Đến nội dung

cyndaquil nội dung

Có 61 mục bởi cyndaquil (Tìm giới hạn từ 29-04-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#685970 Sai lầm ở đâu?

Đã gửi bởi cyndaquil on 29-06-2017 - 22:29 trong Dãy số - Giới hạn

Mình có một thắc mắc với vấn đề sau đây:
 
Cho hàm số $f(x)=\begin{cases}x^2-2x+3 \\ 0 \end{cases}$ $\begin{matrix} \text{khi } x \ge 1\\ \text{khi } x<1 \end{matrix}$
 
Ta có 
$f'(1^+)=\lim_{x\to1^+}\frac{f(x)-f(1)}{x-1}=\lim_{x\to1^+}(x-1)=0$
 
$f'(1^-)=0$
 
$\Rightarrow f(x)$ có đạo hàm tại $x=1\quad(f'(1)=0)$
 
$\Rightarrow f(x)$ liên tục tại $x=1$
 
Mặt khác $\lim_{x\to 1^+}f(x)=2,\lim_{x\to 1^-}f(x)=0$, tức là $f(x)$ ko có giới hạn tại $x=1$
 
suy ra $f(x)$ ko liên tục tại $x=1$
 
Vậy sai lầm của mình là ở đâu?
 
 



#684102 một số thắc mắc về vi phân

Đã gửi bởi cyndaquil on 11-06-2017 - 17:40 trong Tích phân - Nguyên hàm

Hàm $y=f(x)=x$ mà không biết vẽ à ?

à em tưởng ý anh là khác 




#683994 một số thắc mắc về vi phân

Đã gửi bởi cyndaquil on 11-06-2017 - 00:44 trong Tích phân - Nguyên hàm

Em vẽ đồ thị hàm $dx = d( y = f(x) = x)$ ra , rồi so sánh với đồ thị trên là hiểu 

hàm đó vẽ ntn vậy anh :(




#683992 một số thắc mắc về vi phân

Đã gửi bởi cyndaquil on 10-06-2017 - 23:04 trong Tích phân - Nguyên hàm

Hỏi rất hay , để mình giải thích cụ thể cho bạn . Trước tiên với đạo hàm của một hàm số người ta có ba kí hiệu 

 

Ký hiệu của Lagrange : $f'$

 

Kí hiệu của Leibniz : $\frac{dy}{dx} = \frac{d}{dx}f(x)$ 

 

Kí hiệu của Newton : $\dot{y}$

 

Ví dụ một hàm số xác định trên $(a,b)$ là $y=f(x)$ thì người ta gọi $\Delta x$ là số gia của $x$ ( một cái hiệu nào đó ) khi đó người ta gọi giá trị $f'(x)\Delta x$ là vi phân của hàm số ứng với số gia $\Delta x$ và kí hiệu $dy = d f(x) = f'(x) \Delta x$ , áp dụng định nghĩa này cho hàm số $y = f(x) = x$ ta có $dx = \Delta x$ . Việc người ta dùng $dx$ thay vì $\Delta x$ chỉ là quy ước cho hai vế tương đồng ( hai vế lấy $d$ mà ) 

 

Vi phân của hàm số có thể dùng để tính xấp xỉ và đại lượng $f'(x)\Delta x$ là độ tăng tính từ tiếp tuyến , bạn nhìn dung qua hình này : 

 

attachicon.gifderi.png

Cảm ơn anh nhé, đọc bài này em hiểu thì có hiểu nhưng vẫn còn thấy bứt rứt khó chịu. Nếu như người ta tính $\mathrm df(x)$ dựa vào $\Delta x$ thì với riêng hàm $y=x$ thì dựa vào đâu ạ, ví dụ như hàm $y=kx$ thì nó không có tiếp tuyến thì nó không có "độ tăng". Anh có thể minh họa hình học giúp e cái đẳng thức $\mathrm dx=\Delta x$ đc không ạ.




#683942 một số thắc mắc về vi phân

Đã gửi bởi cyndaquil on 10-06-2017 - 18:27 trong Tích phân - Nguyên hàm

E đang học về phần nguyên hàm nhưng có một số rắc rối sau:

1) Mặc dù  $\Delta x=\mathrm dx$ nhưng vì sao trong biểu thức nguyên hàm người ta không dùng $\Delta x$, vả lại nhắc tới vi phân người ta thường viết $\mathrm df(x)=f'(x) \mathrm dx$ thay vì định nghĩa của nó là $\mathrm df(x)=f'(x).\Delta x$. Vậy thì $\mathrm dx$ ở đây có ý nghĩa ntn?

2) Vi phân của một hàm số cho ta biết những gì, bắt nguồn từ đâu? Thực sự thì e không hình dung được nó là gì thông qua định nghĩa.

 

Có anh chị/ bạn nào hiểu biết xin giúp đỡ ạ. Mấy vấn đề này trong sgk rất ít đề cập.

 

 

 




#677905 Topic BẤT ĐẲNG THỨC ôn thi vào lớp 10 THPT 2017 - 2018

Đã gửi bởi cyndaquil on 18-04-2017 - 20:13 trong Bất đẳng thức và cực trị

Ủng hộ

 

Bài 14:(thi thử lần 4 KHTN 2014-2015)

Cho a;b;c là các số thực dương thỏa $abc=a+b+c+2$, chứng minh rằng

$\sum\sqrt{\frac{1}{a+1}}\leq \sqrt{3}$

 Ta có $a+b+c+2=abc \Leftrightarrow \frac 1{a+1}+\frac 1{b+1}+\frac 1{c+1}=1$

Nên $VT \le \sqrt{3\sum \frac 1{a+1}}=\sqrt 3$




#675253 Cho 0 < a ≤ b ≤ c. Chứng minh a/b+b/c+c/a≥b/a+c/b+a/c

Đã gửi bởi cyndaquil on 24-03-2017 - 21:36 trong Bất đẳng thức và cực trị

Mình nghĩ như thế này, liệu có ổn không?

$\frac{a}{b} + \frac{b}{c} + \frac{c}{a};  \frac{b}{a} + \frac{c}{b} + \frac{a}{c}$

Vì c>b>a>0 qui đồng mỗi vế ta được

$\frac{b}{a} + \frac{c}{b} + \frac{a}{c}=\frac{b^{2}c+ac^{2}+a^{2}b}{abc}$

$\frac{a}{b} + \frac{b}{c} + \frac{c}{a}= \frac{a^{2}c+ab^{2}+bc^{2}}{abc}$

Vì c>b>a>0 nên ta cũng suy ra $a^{2}c\leq ac^{2};a^{2}b\leq ab^{2};b^{2}c\leq bc^{2}$

=> đccm

Cách của bạn ko đúng vì cộng cả 3 vế theo vế ko suy ra được dpcm 

 

Nhân 2 vế cho $abc$, bdt đã cho tương đương

$a^2c+b^2a+c^2b \ge b^2c+c^2a+a^2b$

$\Leftrightarrow (c-b)(b-a)(c-a) \ge 0$ (luôn đúng),suy ra dpcm




#675081 $a>b+\frac{b^2}{n}$

Đã gửi bởi cyndaquil on 22-03-2017 - 23:05 trong Bất đẳng thức và cực trị

Giả sử $x = \frac na,y =\frac nb$. Dể thấy $y >x$ và $x,y \in \mathbb{N^*}\Rightarrow y -x \ge 1 $ hay $y \ge x+1$
Ta cần chứng minh  $\frac nx-\frac ny > \frac{\left(\frac ny\right)^2}{n}$
$\Leftrightarrow \frac 1x>\frac 1{y^2}+\frac 1y$
Điều này luôn đúng do $\frac 1{y^2}+\frac 1y \le \frac 1{(x+1)^2}+\frac 1{x+1}$
Và $\frac 1x-\frac 1{x+1}=\frac{1}{x(x+1)} > \frac{1}{(x+1)^2}$



#675045 Cực tri

Đã gửi bởi cyndaquil on 22-03-2017 - 17:10 trong Bất đẳng thức và cực trị

Vì $\left ( 1+\frac ab \right )\left ( 1+\frac bc \right )\left ( 1+\frac ca \right )=(a+b+c)\left( \frac 1a+\frac 1b+\frac 1c\right)-1$
Nên chỉ cần chứng minh 
$(a+b+c)\left( \frac 1a+\frac 1b+\frac 1c\right) \ge 3+\frac{2(a+b+c)}{\sqrt[3]{abc}}$
Ta có 
$\frac 13(a+b+c)\left( \frac 1a+\frac 1b+\frac 1c\right)  \ge 3$
$\frac 23(a+b+c)\left( \frac 1a+\frac 1b+\frac 1c\right)  \ge \frac 23(a+b+c).\frac{3}{\sqrt[3]{abc}}=\frac{2(a+b+c)}{\sqrt[3]{abc}}$
Cộng 2 vế suy ra dpcm



#674907 Chứng minh $(a^2+1)(b^2+1)(c^2+1)(d^2+1) \geq 2012$

Đã gửi bởi cyndaquil on 20-03-2017 - 22:07 trong Bất đẳng thức và cực trị

Sử dụng liên tiếp đẳng thức $(a^2+b^2)(c^2+d^2)=(ac+bd)^2+(ad-bc)^2$

Ta có $(a^2+1)(b^2+1)(c^2+1)(d^2+1)$

$=\left[(1-ab)^2+(a+b)^2\right](c^2+1)(d^2+1)$

$=\left[(a+b+c-abc)^2+(ab+bc+ca-1)^2\right](d^2+1)$

$=(abc+bcd+cda+dab-a-b-c-d)^2+(abcd-ab-bc-ca-da-db-dc+1)^2$

$=2012+(abcd-ab-bc-ca-da-db-dc+1)^2 \ge 2012$




#674831 Đề thi thử vào lớp 10 khoa học tự nhiên đợt 2 vòng 2 2016-2017

Đã gửi bởi cyndaquil on 19-03-2017 - 23:12 trong Tài liệu - Đề thi

Bài số học.

Nếu $n=1$ thì $S=6$ chia hết cho $2^{1}$.

Nếu $n=2$ thì $S=28$ chia hết cho$2^{2}$.

Ta thấy $n=1$ và $n=2$ thì vẫn thỏa mãn.

Giả sử bài toán đúng đến $n=k$ hay $[(3-\sqrt{5})^{k}+(3+\sqrt{5})^{k}] \vdots( 2^{k})$ và $[(3-\sqrt{5})^{k-1}+(3+\sqrt{5})^{k-1}]\vdots (2^{k-1})$....

Khi đó ta chỉ cần CM bài toán đúng với $n=k+1$ hay CM  $[(3-\sqrt{5})^{k+1}+(3+\sqrt{5})^{k+1} ]\vdots( 2^{k+1})$.

Thật vậy ta có $[(3-\sqrt{5})^{k}+(3+\sqrt{5})^{k}](3-\sqrt{5}+3+\sqrt{5})=(3-\sqrt{5})^{k+1}+(3+\sqrt{5})^{k+1}+4[(3-\sqrt{5})^{k-1}+(3+\sqrt{5})^{k-1}]$

 Mặt khác  $[(3-\sqrt{5})^{k}+(3+\sqrt{5})^{k}](3-\sqrt{5}+3+\sqrt{5}) \vdots (6.2^{k})$ hay $[(3-\sqrt{5})^{k}+(3+\sqrt{5})^{k}](3-\sqrt{5}+3+\sqrt{5}) \vdots 2^{k+1}$

Suy ra $(3-\sqrt{5})^{k+1}+(3+\sqrt{5})^{k+1}+4[(3-\sqrt{5})^{k-1}+(3+\sqrt{5})^{k-1}] \vdots (2^{k+1})$

             $\Rightarrow (3-\sqrt{5})^{k+1}+(3+\sqrt{5})^{k+1} \vdots (2^{k+1})$ vì $4[(3-\sqrt{5})^{k-1}+(3+\sqrt{5})^{k-1}] \vdots (2^{k-1}.4)$ hay 

$4[(3-\sqrt{5})^{k-1}+(3+\sqrt{5})^{k-1}] \vdots (2^{k+1})$.

Theo nguyên lí quy nạp thì ta có ĐPCM. 

Nếu như giả sử bài toán đúng với $n=k$ thì vì sao nó đúng với $n=k-1$ vậy bạn?




#669682 Phương trình hoán vị

Đã gửi bởi cyndaquil on 24-01-2017 - 12:55 trong Số học

âm cũng dc mà

cho a=-1;b=1;c=1 thì $(a+b+c)(a^3+b^3+c^3)=1,(a^2+b^2+c^2)^2=9$




#669677 Phương trình hoán vị

Đã gửi bởi cyndaquil on 24-01-2017 - 11:31 trong Số học

mình nghĩ thế này $9=\color{red}{(a+b+c)(a^3+b^3+c^3)\geq (a^2+b^2+c^2)^2}\Rightarrow a^2+b^2+c^2\leq 3$ mà $a^2+b^2+c^2\geq \frac{(a+b+c)^2}{3}=3$ nên a=b=c=1

chỗ này chỉ đúng với số dương thôi bạn




#669673 GHPT: $2\sqrt[4]{\frac{x^4}{3}+4...

Đã gửi bởi cyndaquil on 24-01-2017 - 11:16 trong Phương trình - Hệ phương trình - Bất phương trình

Ta có bdt $a^4+b^4+c^4+d^4 \ge \frac{(a+b+c+d)^4}{64}$

Áp dụng: $VT=2.\sqrt[4]{\frac{x^4}{9}+\frac{x^4}{9}+\frac{x^4}{9}+4} \ge 2.\sqrt[4]{\frac{\left(\dfrac{\left|x\right|}{\sqrt[4]9}+\dfrac{\left|x\right|}{\sqrt[4]9}+\dfrac{\left|x\right|}{\sqrt[4]9}+\sqrt 2 \right)^4}{64}}=2.\frac{\sqrt 3\left|x\right|+\sqrt 2}{\sqrt 8}=\sqrt{\frac 32}\left|x\right|+1$

Suy ra $\left|y\right| \ge \left|x\right|$

Tương tự suy ra $\left|x\right| \ge \left|y\right|$ suy ra $\left|x\right|=\left|y\right|$

Dấu bằng xảy ra $\Leftrightarrow \left|x\right|=\left|y\right|=\sqrt 6$

Vậy hpt có 4 nghiệm




#668796 Nhận dạng $\triangle ABC$

Đã gửi bởi cyndaquil on 18-01-2017 - 21:56 trong Công thức lượng giác, hàm số lượng giác

Biết $\sqrt{\cos A},\sqrt{\cos B},\sqrt{\cos C}$ lập thành 1 cấp số nhân




#668515 $\lim_{x \to 0} \frac{2(\cos x-1)+x^2...

Đã gửi bởi cyndaquil on 16-01-2017 - 10:12 trong Dãy số - Giới hạn

Tính giới hạn $\lim_{x \to 0} \frac{2(\cos x-1)+x^2}{x^4}$

(không dùng đạo hàm)




#667893 tìm min A=$\frac{12(a+b+c)}{39}-a^{2}...

Đã gửi bởi cyndaquil on 10-01-2017 - 17:12 trong Bất đẳng thức - Cực trị

cho $a^{2}+\frac{b}{2}+3c=15$

tìm min A=$\frac{12(a+b+c)}{39}-a^{2}$

đề bài sai gì chăng, 12/39 rút gọn dc mà




#666854 Tìm Max của $P= \frac{a^2+b^2+4c^2}{(a+b+c)^2}...

Đã gửi bởi cyndaquil on 03-01-2017 - 21:32 trong Bất đẳng thức và cực trị

Mình có thể làm theo cách khác không bạn?

Thực ra còn cách này đơn giản hơn

$\mathrm P=\frac{a^2+b^2+4c^2}{(a+b+c)^2} \le \frac{4(a^2+b^2+c^2)}{(a+b+c)^2} \le \frac{4(a+b+c)^2}{(a+b+c)^2}=4$




#666770 Hỏi về cách vẽ hình trong $\LaTeX$

Đã gửi bởi cyndaquil on 03-01-2017 - 12:38 trong Soạn thảo tài liệu khoa học với $\LaTeX$

Em mới bước đầu sử dụng $\LaTeX$ , ai cho em hỏi cách vẽ các loại hình học , đồ thị hàm số, bảng biến thiên, biểu đồ,... ntn và dùng gói lệnh nào ạ. Em cảm ơn trước.




#666741 Tìm Max của $P= \frac{a^2+b^2+4c^2}{(a+b+c)^2}...

Đã gửi bởi cyndaquil on 02-01-2017 - 23:55 trong Bất đẳng thức và cực trị

Nếu $c=0$ thì $\mathrm P=\frac{a^2+b^2}{(a+b)^2} =1-\frac {2ab}{(a+b)^2} \le 1$
Nếu $c\ne0$ thì  $\mathrm P\le \frac{(a+b)^2+4c^2}{(a+b+c)^2}=\frac{\left(\frac{a+b}c\right)^2+4}{\left( \frac{a+b}c+1\right)^2}$
Đặt $x=\frac {a+b}c, x  ≥ 0$
$\mathrm P \le \frac{x^2+4}{(x+1)^2} \le \frac{4x^2+8x+4}{(x+4)^2} =4$
 
KL: $\max \mathrm P=4\Leftrightarrow a=b=0,c>0$
 



#666549 Cho 3 số thực dương a,b,c. Chứng minh:$(a^2+1)(b^2+1)(c^2+1) \ge...

Đã gửi bởi cyndaquil on 02-01-2017 - 00:32 trong Bất đẳng thức và cực trị

 

 

2.

$(a^2+1)(b^2+1)(c^2+1) \ge \dfrac{5}{16}(a+b+c+1)^2$

 

Có $(a^2+1)(b^2+1)=\frac {5(a+b)^2}{8}+\frac{15}{16}+\frac {3(a-b)^2}8+\left( ab -\frac 14\right)^2$
$\ge \frac {5(a+b)^2}{8}+\frac{15}{16} $
 
Nên chỉ cần chỉ ra $\left[2(a+b)^2+3 \right](c^2+1) \ge (a+b+c+1)^2$
Thật vậy, $VT \ge \left[ (a+b)^2+2(a+b)+2\right](c^2+1) = \left[(a+b+1)^2+1 \right](1+c^2) \overset{Cauchy-Schwarz}{\ge} (a+b+c+1)^2$



#666422 Tính giới hạn $\mathrm{\mathop {\lim }...

Đã gửi bởi cyndaquil on 01-01-2017 - 01:31 trong Dãy số - Giới hạn

Giải bài năm mới nào . Ta sẽ tính :

$$lim(u_{n+1}^{3}-u_{n}^{3})=lim \frac{1}{u_{n}^{2}}(u_{n+1}^{2}+u_{n}u_{n+1}+u_{n}^{2})$$ 

Như vậy ta tính giới hạn

$$lim \frac{u_{n+1}}{u_{n}}=a$$ là được 

Dễ thấy $lim u_{n} = \infty$ và ta có $\frac{u_{n+1}}{u_{n}}=1+\frac{1}{u_{n}^{3}}$ nên $a=1$ do đó 

$$lim \frac{u_{n}^{3}}{n}=3$$ 

 Cho em hỏi tại sao $\lim (u_{n+1}^3-u_n^3)=\lim \frac{u_n^3}n$ ạ




#666420 Tính giới hạn $\mathrm{\mathop {\lim }...

Đã gửi bởi cyndaquil on 01-01-2017 - 01:09 trong Dãy số - Giới hạn

Cho dãy $\mathrm{(u_n)}$ được xác định như sau:

$\mathrm{\begin{cases}u_0=2000 \\ u_{n+1}=u_n+\dfrac 1{u^2_n} \end{cases}}$

Tính giới hạn $\mathrm{\mathop {\lim }\limits_{x \to \infty} \frac{u_n^3}{n}}$




#665135 Bất đẳng thức

Đã gửi bởi cyndaquil on 19-12-2016 - 16:53 trong Bất đẳng thức và cực trị

Khi cho $\mathrm{a=b=c=1}$ thì $\mathrm{VT=12 < VP}$?




#664814 Chứng minh các Bất đẳng thức sau

Đã gửi bởi cyndaquil on 16-12-2016 - 19:13 trong Bất đẳng thức và cực trị

 

$ a+\frac{108}{(a-b)^{3}(b-c)^{2}c} \geq 7 $

Dùng bdt cosi cho 7 số dương:

$\mathit{VT=\frac{a-b}3+\frac{a-b}3+\frac{a-b}3+\frac{b-c}2+\frac{b-c}{2}+c+\frac{108}{(a-b)^3(b-c)^2c}}$
$\ge 7\sqrt[7]{\frac{(a-b)^3(b-c)^2c.108}{3^3.2^2(a-b)^3(b-c)^2c}}=7$