Jump to content

minhtuyb's Content

There have been 497 items by minhtuyb (Search limited from 07-06-2020)



Sort by                Order  

#368724 Cho 1 dãy số tự nhiên A(i) thỏa mãn: A(1) <2011, A (i) + A(i+1) = A(i+2)...

Posted by minhtuyb on 11-11-2012 - 16:03 in Số học

Cho 1 dãy số tự nhiên A(i) thỏa mãn:
A(1) <2011, A (i) + A(i+1) = A(i+2)

Biết A(1) - A(n) và A(2) + A(n-1) chia hết cho 2011.
CMR; N là 1 số lẻ

Xét dãy số $A_1=0;A_2=2011;A_i + A_{i+1} = A_{i+2}$ là một dãy số thoả mãn yêu cầu bài toán (do tất cả các số hạng của dãy đều chia hết cho $2011$)
Đâu nhất thiết là $n$ lẻ?



#301828 Tính số con vịt .

Posted by minhtuyb on 02-03-2012 - 08:26 in Các dạng toán khác

Vì gọi a là số vịt
a:2 Posted Image số lẻ
a:3 dư 1.
a:4 dư.
a:5 Posted Image tận cùng là 4;9.
a:2 dư Posted Image tận cùng a ko phải là 4.
a<200 Posted Image a là B(7) có tận cùng là 9.
7.7=49
7.17=119:3 dư 2
7.27=189:3 =63
Vậy a = 49.

poro_poro
Bài này có nhiều trên mạng rồi em ạ :D



#416438 Chứng minh: $I,J,D$ thẳng hàng

Posted by minhtuyb on 04-05-2013 - 18:32 in Hình học

Cho đường tròn $(O)$. $A$ lad một điểm nằm ngoài đường tròn. Từ $A$ vẽ tiếp tuyến $AA'$ và cát tuyến $ACD$ ($C$ nằm giữa $A$ và $D$). Đường tròn $(A; AA')$ cắt đường thẳng $CD$ tại $E,F$ ($E$ nằm giữa  $C$ và $D$). Gọi $M=A'E\cap OF, N=DM\cap A'F, I=CM\cap A'F, J=NC\cap A'E$. Chứng minh: $I,J,D$ thẳng hàng.

Có hình luôn đây  :icon10:

- Hai đường tròn $(O)$ và $(A)$ trực giao nên $(FECD)=-1$

$\Rightarrow M(FECD)=-1\Rightarrow (FA'NI)=-1$

- Theo hệ quả của phép chiếu xuyên tâm thì $I,D,J$ thẳng hàng $\square$




#368725 Một túi gồm 1001 viên đá. Mỗi bước chọn 1 túi có nhiều đá hơn, bỏ đi 1 viên v...

Posted by minhtuyb on 11-11-2012 - 16:05 in Đại số

Một túi gồm 1001 viên đá. Mỗi bước chọn 1 túi có nhiều đá hơn, bỏ đi 1 viên và chia số còn lại thành 2 túi . Hỏi có thể làm như vậy để thu đc tất cả các túi đều có 3 viên đá đc không?

Gọi $S$ là tổng số đá và số túi sau mỗi bước $\Rightarrow S$ là đại lượng bất biến (sau mỗi bước bỏ 1 đá và thêm 1 túi)
Do lúc đầu $S\not\vdots 4$, mà để thu được tất cả các túi đều có 3 viên đá thì $S\vdots 4$
$\Rightarrow$ Không thể thu được tất cả các túi đều có 3 viên đá.



#392077 $\prod \sin \frac{(n-1)\pi}{2n}...

Posted by minhtuyb on 31-01-2013 - 19:45 in Các bài toán Lượng giác khác

Tính tích :
$\sin \frac{\pi}{2n}\sin \frac{2\pi}{2n}\sin \frac{3\pi}{2n}...\sin \frac{(n-1)\pi}{2n}$.

- Xét phương trình $x^{2n}-1=0$ có các nghiệm $x_k=\cos\dfrac{2k\pi}{2n}+i\sin\dfrac{2k\pi}{2n}$ với $k=\overline{0,2n-1}$ (chú ý $x_0=1;x_n=-1$)

- Với $k=\overline{1,n-1}$, ta có:
$$\begin{aligned}x_{2n-k}&=\cos\dfrac{2(2n-k)\pi}{2n}+i\sin\dfrac{2(2n-k)\pi}{2n}\\ &=\cos(2\pi-\dfrac{2k\pi}{2n})+i\sin(2\pi-\dfrac{2k\pi}{2n})\\&= \cos\dfrac{2k\pi}{2n}-i\sin\dfrac{2k\pi}{2n}\\&=\overline{x_k} \end{aligned}$$

Vậy nên ta có thể viết:
$$\begin{aligned}x^{2n}-1&=(x^2-1)\prod _{i=1}^{k-1}(x-x_{k})(x-\overline{x_{k}})\\&=(x^2-1)\prod _{i=1}^{k-1}[x^2-(x_{k}+\overline{x_{k}})+1]\\&=(x^2-1)\prod _{i=1}^{k-1}(x^2-2\cos\dfrac{2k\pi}{2n}+1)\\&=(x^2-1)\prod _{i=1}^{k-1}(x^2-2(1-2\sin^2\dfrac{k\pi}{2n})+1)\end{aligned}$$

Ở trên nếu cho $x\rightarrow 1$ thì:
$$n=\prod _{i=1}^{k-1}4\sin^2\dfrac{k\pi}{2n}\\ \Rightarrow \prod _{i=1}^{k-1}\sin\dfrac{k\pi}{2n}=\dfrac{\sqrt{n}}{2^{n-1}}\ \square$$



#382542 $2\sum a\geq \sum \sqrt[3]{a^{3}+7...

Posted by minhtuyb on 01-01-2013 - 13:05 in Bất đẳng thức và cực trị

Cho $a,b,c,d>0$ thỏa
$a+b+c+d = \frac{1}{a^{2}}+\frac{1}{b^{2}}+\frac{1}{c^{2}}+\frac{1}{d^{2}}$
CMR
$2(a+b+c+d)\geq \sqrt[3]{a^{3}+7}+\sqrt[3]{b^{3}+7}+\sqrt[3]{c^{3}+7}+\sqrt[3]{d^{3}+7}$

Bài này sử dụng $Chebyshev$ là ra :):
---
-Viết lại giả thiết: $\sum \left(a-\dfrac{1}{a^2}\right)=0$. Ta có:
$$bdt\Leftrightarrow \sum (2a-\sqrt[3]{a^3+7})\ge 0\\ \Leftrightarrow \sum \dfrac{8a^3-(a^3+7)}{4a^2+2a\sqrt[3]{a^3+7}+\sqrt[3]{(a^3+7)^2}}\ge 0\\ \Leftrightarrow \sum \dfrac{a-\dfrac{1}{a^2}}{4+2\sqrt[3]{1+\dfrac{7}{a^3}}+\sqrt[3]{(1+\dfrac{7}{a})^2}}\ge 0$$
Giả sử $a\ge b\ge c\ge d$ thì ta có hai dãy đơn điệu cùng chiều:
$$a-\dfrac{1}{a^2}\ge b-\dfrac{1}{b^2}\ge c-\dfrac{1}{c^2}\ge d-\dfrac{1}{d^2}\
\\\dfrac{1}{4+2\sqrt[3]{1+\dfrac{7}{a^3}}+\sqrt[3]{(1+\dfrac{7}{a})^2}}\ge \dfrac{1}{4+2\sqrt[3]{1+\dfrac{7}{b^3}}+\sqrt[3]{(1+\dfrac{7}{b})^2}}\ge ...$$
Áp dụng BĐT $Chebyshev$ cho hai dãy đơn điệu cùng chiều ta có ĐPCM. Dấu bằng xảy ra khi $a=b=c=d=1$



#371912 Các bài toán về vecto

Posted by minhtuyb on 23-11-2012 - 21:17 in Hình học phẳng

bài1:Cho tam giác ABC có bán kính đường tròn ngoại tiếp là R,trọng tâm G.tìm vị trí điểm P để biểu thức http://latex.codecog...rac{3PG^2}{R^4}đạt giá trị bé nhất


bài 2:Cho tam giác ABC nội tiếp (O) ,I là tâm đường tròn nội tiếp tam giác.IA,IB,IC cắt (O) tại D,E,F.(khác A,B,C).Chứng minh rằng:
http://latex.codecog...9}{S\Delta ABC}

bài 3:Cho tam giác ABC,trọng tâm G,điểm lemoine L(giao của 3 đường đối trung).Chứng minh rằng:
http://latex.codecog...c{LC}{GC}\leq 3

Học gõ $\LaTeX$ và suy nghĩ kĩ trước khi hỏi bài!
Bài nào thử mọi cách ko ra thì mới hỏi. Đằng này BTVN chiều thầy vừa cho xong mà tối đã post lên đây rồi Posted Image.



#388714 Chứng minh rằng: $f(x)=(P(x))^2+1$ bất khả quy trong $Z [x]$

Posted by minhtuyb on 21-01-2013 - 09:36 in Đa thức

Cho đa thức $P(x)$ có hệ số nguyên thỏa mãn điều kiện : $P(2006)=2006! $và $xP(x-1)=(x-2006)P(x)\ (*)$ .Chứng minh rằng: $f(x)=(P(x))^2+1$ bất khả quy trong $Z [x]$

-Thay $x=0$ vào $(*)\Rightarrow P(0)=0$

-Thay $x=2006$ vào $(*)$ ta có:
$$2006P(2005)=0\Rightarrow P(2005)=0$$

-Thay $x=2005$ vào $(*)$ ta có:
$$2005P(2004)=0\Rightarrow P(2004)=0$$

Tiếp tục quá trình trên suy ra: $P(k)=0$ với $k=\overline{0,2005}$

-Theo định lý Bezout thì đa thức $P(x)$ có dạng:
$$P(x)=x(x-1)(x-2)...(x-2005)Q(x)$$

Từ (*) ta có thể dễ dàng chứng minh bằng quy nạp rằng:
$$P(2006+n)=\dfrac{(2006+n)!}{n!}\ \ n\in \mathbb{N}$$

Từ đó suy ra:
$$P(2006+n)=(2006+n)(2005+n)...(1+n)Q(2006+n)\\ \Leftrightarrow \dfrac{(2006+n)!}{n!}= \dfrac{(2006+n)!}{n!}Q(2006+n)\\ \Leftrightarrow Q(2006+n)=1\ \ \forall n\in \mathbb{N}\\ \Rightarrow Q(x)\equiv 1$$

Khi đó viết lại $P(x)$:
$$P(x)=x(x-1)(x-2)...(x-2005)$$

Công việc chứng minh $f(x)=(P(x))^2+1$ bất khả quy trong $Z [x]$ bây giờ trở thành một bài toán quen thuộc $\square$



#318985 Giải phương trình nghiệm nguyên dương $\frac{x}{y+21}+\frac{y}...

Posted by minhtuyb on 24-05-2012 - 11:21 in Số học

SOLUTION:
Đặt $x=a;y=b;21=c;6=d$, khi đó pt đã cho trở thành:
$$\frac{a}{b+c}+\frac{b}{c+d}+\frac{c}{a+d}+\frac{d}{a+b}=\frac{2}{z}(*)$$
Mặt khác, ta dễ dàng cm $VT(*)\ge 2$ theo Nesbit 4 biến và $VP(*)\le 2$ do $z\in N^*$. Dấu đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi:
$$\left\{\begin{matrix}a=c\\ b=d\\ z=1\end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x=21\\ y=6\\ z=1\end{matrix}\right.$$
Vậy pt đã cho có nghiệm $x=21;y=6;z=1$



#310168 Chứng minh rằng : $\frac{a}{1+b^{2}}+\frac{b}{1+c^{2}}+\f...

Posted by minhtuyb on 13-04-2012 - 21:29 in Bất đẳng thức và cực trị

Tìm hiểu thêm pp cauchy ngược dấu ở đây nhé bạn ;): http://diendantoanho...-phan-i-ii.html



#302813 ..Gọi BC=a, AB=c, AC=b, DH=x, DK=z, DI=y..Cm $\frac{a}{x}=\fra...

Posted by minhtuyb on 07-03-2012 - 22:05 in Hình học

http://diendantoanho...showtopic=68132
:D



#310187 Tìm GTNN của : $$P = \dfrac{a^{2012}+1}{b}+\dfrac{b^{201...

Posted by minhtuyb on 13-04-2012 - 22:13 in Bất đẳng thức và cực trị

Bài toán :
Cho $a,b,c > 0$. Tìm GTNN của :
$$P = \dfrac{a^{2012}+1}{b}+\dfrac{b^{2012}+1}{c}+\dfrac{c^{2012}+1}{a}-\dfrac{2}{a+b+c}$$


Có $-\dfrac{2}{a+b+c}=-\dfrac{2}{9}.\dfrac{9}{a+b+c}\geq -\dfrac{2}{9}(\dfrac{1}{a}+\dfrac{1}{b}+\dfrac{1}{c})$. Suy ra
$P=\frac{a^{2012}+\frac{7}{9}}{b}+\dfrac{b^{2012}+\frac{7}{9}}{c}+\dfrac{c^{2012}+\frac{7}{9}}{a}+\frac{2}{9}(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c})-\frac{2}{a+b+c}$
$\geq \dfrac{a^{2012}+\frac{7}{9}}{b}+\dfrac{b^{2012}+\frac{7}{9}}{c}+\dfrac{c^{2012}+\frac{7}{9}}{a}$
Có: $\frac{a^{2012}+\frac{7}{9}}{b}=\frac{a^{2012}+\frac{7}{9.2011}+\frac{7}{9.2011}+...+\frac{7}{9.2011}}{b}\geq \frac{2012\sqrt[2012]{a^{2012}.\frac{7^{2011}}{18099^{2011}}}}{b}=2012\sqrt[2012]{\frac{7^{2011}}{18099^{2011}}}.\frac{a}{b}$
Xây dựng các BĐT tương tự rồi cộng vào ta có:
$P\geq 2012\sqrt[2012]{\frac{7^{2011}}{18099^{2011}}}.(\frac{a}{b}+\frac{b}{c}+\frac{c}{a})\geq 6036\sqrt[2012]{\frac{7^{2011}}{18099^{2011}}}$
Dấu bằng xảy ra khi $a=b=c=\sqrt[2012]{\frac{7}{18099}}$
Lần sau a cho bài số đẹp tí nhé :P



#316296 $[2a]+[2b]\geq [a]+[b]+[a+b]$

Posted by minhtuyb on 13-05-2012 - 23:32 in Số học

Trong chuyên đề của thầy Thanh có bài này:
Posted Image
Mà nên move topic sang box Số thì đúng hơn ^_^



#318957 $\frac{1}{\sqrt{x_{1}}} + \frac{1}{\sqrt{x_{2}}} + ....

Posted by minhtuyb on 24-05-2012 - 10:07 in Đại số

Câu 4:
Cho 2012 số nguyên dương $x_{1}, x_{2},..., x_{2012}$ thỏa mãn:
$\frac{1}{\sqrt{x_{1}}}+\frac{1}{\sqrt{x_{2}}}+...+\frac{1}{\sqrt{x_{2011}}}+\frac{1}{\sqrt{x_{2012}}}=125$
CMR: ​Trong 2012 số nguyên dương trên có ít nhất 3 số bằng nhau.


Giả sử trong 2012 số trên không có quá 2 số bằng nhau
$\Rightarrow 125\leqslant 2\times (1+\frac{1}{\sqrt{2}}+\frac{1}{\sqrt{3}}+...+\frac{1}{\sqrt{1006}})< 2\times (1+\frac{2}{1+\sqrt{3}}+\frac{2}{\sqrt{2}+\sqrt{4}}+...+\frac{2}{\sqrt{1005}+\sqrt{1007}})=2\times (\sqrt{1007}+\sqrt{1006}-\sqrt{2})< 125$
$\Rightarrow$ có ít nhất 3 số bằng nhau

------Đề thi thử ĐHKHTN năm 2012-2013 lần 5------



#316922 Giải pt: $x^2+\sqrt{x+4}+\sqrt{x+11}=27+x$

Posted by minhtuyb on 15-05-2012 - 23:11 in Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

1. Giải pt:
$$x^2+\sqrt{x+4}+\sqrt{x+11}=27+x$$
2. Giải hệ:

$$\left\{\begin{matrix}2x^3+xy^2+x-2y=4\\ 2x^2+xy+2y^2+2y=4\end{matrix}\right.$$



#432073 $\left \lfloor n\sqrt{2} \right \rflo...

Posted by minhtuyb on 01-07-2013 - 16:56 in Số học

$\fbox{Bài toán:}$      Tìm tất cả các nghiệm nguyên của phương trình:
$$\left \lfloor n\sqrt{2} \right \rfloor=\left \lfloor 2+m\sqrt{2} \right \rfloor$$




#391637 $\sum_{i=1}^{n} \dfrac{1}{i...

Posted by minhtuyb on 30-01-2013 - 00:24 in Bất đẳng thức và cực trị

Problem: Cho số nguyên dương $n$, chứng minh rằng:
$$\sum_{i=1}^{n} \dfrac{1}{i^2(i+2)\sqrt{i+1}}<\dfrac{1}{2\sqrt{2}}$$



#365644 Đề thi lập đội tuyển dự thi HSG Quốc gia THPT tỉnh Yên Bái (Vòng 1)

Posted by minhtuyb on 28-10-2012 - 21:44 in Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Ngày thi: 22/10/2012

Thời gian: 180 phút

(Vòng 1)


Câu 1. (5 điểm)
Xác định tất cả các giá trị thực của m để từ đó tìm được 2 số nguyên a và b sao cho đa thức: $P(x)=x^5+mx-1$ chia hết cho đa thức: $Q(x)=x^2-ax+b$

Câu 2. (5 điểm)
Chứng minh rằng với mỗi số nguyên dương n cho trước thì phương trình:$x^{2n+1}=x+1$ có đúng một nghiệm thực. Gọi nghiệm ấy là $x_n$, tìm $\lim x_n$

Câu 3. (4 điểm)
Cho tam giác đều $ABC$ cạnh $a$, tâm $O$. Đường thẳng $d$ qua $O$ cắt $AB,BC,AC$ lần lượt tại $M, N, I$ . Chứng minh rằng: $\dfrac{1}{OM^2}+\dfrac{1}{ON^2}+\dfrac{1}{OI^2}$ không đổi khi $d$ quay quanh $O$.

Câu 4. (3 điểm)
Cho dãy số $(x_n)_{n=1}^7$ gồm các số nguyên dương thỏa mãn điều kiện:
$ x_6=144;\ \ \ x_{n+3}=x_{n+2}(x_{n+1}+x_n)$ với $n=1,2,3,4$.
Tính $x_7$

Câu 5. (3 điểm)
Cho bộ 3 số $(a;b;c)$ các số không đồng thời bằng nhau. Ta thực hiện phép toán sau: Nếu có bộ 3 số $(x;y;z)$ thì được thay thế bằng bộ 3 số $(x-y;y-z;z-x)$
a. Chứng minh rằng: Từ bộ 3 số $(a;b;c)$ ban đầu bằng cách thực hiện liên tiếp phép toán trên một số bước thích hợp ta nhận được bộ 3 số mà tồn tại ít nhất 1 trong 3 số đó lớn hơn số $22^{10}$.
b. Chứng minh rằng từ bộ 3 số $(a;b;c)$ ban đầu, với $a, b, c$ là các số nguyên. Nếu ta thực hiện liên tiếp phép toán trên một số bước thích hợp thì nhận được bộ 3 số mà ít nhất 1 trong 3 số đó chia hết cho $3^{2012}$



----------------------------- HẾT -----------------------------


Đã chém được $2,4,5$. Nhưng bài 4 làm vòng vèo quá ="=. Có đề mà không có đáp án so :(
P/s: Quê mình không hay cho BĐT, PTH thì phải? :ukliam2:



#317831 Tìm nghiệm nguyên: $1+x+y^2+x^3=1987^y$

Posted by minhtuyb on 19-05-2012 - 10:18 in Số học

Tìm nghiệm nguyên của phương trình:
$$1+x+y^2+x^3=1987^y$$
P/s: Chả biết đề đúng hay sai nữa, her her ... Nhưng nếu nó chỉ dừng lại ở $1+x+x^2+x^3=1987^y$ thì không còn là bài toán khó :(



#321483 Đề thi thử lần 2 HN-Ams môn Toán chuyên năm học 2012-2013

Posted by minhtuyb on 01-06-2012 - 15:48 in Tài liệu - Đề thi

Câu I ( 2 điểm): Cho hàm số : $f(x) = \sqrt{x^2+3}-x $ và $x_1;x_2$ là 2 nghiệm pt $x^2+(m-3)x+m=0$ Tính :
$$f(x_1)+f(x_2)+f(x_1).f(x_2)$$

Câu II (3 điểm):
1) Giải phương trình : $$(x^2+19x-5)+19(x^2+19x-5)-x=5$$
2) Giải hệ phương trình:
$\left\{\begin{matrix} 2x^2(8x-1) + y^2 = 0 \\ \frac{9x^2}{x^2+y+1}+\frac{x^2+y+1}{x^2}=10 \end{matrix}\right.$

Câu III (2 điểm):
1) Chứng minh rằng tồn tại số nguyên dương n để $$ 5^n+1 \vdots 49^{2012}$$
2) Tìm x;y nguyên dương để: $$\sqrt{x-1}+\sqrt{y+1} = \sqrt{\frac{xy-1+x-y}{2012}}$$

Câu IV (2 điểm) :Cho tam giác nhọn ABC có trực tâm H và 2 đường cao BE;CF,phân giác trong AD.Gọi I;K lần lượt là trung điểm AH;BC.IK cắt AD ở M.Chứng minh rằng E;M;H;F cùng thuộc 1 đường tròn

Câu V (1 điểm)Cho x;y dương thay đổi.Tìm Min:
$$ P=\frac{\sqrt{x}}{1+\sqrt{y}}+\frac{\sqrt{y}}{2}+ \frac{1}{\sqrt{x}+\sqrt{y}} +\frac{1}{1+\sqrt{x}} $$

Nguồn: Son9701 - diendan.hocmai.vn
Đề này được post cách đây 3 ngày, cũng không chắc có phải là ngày thi không . Thời gian làm bài cũng mù tịt :P



#370846 Đếm số hình vuông $n*n$ sao cho mỗi hàng, mỗi cột có tổng các số là...

Posted by minhtuyb on 20-11-2012 - 10:33 in Tổ hợp và rời rạc

Problem: Đếm số hình vuông $n*n$, trong đó các ô vuông con $1*1$ được điền các số $0,1$ sao cho mỗi hàng, mỗi cột có tổng các số là chẵn.



#372993 Dựng một đường tròn tiếp xúc với hai đường thẳng và một đường tròn cho trước

Posted by minhtuyb on 27-11-2012 - 09:34 in Hình học phẳng

1/ Dựng một đường tròn tiếp xúc với hai đường thẳng và một đường tròn cho trước

2/ Dựng một đường tròn tiếp xúc với hai đường tròn và một đường thẳng cho trước

3/ Dựng một đường tròn tiếp xúc ngoài với ba đường tròn cho trước (3 đường tròn này không có điểm chung)