Đến nội dung

dark templar nội dung

Có 1000 mục bởi dark templar (Tìm giới hạn từ 12-05-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#624990 Tìm min,max: $\sum \frac{x+y}{1+z}$

Đã gửi bởi dark templar on 05-04-2016 - 10:15 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho x, y, z trong khoảng từ $\frac{1}{2}$ đến 1. Tìm GTNN và GTLN của:

$\frac{x+y}{1+z}+\frac{y+z}{1+x}+\frac{z+x}{1+y}$

Xem ở http://www.artofprob...t_round_problem




#624987 $\sum \frac{a^2+16bc}{b^2+c^2}\geq 10...

Đã gửi bởi dark templar on 05-04-2016 - 10:10 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho a,b,c là các số không âm.Chứng minh rằng:

$\sum \frac{a^2+16bc}{b^2+c^2}\geq 10$

Do bài này nằm trong box THCS nên mình sẽ đưa bạn lời giải phù hợp ở http://artofproblems...1199960p5898149 (xem bài viết #7 )




#624984 Inequalities From 2016 Mathematical Olympiads

Đã gửi bởi dark templar on 05-04-2016 - 08:26 trong Bất đẳng thức - Cực trị

 Bài 2. Ta chú ý đến một phân tích quen thuộc là $(x+y)^2=(x-y)^2+4xy$

 Bây giờ đặt $\sum _{j=1}^na_jb_j=S$ và $a_{i}b_{i}=S_i$ thì ta cần chứng minh $\sum_{i=1}^n \dfrac{(a_{i+1}+b_{i+1})^2}{n(a_i-b_i)^2+4(n-1)S} \geq \dfrac{1}{n-1}$

 Hay $\sum_{i=1}^n \dfrac{(a_{i+1}-b_{i+1})^2+4S_{i+1}}{n(a_i-b_i)^2+4(n-1)S} \geq \dfrac{1}{n-1}$

 Không mất tính tổng quát giả sử $(a_1-b_1)^2\leq \min \left \{(a_2-b_2)^2,(a_3-b_3)^2,...,(a_n-b_n)^2\right \}$ thì ta có

 $\sum_{i=1}^n \dfrac{(a_{i+1}-b_{i+1})^2+4S_{i+1}}{n(a_i-b_i)^2+4(n-1)S} \geq \dfrac{\sum \limits_{i=1}^n (a_{i}-b_{i})^2+4\sum \limits_{k=1}^nS_{k}}{n(a_1-b_1)^2+4(n-1)S }(1)=\dfrac{\sum \limits_{i=1}^n (a_{i}-b_{i})^2+4S}{n(a_1-b_1)^2+4(n-1)S}$

 Nên ta chỉ cần chứng minh $\dfrac{\sum \limits_{i=1}^n (a_{i}-b_{i})^2+4S}{n(a_1-b_1)^2+4(n-1)S}\geq \dfrac{1}{n-1}\Leftrightarrow \sum_{i=1}^n (a_{i}-b_{i})^2\geq \dfrac{n}{n-1}(a_1-b_1)^2\Leftrightarrow \sum_{i=2}^n (a_{i}-b_{i})^2\geq \dfrac{1}{n-1}\geq (a_1-b_1)^2$

 Áp dụng bất đẳng thức Cauchy-Schwarz ta có $\sum_{i=2}^n (a_{i}-b_{i})^2\geq \dfrac{1}{n-1}\left (\sum_{j=2}^n a_j-\sum_{k=2}^n b_k \right )^2 (2)$

 Mặt khác $\sum_{i=1}^n (a_i-b_i)=0$ nên $\left (\sum_{j=2}^n a_j-\sum_{k=2}^n b_k \right )^2=(a_1-b_1)^2$

 Từ đó ta có điều cần chứng minh ~.~ Mỏi tay

Chỗ khúc $(1)$ thì tử số của mẫu chỉ là $\sum_{k=1}^{n-1}\left ( a_{k}-b_{k} \right )^{2}+\left ( a_{n+1}-b_{n+1} \right )^{2}+\sum_{k=2}^{n}S_{k}+b_{n+1}a_{n+1}$.Đó là lý do mình hỏi có cái quy ước nào cho $a_{n+1}$ và $b_{n+1}$ hay không  :mellow:

 

Còn khúc $(2)$ thì nên viết rõ là $\sum_{i=2}^{n}\left ( a_{i}-b_{i} \right )^{2}\geqslant \frac{1}{n-1}\left ( \sum_{i=2}^{n}\left | a_{i}-b_{i} \right | \right )\geqslant \frac{1}{n-1}\left ( \sum_{k=2}^{n}a_{k}-\sum_{j=2}^{n}b_{j} \right )$




#624961 $\Delta ABC.CM: (b^{2} - c^{2})cotA + (c^{...

Đã gửi bởi dark templar on 04-04-2016 - 23:26 trong Công thức lượng giác, hàm số lượng giác

$Cho \Delta ABC với góc A,B,C. Các cạnh AB = c, AC = b, BC = a.
\\CMR: (b^{2} - c^{2})cotA + (c^{2} - a^{2})cotB + (a^{2} - b^{2})cotC = 0 (1)$

Biến đổi thuần Đại Số:

 

$$\left ( b^{2}-c^{2} \right )\cot A=\frac{\left ( b^{2}-c^{2} \right )2bc\cos A}{2bc\sin A}=\frac{\left ( b^{2}-c^{2} \right )\left ( b^{2}+c^{2}-a^{2} \right )}{4S}$$

 

Ta cần chứng minh:

$$\left ( b^{2}-c^{2} \right )\left ( b^{2}+c^{2}-a^{2} \right )+\left ( c^{2}-a^{2} \right )\left ( c^{2}+a^{2}-b^{2} \right )+\left ( a^{2}-b^{2} \right )\left ( a^{2}+b^{2}-c^{2} \right )=0$$

 

Hay:

$$\left ( b^{4}-c^{4} \right )+\left ( c^{4}-a^{4} \right )+\left ( a^{4} -b^{4}\right )+\left ( a^{2}c^{2}-a^{2}b^{2} \right )+\left ( a^{2}b^{2}-b^{2}c^{2} \right )+\left ( b^{2}c^{2}-a^{2}c^{2} \right )=0$$

 

Đẳng thức trên luôn đúng nên ta có đpcm.

 

Nếu ta thay hàm $\cot$ bằng hàm $\tan$ thì đẳng thức trên vẫn đúng :)




#624948 Chứng minh rằng: $a^3 +b^3+c^3 \geq \frac{3}{8...

Đã gửi bởi dark templar on 04-04-2016 - 22:45 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho 3 số dương a,b,c thỏa mãn $a^2 +b^2 +c^2 +2abc = 1$

Chứng minh rằng: $a^3 +b^3+c^3 \geq \frac{3}{8}$

Sử dụng AM-GM để hạ bậc $a^{3}+a^{3}+\frac{1}{8}\geqslant \frac{3}{2}a^{2}$,ta chỉ cần chứng minh $a^{2}+b^{2}+c^{2}\geqslant \frac{3}{4}$

 

Từ điều kiện đề bài cho ,ta có:

$$a^{2}+b^{2}+c^{2}=1-2abc=1-2\sqrt{a^{2}b^{2}c^{2}}\geqslant 1-2\sqrt{\left ( \frac{a^{2}+b^{2}+c^{2}}{3} \right )^{3}}(*)$$

 

Đặt $t=\sqrt{\frac{a^{2}+b^{2}+c^{2}}{3}}\left ( t>0 \right )$ thì:

$$(*)\Leftrightarrow 3t^{2}\geqslant 1-2t^{3}\Leftrightarrow \left ( t+1 \right )^{2}\left ( 2t-1 \right )\geqslant 0\Leftrightarrow t\geqslant \frac{1}{2}$$

 

Hay $a^{2}+b^{2}+c^{2}\geqslant \frac{3}{4}$.Ta có đpcm.




#624929 $\sum \frac{a\sqrt{bc}.IA}{b.IB^...

Đã gửi bởi dark templar on 04-04-2016 - 22:13 trong Hình học

Cho tam giác $ABC$ có $I$ là tâm đường tròn nội tiếp ,các cạnh $BC=a,AC=b,AB=c$ 
Chứng minh các bất đẳng thức sau : 
ii) $\sum \frac{a\sqrt{bc}.IA}{b.IB^2+c.IC^2} \ge \frac{3\sqrt{3}}{2}$

Ta có hệ thức sau :

$$aIA^2+bIB^2+cIC^2=abc$$

 

Hệ thức này có khá nhiều cách chứng minh nên nhường lại cho chủ topic.

 

Từ đó ta có:

$$\frac{a\sqrt{bc}IA}{bIB^{2}+cIC^{2}}=\frac{a\sqrt{bc}IA}{abc-aIA^{2}}=\frac{\sqrt{bc}IA}{bc-IA^{2}}$$

 

Mặt khác:

$$IA=\frac{p-a}{\cos\frac{A}{2}}=\frac{p-a}{\sqrt{\frac{1+\cos A}{2}}}=\frac{p-a}{\sqrt{\frac{p(p-a)}{bc}}}=\sqrt{\frac{bc(p-a)}{p}}$$

 

với ký hiệu $p$ là nửa chu vi

 

Do đó:

$$\frac{a\sqrt{bc}IA}{bIB^{2}+cIC^{2}}=\frac{bc\sqrt{\frac{p-a}{p}}}{bc\left ( 1-\frac{p-a}{p} \right )}=\frac{\sqrt{p(p-a)}}{a}$$

 

Đặt $x=\sqrt{p-a};y=\sqrt{p-b};z=\sqrt{p-c}$ thì $x,y,z>0$ và $a=y^2+z^2;b=x^2+z^2;c=x^2+y^2$.BĐT sẽ tương đương với:

$$\frac{x}{y^{2}+z^{2}}+\frac{y}{x^{2}+z^{2}}+\frac{z}{x^{2}+y^{2}}\geqslant \frac{3\sqrt{3}}{2\sqrt{x^{2}+y^{2}+z^{2}}} (*)$$

 

Mình có 2 cách để chứng minh $(*)$.

 

Cách 1: Sử dụng tính thuần nhất của BĐT,chuẩn hoá cho $x^2+y^2+z^2=3$.Viết lại BĐT dưới dạng sau:

$$\frac{x}{3-x^{2}}+\frac{y}{3-y^{2}}+\frac{z}{3-z^{2}}\geqslant \frac{3}{2}$$

 

Ta có BĐT phụ sau : $\frac{x}{3-x^{2}}\geqslant \frac{x^{2}}{2},\forall x>0 \Leftrightarrow (x-1)^2(x+2) \ge 0$.Xây dựng 2 BĐT tương tự cho $y,z$ rồi cộng chúng lại,ta sẽ có đpcm

---------------------

 

Cách 2 (chứng minh trực tiếp)

Ta cần chứng minh $\left ( \sum \frac{x}{y^{2}+z^{2}} \right )^{2}\geqslant \frac{27}{4(x^{2}+y^{2}+z^{2})}$

 

Theo Holder thì:

$$\left ( \sum \frac{x}{y^{2}+z^{2}} \right )^{2}\left ( \sum x^{4}(y^{2}+z^{2})^{2} \right )\geqslant \left ( x^{2}+y^{2}+z^{2} \right )^{3}$$

 

Như vậy ta chỉ cần chứng minh:

$$2\left ( x^{2}+y^{2}+z^{2} \right )^{4}\geqslant 27\left ( x^{4}y^{4}+y^{4}z^{4}+z^{4}x^{4}+x^{2}y^{2}z^{2}\left ( x^{2}+y^{2}+z^{2} \right ) \right )$$

 

Đổi biến $x^2=a,y^2=b,z^2=c(a,b,c>0)$ cho dễ nhìn thì ta cần chứng minh:

$$2\left ( a+b+c \right )^{4}\geqslant 27\left ( a^{2}b^{2}+b^{2}c^{2}+c^{2}a^{2}+abc(a+b+c) \right )$$

 

Tương đương với:

$$2\sum a^{4}+8\sum ab(a^{2}+b^{2})\geqslant 15\sum a^{2}b^{2}+3abc(a+b+c)$$

 

Theo AM-GM:

$$VT\geqslant 18\sum a^{2}b^{2}\geqslant 15\sum a^{2}b^{2}+3abc(a+b+c)=VP$$

 

Vậy ta có đpcm.

 




#624685 Inequalities From 2016 Mathematical Olympiads

Đã gửi bởi dark templar on 03-04-2016 - 22:34 trong Bất đẳng thức - Cực trị

Chào các bạn như tiêu đề đã ghi thì trong topic này chúng ta sẽ cùng thảo luận về các bài toán bất đẳng thức đến từ các cuộc thi học sinh giỏi Toán khắp nơi trên thế giới trong năm 2016 và kết thúc topic này (có thể là sau IMO 2016) chúng ta sẽ có một file pdf “Inequalities From 2016 Mathematical” made in VMF để các thành viên có tài liệu tham khảo, hi vọng các bạn ủng hộ. :)

 

Bài 2 (Korea Winter Program Practice Test). Với số nguyên dương $n \geqslant 2$ và $a_i,\,b_i\;(1 \leqslant i \leqslant n)$ là các số thực dương thỏa mãn $\sum_{i=1}^n a_i = \sum_{i=1}^n b_i.$ Chứng minh rằng 

\[\sum_{i=1}^n \frac{(a_{i+1}+b_{i+1})^2}{n(a_i-b_i)^2+4(n-1)\displaystyle \sum_{j=1}^n a_jb_j} \geqslant \frac{1}{n-1}.\]

 

 

Bạn Huyện cho mình hỏi là bài này có ký hiệu $a_{n+1}=a_1$ và $b_{n+1}=b_1$ không vậy ?




#624679 $\sum \frac{a^{4}c}{b(a^{2}...

Đã gửi bởi dark templar on 03-04-2016 - 22:20 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho a, b, c>0. CMR: $\sum \frac{a^{4}c}{b(a^{2}c+b^{3})}\geq \frac{1}{2}(a+b+c)$

Thực hiện biến đổi:

$$\frac{a^{4}c}{b\left ( a^{2}c +b^{3}\right )}=\frac{a^{2}}{b}\left ( 1-\frac{b^{3}}{a^{2}c+b^{3}} \right )\geqslant \frac{a^{2}}{b}\left ( 1-\frac{b^{3}}{2ab\sqrt{bc}} \right )=\frac{a^{2}}{b}-\frac{a}{2}\sqrt{\frac{b}{c}}$$

 

Do đó:

$$\sum \frac{a^{4}c}{b(a^{2}c+b^{3}}\geqslant \sum \frac{a^{2}}{b}-\frac{1}{2}\sum a\sqrt{\frac{b}{c}}$$

 

Ta chỉ cần chứng minh:

$$\sum \frac{a^{2}}{b}-\frac{1}{2}\sum a\sqrt{\frac{b}{c}}\geqslant \frac{1}{2}\sum a$$

 

Đặt $x=\sqrt{\frac{a}{b}};y=\sqrt{\frac{b}{c}};z=\sqrt{\frac{c}{a}}$ thì $x,y,z>0$ và $xyz=1$.Để ý là $a=\frac{x}{yz};b=\frac{y}{zx};c=\frac{z}{xy}$

 

Khi đó BĐT trở thành:

$$\sum \frac{x^{3}}{yz}-\frac{1}{2}\sum \frac{x}{z}\geqslant \frac{1}{2}\sum \frac{x}{yz}\Leftrightarrow 2\sum x^{4}-\sum x^{2}y\geqslant \sum x^{2}(*)$$

 

Với $xyz=1$,ta dễ dàng có các BĐT sau thông qua AM-GM:

$\sum x^{4}\geqslant \sum x^{3}\geqslant \sum x^{2}y$ và $\sum x^{4}\geqslant \sum x^{2}$

 

Dễ thấy rằng $(*)$ chỉ là hệ quả của việc cộng các BĐT trên.




#624653 Tìm Min $A = \frac{x}{y(x+y^2)} + \frac{y}{z(y+z^2)} + \f...

Đã gửi bởi dark templar on 03-04-2016 - 21:39 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho x,y,z > 0 Thỏa mãn $x+y+z = 3$

Tìm Min $A = \frac{x}{y(x+y^2)} + \frac{y}{z(y+z^2)} + \frac{z}{x(z+x^2)}$

Thực hiện phép biến đổi sau:

$$\frac{x}{y(x+y^{2})}=\frac{1}{y}\left ( 1-\frac{y^{2}}{x+y^{2}} \right )\geqslant \frac{1}{y}\left ( 1-\frac{y^{2}}{2y\sqrt{x}} \right )=\frac{1}{y}-\frac{1}{2\sqrt{x}}$$

 

Do đó:

$$A\geqslant \left ( \frac{1}{x}-\frac{1}{2\sqrt{x}} \right )+\left ( \frac{1}{y}-\frac{1}{2\sqrt{y}} \right )+\left ( \frac{1}{z}-\frac{1}{2\sqrt{z}} \right )$$

 

Ta sẽ chứng minh BĐT phụ sau:

$\frac{1}{x}-\frac{1}{2\sqrt{x}}\geqslant \frac{5-3x}{4},\forall x>0\Leftrightarrow 3x^{2}-5x-2\sqrt{x}+4\geqslant 0$

$\Leftrightarrow \left ( \sqrt{x}-1 \right )^{2}\left ( 3x+6\sqrt{x}+4 \right )\geqslant 0 (*)$

 

Dễ thấy $(*)$ luôn đúng với mọi $x>0$ nên từ đó ta sẽ có $A\geqslant \frac{15-3(x+y+z)}{4}=\frac{3}{2}$

 

$A_{\min}=\frac{3}{2}$ khi và chỉ khi $x=y=z=1$.




#624597 Cho các số dương a;b;c. CMR $\sum \frac{a^{2}(...

Đã gửi bởi dark templar on 03-04-2016 - 20:27 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho các số dương a;b;c. CMR  $\sum \frac{a^{2}(b+c)^{2}}{a^{2}+bc}\leq \sum a^{2}+\sum ab$

:like  :D  :D  :like

Biến đổi BĐT về dạng sau:

$$\sum \frac{ab(a+b)^{2}}{c^{2}+ab}\geqslant \sum a^{2}+\sum ab$$

 

Theo C-S:

$$\sum \frac{ab(a+b)^{2}}{c^{2}+ab}\geqslant \frac{\left [ \sum ab(a+b) \right ]^{2}}{\sum a^{2}b^{2}+abc\sum a}$$

 

Ta cần chứng minh :

$$\frac{\left [ \sum ab(a+b) \right ]^{2}}{\sum a^{2}b^{2}+abc\sum a}\geqslant \sum a^{2}+\sum ab$$

 

Xét phép đổi biến $p,q,r$,ta sẽ có:

$$\frac{\left ( pq-3r \right )^{2}}{q^{2}-pr}\geqslant p^{2}-q\Leftrightarrow 9r^{2}+p^{3}r+q^{3}\geqslant 7pqr$$

 

Đây chỉ là hệ quả của việc cộng 2 BĐT sau:

$pq\geqslant 9r$

$27r^{2}+p^{3}r+q^{3}\geqslant 9pqr$




#624331 $\sum \frac{a^{4}}{b^{3}(c+...

Đã gửi bởi dark templar on 02-04-2016 - 20:51 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho $a;b;c>0$.Chứng minh rằng $\frac{a^{4}}{b^{3}(c+2a)}+\frac{b^{4}}{c^{3}(a+2b)}+\frac{c^{4}}{a^{3}(b+2c)}\geq 1$

Đặt $x=\frac{a}{b};y=\frac{b}{c};z=\frac{c}{a}$ suy ra $x,y,z>0$ và $xyz=1$.

 

BĐT tương đương với $\frac{x^{3}}{z+2}+\frac{y^{3}}{x+2}+\frac{z^{3}}{2+y} \geqslant 1$

 

Theo C-S:

$$VT \geqslant \frac{\left ( x^{2}+y^{2}+z^{2} \right )^{2}}{2(x+y+z)+xy+yz+zx}$$

 

Ta cần chứng minh:

$$\left ( x^{4}+y^{4}+z^{4} \right )+2\left ( x^{2}y^{2}+y^{2}z^{2}+z^{2}x^{2} \right )\geqslant 2(x+y+z)+(xy+yz+zx)$$

 

Theo AM-GM:

$VT\geqslant 2\left ( x^{2}+y^{2}+z^{2} \right )-3+3\sqrt[3]{x^{4}y^{4}z^{4}}+\left ( x^{2} y^{2}+y^{2}z^{2}+z^{2}x^{2}\right )$

$\geqslant 2\left [ 2\left ( x+y+z \right )-3 \right ]-3+3+2\left ( xy+yz+zx \right )-3=VP+2(x+y+z)+(xy+yz+zx)-9$

$\geqslant VP+2.3\sqrt[3]{xyz}+3\sqrt[3]{x^{2}y^{2}z^{2}}-9=VP$

 

 

Ta có đpcm.




#624312 f(n)=$\frac{2n+1+\sqrt{n(n+1)}}{...

Đã gửi bởi dark templar on 02-04-2016 - 20:27 trong Đại số

Cho biểu thức:

f(n)=$\frac{2n+1+\sqrt{n(n+1)}}{\sqrt{n}+\sqrt{n+1}}$

Tính tổng : S=f(1)+f(2)+...+f(2016)

Cứ đặt $a=\sqrt{n}$ và $b=\sqrt{n+1}$ thì $b^2-a^2=1$.Do đó 

 

$f(n)=\frac{a^{2}+b^{2}+ab}{a+b}=\frac{(b-a)\left ( a^{2}+b^{2}+ab \right )}{(b-a)(a+b)}=\frac{b^{3}-a^{3}}{b^{2}-a^{2}}=(n+1)\sqrt{n+1}-n\sqrt{n}$

 

Vậy :

$S=2\sqrt{2}-1+3\sqrt{3}-2\sqrt{2}+...+2017\sqrt{2017}-2016\sqrt{2016}=2017\sqrt{2017}-1$




#624304 CMR với a; b; c là các số dương thì $\sum \sqrt{a^{...

Đã gửi bởi dark templar on 02-04-2016 - 20:18 trong Bất đẳng thức và cực trị

CMR với a; b; c là các số dương thì

 $\sum \sqrt{a^{2}+ab+b^{2}}\geq 3\sqrt{ab+cb+ca}$

PS ĐÂY là một bài rất hay

Mọi người tham gia giải và đáp án sẽ được thông báo sau

Gợi ý; xuất phát từ bất đẳng thức luôn đúng $(a-b)^{2}\geq 0$

:like  :D  :D  :like

Sử dụng 2 BĐT phụ sau:

$a^{2}+b^{2}+ab\geqslant \frac{3}{4}(a+b)^{2}$

$a+b+c \geqslant \sqrt{3\left ( ab+bc+ca \right )}$




#624297 $\sum \frac {ab}{1-ab}\leq \frac {3}{8}$

Đã gửi bởi dark templar on 02-04-2016 - 20:07 trong Bất đẳng thức - Cực trị

Thật sự là lâu quá không làm lại BĐT,giờ cũng quên mất hầu hết mấy cái kỹ thuật chứng minh.Bây giờ đụng đâu mình vẫn cứ phang $p,q,r$ hay $S-O-S$ để giải nhưng không thích lắm do 2 pp trên đòi hỏi nặng tính toán..... :(




#624290 Tìm lim

Đã gửi bởi dark templar on 02-04-2016 - 19:55 trong Dãy số - Giới hạn

Cho dãy số ( $x_{n}$) xác định như sau:

$\left\{\begin{matrix}x_{1}= \sqrt{30} & & & & \\ x_{n+1}= \sqrt{30x^{2}_ {n} +3x_{n} +2011} & & & \end{matrix}\right.$    $\forall n\notin N*$

 

Tìm lim$\frac{x_{n+1}}{x_{n}}$

Dễ thấy $(x_n)$ là dãy dương và không có giới hạn hữu hạn nên $\lim x_n=+ \infty$

 

Do đó :

$$\lim \frac{x_{n+1}}{x_{n}}=\lim \sqrt{30+\frac{2011}{x_{n}^{2}}+\frac{3}{x_{n}}}=\sqrt{30}$$




#624281 $\sum \frac {ab}{1-ab}\leq \frac {3}{8}$

Đã gửi bởi dark templar on 02-04-2016 - 19:43 trong Bất đẳng thức - Cực trị

 Cách của mình :

 Ta có bất đẳng thức tương đương $\sum \left (\dfrac{4}{3}-\dfrac{1}{1-ab}\right )\geq \dfrac{5}{8}\Leftrightarrow \sum \dfrac{(1-4ab)^2}{(1-4ab)(1-ab)}\geq \dfrac{15}{8}$

 ...

 Cái dạng này nhìn khá quen, không biết có lời giải bằng tiếp tuyến hoặc yếu tố không :)

Mình không biết tại sao lại có ý tưởng thêm bớt $\frac{4}{3$ ở khúc này ? Bạn có thể giải thích không ?




#624277 Tìm GTNN của biểu thức: P=$\frac{b}{a^2+b}+...

Đã gửi bởi dark templar on 02-04-2016 - 19:39 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho a,b là các số thực dương thỏa mãn: $a^2.b^2+a^2-3b^2+1\leq 0$

Tìm GTNN của biểu thức: P=$\frac{b}{a^2+b}+\frac{b^2}{a+b^2}+\frac{b}{a+b}$

Ta có $a^2b^2+1 \ge 2ab$ nên ta sẽ có: $a^2-3b^2+2ab \le 0$ hay $a \le b$.Từ đó $P \ge \frac{b}{b^2+b}+\frac{b^2}{b+b^2}+\frac{b}{2b}=\frac{3}{2}$

 

$P_{\min}=\frac{3}{2}$ khi và chỉ khi $a=b=1$.




#624263 $\sum \frac {ab}{1-ab}\leq \frac {3}{8}$

Đã gửi bởi dark templar on 02-04-2016 - 18:50 trong Bất đẳng thức - Cực trị

 Có hai cách khác ở đây ạ http://diendantoanho...-xyleq-frac278/

Cách dưới thì giống của mình rồi,còn cách làm Chebyshev thì tốt lắm :) 




#624203 Tìm công thức tổng quát $x_n$ của dãy đã cho.

Đã gửi bởi dark templar on 02-04-2016 - 13:30 trong Dãy số - Giới hạn

$\left\{\begin{matrix}
x_1=\sqrt{2} & \\
 x_{n+1}=\dfrac{x_n+\sqrt{2}-1}{(1-\sqrt{2})x_n+1}&
\end{matrix}\right.$, với mọi $n\epsilon N^*$

Tìm công thức tổng quát $x_n$ của dãy đã cho.

Để ý rằng $\sqrt{2}-1=\tan \frac{\pi }{8}$ nên nếu ta đặt $x_1=\sqrt{2}=\tan a$ thì ta có:

$$x_{2}=\frac{\tan a+\tan \frac{\pi }{8}}{1-\tan a\tan \frac{\pi }{8}}=\tan \left ( a+\frac{\pi }{8} \right )$$

 

Từ đây dễ dàng thấy $x_{n}=\tan \left ( \arctan \sqrt{2}+\left ( n-1 \right )\frac{\pi }{8} \right )$




#624150 $(x+y+z)\geq \frac{4}{3}\left ( 1+xyz \right )$

Đã gửi bởi dark templar on 01-04-2016 - 23:09 trong Bất đẳng thức - Cực trị

bài của bạn có trong cái này

Em có file PDF không ? Chứ file Word đó máy anh không đọc được công thức ,còn không em có thể trích dẫn giùm anh lời giải .Cảm ơn ! 




#624139 $3\sqrt[9]{\frac{9a(a+b)}{2(a+b+c)^{2...

Đã gửi bởi dark templar on 01-04-2016 - 22:25 trong Bất đẳng thức - Cực trị

anh ơi em nhớ là 9a(a+b) mà

um đúng rồi,anh gõ thiếu.Cảm ơn em :)




#624136 $\frac{1}{ab+1}+\frac{1}{bc...

Đã gửi bởi dark templar on 01-04-2016 - 22:20 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho các số a,b,c $\in \begin{bmatrix} 0,1 \end{bmatrix}$. Chứng minh rằng:

$\frac{1}{ab+1}+\frac{1}{bc+1}+\frac{1}{ca+1}\leq \frac{5}{a+b+c}$

Xem ở http://www.artofprob...0156_inequality




#624062 $3\sqrt[9]{\frac{9a(a+b)}{2(a+b+c)^{2...

Đã gửi bởi dark templar on 01-04-2016 - 20:01 trong Bất đẳng thức - Cực trị

Với $a,b,c>0$ ,chứng minh rằng :

$$3\sqrt[9]{\frac{9a(a+b)}{2(a+b+c)^{2}}}+\sqrt[6]{\frac{6bc}{(b+c)(a+b+c)}}\leqslant 4$$




#624058 $(a+b+c)^2 + \frac{a^3+b^3+c^3}{abc} -\fra...

Đã gửi bởi dark templar on 01-04-2016 - 19:47 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho$ a,b,c > 0 ; a^2 +b^2+c^2 = 3 $ Tìm MIN 

$P = (a+b+c)^2 + \frac{a^3+b^3+c^3}{abc} -\frac{1}{ab+bc+ca}$

Ta có:

$P=6+2\sum ab+\frac{(a+b+c)(3-\sum ab)}{abc}-\frac{1}{\sum ab}$

 

Theo C-S thì 

$$\frac{a+b+c}{abc}=\frac{1}{ab}+\frac{1}{bc}+\frac{1}{ac}\geqslant \frac{9}{\sum ab}$$

 

Do đó:

$$P\geqslant 6+2x+\frac{9(3-x)}{x}-\frac{1}{x}=-3+2x+\frac{26}{x}$$

 

Với $x=\sum ab (0<x \le \sum a^2=3)$

Theo AM-GM  thì $2x+\frac{18}{x}\geqslant 12$,suy ra $P\geqslant -3+12+\frac{8}{x}\geqslant \frac{35}{3}$

 

Vậy $P_{\min}=\frac{35}{3}$ khi $a=b=c=1$




#624030 $\sum \frac {ab}{1-ab}\leq \frac {3}{8}$

Đã gửi bởi dark templar on 01-04-2016 - 17:35 trong Bất đẳng thức - Cực trị

1.Cho a,b,c >0 thỏa mãn a + b + c =1. Chứng minh rằng:  

 

attachicon.gifCodeCogsEqn (22).gif

Ai có lời giải thuần bằng C-S hay AM-GM thì post lên nhé :)

 

Xét phép đổi biến $p,q,r$,ta sẽ có $r\in \left ( 0;\frac{1}{27} \right ]; q \in \left ( 0;\frac{1}{3} \right ]$.Theo Schur thì $r\geqslant \frac{4q-1}{9}$

 

BĐT cần chứng minh tương đương với:

$\sum \frac{ab}{1-ab}\leqslant \frac{3}{8}\Leftrightarrow \sum \frac{1}{1-ab}\leqslant \frac{27}{8}\Leftrightarrow \frac{\sum (1-ab)(1-bc)}{(1-ab)(1-bc)(1-ca)}\leqslant \frac{27}{8}$

$\Leftrightarrow \frac{3-2q+r}{1-q+r-r^{2}}\leqslant \frac{27}{8}\Leftrightarrow f(r)=27r^{2}-19r+11q-3\leqslant 0$

 

Dễ thấy $f'(r)=54r-19<0,\forall r \in \left ( 0;\frac{1}{27} \right ]$ nên $f(r)\leqslant f\left ( \frac{4q-1}{9} \right )=\frac{(16q+5)(3q-1)}{9}\leqslant 0,\forall q \in \left ( 0;\frac{1}{3} \right ]$

 

Ta có đpcm.