Đến nội dung

dark templar nội dung

Có 1000 mục bởi dark templar (Tìm giới hạn từ 05-05-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#310311 $$\sqrt{2y}(2xy+1)=6x\sqrt{y^2+4x+1}$$

Đã gửi bởi dark templar on 14-04-2012 - 18:47 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Bài toán:Giải hệ phương trình sau trên tập số thực:
$$\left\{\begin{matrix} 8x^3+2xy+2x=y^3+y^2+y \\ \sqrt{2y}(2xy+1)=6x\sqrt{y^2+4x+1} \end{matrix}\right.$$



#310313 $$2\sqrt{2x+4}+4\sqrt{2-x}=\sqrt{9x^2+16}$$

Đã gửi bởi dark templar on 14-04-2012 - 18:59 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Bài toán: Giải phương trình sau trên tập số thực:
$$2\sqrt{2x+4}+4\sqrt{2-x}=\sqrt{9x^2+16}$$



#310334 Topic : Bất đẳng thức chứa biến ở mũ

Đã gửi bởi dark templar on 14-04-2012 - 19:57 trong Bất đẳng thức - Cực trị

Anh xin góp cho topic một bài.

Bài 9. Cho các số $x,y,z$ thỏa mãn $0 \leqslant x,y,z \leqslant 2;x + y + z = 3$. Tìm giá trị lớn nhất của:
$$Q = {\left( {1 + {x^2}} \right)^x}{\left( {1 + {y^2}} \right)^y}{\left( {1 + {z^2}} \right)^z}$$

Anh Thành có thể cho em xin lời giải bài này được không ạ ? Bài này em chỉ mới giải xong cho 1 trường hợp $0 \le x \le y \le 1 \le z \le 2$,còn lại trường hợp $0 \le x \le 1 \le y \le z \le 2$ thì......



#310344 CMR : $a^2b + b^2c + c^2a \geq abc + \sqrt[3]{(a^3 + abc)(b^3...

Đã gửi bởi dark templar on 14-04-2012 - 20:09 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho $a , b , c$ là các số thực dương.
CMR : $a^2b + b^2c + c^2a \geq abc + \sqrt[3]{(a^3 + abc)(b^3 + abc)(c^3 + abc)}$

Vui vui tý vậy :)
Chia $abc$ cho 2 vế,ta có:
$$\frac{a}{c}+\frac{b}{a}+\frac{c}{b} \ge 1+\sqrt[3]{\left(1+\frac{bc}{a^2} \right)\left(1+\frac{ca}{b^2} \right)\left(1+\frac{ab}{c^2} \right)}$$
Đặt $x=\frac{a}{c};y=\frac{b}{a};z=\frac{c}{b} \Rightarrow xyz=1;x,y,z>0$.BĐT:
$$\iff x+y+z \ge 1+\sqrt[3]{\left(1+\frac{y}{x} \right)\left(1+\frac{z}{y} \right)\left(1+\frac{x}{z} \right)}$$
Hay:
$$x+y+z \ge 1+\sqrt[3]{(x+y)(y+z)(z+x)}$$
Theo AM-GM:
$$\sqrt[3]{(x+y)(y+z)(z+x)} \le \frac{2}{3}(x+y+z)$$
Như vậy ta [hải chứng minh:
$$x+y+z \ge 1+\frac{2}{3}(x+y+z) \iff x+y+z \ge 3$$
(Luôn đúng theo AM-GM với để ý rằng $xyz=1$).
Đẳng thức xảy ra khi $x=y=z=1 \iff a=b=c$.



#310377 My ỉnequality 9

Đã gửi bởi dark templar on 14-04-2012 - 20:45 trong Bất đẳng thức - Cực trị

Anh xem lại giùm em.
Với $x_1 = x_2 = ...= x_k = ... = x_n = 1$ thì hiển nhiên, vế trái = $\dfrac{n}{8}$ rõ ràng nhỏ hơn vế phải :D

Đề đúng ở đây:
http://diendantoanho...showtopic=68196



#310380 Phương trình-hệ phương trình qua các kỳ TS Đại Học

Đã gửi bởi dark templar on 14-04-2012 - 20:52 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Bài 33: Tìm $a$ để với mọi $b$ hệ sau có nghiệm:
$$\left\{\begin{matrix} (a-1)x^5+y^5=1 & \\ e^{bx}+(a+1)by^4=a^2 \end{matrix}\right.$$

Đề thi thử ĐH của ĐHKHTN Hà Nội năm 2009.
P/s:Mong các bạn tham gia topic đánh số thứ tự bài.



#310398 $$\sum_{k=0}^{n}\frac{C_{n}^{k}}{C_{n+k+2}^{k+1}}=\f...

Đã gửi bởi dark templar on 14-04-2012 - 21:10 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Bài toán: Cho $n \in \mathbb{N^*}$.Chứng minh:
$$\frac{C_{n}^{0}}{C_{n+2}^{1}}+\frac{C_{n}^{1}}{C_{n+3}^{2}}+...+\frac{C_{n}^{n}}{C_{2n+2}^{n+1}}=\frac{1}{2}$$



#310407 Phương trình và hệ phương trình qua các đề thi thử Đại học 2012

Đã gửi bởi dark templar on 14-04-2012 - 21:27 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Bài 37: Giải hệ phương trình sau:
$$\left\{\begin{matrix} 2^{2y-x}+2^{y}=2^{x+1} \\ \log_5{(x^2+3y+1)}-\log_5{y}=-2x^2+4y-1 \end{matrix}\right.$$

Đề thi thử của MathVN.com



#310418 Chứng minh rằng: $xyz\geq 3(x+y+z)$

Đã gửi bởi dark templar on 14-04-2012 - 21:54 trong Bất đẳng thức và cực trị

$x^{2}y^{2}z^{2}\geq (xy+yz+zx)^{2}\geq 3xyz(x+z+z)$
$\Rightarrow xyz\geq 3(x+y+z)$
Đẳng thức xảy ra khi $x=y=z=3$

Bài này giải sai ;) $xyz$ chưa chắc dương đâu bạn ;)



#340166 Kết quả Đại học của VMFer

Đã gửi bởi dark templar on 25-07-2012 - 18:48 trong Góc giao lưu

Nguyễn Bảo Phúc:Khối D-23 đ;khối A1 chưa biết ạ :P
Update:Khối A1 :23 điểm .Hơi buồn tý :(



#340179 $a+b+c=3$. Chứng minh bất đẳng thức : $$a^{\fra...

Đã gửi bởi dark templar on 25-07-2012 - 19:30 trong Bất đẳng thức - Cực trị

Bài toán :
Cho các số thực dương $a,b,c$ thoả mãn $a+b+c=3$. Chứng minh bất đẳng thức :
$$a^{\frac{3}{2}}b+b^{\frac{3}{2}}c+c^{\frac{3}{2}}a \le 3$$

Lâu quá rồi mới lại post bài ở VMF :D Xem như đây là bài post khai trương topic luôn nhé :D
Sử dụng BĐT AM-GM,ta có:
$$a^{\frac{3}{2}}b \le \frac{(2a+1)b}{3}$$
Suy ra :
$$VT \le \frac{(2a+1)b+(2b+1)c+(2c+1)a}{3}=\frac{2(ab+bc+ca)+a+b+c}{3} \le \frac{\frac{2(a+b+c)^2}{3}+3}{3}=3=VP$$
Đẳng thức xảy ra khi $a=b=c=1$.

Tổng quát:
Cho $a,b,c \ge 0$ thỏa $a+b+c=3$.Cho hằng số $k$ dương.Chứng minh rằng:
$$a^{k}b+b^{k}c+c^{k}a \le \max \left\{3;\frac{3^{k+1}.k}{(k+1)^{k+1}} \right \}$$



#340202 $a+b+c=3$. Chứng minh bất đẳng thức : $$a^{\fra...

Đã gửi bởi dark templar on 25-07-2012 - 20:13 trong Bất đẳng thức - Cực trị

Sa0 lại thế ạ anh :@)
Em tưởng $a^{\frac{2}{3}}b \le \frac{(2a+1)b}{3}$ chứ ạ =,=''

Xin lỗi nhé :D Vậy chữa cháy bằng cách khác vậy :D
Vẫn sử dụng BĐT AM-GM:
$$a^{\frac{3}{2}}b \le \frac{ab(a+1)}{2}$$
Suy ra:
$$VT \le \frac{a^2b+b^2c+c^2a+ab+bc+ca}{2}$$
Mặt khác,sử dụng bổ đề quen thuộc sau:
$$a^2b+b^2c+c^2a+abc \le \frac{4}{27}(a+b+c)^3$$
Ta có:
$$VT \le \frac{ab+bc+ca+4-abc}{2}$$
Lại theo BĐT Schur bậc 3:
$$abc \ge \frac{4(ab+bc+ca)-1}{9}$$
Nên :
$$VT \le \frac{\frac{5(ab+bc+ca)+1}{9}+4}{2} \le \frac{\frac{\frac{5(a+b+c)^2}{3}+1}{9}+4}{2}=3=VP$$
Đẳng thức xảy ra khi $a=b=c=1$.



#340220 $a+b+c=3$. Chứng minh bất đẳng thức : $$a^{\fra...

Đã gửi bởi dark templar on 25-07-2012 - 20:35 trong Bất đẳng thức - Cực trị

Có thể làm y như bài này ^_^

Đúng là bài này cũng có thể làm theo cách của em trong đường link,nhưng nên cẩn thận chút vì bài toán em giải đẳng thức xảy ra tại biên,còn ở đây là tại tâm :D



#340240 Cho a,b,c không âm có tổng bằng 3 .Tìm GTNN $A=2^{ab}+2^{bc}+2^{ca}$

Đã gửi bởi dark templar on 25-07-2012 - 21:20 trong Bất đẳng thức - Cực trị

Cho a,b,c không âm có tổng bằng 3 .Tìm GTNN A=$2^{ab}+2^{bc}+2^{ca}$

Bài này đã có trong cuốn Sáng tạo BĐT của anh Phạm Kim Hùng rồi ;)
Tổng quát:
Cho $a,b,c \ge 0$ thỏa $a+b+c=3$.Cho hằng số $k \ge 1$.Chứng minh rằng:
$$k^{ab}+k^{bc}+k^{ca} \le \max \{3k,k^{\frac{9}{4}}+2 \}$$

Lời giải:

Không mất tính tổng quát,giả sử $a \ge b \ge c$.Xét hàm số :
$$f(a;b;c)=k^{ab}+k^{bc}+k^{ca}$$.
Đặt $t=\frac{a+b}{2};u=\frac{a-b}{2}$.Khi đó :$a=t+u;b=t-u$
$$f(a;b;c)=g(u)=k^{t^2-u^2}+k^{c(t-u)}+k^{c(t+u)}$$
$$g'(u)=2u\ln{k}.k^{t^2-u^2}+\ln{k}.ck^{ct}(k^{cu}-k^{-cu})$$
Ta sẽ chứng minh:
$$\frac{k^{cu}-k^{-cu}}{2cu} \le k^{t^2-u^2-ct}$$
Theo định lý Lagrange thì tồn tại $r$ với $u \ge r \ge -u$ sao cho :
$$\frac{k^{cu}-k^{-cu}}{2u}=ck^{cr} \le ck^{cu}$$
Vì $c \le 1$ và $c(t+u) \le (t-u)(t+u)=t^2-u^2$ nên dễ thấy $g'(u) \le 0$.Suy ra:
$$g(u) \le g(0)=k^{t^2}+2k^{ct}=k^{t^2}+2k^{t(3-2t)}=h(t)$$
Ta sẽ chứng minh rằng:
$$h(t) \le \max \left \{h\left(\frac{3}{2} \right);h(1) \right \};\forall k \ge 1$$.
$$h'(t)=2t\ln{k}.k^{t^2}+2(3-4t)\ln{k}.k^{t(3-2t)}$$
$$h'(t)=0 \iff \frac{4t-3}{t}=k^{3t(t-1)} \iff 3t(t-1)\ln{k}-\ln{(4t-3)}+\ln{t}=0$$
Xét $t \ge 1$ thì :
$$q(t)=3t(t-1)\ln{k}-\ln{(4t-3)}+\ln{t}$$
$$q'(t)=(6t-3)\ln{k}-\frac{3}{t(4t-3)}$$
Với $t \ge 1$ thì $q'(t)$ là hàm giảm theo $t$,do đó phương trình $q'(t)=0$ có không quá 1 nghiệm $t \ge 1$,theo định lý Roll thì phương trình $h'(t)=0$ có không quá 2 nghiệm $t \ge 1$.Do $h'(1)=0$ nên :
$$h(t) \le \max \left \{h\left(\frac{3}{2} \right);h(1) \right \}$$




#340249 GTLN-GTNN 13.

Đã gửi bởi dark templar on 25-07-2012 - 21:53 trong Bất đẳng thức - Cực trị

Bài toán: Cho $a,b,c \ge 0$ thỏa $a+b+c=3$.TÌm GTLN-GTNN của:
$$P=\sqrt{a^2+a+4}+\sqrt{b^2+b+4}+\sqrt{c^2+c+4}$$



#340264 $$\sum\limits_{k=1}^{n}a_{k...

Đã gửi bởi dark templar on 25-07-2012 - 22:13 trong Các dạng toán khác

Bài toán: Tìm tất cả các giá trị của $a_{k}(k=\overline{1;n})$ thỏa mãn $\sum\limits_{k=1}^{n}a_{k}\cos{kx} =0;\forall x \in [0;2\pi ]$.



#342294 Tính tổng $$ \sum_{k=1}^{n}\frac{k^{4}}{(2k-1)(2k+1)}...

Đã gửi bởi dark templar on 31-07-2012 - 19:24 trong Các dạng toán khác

Bài này ra kết quả là $\frac{n(n+1)(n^2+n+1)}{6(2n+1)}$ phải không anh Thành ?



#342307 $a^{b}+b^{a}$ chia hết cho $2p$.

Đã gửi bởi dark templar on 31-07-2012 - 19:41 trong Các bài toán Đại số khác

Bài toán: Cho $p \in \mathbb{P}(p \neq 2)$ và $a,b$ là các số tự nhiên lẻ sao cho $(a+b) \vdots p; (a-b) \vdots (p-1)$.Chứng minh rằng:$(a^{b}+b^{a}) \vdots 2p$.



#342314 Topic về phương trình và hệ phương trình

Đã gửi bởi dark templar on 31-07-2012 - 19:50 trong Phương trình - Hệ phương trình - Bất phương trình

Hôm nay mới thấy topic này :D
Bài 9: Giải hệ phương trình:

$$\left\{\begin{matrix}x^2+y^2=2 \\ z^2+2z(x+y) =8\\ z(y-x)=4\sqrt{3} \end{matrix}\right.$$

Đề thi đề nghị Olympiad 30-4.

Bài 6: Giải phương trình \[\sin x + \cos x - \sin x\cos x = 1 - \log (\frac{{3 + \sin x + \cos x}}{{4 + \sin x\cos x}})\]
Chọn đội tuyển HSG trường Đặng Thúc Hứa -Nghệ An 08-09

Dễ thấy rằng:$3+\sin{x}+\cos{x}>0;4+\sin{x}\cos{x}>0;\forall x$ nên phương trình tương đương:
$$(3+\sin{x}+\cos{x})+\log(3+\sin{x}+\cos{x})=(4+\sin{x}\cos{x})+\log(4+\sin{x}\cos{x})$$
Xét hàm số $f(t)=t+\log{t}(t>0)$.
f liên tục trên $(0;+\infty)$ và có $f'(t)=1+\frac{1}{t\ln{10}}>0;\forall t>0$ nên $f(t)$ đồng biến trên $(0;+\infty)$.
Vậy ta chỉ cần giải phương trình:
$$4+\sin{x}\cos{x}=3+\sin{x}+\cos{x} \iff \sin{x}+\cos{x}-\sin{x}\cos{x}-1=0$$
Đây là phương trình lượng giác cơ bản,bằng việc đặt $\sin{x}+\cos{x}=u(u^2 \le 2) \Rightarrow \sin{x}\cos{x}=\frac{u^2-1}{2}$ ta sẽ có 1 phương trình bậc 2 ẩn $u$. :D



#342330 Giải hệ phương trình \[\left\{ \begin{array}{l}a + c = 0...

Đã gửi bởi dark templar on 31-07-2012 - 20:21 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

$\fbox{Problem}$ Giải hệ phương trình \[\left\{ \begin{array}{l}
a + c = 0\\
ac + b + d = - 10(1)\\
ad + bc = - 1(2)\\
bd = 20(3)
\end{array} \right.\]

Giải thế này nhé ;)
Do $a=-c$ nên $(1) \iff b+d=-10+c^2$;$(2) \iff b-d=\frac{-1}{c}$
Từ đây,ta tính được:
$$b=\frac{c^2-10-\frac{1}{c}}{2};d=\frac{c^2-10+\frac{1}{c}}{2}$$
Thay vào (3),ta có:
$$(c^2-10)^2-\frac{1}{c^2}=80 \iff c^6-20c^4+20c^2-1=0 $$
Đặt $t=c^2(t >0)$ thì ta có:$t^3-20t^2+20t-1=0$.Phương trình này có nghiệm bằng 1 rồi nhé ;)



#342338 Giải phương trình $sin^{2000}x+cos^{2000}x=1$

Đã gửi bởi dark templar on 31-07-2012 - 20:36 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

2) Giải phương trình $3^{x^2}=cosx$

$3^{x^2} \ge 1 \ge \cos{x}$ nên $3^{x^2}=\cos{x} \iff \left\{\begin{matrix}3^{x^2}=1 \\ \cos{x}=1 \end{matrix}\right. \iff x=0$



#342346 $$a\cos{2x}+b\cos{x}+c=0$$

Đã gửi bởi dark templar on 31-07-2012 - 20:58 trong Các bài toán Lượng giác khác

Bài toán: Tìm mọi cặp số thực $(b;c)$ sao cho với bất kỳ số thực $a$ thì phương trình $a\cos{2x}+b\cos{x}+c=0$ có nghiệm thuộc $\left(0;\frac{\pi}{2} \right)$.



#342349 Tìm Min của P = $\frac{{\cos \left( {...

Đã gửi bởi dark templar on 31-07-2012 - 21:08 trong Các bài toán Lượng giác khác

Cho tam giác ABC nhọn. Tìm Min của P = $\frac{{\cos \left( {\frac{\pi }{4} - A} \right)\cos \left( {\frac{\pi }{4} - B} \right)\cos \left( {\frac{\pi }{4} - C}
\right)}}{{\cos A\cos B\cos C}}$

Dễ dàng viết được biểu thức P dưới dạng sau:
$$P=\frac{(1+\tan{A})(1+\tan{B})(1+\tan{C})}{2\sqrt{2}}$$
Sử dụng 1 đẳng thức cơ bản kết hợp với BĐT AM-GM (do tam giác ABC nhọn thì $\tan{A};tan{B};\tan{C}>0$),ta có:
$$\tan{A}\tan{B}\tan{C}=\tan{A}+\tan{B}+\tan{C} \ge 3\sqrt[3]{\tan{A}\tan{B}\tan{C}} $$
$$\Rightarrow \sqrt[3]{\tan{A}\tan{B}\tan{C}} \ge \sqrt{3}$$
Mặt khác,theo BĐT Holder:
$$P \ge \frac{(1+\sqrt[3]{\tan{A}\tan{B}\tan{C}})^3}{2\sqrt{2}} \ge \frac{(1+\sqrt{3})^3}{2\sqrt{2}}$$
Vậy $P_{\min}= \frac{(1+\sqrt{3})^3}{2\sqrt{2}} \iff A=B=C=\frac{\pi}{3}$.



#342368 Tìm: $a_n$

Đã gửi bởi dark templar on 31-07-2012 - 21:54 trong Dãy số - Giới hạn

Cho x, y là các số thực $\left\{ {{a_n}} \right\}$ xác định như sau: ${a_0} = x,\,{a_1} = y,\,{a_{n + 1}} = \frac{{{a_n}.{a_{n - 1}} + 1\,}}{{{a_n} + {a_{n -
1}}}}\,$. Tìm: $a_n$

Để ý rằng $\frac{a_{n}a_{n-1}+1}{a_{n}a_{n-1}}+1=\frac{(1+a_{n})(1+a_{n-1})}{a_{n}a_{n-1}}$ nên đặt $u_{n}=\frac{1}{a_{n}+1}$,ta có:
$$\{u_{n} \}:\left\{\begin{matrix}u_0=\frac{1}{x+1} \\ u_1=\frac{1}{y+1} \\ u_{n+1}=u_{n}+u_{n-1}-2u_{n}u_{n-1}\end{matrix}\right.$$
1 chút thêm bớt đơn giản,ta biến đổi công thức truy hồi của dãy $\{u_{n} \}$ về dạng sau:
$$1-2u_{n+1}=(1-2u_{n})(1-2u_{n-1})$$
Đến đây đặt $v_{n}=\ln{|1-2u_{n}|}$ thì ta sẽ có dãy tuyến tính bậc hai $\{v_{n} \}:\left\{\begin{matrix}v_0=\ln{\left|1- \frac{2}{x+1}\right |} \\ v_1=\ln{\left|1-\frac{2}{y+1} \right |} \\ v_{n+1}=v_{n}+v_{n-1}\end{matrix}\right.$
Dãy này thì luôn có công thức tổng quát rồi nhé ;)
Xem thêm về dãy tuyến tính cấp 2 ở http://dethi.violet....ntry_id=2685577.



#342517 Tìm: $a_n$

Đã gửi bởi dark templar on 01-08-2012 - 13:49 trong Dãy số - Giới hạn

Thật ra bài toán này néu giải chi tiết thì phải xét trường hợp của $x,y$ :D
Nếu $x=y=\pm 1$ thì dãy $\{a_{n} \}$ luôn là dãy hằng với $a_{n}=\pm 1$.
Néu $x=\pm 1$ hoặc $y=\pm 1$ thì $a_2=a_3=...=a_{n}=\pm 1$
Xét $x,y \neq \pm 1$.Vẫn đặt như cách trên (lúc này $a_{n} \neq -1$),ta thu được:
$$\{u_{n} \}:\left\{\begin{matrix} u_0=\frac{1}{x+1} \\ u_1=\frac{1}{y+1} \\ u_{n+1}=u_n+u_{n-1}-2u_nu_{n-1} \end{matrix}\right.$$
Nhược điểm của cách giải ở trên là ta phải xét trường hợp cho $x,y$ để biện luận dấu của $u_{n}$(muốn lấy logarit Nepe 2 vế thì 2 vế phải dương),như vạy sẽ rất dài và rối (nhất là trong trường hợp $x,y \in (-1;1)$ thì dấu của dãy $\{u_{n} \}$ đỗi liên tục nên ta sử dụng cách sau đây:
Vẫn biến đổi $1-2u_{n+1}=(1-2u_{n})(1-2u_{n-1})$ nhưng giờ ta đặt $v_{n}=1-2u_{n}$.
khi đó ta có:
$$\{v_{n} \}:\left\{\begin{matrix} v_0=1-\frac{2}{x+1}=\frac{x-1}{x+1} \\ v_1=1-\frac{2}{y+1}=\frac{y-1}{y+1} \\ v_{n+1}=v_{n}v_{n-1} \end{matrix}\right.$$
Do cách xác định của dãy $\{v_{n} \}$ là $v_{n+1}=v_{n}v_{n-1}$ nên ta đoán được công thức tổng quát của dãy là :
$$v_{n}=\left(\frac{x-1}{x+1} \right)^{\alpha_{n}}\left(\frac{y-1}{y+1} \right)^{\beta_{n}}$$
Trong đó $\alpha_{n}$ là số mũ của $\frac{x-1}{x+1}$ và $\beta_{n}$ là số mũ của $\frac{y-1}{y+1}$ ứng với $v_{n}$
Dễ thấy rằng :
$$v_0:\alpha_0=1;\beta_0=0$$
$$v_1:\alpha_{1}=0;\beta_{1}=1$$
$$v_{n}:\alpha_{n}=\alpha_{n-1}+\alpha_{n-2};\beta_{n}=\beta_{n-1}+\beta_{n-2}$$
(sử dụng công thức đơn giản $a^{m+n}=a^{m}.a^{n}$ và công thức truy hồi của dãy $v_{n+1}=v_{n}v_{n-1}$)
Như vậy $\alpha_{n};\beta_{n}$ lập thành 2 dãy số như sau:
$$\{\alpha_{n} \}:\left\{\begin{matrix}\alpha_0=1 \\ \alpha_1=0 \\ \alpha_{n+1}=\alpha_{n}+\alpha_{n-1}\end{matrix}\right.;\{\beta_{n} \}:\left\{\begin{matrix}\beta_0=0 \\ \beta_1=1 \\ \beta_{n+1}=\beta_{n}+\beta_{n-1} \end{matrix}\right.$$
Sử dụng công thức dãy truy hòi tuyến cấp 2 ,ta có:
$$\alpha_{n}=\frac{1}{\sqrt{5}}\left[\left(\frac{1+\sqrt{5}}{2} \right)^{n-1}-\left(\frac{1-\sqrt{5}}{2} \right)^{n-1} \right]$$
$$\beta_{n}=\frac{1}{\sqrt{5}}\left[\left(\frac{1+\sqrt{5}}{2} \right)^{n}-\left(\frac{1-\sqrt{5}}{2} \right)^{n} \right]$$
Như vậy công thức tổng quát của dãy $\{a_{n} \}$ là:
$$\boxed{ a_{n}=\frac{1+v_{n}}{1-v_{n}};v_{n}=\left(\frac{x-1}{x+1} \right)^{\alpha_{n}}\left(\frac{y-1}{y+1} \right)^{\beta_{n}} }$$
Trong đó:
$$\boxed{ \alpha_{n}=\frac{1}{\sqrt{5}}\left[\left(\frac{1+\sqrt{5}}{2} \right)^{n-1}-\left(\frac{1-\sqrt{5}}{2} \right)^{n-1} \right]
;\beta_{n}=\frac{1}{\sqrt{5}}\left[\left(\frac{1+\sqrt{5}}{2} \right)^{n}-\left(\frac{1-\sqrt{5}}{2} \right)^{n} \right] }$$

P/s:Các bạn hãy thử tìm giới hạn của dãy này tùy theo $x,y$ thử xem đi nhé ;)