Đến nội dung

Quoc Tuan Qbdh nội dung

Có 974 mục bởi Quoc Tuan Qbdh (Tìm giới hạn từ 29-04-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#607519 Đề thi và lời giải VMO 2016

Đã gửi bởi Quoc Tuan Qbdh on 06-01-2016 - 12:58 trong Thi HSG Quốc gia và Quốc tế

Câu 1 :

Từ hệ suy ra : $\frac{(6x-y+z^{2}-3)-(6x^{2}-3y^{2}-y-2z^{2})}{3}+(x^{2}-y^{2}-2z+1)=0$

$<=>(x-1)^{2}=(z-1)^{2}$ . Ta có hai trường hợp $x=z$ hoặc $z=2-x$

_ Với $x=z$, hệ phương trình trở thành

$\left\{\begin{matrix}6x-y+x^{2}=3\\ x^{2}-y^{2}-2x=-1 \\ 4x^{2}-3y^{2}-y=0\end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}6x-y+x^{2}=3\\ (x-1)^{2}=y^{2}\\ 4x^{2}-3y^{2}-y=0\end{matrix}\right.$

Đến đây lại xét hai trường hợp : $x=y+1$ hoặc $x=1-y$ thế vào giải phương trình bậc hai

_ Với $z=2-x$, hệ phương trình trở thành

$\left\{\begin{matrix}1+2x+x^{2}=y\\ x^{2}+4x-3=y^{2} \\ 4x^{2}+8x-8-3y^{2}-y=0\end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x^{2}(x^{2}+4x+4+1)=-4=-4\\ (x+1)^{2}=y\\ 4x^{2}+8x-8-3y^{2}-y=0\end{matrix}\right.$

Khi đó hệ vô nghiệm do phương trình đầu vô nghiệm ( vế trái dương - vế phải âm )




#607516 Đề thi và lời giải VMO 2016

Đã gửi bởi Quoc Tuan Qbdh on 06-01-2016 - 12:31 trong Thi HSG Quốc gia và Quốc tế

Câu a gọi H là chân đường cao kẻ từ A đến BC

Ta có : $\angle MAC=\angle BAH =\angle BDE\Rightarrow \angle FDC=\angle MAB\Leftrightarrow \angle DFN+\angle DNF =\angle EAD+\angle DAM$

$\Rightarrow \angle DNF=\angle DAM\Rightarrow A,D,M,N$ đồng viên

$\Rightarrow (AMN)$ đi qua $D$ cố định 

Chậm chân :(




#607463 CMR: $x^2+2y+2z\leq8$

Đã gửi bởi Quoc Tuan Qbdh on 05-01-2016 - 23:24 trong Bất đẳng thức và cực trị

 

Cho các số thực không âm $x,y,z$ thỏa mãn $\sqrt{1+x^2}+\sqrt{1+2y} +\sqrt{1+2z}=5$

CMR: $x^2+2y+2z\leq8$

 

Bổ đề : Với $ab \geq 0$ ta luôn có :

$\sqrt{a+1}+\sqrt{b+1} \geq 1+\sqrt{a+b+1}$

Chứng minh : Bổ đề tương đương $a+1+b+1+2\sqrt{(a+1)(b+1)} \geq 1+a+b+1+2\sqrt{a+b+1}<=>ab \geq 0$ ( luôn đúng )

Áp dụng Bổ đề : ta có 
$\sqrt{1+x^{2}}+\sqrt{1+2y}+\sqrt{1+2z} \geq \sqrt{1+x^{2}}+\sqrt{1+2y+2z}+1 \geq 1+\sqrt{x^{2}+2y+2z+1}+1$

Hay : $5 \geq 2+\sqrt{x^{2}+2y+2z+1}$
$<=>9 \geq x^{2}+2y+2z+1$

$<=>8 \geq x^{2}+2y+2z$ ( điều phải chứng minh )
Dấu bằng xảy ra khi $x=0$ và một trong hai số $y$ và $z$ bằng $0$ số còn lại bằng $4$
 




#607450 $x^{2}-\sqrt{x+6}=-4x$

Đã gửi bởi Quoc Tuan Qbdh on 05-01-2016 - 22:52 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Giải phương trình

$x^{2}-\sqrt{x+6}=-4x$

 

Có cách nào đặt ẩn phụ không nhỉ

ĐKXĐ : $x \geq -6$ 

Phương trình tương đương

$x^{2}+4x=\sqrt{x+6}$
Đặt $\sqrt{x+6}=y+2(y \geq -2)$ suy ra $y^{2}+4y+4=x+6<=>y^{2}+4y-2=x(1)$

Phương trình trở thành

$x^{2}+4x=y+2<=>x^{2}+4x-2=y(2)$

Kết hợp $(1)(2)$ ta có hệ 

$\left\{\begin{matrix}y^{2}+4y-2=x\\ x^{2}+4x-2=y\end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}(y-x)(y+x+5)=0\\ y^{2}+4y-2=x\end{matrix}\right.\Leftrightarrow \begin{bmatrix}\left\{\begin{matrix}x=y\\ x^{2}+3x-2=0\end{matrix}\right.\\ \left\{\begin{matrix}x=-5-y\\ y^{2}+5y+3=0\end{matrix}\right.\end{bmatrix}$
Kết hợp với $x \geq -6$ và $y \geq -2$ để giải hệ



#607293 Bình chọn Thành viên nổi bật 2015 của Diễn đàn toán học

Đã gửi bởi Quoc Tuan Qbdh on 05-01-2016 - 10:51 trong Thông báo tổng quan

Nhưng mà các admin ơi, nhỡ có bạn tiêu cưc thì sao?

Ý em là lập nhiều nick để ủng hộ cho 1 nick ý!

Bạn nên đọc kỹ hàng dưới

Hình gửi kèm

  • Untitled.png



#607288 $(x+1)\sqrt{x+2}+(x+6)\sqrt{x+7}\geqs...

Đã gửi bởi Quoc Tuan Qbdh on 05-01-2016 - 10:42 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải : $(x+1)\sqrt{x+2}+(x+6)\sqrt{x+7}\geqslant x^2+7x+12$

ĐKXĐ : $x \geq -2$

Bất phương trình tương đương

$(x+1)(\sqrt{x+2}-2)+(x+6)(\sqrt{x+7}-3) \geq x^{2}+2x-8$

$<=>(x+1)\frac{x-2}{\sqrt{x+2}+2}+(x+6)\frac{x-2}{\sqrt{x+7}+3} \geq (x-2)(x+4)$
$<=>(x-2)(\frac{x+1}{\sqrt{x+2}+2}+\frac{x+6}{\sqrt{x+7}+3}-(x+4)) \geq 0$

Đặt phần trong ngoặc là $Q$ 

_Ta thấy : với mọi $x \geq -2$ thì $x+6>0$ và $\sqrt{x+7}+3 > 3$ nên $\frac{x+6}{\sqrt{x+7}+3} < \frac{x+6}{3}$

_Với $-2 \leq x \leq -1$ ta có : $\sqrt{x+2}+2 \leq \sqrt{-1+2}+2=3$ và $x+1 < 0$ nên $\frac{x+1}{\sqrt{x+2}+2} \leq \frac{x+1}{3}$

Khi đó $\frac{x+6}{\sqrt{x+7}+3}+\frac{x+1}{\sqrt{x+2}+2} < \frac{x+6}{3}+\frac{x+1}{3} = \frac{2x+7}{3} < \frac{3x+12}{3} = x+4$(vì $x \geq -2 > -5$) nên $Q<0$

_Với $x > -1$ ta có : $\sqrt{x+2}+2 > 2$ và $x+1 > 0$ nên $\frac{x+1}{\sqrt{x+2}+2} < \frac{x+1}{2}$

Khi đó $\frac{x+6}{\sqrt{x+7}+3}+\frac{x+1}{\sqrt{x+2}+2} < \frac{x+6}{3}+\frac{x+1}{2} = \frac{5x+15}{6} < \frac{6x+24}{6} = x+4$(vì $x \geq -1 > -9$) nên $Q<0$
​Vì trong ngoặc $<0$ nên Bất phương trình tương đương

$x-2 \leq 0<=> x \leq 2$

Vậy nghiệm của bất phương trình là $S=$[$-2;2$]




#607227 $\frac{1}{\sqrt{a^{2}-ab+b^...

Đã gửi bởi Quoc Tuan Qbdh on 04-01-2016 - 23:24 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho 3 số thực dương a,b,c thỏa mãn điều kiện $\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}=3$

Tìm giá trị lớn nhất của A = $\frac{1}{\sqrt{a^{2}-ab+b^{2}}}+\frac{1}{\sqrt{b^{2}-bc+c^{2}}}+\frac{1}{\sqrt{c^{2}-ca+a^{2}}}$

Ta có : $\sqrt{a^{2}-ab+b^{2}}=\sqrt{(a+b)^{2}-3ab} \geq \sqrt{(a+b)^{2}-\frac{3(a+b)^{2}}{4}}=\frac{1}{2}(a+b)(AM-GM)$

Tương tự . Suy ra

$A \leq 2(\frac{1}{a+b}+\frac{1}{b+c}+\frac{1}{c+a}) \leq \frac{1}{2}(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}+\frac{1}{c}+\frac{1}{a})=3(C-S)$

Dấu bằng xảy ra khi $a=b=c=1$




#606950 TOPIC ôn thi Olimpic 30/04 và thi HSG toán 10

Đã gửi bởi Quoc Tuan Qbdh on 03-01-2016 - 14:04 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

 

Cho $a;b;c$ dương thỏa mãn $abc=1$. Tìm giá trị nhỏ nhất của :
$M=\sum \frac{a^{3}+8}{a^{3}(b+c)}$

Mạng lag nên mình không trích dẫn được bài viết 

Đặt $(x;y;z)->(ab;bc;ca)$ khi đó $xyz=1$

Ta có :
$M=\sum \frac{a^{3}+1+1+6}{a^{3}(b+c)} \geq \sum (\frac{3a}{a^{3}(b+c)}+\frac{6}{a^{3}(b+c)})(AM-GM)$

$=\sum(\frac{3a^{2}bc}{a^{3}(b+c)}+\frac{6a^{2}b^{2}c^{2}}{a^{3}(b+c)})=\sum(\frac{3bc}{ab+ac}+\frac{6b^{2}c^{2}}{ab+ac})=6\sum \frac{y^{2}}{x+z}+3\sum \frac{y}{x+z}$

$ \geq 6\frac{(x+y+z)^{2}}{2(x+y+z)}+3.\frac{3}{2}$ ( Sử dụng bất đẳng $C-S$ và $Nesbit$ )

$=3(x+y+z)+\frac{9}{2} \geq 3.3\sqrt[3]{xyz}+\frac{9}{2}=\frac{27}{2}(AM-GM)$

Dấu bằng xảy ra khi $x=y=z=1$ hay $a=b=c=1$
Mở rộng bài toán. Chứng minh tương tự . Không cần đăng lời giải

 

Cho $a;b;c$ dương thoả mãn $abc=1$ . Tìm giá trị nhỏ nhất của :
$A=\sum \frac{a^{3}+k}{a^{3}(b+c)}$ $(k \geq 2)$




#606937 $\sqrt{3x-11}-\sqrt{x}=\frac{5...

Đã gửi bởi Quoc Tuan Qbdh on 03-01-2016 - 12:43 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải phương trình sau: $\sqrt{3x-11}-\sqrt{x}=\frac{5}{2x-13}$

ĐKXĐ : $x \geq \frac{11}{3}$ // $x$ khác $\frac{13}{2}$
Phương trình tương đương

$\frac{2x-11}{\sqrt{3x-11}+\sqrt{x}}=\frac{5}{2x-13}$

Ta thấy $x=\frac{11}{2}$ không là nghiệm của phương trình

Với $x$ khác $\frac{11}{2}$ phương trình tương đương

$(2x-11)(2x-13)=5\sqrt{3x-11}+5\sqrt{x}$

$<=>(4x^{2}-52x+144)+(3x-7-5\sqrt{3x-11})+(x+6-5\sqrt{x})=0$
$<=>4(x-4)(x-9)+\frac{9x^{2}-117x+324}{3x-7+5\sqrt{3x-11}}+\frac{x^{2}-13x+36}{x+6+5\sqrt{x}}=0$
$<=>(x-4)(x-9)(4+\frac{9}{3x-7+5\sqrt{3x-11}}+\frac{1}{x+6+5\sqrt{x}})=0$

Lại có : $3x-7 \geq 3.\frac{11}{3}-7>0$ suy ra : $\frac{9}{3x-7+5\sqrt{3x-11}} >0$

$x+6 >0$ suy ra $\frac{1}{x+6+5\sqrt{x}}>0$
$4>0$

Nên phần trong ngoặc $>0$
Vậy phương trình tương đương $x=4$ hoặc $x=9$

Vậy tập nghiệm của phương trình là $S=${$4;9$} 




#606922 Trình soạn thảo bị lỗi!

Đã gửi bởi Quoc Tuan Qbdh on 03-01-2016 - 11:24 trong Hướng dẫn - Trợ giúp - Giải đáp thắc mắc khi sử dụng Diễn đàn

Mọi người cho mình hỏi tại sao lại không dùng được trình soạn thảo công thức toán vậy?

 

Máy mình cũng bị nek, sao không gõ được Latex vậy nhỉ?

Chắc có lẽ nút $f_x$ bị lỗi . Không coppy vào văn bản thì có thể khắc phục được nhưng không hiển thị xem trước thì hơi nghiêm trọng . Các thành viên trong ban quản lý kĩ thuật chắc cũng đang sửa chữa .

Trong khi đó có thể gõ Latex trên link này :

https://www.codecogs...x/eqneditor.php

Gõ xong các bạn bôi đen phần latex trong khung rồi coppy nó vào văn bản . Kẹp phần Latex đó giữa 2 dấu " $ " có ở trên bàn phím máy tính . 




#606352 $\frac{1}{a(1+b)}+\frac{1}{...

Đã gửi bởi Quoc Tuan Qbdh on 31-12-2015 - 20:50 trong Bất đẳng thức và cực trị

 Kỹ thuật đổi biến BĐT Cauchy-Schwarz

 

Cho $a,b,c,d>0$ thỏa $abcd=1$. CM

 

 $\frac{1}{a(1+b)}+\frac{1}{b(1+c)}+\frac{1}{c(1+d)}+\frac{1}{d(1+a)}\geq 2$

Vì $abcd=1$ nên tồn tại $x;y;z;t$ dương sao cho

$a=\frac{y}{x}$ // $b=\frac{z}{y}$ // $c=\frac{t}{z}$ // $d=\frac{x}{t}$
Bất đẳng thức trở thành 

$\sum \frac{1}{\frac{y}{x}(1+\frac{z}{y})} \geq 2$
$<=>\frac{x}{y+z}+\frac{y}{z+t}+\frac{z}{t+x}+\frac{t}{x+y} \geq 2$
Áp dụng BĐT $Cauchy-Schwarz$ ta có :
$\frac{x}{y+z}+\frac{y}{z+t}+\frac{z}{t+x}+\frac{t}{x+y} = \frac{x^{2}}{xy+xz}+\frac{y^{2}}{yz+ty}+\frac{z^{2}}{zt+zx}+\frac{t^{2}}{tx+ty}$

$\geq \frac{(x+y+z+t)^{2}}{xy+yz+tz+tx+2xz+2ty}$

Lại có :

$(x+y+z+t)^{2} \geq 2xy+2yz+2tz+2tx+4xz+2ty$
$<=>(t-y)^{2}+(x-z)^{2} \geq 0$ ( hiển nhiên đúng )
Suy ra : 

$ \frac{(x+y+z+t)^{2}}{xy+yz+tz+tx+2xz+2ty} \geq 2$

Dấu bằng xảy ra khi $x=y=z=t$ hay $a=b=c=d=1$
 




#606338 Tìm GTLN,GTNN của $S=x+y+1$

Đã gửi bởi Quoc Tuan Qbdh on 31-12-2015 - 19:40 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho x,y liên hệ với nhau bởi hệ thức: $x^2+2xy+7(x+y)+7y^2+10=0$. Tìm GTLN,GTNN của $S=x+y+1$

Ta có :
$x^{2}+2xy+7(x+y)+7y^{2}+10=0$
$<=>(x+y+3,5)^{2}=2,25-6y^{2} \leq 2,25$

$<=>-1,5 \leq (x+y+3,5) \leq 1,5$
$<=>-4 \leq x+y+1 \leq -1$
Vậy $Max$ $S=-1$ khi $x=-2$ và $y=0$

$Min$ $S=-4$ khi $x=-5$ và $y=0$




#606319 Chứng minh $EG\bot AF$

Đã gửi bởi Quoc Tuan Qbdh on 31-12-2015 - 16:58 trong Hình học phẳng

Cho tam giác ABE cân tại E. Đường cao EC. Kẻ CF vuông góc EB tại F. Gọi G là trung điểm CF. Chứng minh $EG\bot AF$ 

Nhận thấy $\vec{EC}.\vec{AC}=\vec{AF}.\vec{EF}=0$ vì các cặp vecto này vuông góc với nhau

Ta có :
$\vec{EG}.\vec{AF}=\frac{1}{2}(\vec{EC}+\vec{EF})(\vec{AC}+\vec{CF})=\frac{1}{2}(\vec{EC}.\vec{CF}+\vec{EF}.\vec{AC})$

$=\frac{1}{2}(EC.CF.cos(\vec{EC},\vec{CF})+EF.AC.cos(\vec{EF},\vec{AC}))$

Lại có : góc $ABE$ = góc $ECF$ nên $sđ (\vec{EC},\vec{CF})= -sđ (\vec{EF},\vec{AC})$
Suy ra : $cos(\vec{EC},\vec{CF})=-cos(\vec{EF},\vec{AC})$

$-->\vec{EG}.\vec{AF}=\frac{1}{2}.cos(\vec{EC},\vec{CF})(EC.CF-EF.AC)$
Đến đây dễ dàng chứng minh $EC.CF=EF.AC$ bằng cặp tam giác đồng dạng $\Delta ECA$ và $\Delta EFC$




#606236 CMR: $(a+b+c)^{2}\geqslant 4(h_{a}^{2...

Đã gửi bởi Quoc Tuan Qbdh on 30-12-2015 - 22:38 trong Hình học

Gọi $a$,$b$,$c$ là ba cạnh của một tam giác $h_{a},h_{b},h_{c}$ là độ dài ba đường cao tương ứng với ba cạnh đó; $r$ là bán kính của đường tròn nội tiếp tam giác đó:

$a)$ CMR: $\frac{1}{h_{a}}+\frac{1}{h_{b}}+\frac{1}{h_{c}}=\frac{1}{r}$

 

Áp dụng công thức quen thuộc :
$(a+b+c).r=2S$ với $S$ là diện tích tam giác có ba cạnh $a;b;c$

Ta có :

$\frac{a}{a.h_a}+\frac{b}{b.h_b}+\frac{c}{c.h_c}=\frac{a+b+c}{2S}=\frac{1}{r}-->Q.E.D$




#605680 $13\sqrt{x-1}+9\sqrt{x+1}=16x$

Đã gửi bởi Quoc Tuan Qbdh on 27-12-2015 - 22:52 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Giải phương trình:

$13\sqrt{x-1}+9\sqrt{x+1}=16x$

P/s: Không dùng liên hợp, BĐT, đặt ẩn phụ

ĐKXĐ : $x \geq 1$

Phương trình tương đương

$13(x-1-2.\frac{1}{2}.\sqrt{x-1}+\frac{1}{4})+3(x+1-2.\frac{3}{2}.\sqrt{x+1}+\frac{9}{4})=0$

$<=>13(\sqrt{x-1}-\frac{1}{2})^{2}+3(\sqrt{x+1}-\frac{3}{2})^{2}=0$
Ta thấy : Vế trái $\geq 0=$ Vế phải . Dấu bằng xảy ra khi $x=\frac{5}{4}$




#605265 $\sqrt[3]{a+bc}+\sqrt[3]{b+ac}+\sqrt[...

Đã gửi bởi Quoc Tuan Qbdh on 25-12-2015 - 21:38 trong Bất đẳng thức và cực trị

Tìm GTLN của biểu thức với $a$,$b$,$c$>0 và $a$+$b$+$c$=$1$:

$\sqrt[3]{a+bc}+\sqrt[3]{b+ac}+\sqrt[3]{c+ab}$

Áp dụng BĐT $Holder$ ta có :
$(\sqrt[3]{a+bc}+\sqrt[3]{b+ac}+\sqrt[3]{c+ab})^{3} \leq (1+1+1)(1+1+1)(a+bc+b+ac+c+ab)=9(1+ab+bc+ca)$

Lại có

$ab+bc+ca \leq \frac{(a+b+c)^{2}}{3}=\frac{1}{3}$ ( chứng minh bằng biến đổi tương đương )

Suy ra

$\sqrt[3]{a+bc}+\sqrt[3]{b+ac}+\sqrt[3]{c+ab} \leq \sqrt[3]{\frac{4}{3}}$

Dấu bằng xảy ra khi $a=b=c=\frac{1}{3}$




#605203 $ ... x\sqrt{y^{2}+6}+y\sqrt{x^{...

Đã gửi bởi Quoc Tuan Qbdh on 25-12-2015 - 18:49 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

giải hệ pt :

$\left\{\begin{matrix} x\sqrt{y^{2}+6}+y\sqrt{x^{2}+3}=7xy\\x\sqrt{x^{2}+3}+y\sqrt{y^{2}+6}=2+x^{2}+y^{2} \end{matrix}\right.$

cá bạn cho mình hỏi thêm có cách nào tổng quát để giải những hệ dạng này không nhỉ ?

Nhận thấy $x=0$ và $y=0$  không là nghiệm của hệ phương trình

Hệ phương trình tương đương

$\left\{\begin{matrix}\frac{\sqrt{y^{2}+6}}{y}+\frac{\sqrt{x^{2}+3}}{x}=7 \\ \frac{3x}{\sqrt{x^{2}+3}+x}+\frac{6y}{\sqrt{y^{2}+6}+y}=2 \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}\frac{\sqrt{y^{2}+6}}{y}+\frac{\sqrt{x^{2}+3}}{x}=7 \\ \frac{3}{\frac{\sqrt{x^{2}+3}}{x}+1}+\frac{6}{\frac{\sqrt{y^{2}+6}}{y}+1}=2 \end{matrix}\right.$

Đặt $\left\{\begin{matrix}a=\frac{\sqrt{x^{2}+3}}{x} \\ b=\frac{\sqrt{y^{2}+6}}{y} \end{matrix}\right.$

Hệ phương trình trở thành

$\left\{\begin{matrix}a+b=7 \\ \frac{3}{a+1}+\frac{6}{b+1}=2 \end{matrix}\right.$

Đến đây giải bằng phương pháp thế đưa về phương trình bậc hai.




#604531 $x^{3}+y^{3}-8xy\sqrt{2(x^{2}+y^...

Đã gửi bởi Quoc Tuan Qbdh on 21-12-2015 - 21:41 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Các bạn giúp mình với. Chiều mai mình nộp bài rồi 

Tìm x; y t/m:

$x^{3}+y^{3}-8xy\sqrt{2(x^{2}+y^{2})} + 7xy(x+y)=0$ và $\sqrt{y}-\sqrt{2x-3}+2x=6$

Giúp  :like  :D  :like  :D

ĐKXĐ : $y \geq 0$ và $x \geq \frac{3}{2}$

Phương trình đầu tương đương

$x^{3}+y^{3}+7xy(x+y)=8xy\sqrt{2(x^{2}+y^{2})}$

$<=>(x+y)^{3}+4xy(x+y)=8xy\sqrt{2(x^{2}+y^{2})}$

Lại có :

$(x+y)^{3}+4xy(x+y) \geq 2.2\sqrt{xy}.(x+y)^{2}(AM-GM)=8.xy.\sqrt{xy}+4(x^{2}+y^{2}).\sqrt{xy} \geq 2.4.xy\sqrt{2(x^{2}+y^{2})}=VP$
Dấu bằng xảy ra khi $x=y$

Thay vào phương trình thứ hai ta có :

$\sqrt{x}-\sqrt{2x-3}+2x=6$

$<=>\frac{3-x}{\sqrt{x}+\sqrt{2x-3}}=3(3-x)$

$<=>x=3$ hoặc $\frac{1}{\sqrt{x}+\sqrt{2x-3}}=3(A)$

Lại có : vì $x \geq \frac{3}{2}$ nên $\sqrt{x}+\sqrt{2x-3} \geq \frac{\sqrt{3}}{\sqrt{2}}$ suy ra $\frac{1}{\sqrt{x}+\sqrt{2x-3}} \leq \frac{\sqrt{2}}{\sqrt{3}}< 3$

Nên $(A)$ vô nghiệm

Vậy hệ có nghiệm duy nhất là $(3;3)$




#604504 $\left\{\begin{matrix} \sqrt{x+y...

Đã gửi bởi Quoc Tuan Qbdh on 21-12-2015 - 20:50 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Giải hệ phương trình: 

$\left\{\begin{matrix} \sqrt{x+y}+\sqrt{x+3}=\frac{y-3}{x}\\ \sqrt{x+y}+\sqrt{x}=x+3  \end{matrix}\right.$

ĐKXĐ : $x>0$ và $y>3$

Giải phương trình đầu tương đương

$\frac{y-3}{\sqrt{x+y}-\sqrt{x+3}}=\frac{y-3}{x}$

Tương đương $\sqrt{x+y}-\sqrt{x+3}=x$

Thay vào phương trình dưới ta được

$\sqrt{x+y}+\sqrt{x}=\sqrt{x+y}-\sqrt{x+3}+3$

$<=>\sqrt{x}+\sqrt{x+3}=3$

$<=>\frac{3}{\sqrt{x+3}-\sqrt{x}}=3$

$<=>\sqrt{x+3}-\sqrt{x}=1$

$<=>(\sqrt{x+3}-\sqrt{x})+(\sqrt{x}+\sqrt{x+3})=4$

$<=>\sqrt{x+3}=2$

$<=>x=1$

Suy ra : $\sqrt{x+y}=x+3-\sqrt{x}=3$

Suy ra $y=8$




#604081 $\frac{1}{a} \geqslant \frac{2...

Đã gửi bởi Quoc Tuan Qbdh on 19-12-2015 - 22:48 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho $a$>0,$b$<0. Chứng minh:

$\frac{1}{a} \geqslant \frac{2}{b}+\frac{8}{2a-b}$

Theo bài ra ta có : $-b>0$

Bất đẳng thức cần chứng minh tương đương

$\frac{2}{2a}+\frac{2}{-b}=2.(\frac{1}{2a}+\frac{1}{-b}) \geq 2.\frac{4}{2a-b}=VP$ ( Áp dụng BĐT $C-S$ )
Dấu bằng xảy ra khi $2a=-b$




#604041 $2(a^{4}+b^{4})\geqslant ab^{3}+a^...

Đã gửi bởi Quoc Tuan Qbdh on 19-12-2015 - 21:22 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho các số dương $a$,$b$. Chứng minh:

$2(a^{4}+b^{4})\geqslant ab^{3}+a^{3}b+2a^{2}b^{2}$

Áp dụng BĐT $C-S$ và $AM-GM$ ta có :

$(1+1)(a^{4}+b^{4}) \geq (a^{2}+b^{2})^{2}=(a^{2}+b^{2})(a^{2}+b^{2})\geq 2ab.\frac{(a+b)^{2}}{2}=(a^{2}+2ab+b^{2})ab=VP$

Dấu bằng xảy ra khi $a=b$




#603859 $\frac{a}{a+\sqrt{8a+bc}} +...

Đã gửi bởi Quoc Tuan Qbdh on 18-12-2015 - 21:32 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho a,b,c thỏa mãn điều kiện $a+b+c = 8$.C/m bất đẳng thức

$\frac{a}{a+\sqrt{8a+bc}} + \frac{b}{b+\sqrt{8b+ca}} + \frac{c}{c+\sqrt{8c+ab}} \leq 1$

$a;b;c$ dương không bạn ?

Nếu dương

Ta có :

$8a+bc=(a+b+c)a+bc=a^{2}+ab+ac+bc=(a+c)(a+b)$

Thiết lập các đẳng thức tương tự suy ra

$\sum \frac{a}{a+\sqrt{8a+bc}}=\sum \frac{a}{a+\sqrt{(a+b)(a+c)}} \leq \sum \frac{a}{a+\sqrt{ac}+\sqrt{ab}}(C-S)$

$=\sum \frac{\sqrt{a}}{\sqrt{a}+\sqrt{b}+\sqrt{c}}=1$

Dấu bằng xảy ra khi $a=b=c=\frac{8}{3}$




#603542 $\sqrt{x-1}+\sqrt{4-x}+2\sqrt{(x...

Đã gửi bởi Quoc Tuan Qbdh on 16-12-2015 - 23:25 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

$\sqrt{x-1}+\sqrt{4-x}+2\sqrt{(x-1)(4-x)}=m+2$ tìm m để phương trình có nghiệm

Đặt $t=\sqrt{x-1}+\sqrt{4-x}(t>0)$ ta có $t^{2}=3+2\sqrt{(x-1)(4-x)}-->2\sqrt{(x-1)(4-x)}=t^{2}-3$

Suy ra $t \geq \sqrt{3}$ Áp dụng $C_S$ thì $t^{2} \leq (1+1)(x-1+4-x)=6$ suy ra $t \leq \sqrt{6}$

Phương trình trở thành :

$t^{2}+t-m-5=0$ với $\sqrt{3} \leq t \leq \sqrt{6}$

Đặt $f(t)=t^{2}+t-m-5$

Phương trình có nghiệm khi 

$\left\{\begin{matrix}\Delta \geq 0 \\ f(\sqrt{6}).f(\sqrt{3}) \leq 0 \end{matrix}\right.$ hoặc $\left\{\begin{matrix}Delta \geq 0 \\ f(\sqrt{3})\geq 0 \\ f(\sqrt{6}) \geq 0 \\\sqrt{3} \leq -\frac{1}{2} \leq \sqrt{6}(KTM) \end{matrix}\right.$

$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}1+4m+20 \geq 0 \\ (-m-2+\sqrt{3})(-m+1+\sqrt{6})\geq 0 \end{matrix}\right.$

Đến đây dễ rồi ...




#603536 $x+y+\dfrac{2}{x}+\dfrac{2}...

Đã gửi bởi Quoc Tuan Qbdh on 16-12-2015 - 23:00 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải HPT:

$\begin{cases} & x+y+\dfrac{2}{x}+\dfrac{2}{y}=6 \\ & x^{2}+y^{2}+\dfrac{2}{x^{2}}+\dfrac{2}{y^{2}}= 6 \end{cases}$

ĐKXĐ : $x$ và $y$ khacs $0$

Ta có :

$(x^{2}+y^{2}+\frac{1}{x^{2}}+\frac{1}{x^{2}}+\frac{1}{y^{2}}+\frac{1}{y^{2}})(1+1+1+1+1+1)\geq(x+y+\frac{1}{x}+\frac{1}{x}+\frac{1}{y}+\frac{1}{y})^{2}(C-S)$

Hay :

$6^{2} \geq 6^{2}$

Suy ra hệ tương đương

$x=y=1$




#603482 $ \sum_{cyc}\sqrt{1+x+y^{2}}...

Đã gửi bởi Quoc Tuan Qbdh on 16-12-2015 - 19:32 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho $\left\{\begin{matrix}x,y,z\epsilon [-1,1] & & \\ x+y+z=0 & & \end{matrix}\right.$

Chứng minh rằng : $\sqrt{1+x+y^{2}}+\sqrt{1+y+z^{2}}+\sqrt{1+z+x^{2}}\geq 3$

 

 

P/S: Đề cao sự sáng tao, nhận xét , phân tích cho bài toán ! :like  :icon12:  :namtay  :D

Theo nguyên lý $Dirichlet$ thì trong ba số $x+y^{2}$ // $y+z^{2}$ // $z+x^{2}$ phải có ít nhất hai số cùng dấu $0$

Không mất tính tổng quát giả sử $(x+y^{2})(y+z^{2}) \geq 0$

 Sử dụng một bổ đề quen thuộc : Với $ab \geq 0$ thì $\sqrt{1+a}+\sqrt{1+b} \geq 1+\sqrt{1+a+b}$

Chứng minh bằng cách bình phương hai vế sau đó rút gọn bình phương tiếp ra được $ab \geq 0$ ( đúng theo giả thiết )

 

Quay trở lại bài toán . Theo giả sử ở trên sử dụng bổ đề ta có :

$\sum \sqrt{1+x+y^{2}} \geq 1+\sqrt{1+x+y+y^{2}+z^{2}}+\sqrt{1+z+x^{2}}=1+\sqrt{(1-z+z^{2})+y^{2}}+\sqrt{(1+z)+x^{2}}$

Áp dụng BĐT $Mincowxki$ ta được :

..hai chấm $ \geq 1+\sqrt{(\sqrt{1-z+z^{2}}+\sqrt{1+z})^{2}+(y+x)^{2}}=1+\sqrt{(\sqrt{1-z+z^{2}}+\sqrt{1+z})^{2}+z^{2}}$

Bây giờ cần chứng minh

$1+\sqrt{(\sqrt{1-z+z^{2}}+\sqrt{1+z})^{2}+z^{2}} \geq 3$

Tương đương

$2+z^{2}+2\sqrt{(1-z+z^{2})(1+z)}+z^{2} \geq 4$

$<=>\sqrt{(1-z+z^{2})(1+z)} \geq 1-z^{2}$

$<=>z^{2}(z^{2}-1) \leq 0$ đúng vì $-1 \leq z \leq 1$

Bài toán được chứng minh...

Dấu bằng xẩy ra khi $x=y=z=0$

 

Ý tưởng : Nhận thấy $x//y//z$ không hẳn là đều dương nên không thể $AM_GM$ hay $C-S$ được 

Cần phải đưa về đánh giá bằng điều kiện bài cho . Kết hợp Bổ đề và sự ràng buộc biến .

Có thể đưa bất đẳng thức về đánh giá với một biến