Jump to content

dogsteven's Content

There have been 1000 items by dogsteven (Search limited from 08-06-2020)



Sort by                Order  

#548505 Tìm tất cả các đa thức P(x) thỏa mãn $P(x^{2015}+y^{2015...

Posted by dogsteven on 21-03-2015 - 12:35 in Đa thức

Lấy $x=y=0$ thì được $P(0)=0$ hoặc $P(0)=\dfrac{1}{2^{2014}}$

Nếu $P(x)\equiv C$ thì $C=0$ hoặc $C=\dfrac{1}{2^{2014}}$

Nếu $\text{deg}P=n\geqslant 1$ thì lấy $x=y=t$ ta được $P(2t^{2015})=2P^{2015}(t)$ và lấy $x=t, y=0$ ta được $P(t^{2015})=P^{2015}(t)+P^{2015}(0)$

Khi đó ta có $2^nP^*=2{P^*}^{2015}$ và $P^*={P^*}^{2015}$ hay $P^*=1$ và $n=1$

Do đó $P(x)=x+b$. Kết hợp với $P(0)=0$ cho ta suy ra

$$P(x)\equiv 0, P(x)\equiv 2^{-2014}, P(x)=x, P(x)=x+2^{-2014}$$

Thử lại thấy $P(x)=x+2^{-2014}$ không thỏa mãn.




#548445 $9(a^{4}+b^{4}+c^{4})(\frac{1...

Posted by dogsteven on 20-03-2015 - 21:27 in Bất đẳng thức và cực trị

Em lại nghĩ a,b,c vai trò như nhau 

Không đâu, em thay $a$ bởi $b$ và $b$ bởi $a$ là ra một bất đẳng thức khác




#548438 $9^{p}-1=8m$

Posted by dogsteven on 20-03-2015 - 21:09 in Số học

Bài 1. $9^p-1=8(9^{p-1}+9^{p-2}+...+9+1)\Rightarrow m=9^{p-1}+9^{p-2}+...+9+1$ là tổng của $p$ số lẻ nên là số lẻ vì $p$ lẻ.




#548436 $9(a^{4}+b^{4}+c^{4})(\frac{1...

Posted by dogsteven on 20-03-2015 - 21:02 in Bất đẳng thức và cực trị

Kia là Chebyshev cho 2 dãy đơn điệu ngược mà(giả sử $a\geq b\geq c$)?

Vai trò $a,b,c$ không như nhau nên ta không thể giả sử thế.

Nhưng với $(x,y,z)$ là bộ hoán vị của $(a,b,c)$ sao cho $(x,y,z)$ đơn điệu thì áp dụng được Chebyshev cho bộ $(x^4, y^4, z^4)$ và $(x^{-1}, y^{-1}, z^{-1})$




#548429 $\frac{1}{\sqrt[3]{a+3b}}+\...

Posted by dogsteven on 20-03-2015 - 20:31 in Bất đẳng thức và cực trị

2 bạn áp dụng Cô-Si nhưng đề bài đã cho a,b,c dương đâu. Não ngắn không hiểu bạn nào giải thích giùm mình đi  :(

O My God, thế thì mình cũng thua




#548419 $\frac{1}{\sqrt[3]{a+3b}}+\...

Posted by dogsteven on 20-03-2015 - 19:50 in Bất đẳng thức và cực trị

Áp dụng bất đẳng thức AM-GM: $VT\geqslant \dfrac{3}{\sqrt[9]{(a+3b)(b+3c)(c+3a)}}$

Chú ý là $\sqrt[3]{(a+3b)(b+3c)(c+3a)}\leqslant \dfrac{a+3b+b+3c+c+3a}{3}=1$ nên $\dfrac{3}{\sqrt[9]{(a+3b)(b+3c)(c+3a)}}\geqslant 3$

Ta có điều phải chứng minh.




#548418 $xy^{6}z^{2000}$

Posted by dogsteven on 20-03-2015 - 19:47 in Bất đẳng thức và cực trị

$x+6.\dfrac{y}{6}+2000.\dfrac{z}{2000}\geqslant 2007\sqrt[2007]{xy^6z^{2000}}\Leftrightarrow xy^{6}z^{2000}\leqslant \dfrac{1}{2007^{2007}}$




#548416 $9(a^{4}+b^{4}+c^{4})(\frac{1...

Posted by dogsteven on 20-03-2015 - 19:45 in Bất đẳng thức và cực trị

Bài 1. Dù không thể giả sử $a\geqslant b\geqslant c$ hay $a\leqslant b\leqslant c$ nhưng ta vẫn có thể áp dụng Chebyshev cho vế trái:

$$9(a^4+b^4+c^4)\left(\dfrac{1}{a}+\dfrac{1}{b}+\dfrac{1}{c}\right)\geqslant 27(a^3+b^3+c^3)$$

Đến đây ta áp dụng Holder: $a^3+b^3+b^3\geqslant \dfrac{(a+2b)^3}{9}, b^3+c^3+c^3\geqslant \dfrac{(b+2c)^3}{9}$ và $c^3+a^3+a^3\geqslant \dfrac{(c+2a)^3}{9}$

Cộng lại ta được điều phải chứng minh.

Bài 3. $(x+y+z)^2=x^2+y^2+z^2+2(xy+yz+zx)=16$

Xét $x+y+z=4$ thì $2(x^2+y^2)\geqslant (x+y)^2\Leftrightarrow 2(8-z^2)\geqslant (4-z)^2$ và giải nó ra.

Xét $x+y+z=-4$ làm tương tự.




#548399 Tìm các đa thức P(x) thỏa mãn $P(x).P(2x^{2})=P(x^{3...

Posted by dogsteven on 20-03-2015 - 18:11 in Đại số

Đối với dạng này thì tìm một đa thức $P$ có $\text{deg}P>0$ là nghiệm của phương trình, khi đó $P^n$ cũng là nghiệm và xét $P^*$




#548374 Đề thi học sinh giỏi tỉnh Nghệ An 2014-2015

Posted by dogsteven on 20-03-2015 - 13:22 in Tài liệu - Đề thi

đọc lộn đề. mod xóa giúp




#548297 $\sum \frac{a^{2}}{b}\geq...

Posted by dogsteven on 19-03-2015 - 20:54 in Bất đẳng thức và cực trị

$\dfrac{2a^2}{b}+3(b-a)\geqslant 2\sqrt{\dfrac{a^2+b^2}{2}}$




#548056 Đề thi hsg lớp 9 tỉnh Quảng Bình 2014-2015

Posted by dogsteven on 18-03-2015 - 20:21 in Tài liệu - Đề thi

Bài 2

(a) Đặt $t=\sqrt{2x-5}$ thì phương trình trở thành: $\dfrac{|x+3|}{\sqrt{2}}+\dfrac{|x-1|}{\sqrt{2}}=2\sqrt{2}$

Chú ý là $VT\geqslant \dfrac{|x+3+1-x|}{\sqrt{2}}=2\sqrt{2}$ nên nghiệm là $x\in \left[\dfrac{5}{2},3\right]$

(b) Gọi hai nghiệm đó là $x_1, x_2$ thì $x_1+x_2=-a$ và $x_1.x_2=22-5a$

Khi đó ta có $(x_1-5)(x_2-5)=47$ nên ...




#548042 Chứng minh $a^{2}+2b^{2}+3c^{2}\leq 6...

Posted by dogsteven on 18-03-2015 - 20:01 in Bất đẳng thức - Cực trị

Bài 2 cho biên chắc đề là tìm giá trị nhỏ nhất. Ở đây hoàn toàn giả sử $a=\text{max}\{a,b,c\}$

Ta sẽ chứng minh $\sqrt{4-b^2}+\sqrt{4-c^2}\geqslant \sqrt{4-(b+c-2)^2}\Leftrightarrow \sqrt{(4-b^2)(4-c^2)}+(b-2)(c-2)\geqslant 0$ luôn đúng

Do đó $BT\geqslant \sqrt{4-a^2}+\sqrt{4-(1-a^2)}\geqslant \sqrt{-2a^2+2a+3}=\sqrt{2(a+1)(2-a)+3}\geqslant \sqrt{3}$




#548009 Chứng minh $\frac{AC}{BD}=\frac{AB.AD...

Posted by dogsteven on 18-03-2015 - 18:24 in Hình học

Cách làm rất hay nhưng chỗ này là $2.S_{ABCD}$ chứ nhỉ?

Nhầm. đã sửa




#547990 TÍnh AD khi diện tích tam giác ABC lớn nhất

Posted by dogsteven on 18-03-2015 - 16:13 in Hình học

Gọi $O, M, N$ lần lược là tâm, điểm chính giữa cung $BC$ không chứa $A$ và điểm chính giữa cung $BC$ không chứa $A$ của $(ABC)$

Đến đây chứng minh $S_{OBC}=S_{ABC}$ và bạn tự làm tiếp.




#547989 Chứng minh $\frac{AC}{BD}=\frac{AB.AD...

Posted by dogsteven on 18-03-2015 - 16:01 in Hình học

Hướng làm đơn giản nhất mà tôi nghĩ đến đầu tiên là dùng diện tích vì thấy cái cái vế phải từa tựa diện tích tứ giác $ABCD$

Bỏ hai điểm $E,F$ đầu bài thay $E$ bằng hình chiếu của $B$ trên $AD$ và $F$ là hình chiếu của $D$ trên $BC$ (vuông góc)

Vậy ta có $AB.AD+CB.CD=\dfrac{AD.EB.AB}{EB}+\dfrac{BC.DF.CD}{DF}=2.\dfrac{CD}{DF}.S_{ABCD}$

Một cách tương tự với mẫu số, gọi $G$ là hình chiếu (vuông góc) của $C$ trên $AD$ thì ta được $\dfrac{AC}{BD}=\dfrac{CG}{DF}$

Vậy là bài toán được giải quyết.




#547589 $x^{2}+2\sqrt[3]{x^{2}(x^{2}-1)...

Posted by dogsteven on 16-03-2015 - 19:13 in Phương trình - Hệ phương trình - Bất phương trình

Bài cuối. $\sqrt{2x+1}+\sqrt{2x+5}=\sqrt{2(y-3)+1}+\sqrt{2(y-3)+5}\Leftrightarrow y=x+3$




#547577 $\frac{ab}{a+3b+2c}+\frac{bc}...

Posted by dogsteven on 16-03-2015 - 18:26 in Bất đẳng thức - Cực trị

Bài 2. Từ giả thiết ta có $2xy=(x+y)^2+z^2-2015$, do đó $M=(x+y)^2+z^2-z(x+y)-2015\geqslant -2015$

Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi $x=-y=\pm \sqrt{\dfrac{2015}{2}}, z=0$




#547149 $a^3+b^3+abc\geq abc(a+b+c)$

Posted by dogsteven on 14-03-2015 - 20:15 in Bất đẳng thức và cực trị

Đề phải là $a,b,c\geqslant 0$ chứng minh $a^3+b^3+abc\geqslant ab(a+b+c)$

Bất đẳng thức tương đương với $(a+b)(a-b)^2\geqslant 0$ luôn đúng.




#547061 $\frac{1}{yz+x}+\frac{1}{zx...

Posted by dogsteven on 14-03-2015 - 10:53 in Bất đẳng thức và cực trị

Cho tớ hỏi Định lí ABC như thế nào vậy?

Xét bất đẳng thức $f(a,b,c)\geqslant 0$ có thể viết lại thành $g(abc)\geqslant 0$.

Nếu $g(abc)$ là hàm số đơn điệu thì ta chỉ cần chứng minh bất đẳng thức khi có hai biến bằng nhau, trường hợp $a,b,c\geqslant 0$ xét thêm trường hợp có một biến bằng 0.

Nếu $g(a,b,c)$ là hàm số lồi thì $f(a,b,c)$ có giá trị lớn nhất đạt tại hai biến bằng nhau, trường hợp $a,b,c\geqslant 0$ xét thêm trường hợp có một biến bằng 0.

...




#547060 :$a^{2}+b^{2}+c^{2}\leq 2(ab+bc+ac)...

Posted by dogsteven on 14-03-2015 - 10:42 in Bất đẳng thức và cực trị

Bài này có thể dùng Schur bậc 4, nhưng dấu bằng xảy ra ở đâu nhỉ  :ukliam2:  :ukliam2:

Gọi BĐT đã cho là (1), BĐT cần chứng minh là (2).

Biến đổi (1) thành $ (\sum ab)^{2} \geq \frac{\sum a^{4}}{2} + 2abc(\sum a) $.

Như vậy để chứng minh (2) thì ta phải chứng minh :

$ \frac{\sum a^{4}}{2} + 2abc(\sum a) \geq \frac{(\sum a^{2})^{2}}{4} $

$ \leftrightarrow  \sum a^{4} + 4abc(\sum a)\geq 2\sum a^{2}b^{2} $.

Nhưng theo Schur bậc 4 và AM - GM: $ \sum a^{4} + abc(\sum a)\geq \sum ab(a^{2}+b^{2}) \geq 2\sum a^{2}b^{2} $.

Ta có đpcm.

 

Để ý là $2(a^2b^2+b^2c^2+c^2a^2)-a^4-b^4-c^4=(a+b+c)(b+c-a)(c+a-b)(a+b-c)\geqslant 0$

Nếu $b+c-a\leqslant 0$ thì $(c+a-b)(a+b-c)\leqslant 0$, chia ra hai trường hợp

- Nếu $c+a-b\leqslant 0$ thì $c\leqslant 0$ vô lý.

- Nếu $c+a-b\geqslant 0$ thì $b\leqslant 0$ vô lý.

Do đó $b+c-a\geqslant 0, c+a-b\geqslant 0$ và $a+b-c\geqslant 0$

Suy ra điều phải chứng minh




#546962 $\frac{a}{b}+\frac{b}{c...

Posted by dogsteven on 13-03-2015 - 21:31 in Bất đẳng thức và cực trị

http://diendantoanho...rac9a2b2c2abc2/




#546958 $\frac{a}{b}+\frac{b}{c...

Posted by dogsteven on 13-03-2015 - 21:25 in Bất đẳng thức và cực trị

$\dfrac{a}{b}+\dfrac{b}{c}+\dfrac{c}{a}\geqslant \dfrac{2(a+b+c)^2}{(a+b+c)^2-3}$

Đặt $t=a+b+c$ rồi biến đổi tương đương là ra $(2t+3)(t-3)^2\geqslant 0$ luôn đúng.




#546896 $\frac{-2\sqrt{3}}{3}\leqsl...

Posted by dogsteven on 13-03-2015 - 17:02 in Bất đẳng thức và cực trị

$y^2-(x+2)y+x^2+x=0$ có $\Delta = (x+2)^2-4(x^2+x)=-3x^2+4\geqslant 0$




#546895 Giải phương trình $\left \{ \sqrt{x+1}...

Posted by dogsteven on 13-03-2015 - 16:58 in Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Phương trình tương đương với $\sqrt{x+1}+\sqrt{3-x}-\dfrac{1}{2}=\left[\dfrac{1}{2}-\sqrt{3-x}\right]-[\sqrt{x+1}]$

Chú ý là $3>\sqrt{x+1}+\sqrt{3-x}-\dfrac{1}{2}\geqslant 1$