự, xét trường hợp $x < 0$. \[ - {x^3} + \left( {3 + k} \right)x + 2k - 2 = 0 \Leftrightarrow \left( {x + 2} \right)\left( {{x^2} - 2x - 1 + k} \right) = 0\]

Lúc đó để $d$ và $\left( C \right)$ cắt nhau tại 4 điểm phân biệt thì phương trình ở trường hợp đầu có 2 nghiệm phân biệt không âm, phương trình thứ hai có nghiệm ....




#408058 $u_n=\frac{n+1}{2^{n+1}}.\sum...

Posted by Crystal on 26-03-2013 - 14:17 in Dãy số - Giới hạn

Bài này bạn cũng có thể sử dụng Định lí Stolz với $\left\{ \begin{array}{l} {x_n} = \frac{2}{1} + \frac{{{2^2}}}{2} + ... + \frac{{{2^n}}}{n}\\ {y_n} = \frac{{{2^{n + 1}}}}{{n + 1}} \end{array} \right.$



#408054 $u_n=\frac{n+1}{2^{n+1}}.\sum...

Posted by Crystal on 26-03-2013 - 14:10 in Dãy số - Giới hạn

Cho dãy số $\left \{ u_n \right \}$ với $u_n=\frac{n+1}{2^{n+1}}.(\frac {2}{2}+\frac{2^2}{2}+\frac{2^3}{3}+...+\frac{2^n}{n})$

Chứng minh rằng $\left \{ u_n \right \}$ có giới hạn và tìm $\lim_{x\rightarrow +\infty}u_n$

__________

Bài này dùng Stolz  được không m.n?

 

Đề bài phải là $\left \{ u_n \right \}$ với $u_n=\frac{n+1}{2^{n+1}}.(\frac {2}{1}+\frac{2^2}{2}+\frac{2^3}{3}+...+\frac{2^n}{n})$ và $\lim_{n\rightarrow +\infty}u_n$

 

Lời giải:

Ta có: \[{u_{n + 1}} = \frac{{n + 2}}{{{2^{n + 2}}}}\sum\limits_{k = 1}^{n + 1} {\frac{{{2^k}}}{k}}  = \frac{{n + 2}}{{{2^{n + 2}}}}\left( {\frac{{{2^1}}}{1} + \frac{{{2^2}}}{2} + ... + \frac{{{2^{n + 1}}}}{{n + 1}}} \right)\]
$$ = \frac{{n + 2}}{{2\left( {n + 1} \right)}}.\frac{{n + 1}}{{{2^{n + 1}}}}\left( {\frac{{{2^1}}}{1} + \frac{{{2^2}}}{2} + ... + \frac{{{2^n}}}{n}} \right) + \frac{{n + 2}}{{2\left( {n + 1} \right)}} = \frac{{n + 2}}{{2\left( {n + 1} \right)}}\left( {{u_n} + 1} \right)$$
Tương tự: $${u_{n + 2}} = \frac{{n + 3}}{{2\left( {n + 2} \right)}}\left( {{u_{n + 1}} + 1} \right)$$
Từ đó: $${u_{n + 2}} - {u_{n + 1}} = \frac{{\left( {n + 1} \right)\left( {n + 3} \right)\left( {{u_{n + 1}} + 1} \right) - {{\left( {n + 2} \right)}^2}\left( {{u_n} + 1} \right)}}{{2\left( {n + 1} \right)\left( {n + 2} \right)}}$$
$$ = \frac{{\left( {{n^2} + 4n + 3} \right)\left( {{u_{n + 1}} - {u_n}} \right) - {u_n} - 1}}{{2\left( {n + 1} \right)\left( {n + 2} \right)}}$$
Uuy ra $\left\{ {{u_n}} \right\}$ là một dãy lượng giác. Do đó tồn tại $\mathop {\lim }\limits_{n \to  + \infty } {u_n} = L$.
 
Từ ${u_{n + 1}} = \frac{{n + 2}}{{2\left( {n + 1} \right)}}\left( {{u_n} + 1} \right)$ chuyển qua giới hạn, ta được: $L = \frac{1}{2}\left( {L + 1} \right) \Leftrightarrow L = 1$
 
Vậy $\mathop {\lim }\limits_{n \to  + \infty } {u_n} = 1$.



#426361 HỎI VỀ TẠP CHÍ AMM VÀ CRUX

Posted by Crystal on 12-06-2013 - 12:07 in Chia sẻ Research Papers

Các bạn cho mình hỏi thể lệ gửi bài và đọc bài trong tạp chí AMM và Crux,cám ơn

Bạn vào Trang chủ của hai tạp chí trên để tìm hiểu nhé. Chịu khó đọc chút tiếng Anh!

 

Tạp chí AMM

 

Tạp chí CRUX

 

Bạn có thể tham khảo thêm tại đây.

 

http://diendantoanho...5-tạp-chi-crux/

 

http://diendantoanho...76-tạp-chi-amm/

 

Chúc bạn thành công!




#427713 $16(x^{2}+\sqrt[3]{x^{4}}-\sqrt[...

Posted by Crystal on 15-06-2013 - 23:05 in Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Giải hệ phương trình $\left\{\begin{matrix} 16(x^{2}+\sqrt[3]{x^{4}}-\sqrt[3]{x^{2}}+1)=xy & & \\ 16(\sqrt[3]{x^{8}}+\sqrt[3]{x^{2}}+x^{2}+1)+15.\sqrt[3]{x^{4}}=2y.\sqrt[3]{x^{4}} & & \end{matrix}\right.$

 

http://diendantoanho...n-học/?p=273620




#427720 $16(x^{2}+\sqrt[3]{x^{4}}-\sqrt[...

Posted by Crystal on 15-06-2013 - 23:17 in Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Em vẫn chưa tìm được lời giải trong cái link đó ạ ! 

Lời giải ở đó khá chi tiết vậy mà. Bạn cố gắng xem lại lần nữa nhé!




#474266 Tìm các số nguyên dương m, n sao cho các số $m^2+8n$ và $n^2+8...

Posted by Crystal on 31-12-2013 - 21:25 in Số học

Tìm các số nguyên dương m, n sao cho các số $m^2+8n$ và $n^2+8m$ đều là số chính phương 

 

 

Em tham khảo thêm ở topi này nhé: http://diendantoanho...phương-thi-hsg/




#407298 $\sqrt{3x^2-7x+3} - \sqrt{x^2-2} = \s...

Posted by Crystal on 23-03-2013 - 20:21 in Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Em hiện tại đang học lớp 11 và vừa rồi có 1 câu giải phương trình căn thức thi thử đại học mong mọi người giúp đỡ

$\sqrt{3x^2-7x+3} - \sqrt{x^2-2} = \sqrt{3x^2-5x-1} - \sqrt{x^2-3x+4}$
Xin cảm ơn!


Mở màn với bài toán này.

Bạn có thể sử dụng phương pháp nhân lượng liên hợp để giải bài này.

Điều kiện: ...

Phương trình đã cho tương đương với:
$$\sqrt{3x^{2}-7x+3}-\sqrt{3x^{2}-5x-1}=\sqrt{x^{2}-2}-\sqrt{x^{2}-3x+4}$$
$$\Leftrightarrow \frac{-2x+4}{\sqrt{3x^{2}-7x+3}+\sqrt{3x^{2}-5x-1}}=\frac{3x-6}{\sqrt{x^{2}-2}+\sqrt{x^{2}-3x+4}}$$


$$\Leftrightarrow \left ( x-2 \right )\left ( \frac{3}{\sqrt{x^{2}-2}+\sqrt{x^{2}-3x+4}}+\frac{2}{\sqrt{3x^{2}-7x+3}+\sqrt{3x^{2}-5x-1}} \right )=0$$
Đến đây thì bạn có thể suy ra nghiệm của phương trình sau cùng là $x=2$. Kiểm tra lại điều kiện ban đầu để kết luận nghiệm của phương trình đã cho.

* Có thể còn thêm cách khác.

Chúc bạn học tốt!



#426263 $\left\{\begin{matrix} 2y(x^{2}-...

Posted by Crystal on 12-06-2013 - 02:00 in Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Giải cách này có thể gọn hơn xí.

 

Nhận thấy $\left( {x;y} \right) = \left( {0;0} \right)$ là một nghiệm.

 

Xét $\left( {x;y} \right) \ne \left( {0;0} \right)$. Chia phương trình thứ nhất cho phương trình thứ hai của hệ, ta được:

\[\frac{{2y\left( {{x^2} - {y^2}} \right)}}{{x\left( {{x^2} + {y^2}} \right)}} = \frac{{3x}}{{10y}} \Leftrightarrow \frac{{{{\left( {\frac{x}{y}} \right)}^2} - 1}}{{{{\left( {\frac{x}{y}} \right)}^2} + 1}} = \frac{3}{{20}}{\left( {\frac{x}{y}} \right)^2} \Leftrightarrow \frac{3}{{20}}{\left( {\frac{x}{y}} \right)^4} - \frac{{17}}{{20}}{\left( {\frac{x}{y}} \right)^2} + 1 = 0\]

Đặt $t = {\left( {\frac{x}{y}} \right)^2} > 0$, phương trình trở thành: 

\[\frac{3}{{20}}{t^2} - \frac{{17}}{{20}}t + 1 = 0 \Leftrightarrow 3{t^2} - 17t + 20 = 0 \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} t > 0\\ \left[ \begin{array}{l} t = 4\\ t = \frac{5}{3} \end{array} \right. \end{array} \right. \Rightarrow \left[ \begin{array}{l} \frac{x}{y} =  \pm 2\\ \frac{x}{y} =  \pm \sqrt {\frac{5}{3}}  \end{array} \right.\]
Bạn giải tiếp là xong!

 

 

 




#447241 $\sqrt {5x^2 + 14x + 9} - \sqrt {x^2 - x - 2...

Posted by Crystal on 02-09-2013 - 13:59 in Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải phương trình:

$\sqrt {5x^2  + 14x + 9}  - \sqrt {x^2  - x - 20}  = 5\sqrt {x + 1} $
 

 

Ví dụ 21: Giải phương trình
$$\sqrt{5x^2 - 14x + 9} - \sqrt{x^2 - x - 20} = 5\sqrt{x + 1}, \ \ (1)$$
Lời giải:
ĐK : $ x \geq 5$
Chuyển vế rồi bình phương hai vế, ta được:
$$ (x + 1)(5x + 9) = x^2 + 24x + 5 + 10\sqrt{(x + 4)(x - 5)(x + 1)}$$
$\Leftrightarrow 2(x^2 - 4x - 5) + 3(x + 4) - 5\sqrt{(x^2 - 4x - 5)(x + 4)} = 0,\ \ \ (2)$
Đặt $ u = \sqrt{(x^2 - 4x - 5)}$ và $ v = \sqrt{x + 4} , u,v \geq 0 .$ Thì:
$$(2)\Leftrightarrow 2u^2 + 3v^2 - 5uv = 0 \Leftrightarrow (u - v)(2u - 3v) = 0$$
* $ u = v$ ta có :$ x^2 - 5x - 9 = 0$
* $ 2u = 3v$ ta có : $ 4x^2 - 25x - 56 = 0$
Giải ra ta được 2 nghiệm thỏa mãn: $ x = \dfrac{5 + \sqrt{61} }{2} , x = 8$

 

 

Trích Phương pháp đặt ẩn số phụ trong giải phương trình vô tỉ




#511689 $\lim_{x\rightarrow 0}(1+x)^{cotx}$

Posted by Crystal on 08-07-2014 - 16:20 in Dãy số - Giới hạn

Tìm giới hạn :

1,$\lim_{x\rightarrow 0}(1+x)^{cotx}$

2,$\lim_{x\rightarrow 1}(\frac{1}{x-1}-\frac{1}{In x})$

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Bài 1:

\[\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} {(1 + x)^{cotx}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} {\left( {1 + x} \right)^{\frac{1}{x}.x\cot x}} = {e^{\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} x\cot x}} = {e^{\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{x}{{\tan x}}}} = e\]

Vì $\left\{ \begin{array}{l} \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} {\left( {1 + x} \right)^{\frac{1}{x}}} = e\\ \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{x}{{\tan x}} = 1 \end{array} \right.$

 

Bài 2: Em dùng L'Hospital thử coi.