Đến nội dung

vkhoa nội dung

Có 34 mục bởi vkhoa (Tìm giới hạn từ 05-06-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#734722 $$\sqrt{x^{2}-6x+9}=3-x$$

Đã gửi bởi vkhoa on 31-08-2022 - 08:14 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

$x \leqslant 3 $



#733554 $-1\leqslant a_1,a_2,...,a_n\leqslant 1$ Tìm GTNN của...

Đã gửi bởi vkhoa on 30-05-2022 - 15:32 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho các số thực $-1\leqslant a_1,a_2,...,a_n\leqslant 1$
Tìm GTNN của $P=a_1(a_1+a_2+...+a_n)+a_2(a_2+a_3+...+a_n)+...+a_{n-1}(a_{n-1}+a_n)+a_{n}.a_n$

P = $\sum^n_{i = 1}a_i^2 + \sum_{i \neq j}a_ia_j$
$2P = 2\sum^n_{i = 1}a_i^2 + 2\sum_{i \neq j}a_ia_j$
$= \sum^n_{i = 1}a_i^2 + (\sum_{i = 1}^na_i)^2 \geqslant 0 + 0 = 0$
$\Rightarrow P \geqslant 0$
Dấu = xảy ra khi $a_i = 0
\forall i$



#732570 A,I,K thẳng hàng

Đã gửi bởi vkhoa on 29-01-2022 - 11:08 trong Hình học

a)$I, K$ cách đều $AB, AC$ nên $I, K$ thuộc phân giác $\widehat{BAC}$
$\Rightarrow A, I, K$ thẳng hàng
b)Đường tròn $(I)$ tiếp xúc $AB, AC, BC$ tại $M, N, P$
$S_{ABC} = S_{IAB} + S_{IAC} + S_{IBC}$
$= \frac12(AB.IM + AC.IN + BC.IP)$
$= \frac12.r.(c + b + a)$ (1)
$S_{ABC} = S_{KAB} + S_{KAC} - S_{KBC}$
$= \frac12(KD.AB + KE.AC - KF.BC)$
$= \frac12.R(c + b - a)$ (2)
Nhân (1) và (2) vế theo vế ta được
$S_{ABC}^2 = \frac14.r.R.((c + b)^2 - a^2)$
$=\frac14.r.R.(c^2 + b^2 + 2bc - a^2)$
$=\frac12.b.c.r.R = S_{ABC}.r.R$
$\Leftrightarrow S_{ABC} = r.R$(đpcm)



#735223 Cho $(I)$ nội tiếp tam giác $ABC$, tiếp xúc với $BC,...

Đã gửi bởi vkhoa on 04-10-2022 - 14:14 trong Hình học

a)
$(I)$ tiếp xúc $MN, HK$ tại $R, S$
$IR \perp MN, ID \perp HQ, MN // HQ$
$\Rightarrow R, I, D$ thẳng hàng (1)
tương tự $E, I, S$ thẳng hàng(2)
$N$ là giao điểm của 2 tiếp tuyến tại $R, E$ nên $IN$ là phân giác $\widehat{RIE}$ (3)
tương tự $IH$ là phân giác $\widehat{SID}$ )(4)
(1,2,3,4) $\Rightarrow N, I, H $ thẳng hàng (đpcm)
b)
$I$ là trung điểm $ES$
$\Rightarrow \triangle IEN = \triangle ISH$ (g, c, g)
$\Rightarrow NE = SH$ (5)
tương tự $EP = KS$ (6)
(5, 6) $\Rightarrow NP = KH$



#733483 Cho hình thang ABCD (AB // CD).Chứng minh rằng: EP = FQ

Đã gửi bởi vkhoa on 20-05-2022 - 16:32 trong Hình học

Bổ đề: Cho 2 tam giác $ABC$ và $A'B'C'$ đồng dạng và cùng hướng
$M, M'$ lần lượt là trung điểm $BC, B'C'$
Cm góc giữa $AM, A'M'$ bằng góc giữa $AB, A'B'$
Cm b đ: Dựng tam giác $AB''C''$ bằng, có cạnh song song với tam giác $A'B'C'$, $M''$ trung điểm $B''C''$
có $\triangle ABC\sim \triangle AB''C''$
$\Rightarrow \frac{AB}{AB''} = \frac{BC}{B''C''} =\frac{BM}{B''M''}$
$\Rightarrow \triangle ABM\sim\triangle AB''M''$ (c, g, c)
$\Rightarrow \triangle ABB''\sim\triangle AMM''$ (c, g, c)
$\Rightarrow \widehat{BAB''} = \widehat{MAM''}$ (đpcm)

Cm:
$MN$ cắt $HK$ tại $J$
$\triangle AED\sim\triangle CFB$
$\Rightarrow \frac{AH}{HD} = \frac{CK}{KB}$
$\Rightarrow \frac{HM}{BD} =\frac{KN}{DB}$
$\Rightarrow HM = KN$
$\Rightarrow MHNK$ là hình bình hành
$\Rightarrow J$ là trung điểm $MN, HK$
Hạ $JI \perp AB$ cắt $EF$ tại $I$
$\Rightarrow I$ trung điểm $PQ$ (1)
Dựng các hình bình hành $JHEX, JKFY$
có $EX = FY$ và $EX // FY$
$\Rightarrow EXFY$ là hình bình hành
$EF$ cắt $XY$ tại $I'$
$\Rightarrow I'$ là trung điểm $EF, XY$
Dựng hình bình hành $ADBU$
$S$ trung điểm $UC$
$V$ trung điểm $AB, DU$
$\Rightarrow A, B, S $ thẳng hàng
Có $\frac{JX}{JY} = \frac{HE}{KF} = \frac{AD}{CB} = \frac{BU}{BC}$
có $\widehat{XJY} = \widehat{UBC}$ (góc có cạnh tương ứng vuông góc)
$\Rightarrow \triangle XJY\sim \triangle UBC$ (c, g, c)
Áp dụng bổ đề, ta có góc giữa $JI', BS$ bằng góc giữa $BU, JX$ bằng 90 độ
$\Rightarrow JI' \perp AB$
$\Rightarrow I \equiv I'$
$\Rightarrow I$ trung điểm $EF, PQ$
$\Rightarrow EP = FQ$ (đpcm)20220520_162603_resize_60.jpg



#733902 Cho tam giác ABC ngt (I) và (I) tx BC tại D. Đt qua D vgóc AI cắt đg tb ứng v...

Đã gửi bởi vkhoa on 05-07-2022 - 21:52 trong Hình học

Cho tam giác ABC ngoại tiếp (I) và (I) tiếp xúc BC tại D. Đường thẳng qua D vuông góc AI cắt đường trung bình ứng với đỉnh A của tam giác ABC tại R. J là trung điểm ID. CMR JR vuông góc AD

Screenshot_2022-07-05-21-46-47_compress72.jpg
$AI, AD$ lần lượt cắt đường trung bình ứng đỉnh $A$ tại $K, L$
$K'$ đối xứng $K$ qua $L$
$\triangle KDR$ có $KI \perp DR, DI \perp KR$
$\Rightarrow I$ là trực tâm $\triangle KDR$
$\Rightarrow RI \perp KD$ (1)
ta có $L$ là trung điểm $AD, KK'$
$\Rightarrow AKDK'$ là hình bình hành
$\Rightarrow AK' // DK$ (2)
(1, 2) $\Rightarrow AK' \perp RI$ (3)
có $\widehat{K'AK} = \widehat{IRD}$ (góc có cạnh tương ứng vuông góc)
có $\widehat{AK'K} = \widehat{RID}$ (cạnh tương ứng vuông góc)
$\Rightarrow \triangle AK'K \sim \triangle RID$ (g, g) (4)
$\Rightarrow \frac{AK'}{RI} = \frac{K'K}{ID} =\frac{K'L}{IJ}$
$\Rightarrow \triangle AK'L \sim \triangle RIJ$ (c, g, c)
$\Rightarrow \widehat{K'AL} = \widehat{IRJ} $(5)
(3, 5) $\Rightarrow AL \perp JR$ (đpcm)



#735235 Cho tgABCD nt (O). I1,I2 là tâm nội tiếp tam giác ACD,BCD. CM: AB // với tiếp...

Đã gửi bởi vkhoa on 05-10-2022 - 09:16 trong Hình học

20221005_091001-min.jpg
$I_1I_2$ cắt $CD$ tại $I$
Kẻ tiếp tuyến thứ 2 của $(I_1), (I_2)$ tiếp xúc $(I_1), (I_2)$ tại $E, F$
Ta có $E, F, I$ thẳng hàng
$AB$ cắt $CD$ tại $G$
Có $\widehat{I_1CI_2} = \widehat{I_2CD} - \widehat{I_1CD} = \frac12(\widehat{BCD} - \widehat{ACD}) = \frac12\widehat{BCA}$ (1)
Có $\widehat{I_1DI_2} = \widehat{I_1DC} - \widehat{I_2DC} = \frac12(\widehat{ADC} - \widehat{BDC}) =\frac12\widehat{ADB}$ (2)
Có $\widehat{ADB} = \widehat{ACB}$ (3)
(1, 2, 3) $\Rightarrow \widehat{I_1CI_2} = \widehat{I_1DI_2}$
$\Rightarrow I_1I_2CD$ nội tiếp
Ta có $\widehat{AGD} = \widehat{ABD} - \widehat{BDC} = \widehat{ACD} - \widehat{BDC}$ (4)
Có $\widehat{I_1ID} = \widehat{I_1CD} - \widehat{CI_1I_2} = \widehat{I_1CD} - \widehat{I_2DC} = \frac12(\widehat{ACD} - \widehat{BDC})$ (5)
Có $\widehat{EID} = 2\widehat{I_1ID}$ (6)
(4, 5, 6) $\Rightarrow \widehat{EID} = \widehat{AGD}$
$\Rightarrow AB // EI$ (đpcm)



#735622 Chứng minh $(a,bc)=(a,(a,b)c)$

Đã gửi bởi vkhoa on 07-11-2022 - 09:00 trong Số học

h = (e, c)
e = i * h
c = j * h
Từ ch minh trên (bài #6) có (i, j) = 1 (1)
có (e, f) = 1
$\Rightarrow$ (i, f) = 1 (2)
(1), (2) $\Rightarrow$ (i, j * f) = 1
$\Rightarrow$ (h * i, h * j * f) = h
$\Rightarrow$ (e, c * f) = h = (e, c) (đpcm)
Ps: không biết có cách cm nào ngắn gọn hơn nữa không các bạn?



#735599 Chứng minh $(a,bc)=(a,(a,b)c)$

Đã gửi bởi vkhoa on 06-11-2022 - 09:06 trong Số học

mình nhầm (a,bc)=(a,(a,b)c)

Gọi d = (a, b)
Đặt b = d * e
$\Rightarrow $ (a, e) = 1 (1)
(a, bc) = (a, (d * c) * e) (2)
Vì (1) $\Rightarrow$ (2) = (a, d * c) = (a, (a, b) * c) (đpcm)



#735613 Chứng minh $(a,bc)=(a,(a,b)c)$

Đã gửi bởi vkhoa on 06-11-2022 - 19:11 trong Số học

(e, f) = 1
$\Rightarrow$ (e, f * c) = (e, c)
$\Rightarrow$ d * (e, f * c) = d * (e, c)



#735603 Chứng minh $(a,bc)=(a,(a,b)c)$

Đã gửi bởi vkhoa on 06-11-2022 - 11:44 trong Số học

Gọi d = (a, b)
Đặt b = d * e
$\Rightarrow $ (a, e) = 1 (1)
(a, bc) = (a, (d * c) * e) (2)
Vì (1) $\Rightarrow$ (2) = (a, d * c) = (a, (a, b) * c) (đpcm)

Bạn giải thích cho mình chỗ "gọi d=(a,b). Đặt b=d*e thì (a,e)=1" được không bạn?

Bài giải trên mình làm sai rồi. Sai ngay chỗ bạn thắc mắc (a, e) = 1
Giải lại như sau
Đặt d = (a, b)
a = d * e
b = d * f
g = (e, f)
Nếu g > 1 suy ra a, b có ước chung d * g > d, => vô lí vì d là ước chung lớn nhất
=> (e, f) = 1
(a, b * c) = (d * e, d * f * c) = d * (e, f * c) = d * (e, c) = (d * e, d * c) = (a, (a, b) * c) (đpcm)



#735593 Chứng minh $(a,bc)=(a,(a,b)c)$

Đã gửi bởi vkhoa on 05-11-2022 - 21:33 trong Số học

Chứng minh (a,bc)=(a,(a,b),c) với (a,bc) là ước chung lớn nhất của a và bc.

Đề có sai không nhỉ
Thử a = 2, b = 4, c = 3 là thấy sai rồi



#735627 Chứng minh $(x^2,y^2)=(x,y)^2$.

Đã gửi bởi vkhoa on 07-11-2022 - 18:05 trong Số học

Đặt z = (x, y)
x = z * i
y = z * j
k = (i, j)
Giả sử k > 1 => x, y có ước chung z * k > z => vô lí vì z là ước chung lớn nhất => (i, j) = 1 => $(i^2, j^2) = 1$
$(x^2, y^2) = (z^2*i^2, z^2*j^2)$
$=z^2 * (i^2, j^2) = z^2 = (x, y)^2$ (đpcm)



#736155 Chứng minh $det(A) = det(A^T)$ sau có đúng không?

Đã gửi bởi vkhoa on 09-12-2022 - 20:27 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

Cho $A$ là ma trận vuông cấp $n$. Chứng minh $det(A) = det(A^T) \quad(*)$

+Với $n = 2$

\[\begin{array}{l}
\det \left( A \right) = {a_{11}}{a_{22}} - {a_{12}}{a_{21}}\\
\det \left( {{A^T}} \right) = {a_{11}}{a_{22}} - {a_{21}}{a_{12}}\\
 \Rightarrow \det \left( A \right) = \det \left( {{A^T}} \right)
\end{array}\]

 

Giả sử (*) đúng với $n = k$ (1). Với $n = k + 1$, ký hiệu $A_{ij}$ là ma trận bù $a_{ij}$. Dễ thấy $(A_{11})^T = (A^T)_{11})$
$$(A_{1j})^T = (A^T)_{j1} \forall 1\leqslant j\leqslant n$$
Khai triển tính $det(A)$ theo hàng 1
\[\det \left( A \right) = \sum\limits_{j = 1}^n {{{\left( { - 1} \right)}^{1 + j}}{a_{1j}}\det \left( {{A_{1j}}} \right)} \quad \left( 2 \right)\]
Khai triển tính $det(A^T)$ theo cột 1
\[\det \left( {{A^T}} \right) = \sum\limits_{j = 1}^n {{{\left( { - 1} \right)}^{1 + j}}{a_{1j}}\det \left( {{{\left( {{A^T}} \right)}_{j1}}} \right)}  = \sum\limits_{j = 1}^n {{{\left( { - 1} \right)}^{1 + j}}} {a_{1j}}\det \left( {{{\left( {{A_{1j}}} \right)}^T}} \right) \quad \left( 3 \right)\]
Từ $(1), (2), (3)$ suy ra (*) đúng với $n = k + 1$
Vậy (*) đúng với mọi $n \geqslant 1$.




#733492 Chứng minh H là trung điểm của MN

Đã gửi bởi vkhoa on 21-05-2022 - 22:13 trong Hình học

Screenshot_2022-05-21-21-42-15_compress58.jpg

Qua $I$ kẻ đường thẳng vuông góc $OI$ cắt $AB, AC$ lần lượt tại $J, K$ (1)
Có $OIBJ$ nội tiếp $\Rightarrow \widehat{OJI} = \widehat{OBI}$ (2)
$\widehat{OBI} = \widehat{OCI}$ (3)
$OIKC$ nội tiếp $\Rightarrow \widehat{OCI} = \widehat{OKI}$ (4)
(2, 3, 4) $\Rightarrow \widehat{OJI} = \widehat{OKI}$ (5)
(1, 5) $\Rightarrow I$ là trung điểm $JK$ (6)
$\frac{IJ}{HM} = \frac{AI}{AH} = \frac{IK}{HN}$ (7)
(6, 7) $\Rightarrow HM = HN$ (đpcm)



#733573 Chứng minh rằng M là trọng tâm của tam giác $B_{1}$$...

Đã gửi bởi vkhoa on 03-06-2022 - 19:07 trong Hình học không gian

Bổ đề: Cho $\triangle ABC$, $M$ nằm trong tam giác
$AM, BM, CM$ lần lượt cắt $BC, CA, AB$ tại $A_1, B_1, C_1$.
Cm $\frac{MA_1}{AA_1}\overrightarrow{AM} + \frac{MB_1}{BB_1}\overrightarrow{BM} + \frac{MC_1}{CC_1}\overrightarrow{CM} = \overrightarrow{0}$ (1)
Cm:
Kí hiệu $d(A, BC)$ là khoảng cách từ $A$ đến đường thẳng $BC$
ta có $\frac{MA_1}{AA_1} = \frac{d(M, BC)}{d(A, BC)} = \frac {d(M, BC).BC}{d(A, BC).BC} = \frac{S_{MBC}}{S_{ABC}}$
suy ra (1) $\Leftrightarrow \frac{S_{MBC}}{S_{ABC}}\overrightarrow{AM} + \frac{S_{MCA}}{S_{ABC}}\overrightarrow{BM} + \frac{S_{MAB}}{S_{ABC}}\overrightarrow{CM} = \overrightarrow{0}$
$\Leftrightarrow \overrightarrow{AM} + \frac{S_{MCA}}{S_{MBC}}\overrightarrow{BM} + \frac{S_{MAB}}{S_{MBC}}\overrightarrow{CM} = \overrightarrow{0}$
$\Leftrightarrow \overrightarrow{AM} + \frac{MC.d(A, MC)}{MC.d(B, MC)}\overrightarrow{BM} + \frac{MB.d(A, MB)}{MB.d(C, MB)}\overrightarrow{CM} = \overrightarrow{0}$
$\Leftrightarrow \overrightarrow{AM} + \frac{AC_1}{BC_1}\overrightarrow{BM} + \frac{AB_1}{CB_1}\overrightarrow{CM} = \overrightarrow{0}$ (2)
Qua $A$ kẻ đường thẳng // $BM$ cắt $CM$ tại $C_2$
qua $A$ kẻ đ th // $CM$ cắt $BM$ tại $B_2$
(2) $\Leftrightarrow \overrightarrow{AM} + \frac{AC_2}{BM}\overrightarrow{BM} + \frac{AB_2}{CM}\overrightarrow{CM} = \overrightarrow{0}$
$\Leftrightarrow \overrightarrow{AM} + \overrightarrow{C_2A} + \overrightarrow{B_2A} = \overrightarrow{0}$ (3)
vì $AB_2MC_2$ là hình bình hành nên (3) đúng, suy ra (1) đúng (đpcm)

Cm:
$AB', AC', AD'$ lần lượt cắt $CD, DB, BC$ tại $B_2, C_2, D_2$
$AM$ cắt $mp(BCD)$ tại $N$
ta có $B, N, B_2$ thẳng hàng
$\overrightarrow{MB_1} = \frac{B'M}{B'B}\overrightarrow{BN}$ (4)
Áp dụng Menelauyt cho 3 điểm thẳng hàng $A, B', B_2$ và tam giác $BMN$, ta có
$\frac{B'M}{B'B}.\frac{B_2B}{B_2N}.\frac{AN}{AM} = 1$
$\Leftrightarrow \frac{B'M}{B'B} = \frac{AM}{AN}.\frac{B_2N}{B_2B}$ (5)
(4, 5) $\Rightarrow \overrightarrow{MB_1} = \frac{AM}{AN}.\frac{B_2N}{B_2B}.\overrightarrow{BN}$
tương tự với $\overrightarrow{MC_1}, \overrightarrow{MD_1}$
có $\overrightarrow{MB_1} + \overrightarrow{MC_1} + \overrightarrow{MD_1}$
$= \frac{AM}{AN}.(\frac{B_2N}{B_2B}.\overrightarrow{BN} + \frac{C_2N}{C_2C}.\overrightarrow{CN} + \frac{D_2N}{D_2D}.\overrightarrow{DN})$
$= \frac{AM}{AN}.\overrightarrow{0}$ (theo bổ đề)
$= \overrightarrow{0}$
vậy, $M$ là trọng tâm của $\triangle B_1C_1D_1$ (đpcm)



#734278 CMR 2 đường thẳng AK và BD vuông góc với nhau

Đã gửi bởi vkhoa on 09-08-2022 - 09:09 trong Hình học

a)
Hạ $HL$ vuông góc $AC$ tại $L$ và cắt $AK$ tại $M$
Đặt $\frac{AB}{AC} = x$
$\frac{AL}{CL} = \frac{AL}{HL}.\frac{HL}{CL} = x^2$
$\Rightarrow \frac{AL}{AC} = \frac{x^2}{x^2 + 1}$
$\Rightarrow \frac{AL}{AN} = \frac{4x^2}{x^2 + 1}$
$AB = AI + BI = IH(\frac1x + x) = xAC$
$\Rightarrow \frac{AC}{IH} = \frac{x^2 + 1}{x^2}$
$\frac{PN}{PH} = \frac{ND}{IH} = \frac{x^2 + 1}{4x^2}$
Áp dụng Menelauyt cho 3 điểm thẳng hàng $A, P, M$ và tam giác $HNL$, có
$\frac{AL}{AN}.\frac{PN}{PH}.\frac{MH}{ML} =1$
$\Rightarrow \frac{MH}{ML} = 1$
Ta có $\triangle BAC\sim\triangle ALH$ {g, g)
$\Rightarrow \frac{BA}{AL} = \frac{AC}{LH} = \frac{2AD}{2LM} = \frac{AD}{LM}$
$\Rightarrow \triangle BAD\sim\triangle ALM$ (c, g, c)
$\Rightarrow \widehat{ABD} = \widehat{LAM} = 90^\circ - \widehat{ADB}$
$\Rightarrow AL\perp BD$(đpcm)



#733496 CMR FI,DE cắt nhau tại 1 điểm trên (O;OA)

Đã gửi bởi vkhoa on 22-05-2022 - 15:47 trong Hình học

Screenshot_2022-05-22-14-28-07_compress63.jpg
a)
Lấy $J$ trên đoạn $AD$ sao cho $AJ = BI$
$\Rightarrow \triangle OAJ = \triangle OBI$ (c, g, c)
$\Rightarrow OJ = OI$ (1)
Đặt $AE = x, AB = a$
Có $AI = AE + EI = x + \frac12EB = x + \frac12(a - x) = \frac{a + x}2$
Có $\frac{FA}{FD} = \frac{AE}{DC} = \frac xa$
$\Leftrightarrow \frac{FA}{FD - FA} = \frac x{a - x}$
$\Leftrightarrow FA = \frac {ax}{a - x}$
Có $FI^2 = FA^2 + AI^2$
$= \frac{a^2x^2}{(a - x)^2} + \frac{(a + x)^2}4$
$= \frac{4a^2x^2 + (a^2 - x^2)^2}{4(a - x)^2}$
$= \frac{(a^2 + x^2)^2}{4(a - x)^2}$
$\Leftrightarrow FI = \frac{a^2 + x^2}{2(a - x)}$ (2)
Có $FJ = FA + AI = \frac{ax}{a - x} + \frac{a - x}2$
$= \frac{2ax + (a - x)^2}{2(a - x)} = \frac{a^2 + x^2}{2(a - x)}$ (3)
(2, 3) $\Rightarrow FI = FJ$ (4)
(1, 4) $\Rightarrow \triangle OFJ = \triangle OFI$ (c, c, c)
$\Rightarrow \widehat{OFJ} = \widehat{OFI}$
$\Rightarrow O$ cách đều $FD, FI$
$\Rightarrow FI$ luôn tiếp xúc đường tròn nội tiếp $ABCD$
b)
Gọi tia $FI$ là tia $Fx$, cắt $DE$ tại $G$
theo a), $O$ cách đều $BA, Fx$
$\Rightarrow \widehat{OIA} = \widehat{OIx}$
$\Leftrightarrow \widehat{IEG} = \widehat{IGE}$
$\Rightarrow IE = IG = IB$
$\Rightarrow \widehat{DGB} = 90^\circ = \widehat{DAB}$
Vậy, $G$ nằm trên đường tròn ngoại tiếp $ABCD$ (đpcm)



#733511 CMR K luôn thuộc 1 đường tròn cố định khi P di chuyển

Đã gửi bởi vkhoa on 23-05-2022 - 15:48 trong Hình học

Dựng hình chữ nhật $XBX'_1N$ tâm $D$
Dựng hcn $XCX'N$ tâm $E$
Lấy $A'$ đối xứng $A$ qua $M$
$\Rightarrow N$ là tâm nội tiếp $\triangle A'BC$
$\widehat{BA'C} = \widehat{BAC} = \widehat{BAH} + \widehat{CAH} $
$= \widehat{BCH} + \widehat{CBH} = 180^\circ - \widehat{BHC}$
$\Rightarrow A'\in (HBC)$
$X'Y$ cắt $X'_1Z$ tại $F$
$NY \perp PC \Rightarrow Y \in (E, EC)$
$\Rightarrow EK$ là trung trực $XY$
$\Rightarrow EK // X'F$
tương tự, $DK // X'_1F$
$\Rightarrow \widehat{DKE} = \widehat{X'_1FX'} = 180^\circ - \widehat{YXZ}$
+xét $P, A'$ cùng phía với $BC$
Screenshot_2022-05-23-10-38-35_compress56.jpg
$\widehat{YXZ} = \widehat{YXN} + \widehat{NXZ}$
$= \widehat{YCN} + \widehat{NBZ}$
$= \widehat{A'CN} - \widehat{A'CP} + \widehat{NBA'} + \widehat{A'BP}$
$= \frac12\widehat{B} + \frac12\widehat{C}$
Khi $P \equiv A'$ thì $K \equiv N$ và $\widehat{DKE} = \widehat{DNE} = 180^\circ - \frac12\widehat{B} - \frac13\widehat{C}$
$\Rightarrow K \in (DNE)$ cố định
+xét $P, A'$ khác phía với $CB$
Screenshot_2022-05-23-10-39-54_compress76.jpg

$\widehat{YXZ} = 180^\circ - \widehat{YXC} - \widehat{ZXB}$
$= 180^\circ - \widehat{YGC} - \widehat{ZJB}$
$= 180^\circ - \widehat{ECG} - \widehat{DBJ}$
$= 180^\circ - \frac12\widehat{B} - \frac12\widehat{C} = \widehat{DNE}$
$\Leftrightarrow 180^\circ - \widehat{DKE} = \widehat{DNE}$
$\Rightarrow \widehat{DKE} + \widehat{DNE} = 180^\circ$
$\Rightarrow K \in (DNE)$
đpcm



#735569 Dựng các tiếp tuyến chung của ha đường tròn (O ; 2cm) và (O' ; 1cm) biết...

Đã gửi bởi vkhoa on 04-11-2022 - 08:44 trong Hình học

Dựng các tiếp tuyến chung của hai đường tròn (O ; 2cm) và (O' ; 1cm) biết OO' = 5cm trong các trong các trường hợp sau : a) Tiếp tuyến chung không cắt đoạn thẳng OO'. b) Tiếp tuyến chung cắt đoạn thẳng OO'.

Dễ thấy (O), (O') nằm ngoài nhau
Giả sử tiếp tuyến chung tiếp xúc (O;2) tại A, (O';1) tại B
Hạ BH vuông góc OA tại H
a)+ Phân tích:OH = OA - AH = OA - OB = 2 -1 = 1
+ Cách dựng:
- Dựng đường tròn đường kính OO'
- Dựng đường tròn tâm O bán kính 1 cắt đường tròn trên tại H
- OH cắt (O) tại A
- qua O' dựng đường thẳng // OA cắt (O') tại B nằm cùng phía với A so với OO'
+ Chứng minh: Bạn tự cm
+ Biện luận : Bài toán có 2 nghiệm hình
b)Cách dựng:
- Dựng đ tròn đ kính OO'
- Dựng đ tròn tâm O b kính 2 + 1 = 3 cắt đ tròn trên tại H
- OH cắt (O) tại A
- qua O' dựng đ thẳng // OA cắt (O') tại B khác phía với A so với OO'
+Biện luận : Bài toán có 2 nghiệm hình



#733563 Giả sử n có t chữ số khi viết dưới dạng p phân. CMR: $t\leq log_...

Đã gửi bởi vkhoa on 31-05-2022 - 19:48 trong Số học

$n = \left(\overline{a_{t-1}...a_2a_1a_0}\right)_p$
$= a_{t-1}p^{t-1} + ... + a_2t^2 + a_1t + a_0$
Vì n có t chữ số hệ p phân nên $a_{t-1} \geqslant 1, a_i \geqslant 0 \forall i, 0 \leqslant i < t - 1$
$\Rightarrow n \geqslant p^{t-1}$
Lấy $log_p$ 2 vế được
$log_pn \geqslant log_pp^{t-1} = t - 1$ (đpcm)

Không biết đúng hay sai nữa :) :) :)



#731180 Hỏi cách giải bài toán vận tải suy biến?

Đã gửi bởi vkhoa on 16-10-2021 - 12:45 trong Những chủ đề Toán Ứng dụng khác

Đã tìm ra đáp án https://www.google.c...gBiHjqIAB1uXgCu



#733915 Hỏi cách tính tích phân của hàm dạng căn thức $f(x) =\sqrt{ax^...

Đã gửi bởi vkhoa on 06-07-2022 - 20:32 trong Tích phân - Nguyên hàm

Bạn nghiên cứu ở đây nha: https://en.wikipedia...liptic_integral

Trang đó khó hiểu quá
Các bạn có ai giải được trường hợp cụ thể bên trên không? Còn nữa, nếu f(y) = tích phân hàm trên với cận dưới là hằng số c và cận trên là y thì hàm f trên có thể là elementary function không?



#733548 Hỏi cách tính tích phân của hàm dạng căn thức $f(x) =\sqrt{ax^...

Đã gửi bởi vkhoa on 29-05-2022 - 19:29 trong Tích phân - Nguyên hàm

Tính tích phân của hàm $f(x) =\sqrt{ax^4 + bx^3 + cx^2 + dx + e}$
Cận từ $m$ đến $n$ với $0 \le m < n \le 1$




#733581 Hỏi cách tính tích phân của hàm dạng căn thức $f(x) =\sqrt{ax^...

Đã gửi bởi vkhoa on 04-06-2022 - 10:01 trong Tích phân - Nguyên hàm

Các bạn cho biết cách tính trường hợp cụ thể cũng được
Tính $\int_0^1\left(\sqrt{x^4 + 2x^3 + 3x^2 +7x + 9}\right)dx$