Đến nội dung

linhlun97 nội dung

Có 63 mục bởi linhlun97 (Tìm giới hạn từ 09-06-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#316297 [Lớp 9] SAI LẦM Ở ĐÂU?

Đã gửi bởi linhlun97 on 13-05-2012 - 23:37 trong Các dạng toán khác

Bài tiếp theo (dành cho học sinh lớp 8, 9)

Bài toán 3
Đề bài: Giải phương trình $(x^2-6x-9)^2=x(x^2-4x-9)$ (1)

Lời giải:
Đặt $a^2-6x-9=t$
PT(1) trở thành
$t^2-x(t+2x)=0$
$\Leftrightarrow (t+x)(t-2x)=0$
$\Leftrightarrow t=-x$ hoặc $t=2x$
Xét $t=-x$
Từ (1) ta có $(-x)^2=x(x^2-4x-9)$
$\Leftrightarrow x(x^2-5x-9)=0$
$\Leftrightarrow x=0$ hoặc $x=\frac{5+\sqrt{61}}{2}$ hoặc $x=\frac{5-\sqrt{61}}{2}$
Xét $t=2x$
Từ (1) ta có: $4x^2=x(x^2-4x-9)$
$\Leftrightarrow x(x^2-8x-9)=0$
$\Leftrightarrow x=0$ hoặc $x=9$ hoặc $x=-1$
Tóm lại phương trình có 5 nghiệm $x \in $ {$0;\frac{5+\sqrt{61}}{2};\frac{5-\sqrt{61}}{2};9;-1$}
_______________________________________________
Theo cách giải đó thì PT(1) là phương trình bậc 4 có tận 5 nghiệm, lẽ nào lời giải lại sai, bạn có thể giải thích không?


Khi giải trường hợp $t=-x$, ta phải giải hpt sau để có nghiệm:

$\left\{\begin{matrix} x^2-6x-9=-x & \\(-x)^2= x(x^2-4x-9) & \end{matrix}\right.$

hệ này vô nghiệm

MOD: Học gõ Latexđây



#456497 Từ các chữ số 0,1,2,3,5,7,8 có thể lập được bao nhiêu số gồm ba chữ số khác n...

Đã gửi bởi linhlun97 on 09-10-2013 - 22:43 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Bài 1

Gọi tập hợp  các số có 3 chữ số khác nhau lập từ 9 c/s đã cho là A

 $|A|=$$A_{9}^{3}-\frac{A_{9}^{3}}{9}=448$

Gọi B là tập các số thuộc A lớn hơn 572

Khi đó $|B|=179$

Gọi C là tập các số thỏa yêu cầu bài toán $|C|=269$




#452425 Topic về số học, các bài toán về số học.

Đã gửi bởi linhlun97 on 22-09-2013 - 20:35 trong Số học

Bài 29

Cho $p_{n}$ là số nguyên tố thứ $n$. Chứng minh rằng:

a.$p_{n}>2n$ với mọi $n>4$

b.$p_{n}>3n$ với mọi $n>11$

a) Ta có $p_{5}=11>2.5$

Giả sử bất đẳng thức đúng với $n=k\geq 5$

Khi $n=k+1$

2 số nguyên tố liên tiếp kể từ số 3 trở đi đều cách nhau ít nhất là 2 vì mọi số nguyên tố khác 2 đều là số lẻ

Suy ra $p_{k+1}-p_{k}\geq 2 \Rightarrow p_{k+1}\geq p_{k}+2> 2k+2=2(k+1)$

=> dpcm
b) ta có$p_{12}=37> 3.12$

Chia tập hợp các số nguyên dương thành các nhóm 3 số:

$A_{1}={1,2,3}$

$A_{2}={4,5,6}$

....

$A_{k}={3k-2,3k-1,3k}$

Trong 12 tập đầu tiên có 11 số nguyên tố, kể từ tập 13 trở đi, trong  mỗi tập $A_{k} , k\geq 13$ có 1số 3k chia hết cho 3 và lớn hơn 3, trong 2 số 3k-1, 3k-2 có 1 số chẵn và lớn hơn 2 => Trong mỗi tập có nhiều nhất là 1 số nguyên tố.   Do vậy số nguyên tố thứ n $p_{n}$ sẽ thuộc tập $A_{k+1}$ hoac các tập sau nữa.
Từ đó suy ra dpcm




#456620 Cho tam giác ABC, S là diện tích tam giác, p là nửa chu vi tam giác. a) CMR:...

Đã gửi bởi linhlun97 on 10-10-2013 - 18:21 trong Hình học

a)

Gọi $D,E,F$ làn lượt là tiếp điểm của đường tròn nội tiếp tam giác với $BC,CA,AB$

KHi đó$S=S_{BCI}+S_{CAI}+S_{BAI}=\frac{1}{2}(BC.ID+CA.IE+AB.IF)=p.r$

b) $\frac{S}{h_a}+\frac{S}{h_b}+\frac{S}{h_c}=\frac{1}{2}(a+b+c)=p=\frac{S}{r}$

=>dpcm

c) Không mất tính tổng quát, giả sử $h_a\leq h_b\leq h_c$ 

$\Rightarrow \frac{1}{h_a}\geq \frac{1}{h_b}\geq \frac{1}{h_c}$

$\Rightarrow \frac{1}{h_a}\geq \frac{1}{3}$

$\Rightarrow h_a\leq 3$

Mặt khác $\frac{1}{h_a}< \frac{1}{r}=1\Rightarrow h_a>1\Rightarrow h_a\geq 2$

vậy $h_a=2$ hoặc $h_a=3$

Nếu $h_a=2$ 

$\frac{1}{h_b}+\frac{1}{h_c}=1-\frac{1}{2}=\frac{1}{2}$(**)

Ta có$a\geq b\geq c$ do $h_a\leq h_b\leq h_c$(*)

Để $a,b,c$ là 3 cạnh tam giác thì ta chỉ cần $b+c> a$ (1) do khi $a\geq b\geq c$ (theo(*)) ta sẽ có ngay $a+c>b, a+b>c$

$(1)\Leftrightarrow \frac{S}{h_b}+\frac{S}{h_c}> \frac{S}{h_a}$

$\Leftrightarrow \frac{1}{h_b}+\frac{1}{h_c}> \frac{1}{h_a}=\frac{1}{2}$ mâu thuẫn với (**)

Vậy loại trường hợp này

Suy ra $h_a=3$$\Rightarrow h_b\geq h_c\geq 3$(i)

$\frac{1}{h_b}+\frac{1}{h_c}=1-\frac{1}{3}=\frac{2}{3}$

$\frac{1}{h_b}\geq \frac{1}{h_c}$

Suy ra $\frac{1}{h_b}\geq \frac{1}{3}\Rightarrow h_b\leq 3$

mà $h_b\geq 3$ theo (i)

Vậy $h_b=3\Rightarrow h_c=3$

Suy ra dpcm




#337919 CMR: $a^4+b^4+c^4\geq a^3+b^3+c^3$

Đã gửi bởi linhlun97 on 20-07-2012 - 00:10 trong Bất đẳng thức và cực trị

ta dễ dàng cm được các bdt sau
$a^4+b^4\geq a^3b+ab^3$
$b^4+c^4\geq b^3c+bc^3$
$a^4+c^4\geq a^3c+ac^3$
cộng các bdt trên ta được
$2(a^4+b^4+c^4)\geq a^3b+a^3b+b^3c+b^3a+c^3a+c^3b$
$\Rightarrow 3(a^4+b^4+c^4)\geq a^3b+a^3b+a^4+b^3c+b^3a+b^4+c^3a+c^3b+c^4$
$\Rightarrow 3(a^4+b^4+c^4)\geq (a+b+c)(a^3+b^3+c^3)$
$\Rightarrow (a^4+b^4+c^4)\geq (a^3+b^3+c^3)$



#322970 Đề thi tuyển sinh lớp 10 chuyên Toán PTNK-ĐHQG TP.HCM 2012-2013

Đã gửi bởi linhlun97 on 06-06-2012 - 22:05 trong Tài liệu - Đề thi

haiz, minh lam được ít quá. chắc không hi vọng



#306673 Đề thi HSG lớp 9 tỉnh Đồng Nai năm hoc 2011 - 2012

Đã gửi bởi linhlun97 on 27-03-2012 - 23:35 trong Tài liệu - Đề thi

Bài 2. (4 điểm)
Giải hệ phương trình: $\left\{ \begin{array}{l}
{x^2} - {y^2} = 4\\
{x^3} - {y^3} = 8
\end{array} \right.$

hinh nhu de nham. le ra phai la x^2-y^2=-4 chu



#306775 Đề thi HSG lớp 9 tỉnh Đồng Nai năm hoc 2011 - 2012

Đã gửi bởi linhlun97 on 28-03-2012 - 23:20 trong Tài liệu - Đề thi

1 so chinh phuong chia du 0;1
gia su m^2 chia 4 du1, n^2 chia 4 du 1
=> k^2 chia 4 du 2 (vo lý)
=> it nhat 1 trong 2 so m,n chia het cho 4
=>mn chia het cho 4

1 so chinh phuong chia du 0;1
gia su m^2 chia 4 du1, n^2 chia 4 du 1
=> k^2 chia 4 du 2 (vo lý)
=> it nhat 1 trong 2 so m,n chia het cho 4
=>mn chia het cho 4

cách suy luận của bạn chỉ đưa về được là, trong 2 số m^2, n^2 có ít nhất 1 số chia hết cho 4, chu ko suy ra được 1 số chia hết cho 4 hay m, n cùng chẵn
ở đây, bạn chỉ mới xét được trường hợp m,n cùng lẻ=> vô lý
còn trường hợp m,n cùng chẵn hay m,n khác tính chẵn lẻ thi như thế nào?
đây là 1 bài toán khá quen thuộc nhưng cũng khá dễ nhầm lẫn.



#306709 Topic ôn tập vào lớp 10

Đã gửi bởi linhlun97 on 28-03-2012 - 15:12 trong Tài liệu - Đề thi

Cảm ơn bạn mình thấy chỗ sai rồi nhưng PT có 2 nghiệm phân biệt đều dương thì S>0 và P>0 chứ :).

Cảm ơn bạn mình thấy chỗ sai rồi nhưng PT có 2 nghiệm phân biệt đều dương thì S>0 và P>0 chứ :).

bạn thông cảm hen. cm luc đêm khuya buồn ngủ



#456023 Cho hình chóp S.ABC có AB=5a , BC=6a , CA=7a.Các mặt bên SAB , SBC , SCA tạo...

Đã gửi bởi linhlun97 on 07-10-2013 - 23:17 trong Hình học không gian

Gọi H là hình chiếu của S lên (ABC)

Vẽ $HM,HN,HP$ lần lượt vuông góc với $AB,BC,CA$

Khi đó $HM=HN=HP=cot(60).SH=r$

Suy ra H là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC 

Hoặc là tâm đường tròn bàng tiếp góc A, hoặc B hoặc C của tam giác ABC

TH1, H là tâm đường tròn nội tiếp

Khi đó $S=p.r=\sqrt{p(p-a)(p-b)(p-c)}=6\sqrt{6}a^2$

Suy ra $r=\frac{2\sqrt{6}}{3}$

vậy$V_{ABCD}=8\sqrt{3}a^3$

Các trường hợp còn lại tương tự




#455818 Tính thể tích khối chóp, khoảng cách giữa 2 đường thẳng chéo nhau AB và SC

Đã gửi bởi linhlun97 on 06-10-2013 - 23:31 trong Hình học không gian

Trên SB lấy B', trên SC lấy C' sao cho SB'=SC'=SA=3

Khi đó sẽ tính được $AB'=3, AC'=3\sqrt{2},B'C'=3\sqrt{3}$ 

Suy ra tam giác AB'C' vuông tại A

Xét hình chóp $S.AB'C'$ Có SA=SB'=SC'

nên hình chiếu của S lên mp (AB'C') là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác AB'C', và đó chính là trung điểm B'C', gọi là H

Ta sẽ tính được $SH=\frac{3}{\sqrt{2}}$

Khi đó $$V_{S.AB'C'}=\frac{1}{3}.SH.S_{AB'C'}=\frac{1}{3}.\frac{3}{\sqrt{2}}.\frac{1}{2}.3.3\sqrt{2}=\frac{3}{4}$$

Mặt khác $\frac{V_{S.AB'C'}}{V_{S.ABC}}=\frac{SA.SB'.SC'}{SA.SB.SC}=\frac{9}{20}$

VẬY $V_{S.ABC}=5/3$

vè cơ bản tư tưỡng là thế, còn tính toán bạn kiểm tra lại nhé :D




#455820 Tính thể tích khối chóp, khoảng cách giữa 2 đường thẳng chéo nhau AB và SC

Đã gửi bởi linhlun97 on 06-10-2013 - 23:42 trong Hình học không gian

$\overrightarrow{AB}.\overrightarrow{SC}=(\overrightarrow{SB}-\overrightarrow{SA}).\overrightarrow{SC}=-10$

$AB^2=SA^2+SB^2-2.SA.SB.cos\widehat{ASB}=13$

$\Rightarrow cos (\overrightarrow{AB},\overrightarrow{SC})=\frac{2}{\sqrt{13}}$$\Rightarrow sin(\overrightarrow{AB},\overrightarrow{SC})=\frac{3}{\sqrt{13}}$

ta có $V_{S.ABC}=\frac{1}{6}.AB.SC.d(AB,SC).sin(AB,SC)$

Vậy $d(AB,SC)=2/3$




#455969 Tính thể tích khối chóp, khoảng cách giữa 2 đường thẳng chéo nhau AB và SC

Đã gửi bởi linhlun97 on 07-10-2013 - 21:09 trong Hình học không gian

 

$\overrightarrow{AB}.\overrightarrow{SC}=(\overrightarrow{SB}-\overrightarrow{SA}).\overrightarrow{SC}=-10$

$AB^2=SA^2+SB^2-2.SA.SB.cos\widehat{ASB}=13$

$\Rightarrow cos (\overrightarrow{AB},\overrightarrow{SC})=\frac{2}{\sqrt{13}}$$\Rightarrow sin(\overrightarrow{AB},\overrightarrow{SC})=\frac{3}{\sqrt{13}}$

ta có $V_{S.ABC}=\frac{1}{6}.d(AB,SC).sin(AB,SC)$

Vậy $d(AB,SC)=\frac{10\sqrt{13}}{3}$

Lấy đâu ra cây này đây $V_{S.ABC}=\frac{1}{6}.d(AB,SC).sin(AB,SC)$

 

 

 

 

$\overrightarrow{AB}.\overrightarrow{SC}=(\overrightarrow{SB}-\overrightarrow{SA}).\overrightarrow{SC}=-10$

$AB^2=SA^2+SB^2-2.SA.SB.cos\widehat{ASB}=13$

$\Rightarrow cos (\overrightarrow{AB},\overrightarrow{SC})=\frac{2}{\sqrt{13}}$$\Rightarrow sin(\overrightarrow{AB},\overrightarrow{SC})=\frac{3}{\sqrt{13}}$

ta có $V_{S.ABC}=\frac{1}{6}.d(AB,SC).sin(AB,SC)$

Vậy $d(AB,SC)=\frac{10\sqrt{13}}{3}$

Lấy đâu ra cây này đây $V_{S.ABC}=\frac{1}{6}.d(AB,SC).sin(AB,SC)$

 

 

Mình nhầm tí CT cưối cùng

chính xác là như vậy. Cho tứ diện ABCD thì $V_{ABCD}=\frac{1}{6}.AB.CD.sin(AB,CD).d(AB,CD)$

trong nhiều tài liệu bạn có thể tìm được




#452626 $cos2x+cos4x+cos6x=cosx.cos2x.cos3x+2$

Đã gửi bởi linhlun97 on 23-09-2013 - 20:33 trong Phương trình, Hệ phương trình Lượng giác

VP= $\tfrac{1}{2}(cos4x+cos2x)cos2x+2=\frac{1}{4}(cos 6x+cos2x+cos4x)+\frac{1}{4}+2$

pt trở thành$cos2x+cos4x+cos6x=3$ (*)

$VT(*)\leq 3$ với mọi $x\in \mathbb{R}$

dấu $"=" \Leftrightarrow cos2x=cos4x=cos6x=1$




#456173 Tìm m để hs có cực đại, cực tiểu tại x1, x2 sao cho:

Đã gửi bởi linhlun97 on 08-10-2013 - 20:20 trong Hàm số - Đạo hàm

$y'=x^2-2mx-3m$

Hàm số có 2 điểm cực trị $\Leftrightarrow y'$ có 2 nghiệm phân biệt $\Leftrightarrow \Delta '=1+3m> 0\Leftrightarrow m> \frac{-1}{3}$

$x_{1},x_{2}$ là 2 nghiệm của pt $y'=0$

$\Rightarrow x_{1}^2=2mx_{1}+3m$ và $x_{2}^2=2mx_{2}+3m$

Mặt khác theo định lý Viet, ta có $x_{1}+x_{2}=2m$

Khi đó $\dfrac{x_1^2 + 2mx_2 + 9m}{m^2} + \dfrac{m^2}{x_2^2 + 2mx_1 + 9m} = 2$

$\Leftrightarrow \frac{2mx_{1}+3m+2mx_{2}+9m}{m^2}+\frac{m^2}{2mx_{2}+3m+2mx_{1}+9m}=2$

$\Leftrightarrow \frac{4m^2+12m}{m^2}+\frac{m^2}{4m^2+9m}=2$

Từ đó kết hợp điều kiện sẽ tìm được $m$

Hi vọng bạn xem cách giải của mình và cho ý kiến :D




#346147 CM: $\vartriangle MNP$ đều

Đã gửi bởi linhlun97 on 12-08-2012 - 12:40 trong Hình học

mình cũng thử giải bài này rồi nhưng ko được
khi vẽ hình ra mình ko thấy tam giác MNP đều
không biết ý kiến các bạn như thế nào nhưng mình nghĩ bài này thiếu dữ kiện,
theo mình nếu cho thêm tam giác OAB cân nữa thì bài này sẽ khá đơn giản, còn như thế này mình ko giải được

Anh không biết em vẽ hình bằng phần mềm nào. Còn anh xài Gebra thì bài này hoàn toàn đúng:

sao mình thấy tam giác MNP của bạn ko đều, mình ko hiểu về phần mềm vẽ hình lắm



#346153 GPT" $2001.(2000-x^{2})^{2}=2001-x$

Đã gửi bởi linhlun97 on 12-08-2012 - 13:05 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

$VT \vdots 2001 \Rightarrow VP\vdots 2001\Rightarrow x\vdots 2001(1)) Ma VT> 0\Rightarrow VP> 0\Rightarrow 2001>x(2)) Tu (1)(2)\Rightarrow PT vô nghiệm$

mình nghĩ bài này ko cho điều kiện $x\epsilon \mathbb{Z}$ nên bạn ko thể áp dụng tính chất chia hết



#321781 Tính diện tích một hình tròn, biết nếu giảm đường kính hình tròn đó đi 20% th...

Đã gửi bởi linhlun97 on 02-06-2012 - 16:13 trong Hình học

gọi$\large r$ là bán kính hình tròn
bán kính hình tròn lúc sau là $\large \frac{4}{5}r$
theo giả thiết ta có phương trình
$\large (\frac{4}{5}r)^2. x=r^{2}.x-113,04$
( x là số pi, xin lỗi mình khong biết gõ)
$\large \rightarrow (\frac{9}{25}r)^2.x=113,04$
$\large S=r^2.x=314(dvdt)$



#321196 tính cạnh hình vuông nội tiếp

Đã gửi bởi linhlun97 on 31-05-2012 - 11:27 trong Hình học

đặt $\large x$ là cạnh hình vuông
áp dụng dịnh lý thales, ta có
$\large \frac{MQ}{AH}=\frac{BM}{AB}$
$\large \frac{MN}{BC}=\frac{AM}{AB}$
$\large \frac{MN}{BC}+\frac{MQ}{AH}=1$
$\large \frac{x}{a}+\frac{x}{h}=1$
$\large x=\frac{ha}{h+a}$



#316292 Cho 2 số tự nhiên $a,b$ sao cho $ab=1991^{1992}$.Hỏi tổng...

Đã gửi bởi linhlun97 on 13-05-2012 - 23:12 trong Số học

Mình chém thử câu 4
Vì $P(x) : (x^2-1)$ được thương là x và có dư nên
$P(x)=x^3+\alpha x+\beta$
$P(x):(x-2)$ dư 2
$\Rightarrow P(x)=(x-2)(ax^2+bx+c)=x^3+x^2(a-2)+x(b-2a)-2b+2$
Vì hệ số của $x^2$ là 0 nên => a=2
$\Rightarrow P(x)=x^3+x(b-4)-2b+2$
Làm tương tự với x+2 ta có
$P(x)=x^3 +x (B-4)+2B-2$
Đồng nhất hệ số ta có hpt
$$\left\{\begin{matrix}
b-4=B-4
\\
-2b+2=2B-2
\end{matrix}\right.$$
Giải ta được b=B=1
Từ đó suy ra
$P(x)=x^3-3x$
Thử lại thấy thỏa mãn => dpcm

mình ngĩ không cần phải dồng nhất hệ số phức tạp nhu thế
khi bạn có P(x)=x^3+ax+b
Áp dụng định lí bezout, ta có P(2)=2, P(-2)=-2, từ đây ta sẽ được hpt là: 8+2a+b=2 và -8-2a+b=-2
Giải hpt ta được kết quả giống bạn
:)



#456251 Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Ninh Thuận

Đã gửi bởi linhlun97 on 08-10-2013 - 22:12 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Bài 2 nha mọi người

$a_{n+2}-7a_{n+1}=7a_{n+1}-a_n$

$\Rightarrow$(a_{n+2}-7a_{n+1})^2=2^2.3(2a_{n+1}-1)(2a_{n+1}+1)$=(7a_{n+1}-a_n)^2$

$a_{n+2}^2-14a_{n+2}.a_{n+1}=-14a_{n+1}.a_n+a_n^2$

Cho n chạy từ 1 dến n

Ta thu được $a_{n+2}^2+a_{n+1}^2-14a_{n+2}.a_{n+1}=a_1^2+a_0^2-14a_1a_0=-12$

$(a_{n+2}-7a_{n+1})^2=2^2.3(2a_{n+1}-1)(2a_{n+1}+1)$

suy ra $(2a_{n+1}-1)(2a_{n+1}+1)=3m^2$

$gcd(2a_{n+1}-1,2a_{n+1}+1)=1$

Và $(2a_{n+1}+1)\vdots 3$(quy nạp)

$\Rightarrow (2a_{n+1}+1)=3x,x\in \mathbb{Z}$

Suy ra $(2a_{n+1}-1).x=m^2$

Mà $(2a_{n+1}-1,x)=1$

=>dpcm




#321980 Cho a,b,c dương và a+ b + c $\leq$ 3 Chứng minh : $\...

Đã gửi bởi linhlun97 on 03-06-2012 - 11:02 trong Bất đẳng thức và cực trị

bài 5
$M=\frac{n}{x+y}=\frac{10x+y}{x+y}=1+\frac{9x}{x+y}=1+\frac{9}{1+\frac{y}{x}}\geq 1+\frac{9}{1+\frac{9}{1}}= \frac{19}{10}$
GTNN của $M=\frac{19}{10}\Leftrightarrow n=19$



#321989 Cho a,b,c dương và a+ b + c $\leq$ 3 Chứng minh : $\...

Đã gửi bởi linhlun97 on 03-06-2012 - 11:16 trong Bất đẳng thức và cực trị

bài 2
áp dụng BDT bunhiakovski cho các số $\frac{1}{\sqrt{a}},\sqrt{\frac{2}{b}},\sqrt{a},\sqrt{2b}$
$((\frac{1}{\sqrt{a}})^{2}+(\sqrt{\frac{2}{b}})^2)((\sqrt{a})^2+(\sqrt{2b})^2)\geq 9$ (*)
ta có $\frac{a+2b}{c}\leq 3$ (1)
thật vậy (1)$\Leftrightarrow a+2b\leq 3c$
$\Leftrightarrow (a+2b)^2\leq 9c^2$
$\Leftrightarrow b^2+2ab\leq 3c^2$ (luôn dúng vì $b^2+2ab\leq a^2+2b^2\leq 3c^2$)
vậy $( a+2b)\frac{3}{c}\leq 9$(**)
(*). (**) $(\frac{1}{a}+\frac{2}{b})(a+2b)\geq (a+2b)\frac{3}{c}\Rightarrow$ dpcm



#321707 Tìm nghiệm nguyên dương của phương trình: $(x + 2y)(3x - 7y) = 216$

Đã gửi bởi linhlun97 on 02-06-2012 - 11:13 trong Số học

bạn tách 216 thành tích các số nguyên dương
$\large 216=1.216=2.108=3.72=9.24=27.8=54.4=...$
mà$\large x+2y\geq 3$
tới đây thì đơn giản rồi



#321768 Tìm nghiệm nguyên dương của phương trình: $(x + 2y)(3x - 7y) = 216$

Đã gửi bởi linhlun97 on 02-06-2012 - 15:48 trong Số học

Sao tớ lập bảng ra rồi mà lại không tìm ra giá trị nào của x, y nguyên cả, toàn là số vô tỉ thôi.

bạn kiểm tra lai đi
mình nghĩ không thể nào ra số vô tỉ được. bởi vì minh chỉ tách thành tích các số nguyên, các hệ số đi với ẩn cũng là số nguyên. trong quá trình giải: hoặc là tìm được nghiệm nguyên hoặc là số hữu tỉ và loại chúng thôi chứ
:)