Jump to content

E. Galois's Content

There have been 56 items by E. Galois (Search limited from 10-06-2020)



Sort by                Order  

#733943 Ảnh thành viên

Posted by E. Galois on 09-07-2022 - 00:01 in Góc giao lưu

857061_350666278384170_2080496512_o.jpg

 

Không nhớ cái ảnh này đăng chưa, bây giờ cứ đăng lại

 

Hàng mới về này là combo

Áo xanh: E.Galois

Giữa: hxthanh (thầy Thanh)

Trái: supermember (Lộc)




#740967 Đại hội Toán học Việt Nam lần thứ X

Posted by E. Galois on 08-08-2023 - 20:13 in Tin tức - Vấn đề - Sự kiện

Đại hội Toán học Việt Nam lần thứ X đang diễn ra từ 8/8-12/8 tại Đà Nẵng.

Có anh em nào của Vmf đang tham gia xin hãy khoe ảnh và nói vài điều về không khí hay nội dung để mọi ghen tị nào

@bangbang1412 hình như em đang ở đó



#741716 Công thức tính mode của mẫu dữ liệu ghép nhóm

Posted by E. Galois on 14-10-2023 - 00:20 in Xác suất - Thống kê

Nếu coi mẫu dữ liệu là liên tục thì mode là điểm cực đại của hàm phân phối $F(x)$. Bài toán trở thành:
Cho hàm số $F(x)$ liên tục trên $[a_1;a_4]$. Chia đoạn $[a_1;a_4]$ thành ba đoạn bằng nhau $[a_1; a_2], [a_2; a_3]; [a_3; a_4]$. Đặt $$\sum_{x=a_i}^{a_{i+1}}F(x)=m_i, \quad i = 1,2,3.$$
Biết rằng $m_2>m_1; m_2>m_3$. Tìm điểm cực đại của $F(x)$.

Nhờ các bạn giải hộ bài toán này



#741714 Công thức tính mode của mẫu dữ liệu ghép nhóm

Posted by E. Galois on 13-10-2023 - 23:43 in Xác suất - Thống kê

Ta biết rằng mode của mẫu dữ liệu là giá trị có tần số lớn nhất. Trong SGK toán 11 của chương trình giáo dục Phổ thông 2018 có công thức tính mode của mẫu dữ liệu ghép nhóm như sau:

 

Giả sử ta có bảng số liệu ghép nhóm sau

$$\begin{array}{|c|c|c|c|c|c|c|} \hline \text{Nhóm} & [a_1;a_2) & [a_2;a_3) & ... & [a_i;a_{i+1}) & ... & [a_{k-1};a_{k})  \\ \hline \text{Tần số} & m_1 &m_2  &...  &m_i  & ... & m_k \\ \hline \end{array}$$

Ở đây các nhóm có độ dài bằng nhau, tức là 

$$a_{i+1}-a_{i}=h, \quad i =1,...,k$$

Giả sử $[a_i; a_{i+1})$ là nhóm có tần số lớn nhất. Khi đó 

\begin{equation} \label{1} mode = a_i + \dfrac{m_i-m_{i-1}}{(m_i-m_{i-1})+(m_i-m_{i+1})}. h \end{equation}

Quy ước: $m_0=m_{k+1}=0$.

 

Mình không hiểu công thức $\eqref{1}$ có được từ đâu. Rất mong các bạn giúp mình chứng minh nó.




#741715 Công thức tính mode của mẫu dữ liệu ghép nhóm

Posted by E. Galois on 14-10-2023 - 00:10 in Xác suất - Thống kê

Cố gắng chứng minh công thức $\eqref{1}$ bằng hình học, ta thấy rằng, hợp lý nhất thì mode phải là hoành độ của giao điểm $D$ của $AC$ và $FH$. Đặt $x=CE$.

screenshot_1697216271.png

Ta có

$$\frac{x}{AB}=\frac{DE}{CB}\Rightarrow DE=\frac{x.CB}{AB}$$

$$\frac{EF}{GH}=\frac{DE}{FG}\Rightarrow DE=\frac{EF.FG}{GH}$$

Rõ ràng $AB=GH=h$, $EF=h-x$ nên ta có

$$\frac{x.CB}{h}=DE=\frac{(h-x).FG}{h}\Leftrightarrow x.(CB+FG)=h.FG \Leftrightarrow x= \frac{FG}{FG+CB}.h$$

Mà $FG=m_i-m_{i+1}$, $CB=m_i-m_{i-1}$. Do đó

$$x=\dfrac{m_i-m_{i+1}}{(m_i-m_{i-1})+(m_i-m_{i+1})}. h$$

Vậy 

$$\begin{equation} \label{2} mode = a_i + \dfrac{m_i-{\color{Red} m_{i+1}}}{(m_i-m_{i-1})+(m_i-m_{i+1})}. h \end{equation}$$

Công thức này không đúng so với $\eqref{1}$

 

Rất mong các bạn chỉ ra hộ mình chỗ chưa đúng.




#740897 Có bao nhiêu hoán vị khác nhau từ chữ: TOANHOCTUOITRE, trong đó các chữ số gi...

Posted by E. Galois on 03-08-2023 - 21:42 in Tổ hợp và rời rạc

Gọi: 
$\mathsf{S}$ là tập hợp tất cả các cách sắp xếp khác nhau.
$\mathsf{T}, \mathsf{O}$ lần lượt là tập hợp các cách sắp xếp các chữ $T, O$ đứng cạnh nhau; 
$\mathsf{T}_2, \mathsf{O}_2$ lần lượt là tập hợp các cách sắp xếp 2 chữ $T, O$ đứng cạnh nhau; 
$\mathsf{T}_3, \mathsf{O}_3$ lần lượt là tập hợp các cách sắp xếp 3 chữ $T, O$ đứng cạnh nhau
$\mathsf{W}$ là tập hợp tất cả các cách sắp xếp hai chữ cái giống nhau đứng cạnh nhau.
 
Vì có đúng 14 chữ cái, trong đó có 3 chữ $T$, 3 chữ $O$, nên $n(\mathsf{S})=\dfrac{14!}{3!.3!}$.
 
Để ba chữ $T$ đứng cạnh nhau, ta chỉ cần coi cụm $TTT$ là một chữ cái. Ta còn 12 chữ cái. Khi đó $n(\mathsf{T}_3)=\dfrac{12!}{3!}$. 
Tương tự $n(\mathsf{O}_3)=\dfrac{12!}{3!}$.
Để hai chữ $T$ đứng cạnh nhau ta chỉ cần coi cụm $TT$ là một chữ cái. Ta còn 13 chữ cái. Khi đó $n(\mathsf{T}_2)=\dfrac{13!}{3!}$. 
Tương tự $n(\mathsf{O}_2)=\dfrac{13!}{3!}$.
Vậy
$$n(\mathsf{O})= n(\mathsf{O}_2)-n(\mathsf{O}_3)= \dfrac{13!}{3!}-\dfrac{12!}{3!}=2.12!=n(\mathsf{T}).$$
Để hai chữ $T$ đứng cạnh nhau và hai chữ $O$ đứng cạnh nhau, ta chỉ cần coi các cụm $TT$, $OO$ là các chữ cái. Ta còn 12 chữ cái. Khi đó $n(\mathsf{T}_2 \cap \mathsf{O}_2)=12!$. 
Tương tự 
$$n(\mathsf{T}_3 \cap \mathsf{O}_3)=10!; \quad n(\mathsf{T}_2 \cap \mathsf{O}_3)=n(\mathsf{T}_3 \cap \mathsf{O}_2)=11!.$$
Do đó
\begin{align*}  n(\mathsf{T}\cap \mathsf{O})&=n(\mathsf{T}_2\cap \mathsf{O}_2)-n(\mathsf{T}_3\cap \mathsf{O}_2)-n(\mathsf{T}_2\cap \mathsf{O}_3)+n(\mathsf{T}_3\cap \mathsf{O}_3)  \\&=12!.-2.11!.+10!=111.10!\end{align*}
Theo nguyên lý bù trừ, ta có:
\begin{align*}n(\mathsf{W}) &=& n\left (\mathsf{T}\cup\mathsf{O}\right )  \\& =& n\left (\mathsf{T}\right )+n\left (\mathsf{O}\right )  -n\left (\mathsf{T}\cap\mathsf{O}\right ) \\&=& 2.2.12!-111.10!=417.10!\end{align*}
Vậy số hoán vị cần tìm là
$$n=n(\mathsf{S})-n(\mathsf{W})=908409600$$
 
 



#740898 Cách bảo mật tài liệu?

Posted by E. Galois on 03-08-2023 - 21:51 in Góc Tin học

Mình có một bộ tài liệu pdf (soạn từ Latex), mình định rao bán nó. Tuy nhiên mình lo ngại rằng người mua đầu tiên sẽ gửi nó cho nhiều người khác để chia sẻ với nhau hòng giảm bớt chi phí và dĩ nhiên như vậy mình sẽ thu về ít doanh thu hơn.

 

Các bạn có cách nào để cài đặt sao cho file pdf đó ở mỗi máy khác nhau sẽ có mật khẩu khác nhau, hoặc chỉ đọc được trên 1 máy tính hoặc một phương pháp nào khác đòi hỏi cá nhân hóa tài liệu đó, đảm bảo chỉ có tác giả cho phép thì người đọc mới đọc được không?

 

Cảm ơn các bạn




#740914 Cách bảo mật tài liệu?

Posted by E. Galois on 04-08-2023 - 11:01 in Góc Tin học

Giải pháp: mã hoá file với định dạng *.tuỳ
Viết một app decoder file *.tuỳ
Tạo k*eygen cho app theo id
Active… qua mail :D

 

Cách làm này lại quá phức tạp, người mua sản phẩm sẽ phải tải app riêng để chỉ đọc mỗi file này thôi thì họ cũng ko thích. Hơn nữa đối tượng em định bán cho cũng là những người có trình độ CNTT yếu, và bản thân em cũng không có khả năng viết app. Cách làm này có vẻ là búa bổ đầu chim sẻ rồi




#743634 Chứng minh rằng $ABC$ là tam giác đều

Posted by E. Galois on 16-02-2024 - 22:29 in Hình học

Cho điểm $A$ thuộc đường tròn $(c)$. Lấy điểm $Q \in (c)$, $Q$ bất kỳ khác $A$. Đường tròn $(Q,QA)$ cắt đường tròn  $(c)$ tại điểm thứ hai $P$. Đường tròn $(A,PA)$ cắt đường tròn  $(Q,QA)$ tại điểm thứ hai $D$. Đường tròn $(D,DA)$ cắt đường tròn  $(A, AP)$ tại $E,F$. Gọi $B,C$ là giao điểm thứ hai của $AE,AF$ với $(c)$. Chứng minh rằng $ABC$ là tam giác đều.




#743651 Chứng minh rằng $ABC$ là tam giác đều

Posted by E. Galois on 17-02-2024 - 21:45 in Hình học

Tặng bạn cái hình

 

screenshot_1708181066.png




#740430 CHỨNG MINH KHÔNG CÓ SỐ HOÀN THIỆN LẺ

Posted by E. Galois on 07-07-2023 - 12:22 in Số học

Thú thật là mình không đủ trình độ để đọc chứng minh của bạn.

 

Xin gửi kèm một chứng minh khác để mọi người tham khảo

 

Attached File  2101.07176.pdf   110.65KB   115 downloads

 

Chứng minh này cũng có một lỗi sai nào đó, và mình không đủ trình độ để tìm ra.




#745308 Cho hàm số $y=\frac{x^2-x+m}{x-1}$. Tìm m...

Posted by E. Galois on 03-06-2024 - 17:45 in Hàm số - Đạo hàm

Hoành độ giao điểm của $(C)$ và trục hoành là nghiệm của phương trình
\begin{equation} \label{J3} \frac{x^2-x+m}{x-1} = 0 \Leftrightarrow \begin{cases}x^2-x+m = 0 \\ x \neq 1.\end{cases}\end{equation}
 
 Đồ thị $(C)$ cắt trục hoành tại hai điểm phân biệt khi và chỉ khi phương trình thứ nhất của $\eqref{J3}$ có hai nghiệm phân biệt khác 1. Điều này tương đương với
 \begin{equation} \label{J4} \begin{cases}\Delta = 1 - 4m > 0 \\ 1^2-1+m \neq 0\end{cases} \Leftrightarrow 0 \neq m < \dfrac{1}{4}.\end{equation}
 
Với điều kiện $\eqref{J4}$, Đồ thị $(C)$ cắt trục hoành tại hai điểm phân biệt $A(x_1,0),B(x_2;0)$. Khi đó: $x_1x_2= m; x_1+x_2=1$.
Tiếp tuyến tại $A,B$ vuông góc khi và chỉ khi
\begin{align*}y'(x_1).y'(x_2)=-1 & \Leftrightarrow   \dfrac{2x_1-1}{x_1-1}.\dfrac{2x_2-1}{x_2-1}  = -1 \\&\Leftrightarrow \dfrac{4x_1x_2-2(x_1+x_2)+1}{x_1x_2-(x_1+x_2)+1}=-1\\&\Leftrightarrow \dfrac{4m-1}{m}=-1 \\&\Leftrightarrow m=\dfrac{1}{5} \quad \text{(Thỏa mãn } \eqref{J4})\\\end{align*}
Vậy $m=\dfrac{1}{5}$ là nghiệm của bài toán.



#740851 Cho hàm số $y = \frac{x^2}{2} - 3x - \frac...

Posted by E. Galois on 01-08-2023 - 09:03 in Hàm số - Đạo hàm

Bài toán này rất đơn giản, bạn tìm các điểm cực trị của đồ thị hàm số như bình thường. Sau đó bạn có thể áp dụng công thức tính diện tích tam giác dựa vào tọa độ ba đỉnh

$$\mathcal{S}_{\Delta ABC}=\dfrac{1}{2} \sqrt{(AB.AC)^2-\left ( \overrightarrow{AB}.\overrightarrow{AC} \right )^2}$$




#724599 Báo lỗi diễn đàn

Posted by E. Galois on 22-03-2021 - 17:08 in Hướng dẫn - Trợ giúp - Giải đáp thắc mắc khi sử dụng Diễn đàn

Có một số topic hay của anh Huyện hay anh Khuê bị hỏng link ạ.

Ví dụ như topic Bổ đề hoán vị của anh Khuê https://diendantoanh...dfracbcdfracca/

 

Đến lúc 17h00 anh vẫn vào được mà.




#743628 Bài 4 - Cuộc thi giải toán "Mừng xuân Giáp Thìn, mừng VMF tròn 20 tuổi"

Posted by E. Galois on 16-02-2024 - 21:19 in Kỷ niệm 20 năm VMF

DANH SÁCH THÍ SINH THẮNG GIẢI

 

$$\begin{array}{|c|c|c|c|c|} \hline \text{No.}&\text{Member} & \text{Scores} &\text{Time post} & \text{SubSolution}\\ \hline 1& \text{habcy12345}&10&140224-12:07&0\\ \hline 2& \text{ nguyenhuybao06}&10&140224-12:13&0\\ \hline 3& \text{ Nguyen Bao Khanh}&10&140224-12:32&0\\ \hline \end{array}$$

 

Thí sinh nào chưa gửi thông tin cá nhân cho BTC hãy khẩn trương gửi thông tin để nhận giải

 

1) Họ và tên thật

2) Lớp, trường, huyện, tỉnh

3) Thông tin nhận giải

- Tên ngân hàng

- STK (Của phụ huynh cũng được)

- Tên chủ tài khoản




#743539 Bài 4 - Cuộc thi giải toán "Mừng xuân Giáp Thìn, mừng VMF tròn 20 tuổi"

Posted by E. Galois on 14-02-2024 - 10:09 in Kỷ niệm 20 năm VMF

Topic này dùng để đăng tải đề thi lĩnh vực BĐT của Cuộc thi giải toán "Mừng xuân Giáp Thìn, mừng VMF tròn 20 tuổi"

Thời gian công bố đề: 12h00, ngày 14/02/2024 (Mùng 5 Tết)
Hạn cuối nộp bài: 11h59 ngày 15/02/2024 (Mùng 6 Tết)

Sau khi trọng tài Ispectorgadget post đề, các thành viên THCS có thể đăng lời giải vào topic này. BQT sẽ cài đặt để các thành viên không nhìn thấy bài làm của nhau.

**Lưu ý: Thí sinh cần nhấn nút “Xem trước” bài viết của mình trước khi post, tránh những lỗi không đáng có (lỗi Latex, đánh máy, v.v…). Bởi vì BTC sẽ căn cứ bài viết đó là lời giải chính thức của bạn.



#743591 Bài 4 - Cuộc thi giải toán "Mừng xuân Giáp Thìn, mừng VMF tròn 20 tuổi"

Posted by E. Galois on 15-02-2024 - 21:43 in Kỷ niệm 20 năm VMF

Đề bài

Cho $x,y$ là số thực thoả mãn
$$x^2-y^2+2xy=5.$$
Tìm giá trị nhỏ nhất của $3x^2+2y^2$.

 

Góp 1 lời giải THCS

 

Dễ thấy $x=0$ không thỏa mãn yêu cầu bài toán. Đặt $3x^2+2y^2= 5m > 0, t = \dfrac{y}{x}$, ta có:

$$\begin{align}3x^2+2y^2= 5m & \Leftrightarrow 3x^2+2y^2= m(x^2-y^2+2xy) \nonumber \\  & \Leftrightarrow (3-m)x^2+(2+m)y^2-2mxy=0 \nonumber \\ & \Leftrightarrow (2+m)t^2-2mt+3-m=0 \label{1} \end{align}$$

Bài toán trở thành tìm điều kiện của tham số $m$ sao cho phương trình $\eqref{1}$ (ẩn $t$) có nghiệm.

Điều này tương đương với:

$$\Delta ' =  2m^2-m-6 = 2(m-2)\left(m+\dfrac{3}{2}\right) \geq 0 \Leftrightarrow m \geq 2$$

 

Vậy $3x^2+2y^2 \geq 5.2=10$. 

Dấu $"="$ xảy ra khi $m =2 \Leftrightarrow t = \dfrac{1}{2} \Leftrightarrow x = 2y$.




#743627 Bài 3 - Cuộc thi giải toán "Mừng xuân Giáp Thìn, mừng VMF tròn 20 tuổi"

Posted by E. Galois on 16-02-2024 - 21:14 in Kỷ niệm 20 năm VMF

DANH SÁCH THÍ SINH THẮNG GIẢI
 
$$\begin{array}{|c|c|c|c|c|} \hline \text{No.}&\text{Member} & \text{Scores} &\text{Time post} & \text{SubSolution}\\ \hline 1&  \text{trantiennguyen}&7&140224-23:44&0\\ \hline \end{array}$$
 
Do chất lượng bài làm chưa được đảm bảo nên chỉ có 1 thí sinh đạt giải KK. Hai thí sinh còn lại chưa đạt điểm TB nên sẽ không có giải



#743504 Bài 3 - Cuộc thi giải toán "Mừng xuân Giáp Thìn, mừng VMF tròn 20 tuổi"

Posted by E. Galois on 13-02-2024 - 10:31 in Kỷ niệm 20 năm VMF

Topic này dùng để đăng tải đề thi lĩnh vực Hình học của Cuộc thi giải toán "Mừng xuân Giáp Thìn, mừng VMF tròn 20 tuổi"

Thời gian công bố đề: 12h00, ngày 13/02/2024 (Mùng 4 Tết)
Hạn cuối nộp bài: 11h59 ngày 14/02/2024 (Mùng 5 Tết)

Sau khi trọng tài perfectstrong post đề, các thành viên THCS có thể đăng lời giải vào topic này. BQT sẽ cài đặt để các thành viên không nhìn thấy bài làm của nhau.

**Lưu ý: Thí sinh cần nhấn nút “Xem trước” bài viết của mình trước khi post, tránh những lỗi không đáng có (lỗi Latex, đánh máy, v.v…). Bởi vì BTC sẽ căn cứ bài viết đó là lời giải chính thức của bạn.



#743626 Bài 2 - Cuộc thi giải toán "Mừng xuân Giáp Thìn, mừng VMF tròn 20 tuổi"

Posted by E. Galois on 16-02-2024 - 21:11 in Kỷ niệm 20 năm VMF

DANH SÁCH THÍ SINH THẮNG GIẢI
 
$$\begin{array}{|c|c|c|c|c|} \hline \text{No.}&\text{Member} & \text{Scores} &\text{Time post} & \text{SubSolution}\\ \hline 1& \text{Nguyen Bao Khanh}&10&120224-15:05&0\\  \hline  2& \text{bahieupbc}&9.5&120224-17:54&0\\  \hline  3& \text{trantiennguyen}&9&120224-12:53&0\\  \hline \end{array}$$
 
Các thí sinh này đều đã gửi thông tin cá nhân đến BTC. 



#743485 Bài 1 - Cuộc thi giải toán "Mừng xuân Giáp Thìn, mừng VMF tròn 20 tuổi"

Posted by E. Galois on 12-02-2024 - 17:23 in Kỷ niệm 20 năm VMF

03 thí sinh đứng đầu sẽ trả lời câu hỏi sau để nhận thưởng ạ

1) Họ và tên thật
2) Lớp, trường, huyện, tỉnh
3) Thông tin nhận giải
- Tên ngân hàng
- Số TK (của phụ huynh cũng được) và tên chủ tài khoản



#743629 Bài 1 - Cuộc thi giải toán "Mừng xuân Giáp Thìn, mừng VMF tròn 20 tuổi"

Posted by E. Galois on 16-02-2024 - 21:37 in Kỷ niệm 20 năm VMF

Do bạn Neon2701 quá tuổi để thi nên bạn leonguyen sẽ được giải KK nhé. Mời bạn công bố thông tin cá nhân ạ




#743648 Bài 1 - Cuộc thi giải toán "Mừng xuân Giáp Thìn, mừng VMF tròn 20 tuổi"

Posted by E. Galois on 17-02-2024 - 20:07 in Kỷ niệm 20 năm VMF

Do 2 bạn Neon2701 và leonguyen đều quá tuổi nên Giải thưởng Bài 1 được tính lại như sau

 

 

1. Giải Nhất: Nguyễn Bảo Khánh, Lớp 9C, Trường THCS Nhữ Bá Sỹ, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa

 

2. Giải KK1: Lê Trung Tấn Huy, Lớp 9/6, Trường THCS Nguyễn Tri Phương, TP. Huế, Tỉnh Thừa Thiên - Huế

 

3. Giải KK3: trantiennguyen. Tuy nhiên bạn này không trả lời tin nhắn của BTC về cung cấp thông tin nhận giải. BTC hiểu rằng bạn từ chối nhận giải.




#743473 Bài 1 - Cuộc thi giải toán "Mừng xuân Giáp Thìn, mừng VMF tròn 20 tuổi"

Posted by E. Galois on 12-02-2024 - 12:11 in Kỷ niệm 20 năm VMF

Hết giờ làm bài. Thí sinh và khán giả được nhận xét bài của nhau. Thí sinh nào tự sửa bài của mình sẽ bị loại.



#733954 Basel Problem $\sum_{n=1}^\infty \dfrac{1...

Posted by E. Galois on 09-07-2022 - 14:38 in Dãy số - Giới hạn

Cách giải sau đây em đọc ở trên mạng. Đây chắc là cách sơ cấp nhất

 

Trong mặt phẳng với điểm O cố định, dựng đường tròn $c_1$ tâm $I_1$, bán kính $r_1=OI_1=\dfrac{2}{\pi}$. Gọi $A_1^1A_2^1$ là đường kính của đường tròn $c_1$.

a.png

Khi đó: 

$$\dfrac{1}{{OI_1}^2}=\dfrac{1}{{OA_1^1}^2}+\dfrac{1}{{OA_2^1}^2}$$

 

Gọi $OI_2$ là một đường kính của $c_1$. Dựng đường tròn $c_2$ tâm $I_2$, bán kính $r_2=OI_2$. Các đường thẳng $I_2A_1^1$ và $I_2A_2^1$ cắt đường tròn $c_2$ tại bốn điểm $A_1^2,...,A_4^2$

b.png

Khi đó: 

$$\dfrac{1}{{OI_1}^2}=\dfrac{1}{{OA_1^1}^2}+\dfrac{1}{{OA_2^1}^2}=\sum_{i=1}^4 \dfrac{1}{{OA_i^2}^2}$$

 

Gọi $OI_3$ là một đường kính của $c_2$. Dựng đường tròn $c_3$ tâm $I_3$, bán kính $r_3=OI_3$. Các đường thẳng $I_3A_i^2$ cắt đường tròn $c_3$ tại tám điểm $A_1^3,...,A_8^3$

c.png
 

Khi đó: 

$$\dfrac{1}{{OI_1}^2}=\sum_{i=1}^8 \dfrac{1}{{OA_i^3}^2}$$

 

Ta được dãy các đường tròn $(c_n)$ với các điểm $A_i^n, i=1, ..., 2^n$ thỏa mãn điều kiện:

$1) r_{n+1}=2r_n, \forall n \geq 1$

$2) \widehat{A_i^{n+1} I_{n+1} A_{i+1}^{n+1}} = \frac{1}{2} \widehat{A_i^{n} I_{n} A_{i+1}^{n}}, \quad i = 1,2,..., 2^n -1, \quad \forall n \geq 1$

 

Do đó độ dài các cung $A_i^n A_{i+1}^n$ luôn không đổi và bằng 2.

 

Đồng thời ta cũng có:

$$ \dfrac{1}{{OI_1}^2}=\sum_{i=1}^{2^n} \dfrac{1}{{OA_i^n}^2} \quad \quad (1)$$

Cho $n \to + \infty$, đường tròn $c_n$ trở thành đường thẳng đi qua $O$ và vuông góc với $OI_1$, ta coi đó là một trục số gốc $O$, các điểm $A_i^n$ luôn cách nhau 2 đơn vị, trở thành các điểm $\pm 1, \pm 3, \pm 5, ...$

Khi đó $(1)$ trở thành:

$$\dfrac{\pi^2}{8}=\sum_{n=1}^{+\infty} \dfrac{1}{(2n-1)^2}=S_{le}$$

 

Chú ý rằng: 

$$S_{chan}=\sum_{n=1}^{+\infty} \dfrac{1}{(2n)^2}=\dfrac{1}{4} =\sum_{n=1}^{+\infty} \dfrac{1}{n^2}$$

Suy ra: 

$$\sum_{n=1}^{+\infty} \dfrac{1}{n^2}= \dfrac{4}{3} S_{le} =\dfrac{\pi^2}{6}$$