Đến nội dung

tranphuonganh97

tranphuonganh97

Đăng ký: 08-03-2013
Offline Đăng nhập: 16-11-2015 - 23:05
*****

#426558 Tìm mối liên hệ giữa k,m để đường thẳng d:y=kx+m $(k\in \mathb...

Gửi bởi tranphuonganh97 trong 12-06-2013 - 21:53

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy ,cho elip (E):$\frac{x^{2}}{25}+\frac{y^2}{16}=1$

a)Tìm mối liên hệ giữa k,m để đường thẳng d:y=kx+m $(k\in \mathbb{R})$ tiếp xúc với (E)

b) Khi d là tiếp tiếp tuyến của (E), gọi giao điểm của d với các đường thẳng x=5;x=-5 lần lượt là M,N. Tính diện tích tam giác FMN theo k, trong đó F là tiêu điểm của (E) có hoành độ dương 

a. d: kx-y+m=0

d là tiếp tuyến (e) <=> $25k^2+16=m^2$

b. 

Dễ có F (3,0). 

$S_{MNF}=\frac{1}{2}.d(F,MN).MN=\frac{1}{2}.\frac{\left | 3k+m \right |}{\sqrt{k^2+1}}.10\sqrt{k^2+1}=5\left | 3k+m \right |=5\left | 3k+\sqrt{25k^2+16} \right |$




#426543 Tìm bán kính đường tròn nội tiếp tam giác ABC biết S =$\frac{3...

Gửi bởi tranphuonganh97 trong 12-06-2013 - 21:30

cách làm này khá dài.

(AB): x+y+1=0

AB = $\sqrt{2}$

Gọi tọa độ điểm C (x,y)

trọng tâm G thuộc (d):3x –y -8 nên có:

$3.\frac{2+3+x}{3}-\frac{-3-2-y}{3}-8=0$

$<=> 3x+y+12=0$ (1)

Mà $S_{ABC}=\frac{3}{2} => \frac{1}{2}.AB.d(C,AB)=\frac{3}{2}$

<=> $\frac{1}{2}\sqrt{2}.\frac{\left | x+y+1 \right |}{\sqrt{2}.}=\frac{3}{2} <=> \left | x+y+1 \right |=3$ (2)

Từ (1) và (2) tìm được C

Từ đó viết được phương trình AC,BC

Viết phương trình phân giác góc tạo bởi AB, AC và AC, BC rồi tìm điểm giao thì có được tọa độ tâm I của đtron nội tiếp

Tìm d(I,AB) = r.




#425388 CM: $ab+bc+ca\leq \frac{3}{4}$

Gửi bởi tranphuonganh97 trong 09-06-2013 - 13:35

bài 1 ta sử dụng ngay bđt $x^{2}+y^2+z^2\geq \frac{1}{3}(x+y+z)^2$ và bđt Nesbit $\frac{x}{y+z}+\frac{y}{z+x}+\frac{z}{x+y\geq \frac{3}{2}}$

Bạn thử vận dụng nhé

đây đâu phải dạng Nesbit .  :wacko:




#423160 Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức

Gửi bởi tranphuonganh97 trong 02-06-2013 - 15:56

đơn giản là tách thành bình phương 3 số.

đặt A = $-x^2-4y^2+2xy+2x+4y-1$

<=> $A=-(x^2+4y^2-2xy-2x-4y+1) <=> A=-(-x+y+1)^2-3(y-1)^2+3 => A_{max}=3 <=> \left\{\begin{matrix} -x+y+1=0\\y=1 \end{matrix}\right.$




#421275 cho a, b,c d­ương. CMR ​$\frac{1}{a(b+1)}+...

Gửi bởi tranphuonganh97 trong 26-05-2013 - 17:28

cho a, b,c d­ương. CMR
$\frac{1}{a(b+1)}+\frac{1}{b(c+1)}+\frac{1}{c(a+1)}\geq \frac{3}{1+abc}$


  • LNH yêu thích


#420451 Tìm điểm toạ độ C cách xa AB nhất

Gửi bởi tranphuonganh97 trong 23-05-2013 - 10:47

nếu là cấp 2 thì buộc phải chấp nhận thôi.

khi lên cấp 3 học công thức tính khoảng cách từ 1 điểm đến 1 đường thẳng thì sẽ dễ dàng tìm ra thôi. 

em có thể tham khảo công thức tính khoảng cách:
Cho điểm M (m,n) và đường thẳng d: ax+by+c=0 (đây là dạng tổng quát của 1 đường thẳng. có thể đưa về dạng quen thuộc y= cx+d nếu a khác 0). Khoảng cách từ M đến d ký hiệu là : $d(M,d)$ và được tính bằng công thức:
$d(M,d)=\frac{\left | am+bn+c \right |}{\sqrt{a^2+b^2}}$




#419983 $2cos^{2}(\frac{\pi }{4}-2x)+...

Gửi bởi tranphuonganh97 trong 21-05-2013 - 16:36

ok. :)

sửa lại rồi nhé. 




#419260 tổng OE + OF là nhỏ nhất

Gửi bởi tranphuonganh97 trong 18-05-2013 - 21:29

Gọi toạ độ E (a,0) và F (0,b) (không mất tính tổng quát giả sử a, b dương)

=> phương trình đoạn chắn của đường thẳng d: $\frac{x}{a}+\frac{y}{b}=1$

Mà D (1,4) thuộc d nên: $\frac{1}{a}+\frac{4}{b}=1$ (1)

Áp dung bđt B.C.S có:

$(a+b)(\frac{1}{a}+\frac{4}{b})\geq (\sqrt{a}.\frac{1}{\sqrt{a}}+\sqrt{b}.\sqrt{\frac{4}{b}})^2=(1+2)^2=3^2$

Mà kết hợp với (1) suy ra $a+b\geq 9$ hay $OE+OF\geq 9$

Dấu bằng xảy ra khi: $\left\{\begin{matrix} \frac{1}{a}=\frac{2}{b}\\\frac{1}{a}+\frac{4}{b}=1 \end{matrix}\right.$

<=> $\left\{\begin{matrix} a=3\\b=6 \end{matrix}\right.$

=> (d): 6x+3y-18=0




#419252 Cho tam giác ABC có A(2;3) tâm đường tròn ngoại tiếp là I(6;6) tâm đường trò...

Gửi bởi tranphuonganh97 trong 18-05-2013 - 21:16

Bài 1:

* Từ toạ độ A và I có: AI=R=5

* Theo hệ thức Ơ-le có: $IJ^2=R^2-2Rr$ => r=2

* r=2=> d(J,AB)=d(J,AC) = 2

* Gọi vecto n(a,b) là VTPT của (AB) (điều kiện: $a^2+b^2>0$)  => (AB): ax+by-2a-3b=0

* d(J,AB)=2 => $\frac{\left | 4a+5b-2a-3b \right |}{\sqrt{a^2+b^2}}=2 <=> \frac{\left | a+b \right |}{\sqrt{a^2+b^2}}=1 <=> 2ab=0 <=> a=0 (b=0)$

- TH1: a=0 => (AB): y-3=0 => yB=3. Mà IB = IA = R=5 => $(x-6)^2+(3-6)^2=5^2 => x-6=+ - 4 =>$ x=10 hoặc x=2

=> B(2;3) hoặc B (10;3)
- TH2: b=0 => (AB): x-2=0 => xB=2 => $(2-6)^2+(y-6)^2=5^2 => y-6=+ - 3 =>$ y=9 hoặc y=3

=> B(2;3) hoặc B(9;2)

* d(J,AC)=2 => (AC): y-3 = 0 hoặc (AC): x-2=0

-TH1: (AC): y-3=0 => (AB): x-2=0 và C (2;3) hoặc C (10,3) => C (10;3) và B (2;3) hoặc C(2,3) và B(9;2) hoặc C(10;3) và B(9,2)

- TH2: (AC) x-2=0 => (AB): y-3=0 và C (2;3) hoặc C (9,2) => C(2;3) và B(10;3) hoặc C(9,2) và B(2;3) hoặc C (9;2) và B(10;3)
 




#419117 Hình học phẳng Lớp 10

Gửi bởi tranphuonganh97 trong 18-05-2013 - 13:38

Bài 3: 

B thuộc (d1): x+y-2=0 nên gọi B (b;2-b)

C thuộc (d2) x+y-8 = 0 nên gọi C (c;8-c)

=> vecto AB (b-2;-b), vecto AC (c-2, 6-c), vecto BC (c-b,6-c+b)

* $AB^2+AC^2=BC^2 <=> (b-2)^2+b^2+(c-2)^2+(6-c)^2=(c-b)^2+(6-c+b)^2 <=> -8b-2c+4+bc=0$ (1)

* vecto AC vuông góc vecto AB nên: $(b-2)(c-2)-b(6-c)=0 <=> bc-4b-c+2=0$ (2)

Từ (1) và (2) có: c=2-4b

=> vecto AC (-4b;4+4b)

* AB = AC => $(b-2)^2+b^2=(-4b)^2+(4+4b)^2$ <=> $(b-2)^2+b^2=(-4b)^2+(4+4b)^2<=> 30b^2+26b+12=0$

Mà phương trình cuối vô nghiệm 

=> không tồn tại B, C thỏa mãn đề

 

 

p.s. tính mấy lần mà vẫn ra vô nghiệm. không có có nhầm ở đâu không? :wacko:




#419115 Hình học phẳng Lớp 10

Gửi bởi tranphuonganh97 trong 18-05-2013 - 13:25

Bài 2:

*OA đi qua gốc toạ độ nên (OA): y = kx (k $\neq$0)

Toạ độ A là nghiệm hệ:

$\left\{\begin{matrix} y=kx\\\frac{x^2}{4}+y^2=1 \end{matrix}\right.$

=> $x^2_A=\frac{4}{4k^2+1}$

=> $y^2_A=\frac{4k^2}{4k^2+1}$

Mà $OA^2=x^2_A+y^2_A=\frac{4+4k^2}{1+4k^2}$

*OB vuông góc OA nên (OB): $y=\frac{-1}{k}x$

Làm tương tự trên có: $OB^2=x^2_B+y^2_B=\frac{4+4k^2}{4+k^2}$

=> $\frac{1}{OA^2}+\frac{1}{OB^2}=\frac{5k^2+5}{4k^2+4}=\frac{5}{4}=const$

Vậy.......




#419114 Hình học phẳng Lớp 10

Gửi bởi tranphuonganh97 trong 18-05-2013 - 13:19

Bài 1:

 

Từ phương trình (E) dễ thấy F1(-1;0) và F2(1;0)

Từ đó dễ viết phương trình (AF2): $x-y\sqrt{3}+1=0$

=> tìm toạ độ M là nghiệm hệ: 

$\left\{\begin{matrix} x-y\sqrt{3}+1=0\\ \frac{x^2}{3}+\frac{y^2}{2}=1 \end{matrix}\right.$

Kết hợp với tung độ M dương => $M(\frac{2\sqrt{30}-1}{7};\frac{2\sqrt{10}+2\sqrt{3}}{7})$

Do N đối xứng F2 qua M nên M là trung điểm NF2

=> $\left\{\begin{matrix} x_N=2x_M-x_F_2\\ y_N=2y_M-y_F_2 \end{matrix}\right.$

=> $N(\frac{4\sqrt{10}+4\sqrt{3}-7}{7};\frac{4\sqrt{30}-2}{21})$
Gọi I (a,b) là tâm (AF2N)
Mà A ($2;\sqrt{3}$),  F2(1;0),  $N(\frac{4\sqrt{10}+4\sqrt{3}-7}{7};\frac{4\sqrt{30}-2}{21})$

=> có hệ:

$\left\{\begin{matrix} (a-2)^2+(b-\sqrt{3})^2=R^2 (1)\\(a-1)^2+b^2=R^2 (2) \\ (a-x_N)^2+(b-y_N)^2=R^2(3) \end{matrix}\right.$

Lần lượt lấy (1) trừ (2), (3) trừ (2) thì thu được hệ phương trình bậc nhất 2 ẩn a, b

=> tìm được a, b

=> tìm R

=> viết phương trình đường tròn 

 

p.s. số lẻ quá nên đoạn cuối viết hướng thôi. :)




#417819 Tam giác $ABC$ nhọn có $A'(-1;-2); B'(2;2); C'(-1;...

Gửi bởi tranphuonganh97 trong 11-05-2013 - 18:29

Gọi H là trực tâm tam giác ABC.

Dựa vào tính chất các tứ giác nội tiếp ta chứng minh được H là giao điểm 3 đường phân giác của tam giác A'B'C'.

Biết toạ độc A', B', C' ta dễ viết được phương trình (A'B'), (A'C'), (C'B').

Do đó dễ viết được phương trình phân giác của các góc: $\widehat{A'B'C'}, \widehat{A'C'B'}, \widehat{B'A'C'}$

Tức là viết được phương trình: (BB'), (CC'), (AA').

Toạ độ A là nghiệm hệ phương trình:

$\left\{\begin{matrix}A thuộc (AA') \\ vt AC' vuông góc vtcp của (CC') \end{matrix}\right.$

=> tìm được A.

B, C tương tự.

 

p.s. Phương trình đường phân giác tạo từ 2 đường thẳng (d_{1}): $ax+by+c=0$ và (d_{2}):  $mx+ny+e=0$ là
$\frac{ax+by+c}{\sqrt{a^2+b^2}}+ - \frac{mx+ny+e}{\sqrt{m^2+n^2}} = 0$




#417532 hình học vecto

Gửi bởi tranphuonganh97 trong 09-05-2013 - 23:07

bài tập khá cơ bản.

Do M là trung điểm AK nên có: 2.vt BM = vt BA + vt BK

Do đó đẳng thức cần chứng minh tương đương:

vt BM. (2.vt MN - 2.vt BC - vt BK )=0 (1)

Xét: vt BC+(vt BC - vt BK ) = vt BC + vt KC = 2. vt EC (với E là trung điểm BK) (1)

Có: M, E lần lượt là trung điểm AK, BK nên ME là đường trung bình tam giác ABK => ME // AB và ME = 1/2 AB = 1/2 DC = NC. 

Mầ ME//AB//NC

=> MECN là hình bình hành

=> vt EC = vt MN

Do đó:  (2.vt MN - 2.vt BC - vt BK ) = vt 0

=> (1) luôn đúng




#417472 Lập PT đường tròn đi qua A,B cắt (d) tại C, D sao cho $CD=2\sqrt...

Gửi bởi tranphuonganh97 trong 09-05-2013 - 18:06

gọi I (a;b) là tâm đường tròn.

Do A, B thuộc đường tròn nên IA=IB

thay độ dài đường thẳng theo tọa độc được: 

$(a-3)^{2}+(b+2)^{2}=(a+3)^{2}+b^{2}$

<=> $b=3a$

Gọi M là trung điểm CD. Dễ có: IM vuông góc CD. Do đó: $IA^{2}=IM^{2}+CM^{2}$

=> $(a-3)^{2}+(b+2)^{2}=\frac{(a-2b-2)^{2}}{(\sqrt{1^2+(-2)^2})^2}=\frac{(a-2b-2)^{2}}{5}$

Thay $b=3a$ vào rồi giải phương trình bậc 2 ẩn b thì tìm đc b. Từ đó tìm được a.

=> Tính được R rồi viết phương trình đường tròn