Đến nội dung

Zz Isaac Newton Zz nội dung

Có 374 mục bởi Zz Isaac Newton Zz (Tìm giới hạn từ 10-05-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#696432 $3>\sum_{k=0}^{n}\frac{1}...

Đã gửi bởi Zz Isaac Newton Zz on 12-11-2017 - 11:00 trong Bất đẳng thức - Cực trị

Với $n\geq 2$ , n là số nguyên dương . Chứng minh:

$3>\sum_{k=0}^{n}\frac{1}{k!}$

Bạn tham khảo ở link sau: https://diendantoanh...frac12frac1n-3/




#696163 Tìm tất cả các bộ số nguyên dương $x> 1, y> 1, z> 1$ th...

Đã gửi bởi Zz Isaac Newton Zz on 06-11-2017 - 21:13 trong Số học

Nguồn: tạp chí Pi số 10.

Tìm tất cả các bộ số nguyên dương $x> 1, y> 1, z> 1$ thỏa mãn phương trình sau: $(x+1)^{y}-x^{z}=1.$

*Đây là một trường hợp riêng của giả thuyết $Catalan$ nổi tiếng, được đề cập trong một bài viết của GS Hà Huy Khoái trong tạp chí Pi số 10. Mong các bạn và các anh chị cùng thảo luận...




#696085 Chứng minh rằng: $\forall 0\leq k< n$ thì ta có:...

Đã gửi bởi Zz Isaac Newton Zz on 05-11-2017 - 09:50 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Chứng minh rằng: $\forall 0\leq k< n$ thì ta có: $C_{2n+k}^{n}.C_{2n-k}^{n}\leq \left ( C_{2n}^{n} \right )^{2}.$




#696065 Đề thi chọn đội tuyển Học sinh giỏi môn Toán tỉnh Thanh Hóa năm 2017 - 2018.

Đã gửi bởi Zz Isaac Newton Zz on 04-11-2017 - 20:39 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Câu 2. Gọi $P(m, n)$ là phép thế $m=u$ và $n=v$ vào phương trình $f(n^{2})=f(n-m).f(n+m)+m^{2}, \forall m, n\in \mathbb{R}.$    (1)

$P(0, 0)\Rightarrow f(0)=f(0)^{2}\Rightarrow f(0)=0$ hoặc $f(0)=1.$

Trường hợp 1: $f(0)=0$

$P(0, n)\Rightarrow f(n^{2})=f(n)^{2}, \forall n\in \mathbb{R}.$    (2)

$P(m, m)\Rightarrow f(m^{2})=m^{2}, \forall m\in \mathbb{R}.$    (3)

Từ (2) và (3) suy ra: $f(m)^{2}=m^{2}, \forall m\in \mathbb{R}.$    (4)

$P(m, 0)\Rightarrow f(m).f(-m)+m^{2}=0, \forall m\in \mathbb{R},$ kết hợp với (4) ta được:

$f(m).f(-m)+f(m)^{2}=0\Leftrightarrow f(m)\left ( f(-m)+f(m) \right )=0, \forall m\in \mathbb{R}.$    (5)

Giả sử có số $a:f(a)=0,$ thì từ (4) ta thế $m=a$ ta được: $f(a)^{2}=a^{2}\Rightarrow a=0.$ Vậy từ đây suy ra: $f(m)=0\Leftrightarrow m=0.$

Từ (5) xét với $m\neq 0$ thì $f(m)\neq 0,$ vậy ta có: $f(-m)=-f(m), \forall m\neq 0.$ Mà do $f(0)=0$ nên ta suy ra: $f(-m)=-f(m), \forall m\in \mathbb{R}.$

Từ $f(m)^{2}=m^{2}\geq 0, \forall m\in \mathbb{R}\Rightarrow f(m)\geq 0\Leftrightarrow m\geq 0.$

Ta có: $f(m^{2})=m^{2}, \forall m\in \mathbb{R}\Rightarrow f(m)=m, \forall m\geq 0.$

Xét $m< 0\Rightarrow -m> 0\Rightarrow f(-m)=-m, \forall -m> 0,$ do $f$ là hàm lẻ nên $f(-m)=-f(m)=-m, \forall m< 0\Rightarrow f(m)=m, \forall m< 0.$ Từ đây suy ra: $f(m)=m, \forall m\in \mathbb{R}.$ Thử lại thấy thỏa mãn.

Trường hợp 2: $f(0)=1$

$P(n, n)\Rightarrow f(n^{2})=f(2n)+n^{2}, \forall n\in \mathbb{R}.$    (6)

Trong (6) thế $n=2\Rightarrow f(4)=f(4)+4\Rightarrow 0=4,$ vô lý nên trường hợp này không xảy ra.

Vậy tất cả các hàm số thỏa đề bài là: $f(m)=m, \forall m\in \mathbb{R}.$

 

 




#696052 Đề thi chọn đội tuyển Học sinh giỏi môn Toán tỉnh Thanh Hóa năm 2017 - 2018.

Đã gửi bởi Zz Isaac Newton Zz on 04-11-2017 - 14:55 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Bài 5: Sử dụng phương pháp đếm bằng hai cách: 

Ta thấy vế phải là số cách chọn $n$ phần tử từ tập $M$ gồm $2n+1$ phần tử nên ta xét bài toán sau: Tính số cách chọn $n$ phần tử từ tập $M$ có $2n+1$ phần tử.

Cách 1: Số cách chọn chính là $C_{2n+1}^{n}.$

Cách 2: Ta chia tập $M$ thành $n$ cặp và lẻ phần tử $x.$ Để chọn $n$ phần tử từ $M$ ta thực hiện các bước sau đây:

Bước 1: Ta sẽ chọn $k$ cặp, với $k=\overline{0, n}$ từ $n$ cặp đã chia thì ta có $C_{n}^{k}$ cách, sau đó ở mỗi cặp ta chọn một phần tử thì như vậy ta có $2^{k}C_{n}^{k}$ cách chọn.

Bước 2: Chọn $\left [ \frac{n-k}{2} \right ]$ cặp trong $n-k$ cặp còn lại.

Vì $\left\{\begin{matrix} \left [ \frac{n-k}{2} \right ]=\frac{n-k}{2}\Leftrightarrow n-k&chẵn& & \\ \left [ \frac{n-k}{2} \right ]=\frac{n-k-1}{2}\Leftrightarrow n-k&lẻ& & \end{matrix}\right.$

Do đó ta sẽ chọn phần tử $x$ nếu $n-k$ lẻ và không chọn $x$ nếu $n-k$ chẵn. Do đó, số cách chọn ở bước này là $C_{n-k}^{\left [ \frac{n-k}{2} \right ]}.$

Từ đây suy ra, có $2^{k}C_{n}^{k}C_{n-k}^{\left [ \frac{n-k}{2} \right ]}$ cách trong mỗi lần chọn.

Cho $k$ chạy từ $0$ đến $n$ và lấy tổng lại thì ta có: $\sum_{k=0}^{n}2^{k}C_{n}^{k}C_{n-k}^{\left [ \frac{n-k}{2} \right ]}=C_{2n+1}^{n}.$




#696051 Cho $x, y, z$ là các số nguyên dương thỏa mãn: $xy-z^{2...

Đã gửi bởi Zz Isaac Newton Zz on 04-11-2017 - 14:27 trong Số học

Ta có $xy=z^2+1$, Vì ước nguyên tố của $z^2+1$ chỉ có dạng đồng dư $1$ với $4$, nên $x,y$ cũng chỉ có các ước nguyên tố dạng $4k+1$. Khi đó, theo định lý Fermat-Euler về tổng hai bình phương, cộng với hằng đẳng thức Brahmagupta-Fibonacci nói rằng tích một đám có dạng $m^2+n^2$ cũng có dạng này, ta suy ra sự tồn tại của $a,b,c,d$. 

Anh có thể làm bằng Vành số nguyên $Gauss$ không, em nghe nói là dùng số nguyên $Gauss$ nhưng hiện tại thì làm chưa ra... :( 




#696050 Đề thi chọn đội tuyển Học sinh giỏi môn Toán tỉnh Thanh Hóa năm 2017 - 2018.

Đã gửi bởi Zz Isaac Newton Zz on 04-11-2017 - 14:16 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Đề thi chọn đội tuyển Học sinh giỏi môn Toán tỉnh Thanh Hóa năm 2017 - 2018

Bài 1. Cho dãy số: $a_{0}, a_{1}, a_{2}, ...$ thỏa mãn: $a_{m+n}+a_{m-n}=\frac{1}{2}\left ( a_{2m}+a_{2n} \right ),$ với mọi số nguyên không âm $m, n$ và $m\geq n.$ Nếu $a_{1}=1,$ hãy xác định: $a_{2017}.$ 

Bài 2. Tìm tất cả các hàm số $f:\mathbb{R}\rightarrow \mathbb{R}$ thỏa mãn: $f(n^{2})=f(n+m).f(n-m)+m^{2}, \forall m, n\in \mathbb{R}.$

Bài 3. Tam giác $ABC$ nhọn có $H$ là trực tâm và $P$ là điểm di động bên trong tam giác sao cho $\widehat{BPC}=\widehat{BHC}.$ Đường thẳng qua $B$ và vuông góc với $AB$ cắt $PC$ tại $M,$ đường thẳng qua $C$ và vuông góc với $AC$ cắt $PB$ tại $N.$ Chứng minh rằng: trung điểm $I$ của $MN$ luôn thuộc một đường thẳng cố định.

Bài 4. Tìm tất cả các đa thức $P(x)$ có các hệ số nguyên thỏa mãn $P(2017)=1,$  $3^{n}-1$ chia hết cho $P(n)$ với mọi số nguyên dương $n.$

Bài 5. Chứng minh rằng: $\sum_{k=0}^{n}2^{k}C_{n}^{k}C_{n-k}^{\left [ \frac{n-k}{2} \right ]}=C_{2n+1}^{n}.$

*Đề thi có tham khảo ở link sau: http://olympictoanho...-2017-2018.html

 




#695952 Cho $x, y, z$ là các số nguyên dương thỏa mãn: $xy-z^{2...

Đã gửi bởi Zz Isaac Newton Zz on 02-11-2017 - 14:18 trong Số học

Cho $x, y, z$ là các số nguyên dương thỏa mãn: $xy-z^{2}=1.$ Chứng minh rằng tồn tại $a, b, c, d\in \mathbb{N}$ sao cho: $x=a^{2}+b^{2}; y=c^{2}+d^{2}; z=ac+bd.$




#695773 Nếu $p$ là số nguyên tố dạng $6k+1$ thì tồn tại số nguyên...

Đã gửi bởi Zz Isaac Newton Zz on 29-10-2017 - 16:35 trong Số học

1. Nếu $p$ là số nguyên tố dạng $6k+1$ thì tồn tại số nguyên $x$ sao cho $x^2+3 \vdots p$
2. Nếu $p$ là số nguyên tố dạng $6k+5$ thì không tồn tại số nguyên $x$ sao cho $x^2+3 \vdots p$
Thầy mình bảo giải 2 bài này bằng phương trình đồng dư.

1. Nếu $p$ là số nguyên tố có dạng $6k+1$ thì $p\equiv 1($$mod$ $6)$$\Rightarrow$ $p\equiv 1($$mod$ $3),$ vậy bài toán đã trở về chứng minh rằng: nếu $p$ là số nguyên tố có dạng $3k+1$ thì tồn tại số nguyên $x$ sao cho $x^{2}+3$ $\vdots$ $p.$ Mà dễ thấy $p\neq 3$ nên

Bây giờ ta sẽ chứng minh một điều ngược lại là: Nếu $p$ là số nguyên tố có dạng $3k+2$ thì không tồn tại số nguyên $x$ sao cho $x^{2}+3$ $\vdots$ $p.$

Giả sử tồn tại số nguyên $x$ sao cho $x^{2}+3$$\vdots$ $p$ hay $x^{2}+3\equiv0$$($$mod$$p)$$\Rightarrow x^{2}\equiv -3$$($$mod$ $p)$ $\Rightarrow \left ( \frac{-3}{p} \right )=1.$

Theo định lý tiêu chuẩn $Euler$ ta có: $1=\left ( \frac{-3}{p} \right )=\left ( \frac{-1}{p} \right )\left ( \frac{3}{p} \right )=\left ( -1 \right )^{\frac{p-1}{2}}\left ( \frac{3}{p} \right ).$

Theo luật tương hỗ $Gauss$ ta có: $\left ( \frac{3}{p} \right )\left ( \frac{p}{3} \right )=\left ( -1 \right )^{\frac{(3-1)(p-1)}{4}}=\left ( -1 \right )^{\frac{p-1}{2}}\Rightarrow \left ( \frac{3}{p} \right )=\left ( -1 \right )^{\frac{p-1}{2}}\left ( \frac{p}{3} \right ).$

Từ đây ta suy ra: $1=\left ( \frac{-3}{p} \right )=\left ( -1 \right )^{\frac{p-1}{2}}\left ( -1 \right )^{\frac{p-1}{2}}\left ( \frac{p}{3} \right )=\left ( -1 \right )^{p-1}\left ( \frac{p}{3} \right )$      ($*$)

Mà  $p$ là số nguyên tố có dạng $3k+2$ nên $p\equiv 2($$mod$ $3)$$\Rightarrow \left ( \frac{p}{3} \right )=\left ( \frac{2}{3} \right )=\left ( -1 \right )^{\frac{3^{2}-1}{8}}=-1,$ từ đây thay vào ($*$) ta được: $1=\left ( -1 \right )^{p-1}\left ( -1 \right )=\left ( -1 \right )^{p}=-1,$ điều này vô lý nên suy ra điều phải chứng minh. Hay nếu $p$ là số nguyên tố có dạng $3k+1$ thì tồn tại số nguyên $x$ sao cho $x^{2}+3$ $\vdots$ $p.$ Vậy nếu $p$ là số nguyên tố có dạng $6k+1$ thì tồn tại số nguyên $x$ sao cho $x^{2}+3$ $\vdots$ $p.$

2. Nếu $p$ là số nguyên tố có dạng $6k+5$ thì $p\equiv 2($$mod$ $3),$ mà theo câu 1. thì không tồn tại số nguyên $x$ sao cho $x^{2}+3$ $\vdots$ $p.$ Vậy từ đây suy ra, nếu $p$ là số nguyên tố có dạng $6k+5$ thì không tồn tại số nguyên $x$ sao cho $x^{2}+3$ $\vdots$ $p.$




#695705 $p^n+q^n=r^2$

Đã gửi bởi Zz Isaac Newton Zz on 28-10-2017 - 16:24 trong Số học

Cho $p,q,r$ là các số nguyên tố và $n$ là số nguyên dương thỏa mãn

                                      $p^{n}+q^{n}=r^{2}$

Chứng minh: $n=1$.

Trước hết ta có thể giả sử $q=2$

* Nếu $n$ là số nguyên dương lẻ thì ta có: $p^{n}+2^{n}=\left ( p+2 \right )\left ( \frac{p^{n}+2^{n}}{p+2} \right )=r^{2},$ mà do $r$ là số nguyên tố nên ta phải có: $p+2=\frac{p^{n}+2^{n}}{p+2}=r.$

Nếu $n$ là số lẻ và $n\geq 3$ thì ta có: $\frac{p^{n}+2^{n}}{p+2}> p+2, $ từ đây ta dẫn đến một điều vô lý. Do đó, ta phải có: $n=1.$

* Nếu $n$ là số chẵn, đặt $n=2k, k\in \mathbb{Z}^{+}$ thì từ đây ta có: $\left ( p^{k} \right )^{2}+\left ( 2^{k} \right )^{2}=r^{2},$ mà dễ thấy $p, r$ phải phân biệt nên đây là bộ ba $Phythagore$ nên tồn tại $x, y: \left ( x, y \right )=1$ và $x, y$ khác tính chẵn lẻ thỏa mãn: $\left\{\begin{matrix} p^{k}=2xy & & \\ 2^{k}=x^{2}-y^{2} & & \end{matrix}\right.$ hoặc $\left\{\begin{matrix} 2^{k}=2xy & & \\ p^{k}=x^{2}-y^{2} & & \end{matrix}\right.$ Mà $p$ là số nguyên tố nên trường hợp này không xảy ra.

Vậy ta phải có: $n=1.$




#695674 Chứng minh rằng số các toàn ánh bằng $\sum_{k=0}^{n-...

Đã gửi bởi Zz Isaac Newton Zz on 27-10-2017 - 21:02 trong Tổ hợp và rời rạc

Cho $m\geq n$ là hai số nguyên dương. Chứng minh rằng số các toàn ánh $f:\left \{ 1, 2, 3, ..., m \right \}\rightarrow \left \{ 1, 2, 3, ..., n \right \}$ bằng $\sum_{k=0}^{n-1}(-1)^{k}\binom{n}{k}(n-k)^{m}.$




#695585 Chứng minh: $(ac + bd)^2 + (ad – bc)^2 = (a^2 + b^2)(c^2 + d^2)$

Đã gửi bởi Zz Isaac Newton Zz on 26-10-2017 - 19:28 trong Đại số

Ta có: $\left ( a^{2}+b^{2} \right )\left ( c^{2}+d^{2} \right )=\left ( ac-bd \right )^{2}+\left ( ad+bc \right )^{2}=\left ( ac+bd \right )^{2}+\left ( ad-bc \right )^{2},$ là định thức $Brahmagupta-Fibonacci$ nổi tiếng.




#695482 $\lim b_n$

Đã gửi bởi Zz Isaac Newton Zz on 25-10-2017 - 20:30 trong Dãy số - Giới hạn

Cho $(x_n):x_1=a(a \geq 2);x_n=(x_{n-1}^2)-2$ và $b_n= \frac{1}{x_1}+ \frac{1}{x_1x_2}+..+ \frac{1}{x_1x_2...x_n}.$

Tìm $\lim b_n.$

Với mọi $n=1, 2, 3, ...$ ta có: $x_{n}=x_{n-1}^{2}-2\Leftrightarrow x_{n+1}=x_{n}^{2}-2\Leftrightarrow x_{n+1}^{2}-4=\left ( x_{n}^{2}-2 \right )^{2}-4=x_{n}^{4}-4x_{n}^{2}=x_{n}^{2}\left ( x_{n}^{2}-2 \right )=x_{n}^{2}x_{n-1}^{2}\left ( x_{n-1}^{2}-4 \right )=...=x_{n}^{2}x_{n-1}^{2}...x_{2}^{2}x_{1}^{2}\left ( x_{1}^{2}-4 \right )=\left ( x_{1}x_{_{2}}...x_{n} \right )^{2}.\left ( a^{2}-4 \right )$ $\Leftrightarrow \left ( \frac{x_{n+1}}{x_{1}x_{2}...x_{n}} \right )^{2}=a^{2}-4+\frac{4}{\left ( x_{1}x_{2}...x_{n} \right )^{2}}.$

Mặt khác vì: $x_{1}=a\geq 2\Rightarrow x_{n}\geq 2, \forall n=1, 2, 3, ....$ Do đó: $x_{1}x_{2}....x_{_{n}}> 2^{n}, \forall n\in \mathbb{N}^{*}.$ Bởi vậy: $0< \frac{4}{\left ( x_{1}x_{_{2}}...x_{n} \right )^{2}}< \frac{4}{2^{2n}}, \forall n=1, 2, 3, ...$ nên theo nguyên lý kẹp ta có: $\lim_{n\rightarrow +\infty }\frac{4}{\left ( x_{1}x_{2}...x_{n} \right )^{2}}=0,$ từ đây suy ra: $\lim_{n\rightarrow +\infty }\frac{x_{n+1}}{x_{1}x_{2}...x_{n}}=\sqrt{a^{2}-4}.$      (1)

Mà ta lại có: $\frac{1}{x_{1}x_{_{2}}...x_{n}}=\frac{2}{2x_{1}x_{2}...x_{n}}=\frac{x_{n}^{2}-x_{n+1}}{2x_{1}x_{2}...x_{_{n}}}=\frac{1}{2}\left ( \frac{x_{n}}{x_{1}x_{2}...x_{n-1}}-\frac{x_{n+1}}{x_{1}x_{2}...x_{n}} \right ),$ từ đây ta có: $b_{n}=\frac{1}{x_{1}}+\frac{1}{x_{1}x_{2}}+...+\frac{1}{x_{1}x_{2}...x_{n}}=\frac{1}{x_{1}}+\left ( \frac{1}{x_{1}x_{2}}+...+\frac{1}{x_{1}x_{2}...x_{n}} \right )=\frac{1}{a}+\frac{1}{2}\left [ \left ( \frac{x_{2}}{x_{1}}-\frac{x_{3}}{x_{1}x_{2}} \right )+...+\left ( \frac{x_{n}}{x_{1}x_{_{2}}...x_{n-1}}-\frac{x_{n+1}}{x_{1}x_{2}...x_{n}} \right ) \right ]=\frac{1}{a}+\frac{x_{2}}{2x_{_{1}}}-\frac{x_{n+1}}{x_{1}x_{2}...x_{_{n}}}=\frac{1}{a}+\frac{a^{2}-2}{2a}-\frac{x_{n+1}}{2x_{1}x_{2}...x_{n}}.$

Từ đây sử dụng (1) ta có: $\lim_{n\rightarrow +\infty }b_{_{n}}=\lim_{n\rightarrow +\infty }\left ( \frac{1}{x_{1}}+\frac{1}{x_{1}x_{2}}+...+\frac{1}{x_{1}x_{2}...x_{n}}\right )=\frac{1}{a}+\frac{a^{^{2}}-2}{2a}-\frac{\sqrt{a^{2}-4}}{2}=\frac{a-\sqrt{a^{2}-4}}{2}.$




#695080 Tìm tất cả các bộ ba số nguyên dương $(a, b, c)$ thỏa mãn: $(a...

Đã gửi bởi Zz Isaac Newton Zz on 19-10-2017 - 15:51 trong Số học

Tìm tất cả các bộ ba số nguyên dương $(a, b, c)$ thỏa mãn: $(a^{3}+b)(b^{3}+a)=2^{c}.$




#695007 Định lý Kazandzidis.

Đã gửi bởi Zz Isaac Newton Zz on 17-10-2017 - 21:39 trong Số học

Cho số nguyên tố $p> 3$ và hai số nguyên dương $n, k.$ Chứng minh rằng: $\binom{pn}{pk}\equiv \binom{n}{k}$ $(mod$ $Q ),$ với $Q=p^{m}$ và trong đó: $m=3+v_{p}\left ( nk(n-k)\binom{n}{k} \right ).$




#694777 $\frac{a^{2}}{a+2b^{2}}+\frac{b^{2}}{b+2c^{2}}+\frac{c^{2...

Đã gửi bởi Zz Isaac Newton Zz on 14-10-2017 - 21:12 trong Bất đẳng thức và cực trị

Dùng kĩ thuật $Cauchy$ ngược dấu nha bạn...




#694768 CMR $(u-1)\vdots 3$

Đã gửi bởi Zz Isaac Newton Zz on 14-10-2017 - 20:45 trong Số học

Cho $n$ là số nguyên dương lẻ và $u$ là một ước nguyên dương lẻ của $3^n+1$

Chứng minh $u-1$ chia hết cho $3$

 

NTP

*Dùng thặng dư bình phương:

Gọi $p$ là một ước nguyên tố lẻ của $3^{n}+1$ nên $3^{n}+1\equiv 0$ $(mod$ $p)$$\Rightarrow 3^{n+1}\equiv -3$ $(mod$ $p).$ Do $n$ là số nguyên dương lẻ nên $n+1$ là số nguyên dương chẵn. Từ đó dẫn đến $-3$ là số chính phương $mod$ $p\Rightarrow \left (\frac{-3}{p} \right )=1$    (I)

Theo định lý tiêu chuẩn $Euler$ ta có: $\left ( \frac{-3}{p} \right )=\left ( \frac{-1}{p} \right )\left ( \frac{3}{p} \right )=\left ( -1 \right )^{\frac{p-1}{2}}\left ( \frac{3}{p} \right )$    (*)

Theo luật tương hỗ $Gauss$ ta có: $\left ( \frac{3}{p} \right )\left ( \frac{p}{3} \right )=\left ( -1 \right )^{\frac{(3-1)(p-1)}{4}}=\left ( -1 \right )^{\frac{p-1}{2}}\Rightarrow \left ( \frac{3}{p} \right )=\left ( -1 \right )^{\frac{p-1}{2}}\left ( \frac{p}{3} \right )$    (**)

Từ (*)(**) suy ra: $\left ( \frac{-3}{p} \right )=\left ( -1 \right )^{p-1}\left ( \frac{p}{3} \right ).$

Ta dễ dàng thấy được $p\neq 3$ nên ta xét:

Nếu $p\equiv 2$ $(mod$ $3)$ $\Rightarrow \left ( \frac{p}{3} \right )=\left ( \frac{2}{3} \right )=\left ( -1 \right )^{\frac{3^{2}-1}{8}}=-1,$ từ đây dẫn đến: $\left ( \frac{-3}{p} \right )=-1,$ mâu thuẫn với (I).

Do đó, ta phải có: $p\equiv 1$ $(mod$ $3)$ $\Rightarrow p-1\equiv 0$ $(mod$ $3).$ Từ đây ta dễ dàng suy ra điều phải chứng minh.
 




#694600 Chứng minh rằng với mọi số nguyên $k\geq 2$ thì phương trình k...

Đã gửi bởi Zz Isaac Newton Zz on 11-10-2017 - 20:43 trong Số học

Chứng minh rằng với mọi số nguyên $k\geq 2$ thì phương trình: $\frac{1}{10^{n}}=\frac{1}{n_{1}!}+\frac{1}{n_{2}!}+ ...+\frac{1}{n_{k}!}$ không có nghiệm nguyên thỏa mãn $1\leq n_{1}< n_{2}< ...< n_{k}.$




#693327 $-3.\frac{2^{p-1}-1}{p}$

Đã gửi bởi Zz Isaac Newton Zz on 18-09-2017 - 22:00 trong Số học

Cho $p$ là một số nguyên tố lẻ. Chứng minh rằng: $-3.\frac{2^{p-1}-1}{p}\equiv \sum_{k=1}^{\begin{bmatrix} \frac{p}{4} \end{bmatrix}}\frac{1}{k}$ $(mod$ $p).$




#692812 Tìm hàm thỏa $f\left ( xf(x+y)+(y-x)f(x-f(y)) \right )=f(xy)+f...

Đã gửi bởi Zz Isaac Newton Zz on 10-09-2017 - 20:47 trong Phương trình hàm

Tìm tất cả các hàm $f:\mathbb{R}\rightarrow \mathbb{R}$ thỏa mãn: $f\left ( xf(x+y)+(y-x)f(x-f(y)) \right )=f(xy)+f(x)-f(y-x), \forall x, y\in \mathbb{R}.$




#692478 $f(m+n)+f(mn-1)=f(m)f(n)+2$

Đã gửi bởi Zz Isaac Newton Zz on 06-09-2017 - 17:10 trong Phương trình hàm

Tìm tất cả các hàm số$\mathbb{Z}\rightarrow \mathbb{Z}$ thỏa mãn:$f(m+n)+f(mn-1)=f(m)f(n)+2$ (1)

Nếu $f(n)=C,$ với $C$ là hằng số thì thế vào (1) ta được: $2C=C^{2}+2,$ phương trình này vô nghiệm, vậy suy ra $f$ không phải là hàm hằng.

Từ (1), thế $m=0$ ta được: $f(n)+f(-1)=f(0).f(n)+2, \forall n\in \mathbb{Z}.$

$\Leftrightarrow \left [ f(0)-1 \right ].f(n)=f(-1)-2, \forall n\in \mathbb{Z}$ (2)

Nếu $f(0)-1\neq 0$ thì từ (2) suy ra $f$ là hàm hằng, vô lý.

Vậy $f(0)=1$ và $f(-1)=2.$

Từ (1) thế $m=-1$ ta được: $f(n-1)+f(-n-1)=2f(n)+2, \forall n\in \mathbb{Z}$ (3).

Từ (3) thế $n$ bởi $-n$ ta được: $f(-n-1)+f(n-1)=2f(-n)+2, \forall n\in \mathbb{Z}$ (4).

Từ (3) và (4) suy ra: $f(n)=f(-n), \forall n\in \mathbb{Z}$ và (3) trở thành:

$f(n-1)+f(n+1)=2f(n)+2, \forall n\in \mathbb{Z}$ (5).

Xét dãy số $\left ( x_{n} \right )_{n=0}^{+\infty }$ như sau: $x_{n}=f(n), \forall n=0, 1, 2, ...$

Từ (5) ta có: $x_{n+1}+x_{n-1}=2x_{n}+2, \forall n\in \mathbb{N}.$

Giải phương trình này ta được: $x_{n}=n^{2}+1\Rightarrow f(n)=n^{2}+1, \forall n\in \mathbb{N}.$

Do $f$ là hàm chẵn trên $\mathbb{Z}$ nên ta suy ra: $f(n)=n^{2}+1, \forall n\in \mathbb{Z}.$

Thử lại thấy thỏa mãn.




#691624 Chứng minh rằng: $\sum \frac{1}{1+\sqrt...

Đã gửi bởi Zz Isaac Newton Zz on 26-08-2017 - 21:28 trong Bất đẳng thức - Cực trị

 

Bài này là đề thi học sinh giỏi hay đề anh chế vậy.Căng não cả buổi trời mới ra.

 

Trước hết , để làm được bài này ta có các bổ đề sau:

 

(1) $(ab)^{2}+(bc)^{2}+(ca)^{2}\geq abc(a+b+c)$

 

(2) $\frac{1}{a+b+c}\leq \frac{1}{9}(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c})$

 

(3) $\frac{1}{a+b+c+d}\leq \frac{1}{16}\sum \frac{1}{a}$

 

(4) $\sum \frac{1}{a^{3}+b^{3}+abc}\leq \frac{1}{abc}$

 

Những bđt này các bạn có thể tìm cách chứng minh trên mạng.

 

Quay lại bài toán.

 

Từ gt => 

 

$(ab)^{2}+(bc)^{2}+(ca)^{2}=3(abc)^{2}$

Bằng cách sử dụng (1) , ta được:

$3(abc)^{2}\geq abc(a+b+c)$

=> $3abc\geq a+b+c$

Ta có: P = $\sum \frac{1}{1+\sqrt{(a+b)^{3}+abc}}\leq \frac{1}{16}(3+\sum \frac{9}{\sqrt{(a+b)^{3}+abc}})$ (theo (3))

Ta cần cm $\frac{1}{16}(3+\sum \frac{9}{\sqrt{(a+b)^{3}+abc}}) \leq \frac{3}{4}$

<=> $\sum \frac{1}{\sqrt{(a+b)^{3}+abc}}\leq 1$

<=> $(\sum \frac{1}{\sqrt{(a+b)^{3}+abc}})^{2}\leq 1$

Ta sẽ cm bất đẳng thức trên. Thật vậy, ta có:

$(\sum \frac{1}{\sqrt{(a+b)^{3}+abc}})^{2}\leq 3.\sum \frac{1}{(a+b)^{3}+abc}$ (Cauchy-Schwarz)

. $\sum \frac{1}{(a+b)^{3}+abc}=\sum \frac{1}{(a^{3}+b^{3}+abc)+3ab(a+b)}\leq \frac{1}{9}(\sum \frac{1}{a^{3}+b^{3}+abc}+\sum \frac{4}{3ab(a+b)})$(theo (2)) $\leq \frac{1}{9}(\frac{1}{abc}+\sum \frac{1}{3(a+b)}.(\frac{1}{a}+\frac{1}{b})^{2})$ (Theo (4) và bđt AM-GM) $\leq \frac{1}{9}(\frac{1}{abc}+\sum \frac{(a+b)^{2}}{3(a+b)(ab)^{2}})=\frac{1}{9}(\frac{1}{abc}+\sum \frac{(a+b)}{3(ab)^{2}})=\frac{1}{9}(\frac{1}{abc}+\sum \frac{1}{3ab}(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}))=\frac{1}{9}(\frac{1}{abc}+\sum \frac{1}{a}(\frac{1}{3ab}+\frac{1}{3ca}))=\frac{1}{9}(\frac{1}{abc}+\sum \frac{1}{3abc}(\frac{b+c}{a}))=\frac{1}{9}(\frac{1}{abc}+\frac{1}{3abc}(\frac{b+c}{a}+\frac{c+a}{b}+\frac{a+b}{c}))=\frac{1}{9}(\frac{1}{abc}+\frac{1}{3abc}(\frac{b+c}{a}+\frac{c+a}{b}+\frac{a+b}{c}+3-3))=\frac{1}{9}(1+\frac{1}{3abc})=\frac{(a+b+c)}{27abc}(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c})=\frac{(a+b+c)}{27abc}(\frac{ab+bc+ca}{abc})\leq \frac{3abc}{27abc}\frac{\sqrt{3.((ab)^{2}+(bc)^{2}+(ca)^{2})}}{abc}=\frac{1}{9}\frac{\sqrt{3.3(abc)^{2}}}{abc}=\frac{1}{3}$

=> $(\sum \frac{1}{\sqrt{(a+b)^{3}+abc}})^{2}\leq 3.\sum \frac{1}{(a+b)^{3}+abc}\leq 3.\frac{1}{3}=1$

=>$(\sum \frac{1}{\sqrt{(a+b)^{3}+abc}})^{2}\leq 1$

=> Bđt được chứng minh. Dấu bằng xảy ra <=> a=b=c=1

=> Đpcm.

 

Bài này anh chỉ sưu tầm đề thôi em, anh làm như thế này, không biết có ổn không, em xem thử...

Ta có: $\frac{1}{a^{2}}+\frac{1}{b^{2}}+\frac{1}{c^{2}}=3\geq \frac{3}{\sqrt[3]{a^{2}b^{2}c^{2}}}\Leftrightarrow abc\geq 1.$

Từ đây: $\sum \frac{1}{1+\sqrt{(a+b)^{3}+abc}}\leq \sum \frac{1}{1+\sqrt{(a+b)^{3}+1}}=\sum \frac{\sqrt{(a+b)^{3}+1}-1}{(a+b)^{3}}=\sum \frac{\sqrt{(a+b+1)\left ( (a+b)^{2}-(a+b)+1 \right )}-1}{(a+b)^{3}}\leq \sum \frac{(a+b)+1+(a+b)^{2}-(a+b)+1-2}{2(a+b)^{3}}=\sum \frac{1}{2(a+b)}$$\leq \frac{1}{2}.\frac{1}{4}(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}+\frac{1}{c}+\frac{1}{a})=\frac{1}{4}(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c})\leq \frac{1}{4}.\sqrt{3\left ( \frac{1}{a^{2}}+\frac{1}{b^{2}}+\frac{1}{c^{2}} \right )}=\frac{3}{4}.$




#691242 Chứng minh rằng: $\sum \frac{1}{1+\sqrt...

Đã gửi bởi Zz Isaac Newton Zz on 21-08-2017 - 21:28 trong Bất đẳng thức - Cực trị

Cho $a, b, c> 0$ thỏa mãn $\frac{1}{a^{2}}+\frac{1}{b^{2}}+\frac{1}{c^{2}}=3.$ Chứng minh rằng: $\frac{1}{1+\sqrt{(a+b)^{3}+abc}}+\frac{1}{1+\sqrt{(b+c)^{3}+abc}}+\frac{1}{1+\sqrt{(c+a)^{3}+abc}}\leq \frac{3}{4}.$




#690701 1,cho x,y,z>0 và x+y+z=$2\sqrt{2}$ tìm GTLN P=...

Đã gửi bởi Zz Isaac Newton Zz on 16-08-2017 - 21:53 trong Bất đẳng thức và cực trị

Bài 2 dùng bất đẳng thức $Minkowski$ và bất đẳng thức $Cauchy$ là xong.




#690463 SỐ HỌC QUA CÁC ĐỊNH LÝ VÀ BÀI TOÁN - Trần Nam Dũng

Đã gửi bởi Zz Isaac Newton Zz on 13-08-2017 - 21:04 trong Tài liệu, chuyên đề, phương pháp về Số học

Đây nha bạn...

File gửi kèm