Đến nội dung

PDF nội dung

Có 197 mục bởi PDF (Tìm giới hạn từ 12-05-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#731204 Với các số thực a, b, c thỏa mãn $1 \leq a, b, c \leq 2$,...

Đã gửi bởi PDF on 18-10-2021 - 18:39 trong Bất đẳng thức và cực trị

Với các số thực a, b, c thỏa mãn $1 \leq a, b, c \leq 2$, chứng minh rằng $(a + b + c)(\frac{1}{a} + \frac{1}{b} + \frac{1}{c})^2 \leq 27$.

Vế trái là hàm lồi theo cả ba biến $a,b,c$. Do đó ta chỉ cần xét cực trị tại các điểm cực.




#723545 Tổng hợp các bất đẳng thức cần câu trả lời

Đã gửi bởi PDF on 05-07-2019 - 21:16 trong Bất đẳng thức và cực trị

Bài 4:

b)Ta chứng minh BĐT Holder: $(a_{1}^{3}+a_{2}^{3}+a_{3}^{3})(b_{1}^{3}+b_{2}^{3}+b_3^{3})(c_{1}^{3}+c_{2}^{3}+c_{3}^{3})\geq (a_{1}b_{1}c_{1}+a_{2}b_{2}c_{2}+a_{3}b_{3}c_{3})^{3}$

Theo BĐT AM-GM : $\frac{a_{1}^{3}}{a_{1}^{3}+a_{2}^{3}+a_{3}^{3}}+\frac{b_{1}^{3}}{b_{1}^{3}+b_{2}^{3}+b_{3}^{3}}+\frac{c_{1}^{3}}{c_{1}^{3}+c_{2}^{3}+c_{3}^{3}}\geq \frac{3a_{1}b_{1}c_{1}}{\sqrt[3]{VT}}$

Viết 2 BĐT tương tự rồi cộng từng vế ta có đpcm.

Áp dụng BĐT Holder :

$(1^{3}+1^{3}+1^{3})(1^{3}+1^{3}+1^{3})((a^{3}+b^{3}+c^{3})\geq(a+b+c)^{3}$

Mà theo BĐT AM-GM : $a+b+c\geq 3\sqrt[3]{abc}=3$ suy ra $(a+b+c)^{2}\geq 9$

Từ đó $9(a^{3}+b^{3}+c^{3})\geq (a+b+c)^{3}\geq 9(a+b+c)$ . Từ đây ta có đpcm.

c) Theo BĐT Holder và BĐT Cauchy-Schwarz : $(1^{3}+1^{3}+1^{3})(a^{3}+b^{3}+c^{3})(a^{3}+b^{3}+c^{3})\geq (a^{2}+b^{2}+c^{2})^{3}\geq \frac{(a^{2}+b^{2}+c^{2})^{2}(a+b+c)^{2}}{3}\geq 3(a^{2}+b^{2}+c^{2})^{2}$ . Từ đây ta có đpcm.




#723435 Tổng hợp các bài toán Số học THCS

Đã gửi bởi PDF on 01-07-2019 - 22:19 trong Số học

Gọi A là tổng các chữ số của $3^{1000}$ và B là tổng các chữ số của A.Tìm B.




#731386 Tìm tất cả các số nguyên dương $n$ có tính chất sau: $d_5 - d_...

Đã gửi bởi PDF on 30-10-2021 - 20:05 trong Số học

Gọi $d_1, d_2,..., d_k$ là tất cả các ước nguyên dương của n và được sắp xếp theo thứ tự tăng dần. Tìm tất cả các số nguyên dương $n$ có tính chất sau: $d_5 - d_3 = 40$ và $7d_5 + 8d_7 = 3n$.

Từ giả thiết suy ra $d_{7}\mid 7d_{5}$ nên $9d_{7}\leq 7d_{5}+8d_{7}=3n<15d_{7}$, do đó $3d_{7}\leq n\leq 4d_{7}$.

Xét hai trường hợp

1. $n=3d_{7}$

Ta có $d_{7}=7d_{5}$ nên $n=21d_{5}$. Như vậy ta đã biết được $4$ ước của $n$ là $1,3,7,21$.

Mà $d_{5}>40$ nên $4$ ước trên chính là $4$ ước đầu tiên của $n$, kéo theo $d_{3}=7$, từ đó $d_{5}=47$.

Suy ra $n=21\cdot 45=945$. Thử lại thỏa mãn.

2. $n=4d_{7}$.

Trong trường hợp này, $n=4d_{7}=7d_{5}$. Từ đó $4$ ước đầu tiên của $n$ là $1,2,4,7$. Suy ra $d_{5}=44$, mâu thuẫn vì khi đó $11\mid n$ nên $44$ không phải ước thứ $5$.

Vậy $n=945$ là đáp số duy nhất. $\square$




#727926 Tìm tất cả các số $n$ nguyên dương sao cho $[\sqrt{n...

Đã gửi bởi PDF on 07-06-2021 - 18:51 trong Số học

1) Tìm tất cả các số $n$ nguyên dương sao cho $[\sqrt{n}]=[\sqrt{n+1}]$ biết rằng $[x]$  là kí hiệu của phần nguyên của số thực $x$ 

2) Cho $d$ là một số nguyên dương lớn hơn 1. Hỏi $d$ phải có tính chất gì để tồn tại số nguyên dương $n$ thỏa $[\sqrt{n}]=[\sqrt{n+d}]$.

1) Nếu đặt $\lfloor \sqrt{n}\rfloor =x$ thì tồn tại số tự nhiên $k$ thỏa mãn $n=x^{2}+k$. Do tính lớn nhất của $x$ nên $0\leq k\leq 2x$.

Ta chỉ cần tìm điều kiện của $k$ là được.

Nếu $k=2x$ thì $n+1=(x+1)^{2}$ nên $\lfloor \sqrt{n+1}\rfloor>\lfloor \sqrt{n}\rfloor$, không thỏa.

Vậy $0\leq k\leq 2x-1$ thỏa mãn đề bài. 

2) $0\leq k\leq 2x-k$




#727930 Tìm tất cả các số $n$ nguyên dương sao cho $[\sqrt{n...

Đã gửi bởi PDF on 07-06-2021 - 20:03 trong Số học

Bạn giải thích lại giúp mình đoạn in đỏ được không ?

Nếu $k\geq 2x+1$ thì $n\geq (x+1)^{2}=(\lfloor \sqrt{n}\rfloor +1)^{2}>n$. Để ý $x$ là số nguyên lớn nhất không vượt quá $\sqrt{n}$.




#728345 Tìm min S=a+b+c

Đã gửi bởi PDF on 22-06-2021 - 20:39 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho $a\geq 2$, $b\geq 4$, $c\geq 5$ và $a^{2}+b^{2}+c^{2}=56$

Tìm min S=a+b+c

Từ giả thiết suy ra $a<9,b<7,c\leq 6$, kéo theo $(a-2)(a-9)\leq 0,(b-7)(b-4)\leq 0,(c-5)(c-6)\leq 0$.

Bằng cách khai triển ta thu được các đánh giá sau $$a\geq \frac{a^{2}+18}{11},b\geq \frac{b^{2}+28}{11},c\geq \frac{c^{2}+30}{11}.$$

Suy ra $$S\geq \frac{a^{2}+b^{2}+c^{2}+76}{11}=12.$$

Vậy $S_{min}=12$ khi $a=2,b=4,c=6$. $\square$




#733661 Tìm max $\sqrt{a^{3}b+b^{3}c+c^{3...

Đã gửi bởi PDF on 15-06-2022 - 20:23 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho a,b,c là các số thực không âm thay đổi thỏa mãn a+b+c=4. Tìm GTLN của P=$\sqrt{a^{3}b+b^{3}c+c^{3}a+abc^{2}}+\sqrt{ab^{3}+bc^{3}+ca^{3}+bca^{2}}$

Đặt $a^{3}b+b^{3}c+c^{3}a+abc^{2}=x,ab^{3}+bc^{3}+ca^{3}+bca^{2}=y$.

Ta có $$x+y=\left(a^{2}+b^{2}+c^{2}\right)(bc+ca+ab)-b^{2}ac\leq \left(a^{2}+b^{2}+c^{2}\right)(bc+ca+ab)\leq \frac{1}{8}(a+b+c)^{4}=32.$$

Suy ra $P=\sqrt{x}+\sqrt{y}\leq \sqrt{2(x+y)}\leq 8$.

Vậy $P_{max}=2$ khi $a=c=2,b=0$. $\square$




#727055 Tìm GTNN của biểu thức: $T=\sqrt{\frac{a}{...

Đã gửi bởi PDF on 15-05-2021 - 10:20 trong Bất đẳng thức và cực trị

Hôm qua mk bỏ nó vào wolfram thì nó ko ra cái g cả :)

Nếu để $a,b,c\rightarrow 0$ thì $T\rightarrow 0$, nên cận dưới của $T$ là $0$.




#727191 Tìm GTNN của biểu thức: $T=\sqrt{\frac{a}{...

Đã gửi bởi PDF on 17-05-2021 - 20:42 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho $a,b,c$ là các số thực dương thỏa mãn $a^2+b^2+c^2\leqslant abc$. Tìm GTLN của biểu thức: $T=\sqrt{\frac{a}{6a^2+9}}+\sqrt{\frac{b}{6b^2+9}}+\sqrt{\frac{c}{6c^2+9}}$

P/s: Một bài cũ nhưng cũng khá hay!

Ta chứng minh $T\leq \sqrt{\frac{3}{7}}.$

Thật vậy, sử dụng BĐT C-S và AM-GM:

$$T=\sum_{cyc}{\sqrt{\frac{63a}{(54+9)(6a^{2}+9)}}}\leq \sum_{cyc}{\frac{\sqrt{63a}}{18a+9}}\leq \frac{\sqrt{21}}{18}\sum_{cyc}{\frac{a+3}{2a+1}}.$$

Cần chứng minh $$\frac{a+3}{2a+1}+\frac{b+3}{2b+1}+\frac{c+3}{2c+1}\leq \frac{18}{7},$$

hay $$\frac{1}{2a+1}+\frac{1}{2b+1}+\frac{1}{2c+1}\leq \frac{3}{7}.$$

Lại áp dụng BĐT C-S ta có

$$49VT\leq 18\left(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}\right)+3=\frac{18(bc+ca+ab)}{abc}+3\leq \frac{18(a^{2}+b^{2}+c^{2})}{abc}+3\leq 21.$$

$\Rightarrow VT\leq \frac{3}{7}.$

Vậy $T_{max}=\sqrt{\frac{3}{7}}$ khi $a=b=c=3$. $\square$

PS: Vẫn còn cách giải khác cho bài này. :)




#727051 Tìm GTNN của biểu thức: $T=\sqrt{\frac{a}{...

Đã gửi bởi PDF on 15-05-2021 - 09:30 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho $a,b,c$ là các số thực dương thỏa mãn $a^2+b^2+c^2\leqslant abc$. Tìm GTNN của biểu thức: $T=\sqrt{\frac{a}{6a^2+9}}+\sqrt{\frac{b}{6b^2+9}}+\sqrt{\frac{c}{6c^2+9}}$

P/s: Một bài cũ nhưng cũng khá hay!

Theo anh thì bài này phải là GTLN




#725738 Tìm GTNN của $\frac{3a}{b+c}+\frac{4b...

Đã gửi bởi PDF on 21-04-2021 - 17:08 trong Bất đẳng thức và cực trị

3. Chứng minh với mọi số $a;b;c$ dương ta luôn có :

$\frac{a^3}{b^3+c^3}+\frac{b^3}{c^3+a^3}+\frac{c^3}{a^3+b^3}\geq \frac{a^2}{b^2+c^2}+\frac{b^2}{c^2+a^2}+\frac{c^2}{a^2+b^2}$

$$VT-VP=(a^{4}+b^{4}+c^{4}+a^{3}b+a^{3}c+b^{3}c+b^{3}a+c^{3}a+c^{3}b+b^{2}c^{2}+c^{2}a^{2}+a^{2}b^{2}+a^{2}bc+b^{2}ca+c^{2}ab)\cdot \left[\frac{b^{2}c^{2}(b-c)^{2}}{(a^{3}+b^{3})(a^{3}+c^{3})(a^{2}+b^{2})(a^{2}+c^{2})}+\frac{c^{2}a^{2}(c-a)^{2}}{(b^{3}+c^{3})(b^{3}+a^{3})(b^{2}+c^{2})(b^{2}+a^{2})}+\frac{a^{2}b^{2}(a-b)^{2}}{(c^{3}+a^{3})(c^{3}+b^{3})(c^{2}+a^{2})(c^{2}+b^{2})}\right].$$




#731599 Tìm GTLN của: $T=a.MA^2+b.MB^2+c.MC^2$

Đã gửi bởi PDF on 12-11-2021 - 17:32 trong Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

Cho điểm $M$ nằm trong mặt phẳng tam giác $ABC$ và các số thực $a,b,c$ (Không phải độ dài các cạnh của tam giác $ABC$) thỏa $a+b+c<0$. Tìm GTLN của: $T=a.MA^2+b.MB^2+c.MC^2$ (Dùng phương pháp vectơ)

Đặt $BC=\alpha,CA=\beta,AB=\gamma$.

Gọi $X$ là một điểm thỏa mãn $a\overrightarrow{XA}+b\overrightarrow{XB}+c\overrightarrow{XC}=\overrightarrow{0}.$ (Do $a+b+c<0$ nên luôn tồn tại $X$).

Hãy chứng minh $(a+b+c)^{2}MX^{2}=(a+b+c)(aMA^{2}+bMB^{2}+cMC^{2})-bc\alpha^{2}-ca\beta^{2}-ab\gamma^{2}$ để suy ra kết quả.




#733027 Tìm GTLN của $P=3\sqrt[3]{\dfrac{c^2-3a^2}...

Đã gửi bởi PDF on 23-03-2022 - 09:34 trong Bất đẳng thức và cực trị

Ta có: $5a^2+2b^2+c^2-2(ab+bc+ca)=5(a-\frac{b+c}{5})^2+\frac{1}{5}(3b-2c)^2\geqslant 0\Rightarrow a^2+b^2+c^2-ab-bc-ca\geqslant \frac{c^2-3a^2}{2}\Rightarrow 2\sqrt{\frac{a^2+b^2+c^2-ab-bc-ca}{3}}\geqslant 2\sqrt{\frac{c^2-3a^2}{6}}$

Đặt $\sqrt[6]{\frac{3c^2-a^2}{6}}=t$ thì ta cần tìm giá trị lớn nhất của $3t^2-2t^3$

Mà $3t^2-2t^3-1=-(t-1)^2(2t+1)\leqslant 0\Rightarrow 3t^2-2t^3\leqslant 1$

Khi đi thi, lời giải này chắc chắn bị trừ điểm. Nó chỉ đúng khi $c^{2}\geq 3a^{2}$.

Nên đánh giá cái căn đầu tiên.




#732599 Tìm giá trị nhỏ nhất của: $\frac{a}{bc}+\f...

Đã gửi bởi PDF on 02-02-2022 - 10:07 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho $a,b,c$ thực dương và $a^2+b^2+c^2=6$

Tìm giá trị nhỏ nhất của: $\frac{a}{bc}+\frac{2b}{ca}+\frac{5c}{ab}$

Bài này em có lời giải rồi nhưng cân bằng hệ số như thế nào vậy ạ? :ohmy: 

Bình phương lên, đặt ẩn phụ bình phương để giảm bậc rồi dùng AM-GM suy rộng.




#732614 Tìm giá trị nhỏ nhất của: $\frac{a}{bc}+\f...

Đã gửi bởi PDF on 06-02-2022 - 21:38 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho $a,b,c$ thực dương và $a^2+b^2+c^2=6$

Tìm giá trị nhỏ nhất của: $\frac{a}{bc}+\frac{2b}{ca}+\frac{5c}{ab}$

Bài này em có lời giải rồi nhưng cân bằng hệ số như thế nào vậy ạ? :ohmy: 

Đặt $P=\frac{a}{bc}+\frac{2b}{ca}+\frac{5c}{ab}=\frac{a^{2}+2b^{2}+5c^{2}}{abc}$.

Đặt $a^{2}=x,b^{2}=y,c^{2}=z$. Khi đó $x+y+z=6$ và $P^{2}=\frac{(x+2y+5z)^{2}}{xyz}=\frac{(x+y+z)(x+2y+5z)^{2}}{6xyz}$.

Giả sử đẳng thức xảy ra tại $x=x_{0},y=y_{0},z=z_{0}$.

Áp dụng bất đẳng thức AM-GM cho $\frac{x}{x_{0}},\frac{y}{y_{0}},\frac{z}{z_{0}}$ ta có

$$x+y+z\geq 6\left(\frac{x}{x_{0}}\right)^{\frac{x_{0}}{6}}\left(\frac{y}{y_{0}}\right)^{\frac{y_{0}}{6}}\left(\frac{z}{z_{0}}\right)^{\frac{z_{0}}{6}},$$

$$x+2y+5z\geq S\left(\frac{x}{x_{0}}\right)^{\frac{x_{0}}{S}}\left(\frac{y}{y_{0}}\right)^{\frac{2y_{0}}{S}}\left(\frac{z}{z_{0}}\right)^{\frac{5z_{0}}{S}},$$

với $S=x_{0}+2y_{0}+5z_{0}$.

Như vậy ta có $$(x+y+z)(x+2y+5z)^{2}\geq 6S^{2}\left(\frac{x}{x_{0}}\right)^{\frac{x_{0}}{6}+\frac{2x_{0}}{S}}\left(\frac{y}{y_{0}}\right)^{\frac{y_{0}}{6}+\frac{4y_{0}}{S}}\left(\frac{z}{z_{0}}\right)^{\frac{z_{0}}{6}+\frac{10z_{0}}{S}}.$$

Ta cần chọn $x_{0},y_{0},z_{0}$ sao cho $x_{0}+y_{0}+z_{0}=6$ và

$$\frac{x_{0}}{6}+\frac{2x_{0}}{S}=\frac{y_{0}}{6}+\frac{4y_{0}}{S}=\frac{z_{0}}{6}+\frac{10z_{0}}{S}=1.$$

Từ đây giải hệ tìm được $x_{0}=3,y_{0}=2,z_{0}=1$.

PS: Lâu rồi cũng không dùng lại phương pháp này. Bây giờ bọn anh hay dùng nhân tử Lagrange hơn.




#727900 Tìm giá trị nhỏ nhất của P=$\frac{a}{b^{6}...

Đã gửi bởi PDF on 06-06-2021 - 16:07 trong Bất đẳng thức và cực trị

$\sum bc^3\leq 27$ đào đâu ra ấy bác ?

Nếu giả sử $b$ là số nằm giữa $a,c$ thì ta có $$a(a+b)(a-b)(b-c)\geq 0,$$

hay $$ab^{3}+bc^{3}+ca^{3}\leq b(a^{3}+c^{3}+abc)\leq b(a+c)^{3}.$$

Mặt khác, ta có $$b(a+c)^{3}\leq 27\left(\frac{b+\frac{a+c}{3}+\frac{a+c}{3}+\frac{a+c}{3}}{4}\right)^{4}=27.$$

Vì vậy $ab^{3}+bc^{3}+ca^{3}\leq 27$.




#727909 Tìm giá trị nhỏ nhất của P=$\frac{a}{b^{6}...

Đã gửi bởi PDF on 07-06-2021 - 07:43 trong Bất đẳng thức và cực trị

$b(a^{3}+c^{3}+abc)\leq b(a+c)^{3}$

chỗ này là sao thế ạ ?

Do $b$ nằm giữa $a,c$ nên $b\leq \max\lbrace a,c\rbrace\leq a+c<3(a+c)$.




#727920 Tìm giá trị nhỏ nhất của P=$\frac{a}{b^{6}...

Đã gửi bởi PDF on 07-06-2021 - 16:32 trong Bất đẳng thức và cực trị

ok ông, cơ mà dấu = hình như đâu phải a=b=c đâu nhỉ

Nhưng khi nhân thêm $ac$ vào thì dấu bằng bị phân ly sang TH $ac=0$ nữa




#728599 Tìm a, b nguyên thỏa mãn $2b^{3}=2a^{6}+9a^{4...

Đã gửi bởi PDF on 04-07-2021 - 13:12 trong Số học

Tìm các cặp (a, b) nguyên thỏa mãn $2b^{3}=2a^{6}+9a^{4}-2011$

Gợi ý: Phương pháp kẹp




#728625 Tìm a, b nguyên dương thỏa mãn $a^3+3=b^2$ và $a^2+2(a+b)...

Đã gửi bởi PDF on 05-07-2021 - 15:10 trong Số học

Tìm $a$, $b$ nguyên dương thỏa mãn $a^3+3=b^2$ và $a^2+2(a+b)$ là số nguyên tố

Gợi ý: Bổ đề "chìa khóa": Cho $A,B,C,D$ dương thỏa mãn $AB=CD$. Khi đó tổng của $4$ số là hợp số.




#728640 Tìm a, b nguyên dương thỏa mãn $a^3+3=b^2$ và $a^2+2(a+b)...

Đã gửi bởi PDF on 05-07-2021 - 21:15 trong Số học

Bổ đề mình chứng minh được rồi, nhưng đang loay hoay chưa biết áp dụng vào bài toán thế nào. Cậu gợi ý thêm giúp mình nhé, mình cảm ơn!

Bạn biến đổi thành $(a-1)(a^{2}+a+1)=(b-2)(b+2)$ là ra rồi. Nó không còn là gợi ý nữa :)




#731310 Tìm $a,b,c,d,e,f$ để ma trận bên dưới bán xác định dương

Đã gửi bởi PDF on 25-10-2021 - 18:15 trong Góc Tin học

Tìm $a,b,c,d,e,f$ để ma trận bên dưới bán xác định dương:

 

$\begin{pmatrix} 1&-\dfrac{3}{2}&0&a&-b&c\\ -\dfrac{3}{2}&-2a+2&b&0&-d&-e\\ 0&b&-2c+2&d&e&-\dfrac{3}{2}\\ a&0&d&1&-\dfrac{3}{2}&f\\ -b&-d&e&-\dfrac{3}{2}&-2f+2&0\\ c&-e&-\dfrac{3}{2}&f&0&1 \end{pmatrix}$

 

Cho em hỏi có thuật toán chung nào để tìm các tham số sao cho một ma trận vuông đối xứng là bán xác định dương không ạ ?




#722344 Topic về bất đẳng thức

Đã gửi bởi PDF on 18-05-2019 - 21:15 trong Bất đẳng thức - Cực trị

Giúp mình bài này với:

Cho a;b;c dương thỏa mãn a+b+c=ab+bc+ca.

CMR: $\sum \frac{a+b}{a^{2}+b^{2}}\leq 3$




#732867 Tam giác ABC có đường cao AH: 3x-4y+5=0,. tâm nội tiếp I(2;3), trung điểm BC...

Đã gửi bởi PDF on 05-03-2022 - 18:05 trong Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

Tam giác ABC có đường cao AH: 3x-4y+5=0,. tâm nội tiếp I(2;3), trung điểm BC là $M\left ( \frac{5}{2};4 \right )$
Tìm A, B, C.

Về bản chất thì đây là một bài toán dựng hình. Có thể phát biểu lại như sau:

Cho tam giác $ABC$ có đường cao $AH$, tâm nội tiếp $I$, trung điểm $M$ của $BC$ được giữ lại, các đối tượng còn lại đều bị xóa.

Hãy dựng lại tam giác $ABC$.

Cách dựng như sau:

1. Qua $M$ kẻ đường thẳng vuông góc với $AH$, đây là đường thẳng chứa cạnh $BC$. Từ đây xác định được $H$.

2. Dựng hình chiếu $D$ của $I$ lên $BC$.

3. $MI$ cắt $AH$ tại $T$.

4. Dựng điểm $S$ là trung điểm $MT$.

5. $DS$ cắt $AH$ tại điểm $A$. (tại sao ?)

6. $AI$ cắt đường thẳng qua $M$ song song với $AH$ tại $G$.

7. $(G,GI)$ cắt $BC$ tại hai điểm, chính là $B$ và $C$.

Tính toán cụ thể ra ta sẽ thu được $A(1,2)$, tọa độ của $B,C$ là $(4,2)$ và $(1,6)$.