Đến nội dung

Phạm Hữu Bảo Chung nội dung

Có 549 mục bởi Phạm Hữu Bảo Chung (Tìm giới hạn từ 29-04-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#442152 $\frac{1}{x-1} +\frac{1}{x+1}= \frac{1}{2\sqrt{x}}...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 12-08-2013 - 11:20 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Giải
ĐK: $x >  0$ và $x \neq 1$
Phương trình ban đầu tương đương:
$\dfrac{2x}{x^2 - 1} = \dfrac{1}{2\sqrt{x}} \Leftrightarrow x^2 - 1 = 4x\sqrt{x}$
 
$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x^2 - 1 \geq 0\\x^4 - 2x^2 + 1 = 16x^3\end{matrix}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}\left[\begin{matrix}x \geq 1\\x \leq -1\end{matrix}\right.\\\left [ x^2- (8 + 6\sqrt{2})x + 3 + 2\sqrt{2}\right ] \left [ x^2- (8 - 6\sqrt{2})x + 3 - 2\sqrt{2}\right ] = 0\end{matrix}\right.$
 
$\Leftrightarrow x = 4 + 3\sqrt{2} + \sqrt{31 + 22\sqrt{2}}$



#446510 $\left\{\begin{matrix} \sqrt{x...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 31-08-2013 - 11:47 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Cách 2
Giải
ĐK: $x, y \geq 0$
Đặt $\sqrt{x} + \sqrt{y} = S; \sqrt{xy} = P \, (S, P \geq 0, S^2 \geq 4P)$
Khi đó, hệ ban đầu trở thành::
$\left\{\begin{matrix} S=2 \\ x + y + 6 + 2\sqrt{xy + 3(x + y) + 9} = 16\end{matrix}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} S=2 \\ S^2 - 2P + 6 + 2\sqrt{P + 3(S^2 - 2P) + 9} = 16\end{matrix}\right.$
 
$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} S=2 \\ \sqrt{-5P + 21} = P + 3\end{matrix}\right. $
 
Phần còn lại thì được rồi nhỉ?



#313429 CMR $a^2+b^2+c^2+abc=4$

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 30-04-2012 - 09:50 trong Đại số

Cho 3 phương trình
$x^2 + ax + 1 = 0 \,\,\, (1)$
$x^2 + bx + 1 = 0(2) \,\,\, (2)$
$x^2 + cx + 1 = 0(3) \,\,\, (3)$
Biết rằng tích 1 nghiệm của phương trình (1) với nghiệm nào đó của (2) là nghiệm của (3).
CMR: $a^2+b^2+c^2+abc=4$

Giải

Gọi $x_1; x_2$ lần lượt là nghiệm của các phương trình (1); (2) thỏa mãn yêu cầu đề bài. Dễ thấy $x_1; x_2 \neq 0$
Theo giả thiết, ta có: $x_1.x_2$ là nghiệm của phương trình (3).

Do $x_1$ là nghiệm của (1), suy ra:
$x_1^2 + ax_1 + 1 = 0 \Rightarrow x_1 + \dfrac{1}{x_1} = - a \,\,\,\, (1a)$


$\Leftrightarrow x_1^2 + \dfrac{1}{x_1^2} + 2 = a^2 \,\,\,\, (2a)$

Tương tự, vì $x_2$ là nghiệm của phương trình (2) nên ta có:
$\left\{\begin{array}{l}x_2 + \dfrac{1}{x_2} = -b \,\,\, (1b)\\x_2^2 + \dfrac{1}{x_2^2} + 2 = b^2 \,\,\, (2b)\end{array}\right.$


Do $x_1.x_2$ là nghiệm của phương trình (3), suy ra:

$x_1.x_2 + \dfrac{1}{x_1.x_2} = -c$

Nhân (1a) và (1b) vế theo vế, ta có:
$(x_1 + \dfrac{1}{x_1})(x_2 + \dfrac{1}{x_2}) = ab$


$\Leftrightarrow (x_1x_2 + \dfrac{1}{x_1.x_2}) + \dfrac{x_1}{x_2} + \dfrac{x_2}{x_1} = ab$

$\Rightarrow -c + \dfrac{x_1}{x_2} + \dfrac{x_2}{x_1} = ab$

$\Leftrightarrow c.(\dfrac{x_1}{x_2} + \dfrac{x_2}{x_1}) = abc + c^2 \,\,\, (4)$

Cộng (2a) và (2b) vế theo vế, ta có:
$a^2 + b^2 = x_1^2 + x_2^2 + \dfrac{1}{x_1^2} + \dfrac{1}{x_2^2} + 4\,\,\,(5)$


Cộng (4) và (5) vế theo vế, ta có:
$a^2 + b^2 + c^2 + abc = c(\dfrac{x_1}{x_2} + \dfrac{x_2}{x_1}) + x_1^2 + x_2^2 + \dfrac{1}{x_1^2} + \dfrac{1}{x_2^2} + 4 $


$a^2 + b^2 + c^2 + abc = (x_1^2 + x_2^2)(\dfrac{c}{x_1x_2} + 1 + \dfrac{1}{x_1^2x_2^2}) + 4 \,\, (6)$

Ta thấy: $(x_1.x_2)^2 + c.x_1.x_2 + 1 = 0$

$\Leftrightarrow 1 + \dfrac{c}{x_1x_2} + \dfrac{1}{x_1^2.x^2 } = 0$

Do đó, đẳng thức (6) tương đương:

$a^2 + b^2 + c^2 +abc = 4$

Đây là điều phải chứng minh. ^^!



#447853 tìm giá trị nhỏ nhất của $x+\frac{1}{y(x-8y)}...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 04-09-2013 - 21:27 trong Đại số

Giải

Ta có:
$A = x + \dfrac{1}{y(x – 8y)} = x + \dfrac{8}{8y(x – 8y)}$

$\geq x + \dfrac{8}{\dfrac{(8y + x – 8y)^2}{4}} = x + \dfrac{32}{x^2}$

 

$= \dfrac{x}{2} + \dfrac{x}{2} + \dfrac{32}{x^2} \geq 3\sqrt[3]{8} = 6$

 

Vậy, $Min_A = 6$
Dấu “=” xảy ra khi: $\dfrac{x}{2} = \dfrac{32}{x^2}$ và $8y = x – 8y$. Suy ra: $x = 4, y =\dfrac{1}{4}$

 

 




#444394 Giải hệ phương trình: $ \begin{cases} x^{3}+xy...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 20-08-2013 - 21:54 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải
Hệ ban đầu tương đương:
$\left\{\begin{matrix}3x^3 + 3xy - 6 = 0\\y^3 + 3xy + 3 = 0\end{matrix}\right. \Rightarrow 3x^3 - y^3 = 9 \Leftrightarrow y = \sqrt[3]{3x^3 - 9}$
 
Thế vào phương trình thứ nhất của hệ ban đầu, ta được:
$x^3 + x\sqrt[3]{3x^3 - 9} - 2 = 0 \Leftrightarrow \sqrt[3]{3x^6 - 9x^3} = 2 - x^3$
 
Đặt $a = x^3$, ta được:
$\sqrt[3]{3a^2 - 9a} = 2 - a \Leftrightarrow 3a^2 - 9a = 8 - 12a + 6a^2 - a^3$
 
$\Leftrightarrow a^3 - 3a^2 + 3a - 8 = 0 \Leftrightarrow (a - 1)^3 = 7$
 
$\Leftrightarrow a = 1 + \sqrt[3]{7} \Rightarrow \left\{\begin{matrix}x = \sqrt[3]{1 + \sqrt[3]{7}}\\y = \sqrt[3]{3\sqrt[3]{7} - 6}\end{matrix}\right.$



#443551 $\left\{\begin{matrix} x+3y+1=y^2-\fr...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 17-08-2013 - 10:49 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải
ĐK: $x > -1$ và $y \geq \dfrac{2}{9}$
Phương trình thứ nhất của hệ tương đương:
$x + 3y + 1 = y^2 - \dfrac{1}{y} + 3\sqrt{x + 1} + \dfrac{1}{\sqrt{x + 1}}$
 
$\Leftrightarrow x + 1 - 3\sqrt{x + 1} - \dfrac{1}{\sqrt{x + 1}} = y^2 - 3y - \dfrac{1}{y} \, (\star)$
 
Xét hàm số $f(t) = t^2 - 3t - \dfrac{1}{t}$ trên $(0; \propto)$ có:
$f'(t) = 2t - 3 + \dfrac{1}{t^2} = \dfrac{2t^3 - 3t^2 + 1}{t^2} = \dfrac{(t - 1)^2(2t + 1)}{t^2} \geq 0$
Vậy hàm đồng biến trên $(0; \propto)$. Suy ra, phương trình $(\star)$ tương đương: $y = \sqrt{x + 1} \Leftrightarrow x = y^2 - 1$
 
Thế vào phương trình (2) của hệ, ta được:
$\sqrt{9y - 2} + \sqrt[3]{7y^2 + 2y - 5} = 2y + 3$
 
$\Leftrightarrow \left (y + 2 - \sqrt{9y - 2} \right ) + \left ( y + 1 - \sqrt[3]{7y^2 + 2y - 5}\right ) = 0$
 
$\Leftrightarrow \dfrac{y^2 - 5y + 6}{y + 2 + \sqrt{9y - 2}} + \dfrac{y^3 - 4y^2 + y + 6}{A} = 0$
 
$\Leftrightarrow (y^2 - 5y + 6) \left ( \dfrac{1}{y + 2 + \sqrt{9y - 2}} + \dfrac{y + 1}{A}\right ) = 0$
 
Với $A = (y + 1)^2 + (y + 1)\sqrt[3]{7y^2 + 2y - 5} + \sqrt[3]{(7y^2 + 2y - 5)^2} > 0$
 
Do $y \geq \dfrac{2}{9}$ nên $\dfrac{1}{y + 2 + \sqrt{9y - 2}} + \dfrac{y + 1}{A} > 0$
 
Vậy: $y^2 - 5y + 6 = 0 \Leftrightarrow \left[\begin{matrix}y = 2 \Rightarrow x = 3\\y = 3 \Rightarrow x = 8\end{matrix}\right.$



#327240 Giải pt: 1.$\sqrt{x^{5}+x^{3}+x}=(x^{2}+1)\sqrt{x^{2}+1}-...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 20-06-2012 - 11:04 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

1. Giải phương trình
$\sqrt{x^{5}+x^{3}+x}=(x^{2}+1)\sqrt{x^{2}+1}-\left | x \right |\sqrt{x^{2}-x+1}$

Giải

ĐK: $x \geq 0$
Phương trình tương đương:
$\sqrt{x(x^4 + x^2 + 1)} + |x|\sqrt{x^2 - x + 1} = (x^2 + 1)\sqrt{x^2 + 1}$


$\Leftrightarrow \sqrt{x(x^2 - x + 1)(x^2 + x + 1)} + \sqrt{x^2(x^2 - x + 1)} = (x^2 + 1)\sqrt{x^2 + 1}$

$\Leftrightarrow \sqrt{x(x^2 - x + 1)} [\sqrt{x^2 + x + 1} + \sqrt{x}] = (x^2 + 1)\sqrt{x^2 + 1}$

Ta sẽ chứng minh: $VT \leq VF$

Thật vậy, áp dụng lần lượt các BĐT Cauchy, Bunhiacopxki, ta có:

$\sqrt{x(x^2 - x + 1)} \leq \dfrac{x + x^2 - x + 1}{2} = \dfrac{x^2 + 1}{2}$

$(\sqrt{x^2 + x + 1} + \sqrt{x}) \leq \sqrt{2(x^2 + x + 1 + x)} = \sqrt{2(x + 1)^2} \leq \sqrt{2.2(1 + x^2)} = 2\sqrt{1 + x^2}$

Nhân vế theo vế các BĐT nói trên, ta được:
$VT = \sqrt{x(x^2 - x + 1)}[\sqrt{x^2 + x + 1} + \sqrt{x}] \leq (x^2 + 1)\sqrt{x^2 + 1} = VF$


Dấu '=' xảy ra khi:

$\left\{\begin{array}{l}\sqrt{x} = \sqrt{x^2 - x + 1}\\\sqrt{x^2 + x + 1} = \sqrt{x}\\x = 1\end{array}\right.$


Hệ nói trên vô nghiệm.

Do đó, dấu "=" trong BĐT không thể xảy ra. ĐIều này đồng nghĩa với:
Phương trình ban đầu vô nghiệm



#464531 phương trình

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 15-11-2013 - 20:24 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải

Phương trình tương đương:
$x + (x + 1) + x\sqrt{x^2 + 2} + (x + 1)\sqrt{(x + 1)^2 + 2} = 0$

$\Leftrightarrow x + x\sqrt{x^2 + 2} = - (x + 1) - (x + 1)\sqrt{(x + 1)^2 + 2} \, (\star)$

Xét $f(t) = t + t\sqrt{t^2 + 2}$ có $f’(t) = 1 + \sqrt{t^2 + 2} + \dfrac{t^2}{\sqrt{t^2 + 2}} > 0$

Vậy: f(t) đồng biến trên R. Mà $(\star) \Leftrightarrow f(x) = f(- x - 1)$

$\Leftrightarrow x = - x - 1 \Rightarrow x = \dfrac{-1}{2}$ 

 

 




#435255 $tan^2x+3=(1+\sqrt{2}sinx)(tanx+\sqrt{2}co...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 14-07-2013 - 17:00 trong Phương trình, Hệ phương trình Lượng giác

Giải
ĐK: $cos{x} \neq 0 \Leftrightarrow x \neq \dfrac{\pi}{2} + k\pi \, (k \in Z)$
Phương trình ban đầu tương đương:
$\dfrac{\sin^2{x} + 3\cos^2{x}}{\cos^2{x}} = (1 + \sqrt{2}\sin{x}) \left ( \dfrac{\sin{x}}{\cos{x}} + \sqrt{2}\cos{x} \right )$
 
$\Leftrightarrow \dfrac{1 + 2\cos^2{x}}{\cos{x}} = (1 + \sqrt{2}\sin{x})(\sin{x} + \sqrt{2}\cos^2{x})$
 
$\Leftrightarrow \dfrac{1}{\cos{x}} + 2\cos{x} = \sin{x} + \sqrt{2}\cos^2{x} + \sqrt{2}\sin^2{x} + 2\sin{x}\cos^2{x}$
 
$\Leftrightarrow \dfrac{1}{\cos{x}} + 2\cos{x} = \sin{x}(1 + 2\cos^2{x}) + \sqrt{2} = \sin{x}(3 - 2\sin^2{x}) + \sqrt{2}$
 
Đoạn này không biết đúng không? :)
Xét hàm số $f(t) = t(3 - 2t^2)$ $\forall$ $t \in [-1; 1]$có $f’(t) = -6t^2 + 3$
Lập bảng biến thiên, ta suy ra: $-\sqrt{2} \leq f(t) \leq \sqrt{2}$
Vì vậy: $0 \leq VF \leq 2\sqrt{2}$.
 
Mặt khác: $|VT| = |\dfrac{1}{\cos{x}} + 2\cos{x}| \geq 2\sqrt{2}$
 
Vậy, phương trình có nghiệm khi: $VT = VF = 2\sqrt{2}$.
Khi đó: $\sin{x} = \cos{x} = \dfrac{1}{\sqrt{2}} \Leftrightarrow x = \dfrac{\pi}{4} + k2\pi \, (k \in Z)$



#443142 Giải bất phương trình: $\sqrt{\frac{8}{x-2...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 15-08-2013 - 20:54 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải
ĐK: $2 < x < 8$
Bất phương trình ban đầu tương đương:
$\sqrt{\dfrac{2}{x - 2}} - 1+ \dfrac{4}{\sqrt{8 - x}} - 2 \leq 0$
 
$\Leftrightarrow \dfrac{\sqrt{2} - \sqrt{x - 2}}{\sqrt{x - 2}} + \dfrac{2(2 -\sqrt{8 - x})}{\sqrt{8 - x}} \leq 0$
 
$\Leftrightarrow \dfrac{4 - x}{\sqrt{x - 2}\left (\sqrt{2} + \sqrt{x - 2} \right )} + 2\dfrac{x - 4}{\sqrt{8 - x}\left (2 + \sqrt{8 - x} \right )} \leq 0$
 
$\Leftrightarrow (4 - x)\left [ \dfrac{1}{\sqrt{2(x - 2)} + x - 2} - \dfrac{2}{2\sqrt{8 - x} + 8 - x}\right ] \leq 0$
 
$\Leftrightarrow (4 - x)\left [2\sqrt{8 - x} + 8 - x - 2\sqrt{2(x - 2)} - 2(x - 2)\right ] \leq 0$
 
$\Leftrightarrow (4 - x) \left [ 2\left (\sqrt{8 - x} - \sqrt{2(x - 2)}\right ) + 12 - 3x\right ]\leq 0$
 
$\Leftrightarrow 3(4 - x)^2 \left ( \dfrac{2}{\sqrt{8 - x} + \sqrt{2(x - 2)}} + 1\right ) \leq 0$
 
$\Leftrightarrow x = 4$



#452274 Giải hệ pt: a) $\left\{\begin{matrix} x^...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 22-09-2013 - 11:03 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Câu b) 

Giải

Hệ ban đầu tương đương:
$\left\{\begin{matrix}(x^2 + xy)^2 = 2x + 9 \,\,\, (1)\\2(x^2 + xy) = x^2 + 6x + 6\end{matrix}\right.$

$\Rightarrow (x^2 + xy)^2 + 2(x^2 + xy ) = x^2 + 8x + 15 = (x + 3)^2 + 2(x + 3)$

Đặt $a = x^2 + xy$ và $b = x + 3$, ta được:

$a^2 + 2a = b^2 + 2b \Leftrightarrow (a - b)(a + b + 2) = 0 \Rightarrow \left[\begin{matrix}x^2 + xy = x + 3\\x^2 + xy = - (x + 3) - 2 = -x - 5\end{matrix}\right.$

Chỉ cần thế vào phương trình (1) nữa là được.

 

 




#445914 Tìm min $A=\frac{x^2y}{\left(x^2+y^2\right...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 28-08-2013 - 16:48 trong Bất đẳng thức và cực trị

Giải
Đặt $t = \dfrac{x^2}{y^2}$
Từ giả thiết, ta có:
$22\dfrac{x^2}{y^2} + \dfrac{2}{y^2} = 8\dfrac{x^4}{y^4} + 6 + \dfrac{1}{y^4}$
 
$\Rightarrow 8t^2 - 22t + 6 = - \left ( \dfrac{1}{y^2} - 1\right )^2 + 1 \leq 1 \Rightarrow \dfrac{1}{4} \leq t \leq \dfrac{5}{2}$
 
Khi đó:
$A=\dfrac{x^2y}{\left(x^2+y^2\right)\left(\sqrt{4x^2+y^2}+y\right)} = \dfrac{\dfrac{x^2}{y^2}}{\left ( \dfrac{x^2}{y^2} + 1\right ) \left ( \sqrt{4\dfrac{x^2}{y^2} + 1} + 1\right )}$
 
$\Rightarrow A = \dfrac{t}{(t + 1)\left ( \sqrt{4t + 1} + 1\right )}$
 
Xét hàm số $f(t) = \dfrac{t}{(t + 1)\left ( \sqrt{4t + 1} + 1\right )}$ trên $\left [ \dfrac{1}{4}; \dfrac{5}{2}\right ]$
 
Có: $f'(t) = \dfrac{-2t^2 + 2t + \sqrt{4t + 1} + 1}{(t + 1)^2\sqrt{4t + 1}\left ( \sqrt{4t + 1} + 1\right )^2}$
Khi đó: $f'(t) = 0 \Leftrightarrow -2t^2 + 2t + \sqrt{4t + 1} + 1 = 0 \Leftrightarrow t = 2$
 
Vì vậy, ta tìm được: $Min_A = \underset{\forall t \in \left [\dfrac{1}{4}; \dfrac{5}{2} \right ]}{Min_{f(t)}} = f\left (\dfrac{1}{4} \right ) = \dfrac{\sqrt{2} - 1}{5}$
 
Dấu "=" xảy ra khi $t = \dfrac{1}{4}$ và $y^2 = 1$. Khi đó: $y = 1$ và $x = \pm \dfrac{1}{2}$



#443322 $\begin{cases} x^2+y^{2}+\frac{2xy...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 16-08-2013 - 13:15 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Giải
ĐK: $x + y > 0$
 
Phương trình thứ nhất của hệ tương đương:
$(x + y)^2 - 2xy + \dfrac{2xy}{x + y} = 1$
 
$\Leftrightarrow (x + y)^2 - 1 - 2xy \left (1 - \dfrac{1}{x + y} \right ) = 0$
 
$\Leftrightarrow (x + y - 1)(x + y + 1) - \dfrac{2xy}{x + y}(x + y - 1) = 0$
 
$\Leftrightarrow (x + y - 1)\left ( x + y + 1 - \dfrac{2xy}{x + y}\right ) = 0 \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x + y = 1 \, (1)\\x + y + 1 = \dfrac{2xy}{x + y} \, (2)\end{matrix}\right.$
 
Ta có: $(2) \Leftrightarrow (x + y + 1)(x + y) = 2xy \Leftrightarrow x^2 + y^2 + x + y = 0$
 
Do $x^2, y^2 \geq 0, x+ y > 0 \Rightarrow x^2 + y^2 + x + y > 0$ nên (2) vô nghiệm.
 
Vậy, ta có: $\left\{\begin{matrix}x + y = 1 \\x^2 - y = \sqrt{x + y} = 1\end{matrix}\right.$ 
 
Phần còn lại lười gõ quá. Bạn tự giải tiếp nhé.



#440789 cho (P):y=$x^2$ và (d):y=(m-1)x-m+3

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 06-08-2013 - 14:33 trong Đại số

Cho (P): $y = x^2$ và (d): $y = (m - 1) x - m + 3$
Tìm các giá trị của m sao cho (d) cắt (P) tại 2 điểm phân biệt $A(x_1;y_1);B(x_2;y_2)$ thỏa mãn điều kiện $x_1y_2+x_2y_2-3 \ge 0$
Không biết đề có phải là $x_1y_2 + x_2y_1 - 3 \geq 0$ không nhỉ?
Giải
Phương trình hoành độ của (P) và (d) là: $x^2 = (m - 1)x - m + 3 \Leftrightarrow x^2 - (m - 1)x + m - 3 = 0$
 
Phương trình trên có biệt thức: $\Delta = (m - 1)^2 - 4(m - 3) = m^2 - 6m + 13 = (m - 3)^2 + 4 > 0 $ $\forall$ $m \in R$
 
Do đó, nó luôn có hai nghiệm phân biệt $x_1; x_2$ thỏa mãn: $\left\{\begin{matrix}x_1 + x_2 = m - 1\\x_1.x_2 = m - 3\end{matrix}\right.$
 
Gọi giao điểm của (P) và (d) là: $A(x_1; y_1)$ và $B(x_2; y_2)$ thì $y_1 = x_1^2$; $y_2 = x_2^2$
 
Vì vậy:: $x_1y_2 + y_2x_1 - 3 \geq 0 \Leftrightarrow x_1x_2^2 + x_2x_1^2 - 3 \geq 0$
 
$\Leftrightarrow x_1x_2(x_1 + x_2) - 3 \geq 0 \Rightarrow (m - 1)(m - 3) - 3 \geq 0$
 
$\Leftrightarrow m^2 - 4m \geq 0 \Leftrightarrow m \geq 4$ hoặc $m \leq 0$



#343013 GPT: $cos^{3}x.cos3x + sin^{3}x.sin3x = \frac...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 03-08-2012 - 10:31 trong Phương trình, Hệ phương trình Lượng giác

GPT: $cos^{3}x.cosx + sin^{3}x.sinx = \frac{\sqrt{2}}{4}$

Giải

Phương trình tương đương:
$\cos^4{x} + \sin^4{x} = \dfrac{\sqrt{2}}{4} \Leftrightarrow (\sin^2{x} + \cos^2{x})^2 - 2\sin^2{x}.\cos^2{x} = \frac{\sqrt{2}}{4}$


$\Leftrightarrow 2\sin^2{x}\cos^2{x} = 1 - \dfrac{\sqrt{2}}{4}$

$\Leftrightarrow \sin^2{2x} = 2 - \dfrac{\sqrt{2}}{2}$

Phương trình nói trên vô nghiệm vì:
$VT = \sin^2{2x} \leq 1 < 2 - \dfrac{\sqrt{2}}{2} = VF$



#442807 giải phương trình:$(2+\frac{1}{\cos x})...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 14-08-2013 - 16:32 trong Phương trình, Hệ phương trình Lượng giác

Phần giải tiếp :)
Ta có: 
$2\sin{\left ( \dfrac{\pi}{6} - 2x\right )} - 6\cos{x} + 1 = 0$
 
$\Leftrightarrow 2 \left ( \dfrac{1}{2}\cos{2x} - \dfrac{\sqrt{3}}{2}\sin{2x}\right ) - 6\cos{x} + 1 = 0$
 
$\Leftrightarrow \cos{2x} + 1 - \sqrt{3}\sin{2x} - 6\cos{x} = 0$
 
$\Leftrightarrow 2\cos^2{x} - 2\sqrt{3}\sin{x}\cos{x} - 6\cos{x} = 0$
 
$\Leftrightarrow 2\cos{x}(\cos{x} - \sqrt{3}\sin{x} - 3) = 0$
 
Chú ý đối chiếu điều kiện để kết luận nghiệm.



#337890 Giải phương trình: $\frac{\sin ^{4}\frac{x}{2}+\cos...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 19-07-2012 - 22:44 trong Phương trình, Hệ phương trình Lượng giác

Giải phương trình:
$\frac{\sin ^{4}\frac{x}{2}+\cos ^{4}\frac{x}{2}}{1-\sin x}-\tan ^{2}\sin x=\frac{1+\sin x}{2}$

Cách thực dụng nhất:

Giải

Chú ý:
$\sin^4{\alpha} + \cos^4{\alpha} = (\sin^2{\alpha} + \cos^2{\alpha})^2 - \dfrac{1}{2}(2\sin{\alpha}.\cos{\alpha})^2 $

$= 1 - \dfrac{1}{2}.\sin^2{2\alpha}$


ĐK: $\left\{\begin{array}{l}\cos{x} \neq 0\\\sin{x} \neq 1\end{array}\right. \Leftrightarrow x \neq \dfrac{\pi}{2} + k\pi \,\, (k \in Z)$

Phương trình ban đầu tương đương:
$\dfrac{1 - \dfrac{1}{2}.\sin^2{x}}{1 - \sin{x}} - \dfrac{\sin^3{x}}{\cos^2{x}} = \dfrac{1+\sin x}{2}$

$\Leftrightarrow \dfrac{(2 - \sin^2{x})(1 + \sin{x})}{2(1 - \sin^2{x})} - \dfrac{2\sin^3{x}}{2(1 - \sin^2{x})} = \dfrac{(1 + \sin{x})(1 - \sin^2{x})}{2(1 - \sin^2{x})}$

$\Leftrightarrow 2\sin^3{x} - \sin{x} - 1 = 0 \Leftrightarrow \left[\begin{array}{l} \sin{x} = 1\\2\sin^2{x} + 2\sin{x} + 1 = 0 \, (VN)\end{array}\right.$


Do ĐK xác định là $\sin{x} \neq 1 \Rightarrow$ Phương trình vô nghiệm.



#326971 $\left\{\begin{matrix} x^2+y^2&=2\\x^2+3x-x...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 19-06-2012 - 11:40 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Giải hệ phương trình
$$\left\{\begin{matrix}
x^2+y^2&=2\\x^2+3x-xy^2+y^3-y^2+y&=0

\end{matrix}\right.$$

Giải

Phương trình thứ 2 của hệ tương đương: $x^2 + x + x(2 - y^2) + y^3 - y^2 + y = 0$ $\Rightarrow x^2 + x + x^3 + y^3 - y^2 + y = 0$ $\Leftrightarrow (x + y)(x^2 - xy + y^2 ) + (x - y)(x + y) + x + y = 0$ $\Leftrightarrow (x + y)(x^2 + y^2 - xy + x - y + 1) = 0$ $\Leftrightarrow \left[\begin{array}{l} x + y = 0\\x^2 + y^2 - xy + x - y + 1= 0\end{array}\right.$

- Với x + y = 0; thế vào phương trình thứ nhất của hệ, ta nhận được 2 cặp nghiệm: $$(x; y) = (1; -1); (-1; 1)$$

- Với $x^2 + y^2 - xy + x - y + 1 = 0$ $\Leftrightarrow \dfrac{1}{2}(x - y)^2 + \dfrac{1}{2}(x + 1)^2 + \dfrac{1}{2}(y - 1)^2 = 0$
$\Leftrightarrow \left\{\begin{array}{l}x = y\\x = -1\\y = 1\end{array}\right.$
Điều này không cùng xảy ra.


Do đó, với ĐK $x^2 + y^2 -xy + x - y + 1 = 0$, hệ vô nghiệm.

Kết luận: Hệ có 2 cặp nghiệm: $(x; y) = \{(1; -1); (-1; 1) \}$



#443053 ​$sinA+sinB+\sqrt{6}sinC\leq \frac{5\...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 15-08-2013 - 15:39 trong Bất đẳng thức - Cực trị

Giải
Ta có:
$P = \sin{A} + \sin{B} + \sqrt{6}\sin{C} = 2\sin{\dfrac{A + B}{2}}\cos{\dfrac{A - B}{2}} + 2\sqrt{6}\sin{\dfrac{C}{2}}\cos{\dfrac{C}{2}}$
 
$P = 2\cos{\dfrac{C}{2}\cos{\dfrac{A - B}{2}}} + 2\sqrt{6}\sin{\dfrac{C}{2}}\cos{\dfrac{C}{2}}$
 
Do $\cos{\dfrac{C}{2}} > 0 \Rightarrow P \leq 2\cos{\dfrac{C}{2}} + 2\sqrt{6}\sin{\dfrac{C}{2}}\cos{\dfrac{C}{2}}$
 
Mặt khác, ta có: 
$2\cos{\dfrac{C}{2}}\left ( 1 + \sqrt{6}\sin{\dfrac{C}{2}}\right ) = \dfrac{2}{\sqrt{10}}.\sqrt{10}\cos{\dfrac{C}{2}}\left ( 1 + \sqrt{6}\sin{\dfrac{C}{2}}\right )$
 
$\leq \dfrac{1}{\sqrt{10}} \left ( 10\cos^2{\dfrac{C}{2}} + 1 + 2\sqrt{6}\sin{\dfrac{C}{2}} + 6\sin^2{\dfrac{C}{2}}\right )$ 
 
$= \dfrac{1}{\sqrt{10}}\left [ - \left ( 2\sin{\dfrac{C}{2}} - \dfrac{\sqrt{6}}{2}\right)^2 + \dfrac{50}{4} \right ]\leq \dfrac{5\sqrt{10}}{4}$
 

Vậy: $\sin{A} + \sin{B} + \sqrt{6}\sin{C} \leq \dfrac{5\sqrt{10}}{4}$

 
Dấu "=" xảy ra khi: $\left\{\begin{matrix}A = B \\\sin{\dfrac{C}{2}} = \dfrac{\sqrt{6}}{4}\\\cos{\dfrac{C}{2}} = \dfrac{\sqrt{10}}{4}\end{matrix}\right.$
 
(Sử dụng được BĐT Côsi do $0 < C < 180^o$ nên $\sin{\dfrac{C}{2}}, \cos{\dfrac{C}{2}} > 0$ )



#438498 giải phương trình

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 26-07-2013 - 23:37 trong Phương trình - Hệ phương trình - Bất phương trình

Giải phương trình

 

$\sqrt[4]{\frac{(x^{2}+x)^{2}+5\sqrt[3]{x^{8}}}{144}}=\frac{x}{x+1}$

Giải

ĐKXĐ: $x \neq -1$

Điều kiện để phương trình ban đầu có nghiệm: $\frac{x}{x+1} \geq 0 \Leftrightarrow x \geq 0$ hoặc $x < -1$

Phương trình ban đầu tương đương:
$\dfrac{x^2(x + 1)^2 + 5x^2\sqrt[3]{x^2}}{144} = \left ( \dfrac{x}{x + 1} \right )^4$

$\Leftrightarrow x^2 \left ( \dfrac{(x + 1)^2 + 5\sqrt[3]{x^2}}{144} - \dfrac{x^2 }{(x + 1)^4} \right ) = 0 \,(1)$

- Nhận thấy x = 0 là một nghiệm của phương trình đã cho.

- Với $x \neq 0$, (1) tương đương:
$(x +1)^6 - 5(x +1)^4\sqrt[3]{x^2} - 144x^2 = 0$

$\Leftrightarrow \left ( \dfrac{x +1}{\sqrt[3]{x}}\right )^6 + 5\left ( \dfrac{x +1}{\sqrt[3]{x}}\right )^4 - 144 = 0$

Đặt $a = \dfrac{x +1}{\sqrt[3]{x}}$, ta được: $a^6 + 5a^4 - 144 = 0 \Leftrightarrow (a^2 - 4)(a^4 + 9a^2 + 36) = 0 \Leftrightarrow a = \pm 2$
Suy ra: $x + 1 = \pm 2\sqrt[3]{x}$


- Nếu $x + 1 = 2\sqrt[3]{x} \Leftrightarrow (\sqrt[3]{x} - 1)(\sqrt[3]{x^2} + \sqrt[3]{x} - 1) = 0$ 

$\Leftrightarrow x = 1$ hoặc $x = \left (\dfrac{-1 \pm \sqrt{5}}{2} \right )^3= -2 \pm \sqrt{5}$
 

- Nếu $x + 1 = -2\sqrt[3]{x}$. Từ điều kiện $x < -1$ hoặc $x \geq 0$. Suy ra, trường hợp này không thỏa mãn.


Kết luận: Phương trình có tập nghiệm: $S = \{ 0; 1; -2 \pm \sqrt{5}\}$

 




#329260 $\sqrt{x-4}+\sqrt{y-1}=4$

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 26-06-2012 - 08:34 trong Bất đẳng thức và cực trị

Ta có: $\sqrt{x-4}+\sqrt{y-1}=4$.
Tìm GTLN: $x+y$

Giải

Cảm giác nó thế nào í!?
ĐK: $x \geq 4; y \geq 1$
Ta có:

$\sqrt{x-4}+\sqrt{y-1}=4 \Leftrightarrow x - 4 + y - 1 + 2\sqrt{(x - 4)(y - 1)} = 16$

$\Leftrightarrow 2\sqrt{(x - 4)(y - 1)}= 21 - (x + y)$

Do $2\sqrt{(x - 4)(y - 1)} \geq 0 \Rightarrow 21 - (x + y) \geq 0$

$\Leftrightarrow x + y \leq 21 \Rightarrow Max_{(x + y)} = 21$


Dấu "=" xảy ra khi:
$(x - 4)(y - 1) = 0 \Leftrightarrow \left[\begin{array}{l} x = 4\\y = 1\end{array}\right.$

$\Leftrightarrow \left[\begin{array}{l} \left\{\begin{array}{l}x = 4\\y = 17\end{array}\right.\\\left\{\begin{array}{l}y = 1\\x = 20\end{array}\right.\end{array}\right.$

P/S: Sonksnb là người ở đâu vậy?



#448412 Giải hệ $\left\{\begin{matrix}x^2-4x=(xy+2...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 07-09-2013 - 13:23 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Bài 3

Giải

Phương trình thứ nhất của hệ tương đương:
$(2x - y)(x - 4y^2) = 0 \Leftrightarrow \left[\begin{matrix}y = 2x\\x = 4y^2\end{matrix}\right.$

 

+ Với $y = 2x$, phương trình thứ hai của hệ tương đương:
$16x^3 - 32x^2 + 2x + 5 = 0 \Leftrightarrow \left[\begin{matrix}x = \dfrac{1}{2} \Rightarrow y = 1\\x = \dfrac{3 \pm \sqrt{19}}{4} \Rightarrow y = \dfrac{3 \pm \sqrt{19}}{2}\end{matrix}\right.$

 

+ Với $4y^2 = x \geq 0$, phương trình thứ hai của hệ tương đương: $16x^3 + 5 = 0$.

Do $x \geq 0 \Rightarrow VT > 0$. Phương trình vô nghiệm.

 

 




#448404 Giải hệ $\left\{\begin{matrix}x^2-4x=(xy+2...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 07-09-2013 - 13:02 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Bài 1.

Giải

Hệ ban đầu tương đương:

$\left\{\begin{matrix}x^2 - 20x - 8  = y(x + 2)(4x + 2)\\x^2 + x - 2 = y(2x + 1)^2\end{matrix}\right.$

Nhận thấy: $x = 1, x = -2, x = \dfrac{-1}{2}, y = 0$ đều khiến hệ vô nghiệm.

Chia vế theo vế của hai phương trình, ta được:
$\dfrac{x^2 - 20x - 8}{x^2 + x - 2} = \dfrac{2x + 4}{2x + 1} \Leftrightarrow x(5x + 4) = 0 \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x = 0 \Rightarrow y = 2\\x = \dfrac{-4}{5} \Rightarrow y = -6\end{matrix}\right.$

 

Bài 2

Giải

Cộng vế theo vế hai phương trình, ta được:
$3x^2 + 4xy + y^2 - 3y - 7x + 2 = 0$

$\Leftrightarrow (3x + y - 1)(x + y  - 2) = 0$




#444000 Giải HPT: $x^{3}-y^{3}-3x^{2}-15x+18y-36=0...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 19-08-2013 - 12:13 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Bạn tham khảo thêm tại link sau nhé:
http://diendantoanho...endmatrixright/

 




#441992 $\left\{\begin{matrix} \frac{1}{3x}+\frac{2x}{3...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 11-08-2013 - 15:51 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải
ĐK: $x \geq -3, x \neq 0, y > 0$
Phương trình (1) của hệ tương đương:
$\dfrac{y + 2x^2}{xy} = \dfrac{3(x + \sqrt{y})}{2x^2 + y} \Leftrightarrow (2x^2 + y)^2 = 3xy(x + \sqrt{y})$
 
$\Leftrightarrow 4x^4 + 4x^2y + y^2 = 3x^2y + 3xy\sqrt{y} \Leftrightarrow 4x^4 + x^2y - 3xy\sqrt{y} + y^2 = 0$
 
$\Leftrightarrow 4\dfrac{x^4}{y^2} + \dfrac{x^2}{y} - 3\dfrac{x}{\sqrt{y}} + 1 = 0$
 
Đặt $\dfrac{x}{\sqrt{y}} = a$. Khi đó: 
$4a^4 + a^2 - 3a + 1 = 0 \Leftrightarrow (2a - 1)^2(a^2 + a + 1) = 0 \Leftrightarrow \left[\begin{matrix}a = \dfrac{1}{2}\\a^2 + a + 1 = 0 \, (VN)\end{matrix}\right.$ 
 
Với $a = \dfrac{1}{2} \Rightarrow \sqrt{y} = 2x \Rightarrow x \geq 0$
 
Khi đó, phương trình (2) của hệ trở thành: $8x = \sqrt{2x + 6} - 4x^2 \Leftrightarrow 4x^2 + 8x = \sqrt{2x + 6}$
 
Đặt $2x + 2 = a \, (a \geq 2) \Rightarrow a^2 - 4 = \sqrt{a + 4}$.
Lại đặt: $t = \sqrt{a + 4} > 0$. Khi đó, ta có hệ: $\left\{\begin{matrix}t^2 - 4 = a\\a^2 - 4 = t\end{matrix}\right.$
Trừ vế theo vế, ta được: $t^2 - a^2 = a - t \Leftrightarrow (t - a)(t + a + 1) = 0 \Leftrightarrow a = t$
 
$\Rightarrow a = \sqrt{a + 4} \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}a \geq 0\\a^2 - a - 4 = 0\end{matrix}\right. \Leftrightarrow a = \dfrac{1 + \sqrt{17}}{2}$
 
$\Rightarrow x = \dfrac{-3 + \sqrt{17}}{4} \Rightarrow y = \dfrac{13 - 3\sqrt{17}}{2}$
 
Hệ có nghiệm duy nhất; $(x; y) = \left (\dfrac{-3 + \sqrt{17}}{4}; \dfrac{13 - 3\sqrt{17}}{2}\right )$