Đến nội dung

Crystal nội dung

Có 72 mục bởi Crystal (Tìm giới hạn từ 07-06-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#511114 Giải các hệ $\left\{\begin{matrix} x^...

Đã gửi bởi Crystal on 06-07-2014 - 00:02 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

 

Bài 1: Giải hệ

$$\left\{\begin{matrix}x^{y+1}=(y+1)^{x}\\ \sqrt{-4x^{2}+18x-20}+\dfrac{2x^{2}-9x+6}{2x^{2}-9x+8}=\sqrt{y+1}\end{matrix}\right.$$


Bài 2: Giải hệ

$$\left\{\begin{matrix}log_{3}\left ( -2y-2 \right )+4x^{2}-\sqrt{4x^{2}+1}=1-\sqrt{2}\\ log_{3}\left ( \dfrac{2x+1}{x-y} \right )+1=\sqrt{4x^{2}+4x+2}-\sqrt{\left ( x-y \right )^{2}+1}+\left ( x-y \right )^{2}-4x\left ( x+1 \right )\end{matrix}\right.$$

Bài 3: Giải hệ

$$\left\{\begin{matrix}4^{x^{2}-16}+3\sqrt{x}+\sqrt{x^{2}+1}=4^{y^{2}-8y}+3\sqrt{y-4}+\sqrt{y^{2}-8y+17}\\ y(x^{2}-1)-4x^{2}+3x-8+ln\left ( x^{2}-3x+3 \right )=0\end{matrix}\right.$$

 

Gợi ý:

 

Bài 1: Với điều kiện để phương trình có nghĩa, lấy $ln$ 2 vế của phương trình thứ nhất, ta được:

\[\left( {y + 1} \right)\ln x = x\ln \left( {y + 1} \right) \Rightarrow \frac{{\ln x}}{x} = \frac{{\ln \left( {y + 1} \right)}}{{y + 1}}\]

Đến đây xét hàm số: $f\left( t \right) = \frac{{\ln t}}{t}$

 

Bài 2: Biến đổi bằng phương pháp tương tự cho phương trình thứ 2.

 

Bài 3: Tương tự cho phương trình thứ nhất.




#427746 $\int \frac{m\sin x + n\cos x + p}{a...

Đã gửi bởi Crystal on 16-06-2013 - 00:19 trong Tích phân - Nguyên hàm

Tìm nguyên hàm :
$$\int \frac{m\sin x + n\cos x + p}{a\sin x + b\sin x + c}\text{dx}$$
trong đó $m,n,p,a,b,c$ là các hằng số.

Phải là $b\cos x$ chứ nhỉ!




#427740 $\left\{\begin{matrix} x^{3}-2y^{3}=x+4y & &...

Đã gửi bởi Crystal on 16-06-2013 - 00:07 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình



$\left\{\begin{matrix} x^{3}-2y^{3}=x+4y & & \\ 6x^{2}-19xy+15y^{2}=1& & \end{matrix}\right.$

Thay $1 = 6{x^2} - 19xy + 15{y^2}$ vào phương trình thứ nhất, ta được:

\[{x^3} - 2{y^3} = \left( {x + 4y} \right)\left( {6{x^2} - 19xy + 15{y^2}} \right)\]

Nhân vô rồi rút gọn ta thu được phương trình:\[5{x^3} + 5{x^2}y - 61x{y^2} + 62{y^3} = 0\]

Từ phương trình thứ nhất, nếu $y=0$ thì $x=0$. Điều này mâu thuẫn với phương trình thứ hai.

 

Xét $y \ne 0$. Chia hai vế của phương trình trên cho ${y^3} \ne 0$, ta được:

\[5{\left( {\frac{x}{y}} \right)^3} + 5{\left( {\frac{x}{y}} \right)^2} - 61\frac{x}{y} + 62 = 0 \Leftrightarrow 5{t^3} + 5{t^2} - 61t + 62 = 0\,\,\,\,\left( * \right)\,\,\,\,\left( {t = \frac{x}{y}} \right)\]

\[\left( * \right) \Leftrightarrow \left( {t - 2} \right)\left( {5{t^2} + 15t - 31} \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} t = 2\\ 5{t^2} + 15t - 31 = 0 \end{array} \right.\]
Bạn giải tiếp nhé!

 




#428117 $u_{n+1}=24u_{n}^{3}-12\sqrt{6...

Đã gửi bởi Crystal on 17-06-2013 - 09:28 trong Dãy số - Giới hạn

Cho dãy số $(u_{n})$ xác định như sau:

$u_{1}=\frac{3}{\sqrt{6}}$;($u_{n+1}=24u_{n}^{3}-12\sqrt{6}u_{n}^{2}+15u_{n}-\sqrt{6}, n=1,2,...$

Tìm công thức số hạng tổng quát $u_{n}$ của dãy trên.

 

Đặt $u_{n}=xv_{n}+y$.Thay vào công thức truy hồi của dãy biến đổi
và rút gọn ta được:
$xv_{n}+y=24x^{3}v^{3}_{n-1}$+$12(6x^{2}y-\sqrt{6}x^{2})v^{2}_{n-1}$+$3(24xy^{2}-8\sqrt{6}xy+5x)v_{n-1}+24y^{3}$-$
12\sqrt{6}y^{2}+15y-\sqrt{6}$
Ta chọn y:$\left\{\begin{matrix} 6x^{2}y-\sqrt{6}x^{2}=0 & \\ 24y^{3}-12\sqrt{6}y^{2}+15y-\sqrt{6=y} & \end{matrix}\right. \Leftrightarrow y=\frac{1}{\sqrt{6}}$
Khi đó $x.v_{n}=24x^{3}v^{3}_{n-1}+3xv_{n-1} \Leftrightarrow v_{n}=24x^{3}v^{3}_{n-1}+3v_{n-1}$
Ta chọn x=$\frac{1}{\sqrt{6}}$
$\Rightarrow v_{n}=4v^{3}_{n-1}+3v_{n-1};v_{1}=2 $
$\Rightarrow v_{n}=\frac{1}{2}[(2+\sqrt{5})^{3^{n-1}}+(2-\sqrt{5})^{3^{n-1}}]$
Vậy $u_{n}=\frac{1}{2\sqrt{6}}[(2+\sqrt{5})^{3^{n-1}}+(2-\sqrt{5})^{3^{n-1}}]+\frac{1}{\sqrt{6}} ;\forall n=1,2,...$
p\s mọi thắc mắc xem ở đây  :biggrin:  :biggrin:

 

 




#447239 Tìm m để phương trình có nghiệm:$\sqrt{1+x}+\sqrt...

Đã gửi bởi Crystal on 02-09-2013 - 13:54 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Tìm m để phương trình có nghiệm:$\sqrt{1+x}+\sqrt{1-x}-m\sqrt{1-x^{2}}+m+2=0$

Gợi ý:

Điều kiện: $1 - {x^2} \ge 0 \Leftrightarrow {x^2} \le 1 \Leftrightarrow x \in \left[ { - 1;1} \right]$

 

Đặt $t = \sqrt {1 + x}  + \sqrt {1 - x}  \Rightarrow {t^2} = 2 + 2\sqrt {1 - {x^2}}  \Rightarrow \sqrt {1 - {x^2}}  = \frac{{{t^2} - 2}}{2}$. Dựa vào $x$ để tìm điều kiện của $t$.

Khi đó: \[t - m\left( {\frac{{{t^2} - 2}}{2}} \right) + m + 2 = 0\]

Tham khảo tiếp tại đây.




#485162 $lim(\frac{u_1}{u_2}+\frac{u_2}...

Đã gửi bởi Crystal on 28-02-2014 - 19:50 trong Dãy số - Giới hạn

$\left\{\begin{matrix} u_{1}=1 & \\ u_{n+1}=\frac{u_n^2}{2014}+u_n & \end{matrix}\right.$ 

 

Tìm: $lim(\frac{u_1}{u_2}+\frac{u_2}{u_3}+...+\frac{u_n}{u_{n+1}})$

Ta có: \[{u_{n + 1}} - {u_n} = \frac{{u_n^2}}{{2014}} \Leftrightarrow \frac{{{u_n}}}{{{u_{n + 1}}}} = 2014\left( {\frac{1}{{{u_n}}} - \frac{1}{{{u_{n + 1}}}}} \right)\]

Suy ra: \[\sum\limits_{k = 1}^n {\left( {\frac{{{u_k}}}{{{u_{k + 1}}}}} \right)}  = 2014\left( {\frac{1}{{{u_1}}} - \frac{1}{{{u_{n + 1}}}}} \right) = 2014\left( {1 - \frac{1}{{{u_{n + 1}}}}} \right)\,\,\,\,\,\left( * \right)\]

Từ công thức của $\left\{ {{u_n}} \right\}$ ta dễ dàng suy ra đây là dãy đơn điệu tăng.

Nếu $\left\{ {{u_n}} \right\}$ bị chặn trên, khi đó tồn tại giới hạn hữu hạn: $L = \mathop {\lim }\limits_{n \to  + \infty } {u_n}$. Hay $L = \frac{{{L^2}}}{{2014}} + L \Rightarrow L = 0$.

Điều nay mâu thuẫn với điều ta đã suy ra: $\left\{ {{u_n}} \right\}$ là dãy đơn điệu tăng với ${u_1} = 1$.

Nếu $\left\{ {{u_n}} \right\}$ không bị chặn trên, do đó ta có $\mathop {\lim }\limits_{n \to  + \infty } {u_n} =  + \infty $. Từ $\left( * \right)$ suy ra:

\[\mathop {\lim }\limits_{n \to  + \infty } {u_n}\left( {\frac{{{u_1}}}{{{u_2}}} + \frac{{{u_2}}}{{{u_3}}} + ... + \frac{{{u_n}}}{{{u_{n + 1}}}}} \right) = 2014\]




#447826 [03]_ $(x+y)(f(x)-f(y)) = (x-y)f(x+y)$

Đã gửi bởi Crystal on 04-09-2013 - 19:15 trong Phương trình hàm

Bài toán : Giải phương trình hàm : (Singapore IMO TST 2008, Problem)

$(x+y)(f(x)-f(y)) = (x-y)f(x+y)\,\,\,(*)$

Lời giải 1:

Giả sử tồn tại hàm số $f\left( x \right)$ thoả mãn bài toán.

Trong $(*)$ cho $y=2$, ta được: $$f\left( {x + 2} \right) = \dfrac{{x + 2}}{{x - 2}}\left( {f\left( x \right) - f\left( 2 \right)} \right)\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(1)$$
Trong $(*)$ cho $y=1$, ta được: $$f\left( {x + 1} \right) = \dfrac{{x + 1}}{{x - 1}}\left( {f\left( x \right) - f\left( 1 \right)} \right)$$
Suy ra: $$f\left( {x + 2} \right) = \dfrac{{x + 2}}{x}\left( {f\left( {x + 1} \right) - f\left( 1 \right)} \right) = \dfrac{{x + 2}}{x}\left( {\dfrac{{x + 1}}{{x - 1}}\left( {f\left( x \right) - f\left( 1 \right)} \right) - f\left( 1 \right)} \right)$$
Do đó: $$ \Leftrightarrow f\left( {x + 2} \right) = \dfrac{{x + 2}}{x}\left( {\dfrac{{x + 1}}{{x - 1}}f\left( x \right) - 2f\left( 1 \right)\dfrac{x}{{x - 1}}} \right)\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(2)$$
Từ (1) và (2), ta được: $$\dfrac{{x + 2}}{{x - 2}}\left( {f\left( x \right) - f\left( 2 \right)} \right) = \dfrac{{x + 2}}{x}\left( {\dfrac{{x + 1}}{{x - 1}}f\left( x \right) - 2f\left( 1 \right)\dfrac{x}{{x - 1}}} \right)$$
$$ \Leftrightarrow \dfrac{1}{{x - 2}}\left( {f\left( x \right) - f\left( 2 \right)} \right) = \dfrac{{x + 1}}{{x\left( {x - 1} \right)}}f\left( x \right) - 2f\left( 1 \right)\dfrac{1}{{x - 1}}$$
$$ \Leftrightarrow 2f\left( 1 \right)\dfrac{1}{{x - 1}} - \dfrac{1}{{x - 2}}f\left( 2 \right) = \left( {\dfrac{{x + 1}}{{x\left( {x - 1} \right)}} - \dfrac{1}{{x - 2}}} \right)f\left( x \right)$$
$$ \Leftrightarrow f\left( x \right) = \dfrac{{f\left( 2 \right)}}{2}\left( {x - 1} \right)x - f\left( 1 \right)\left( {x - 2} \right)x = \left( {\dfrac{{f\left( 2 \right)}}{2} - f\left( 1 \right)} \right){x^2} + \left( {2f\left( 1 \right) - \dfrac{{f\left( 2 \right)}}{2}} \right)x$$
Suy ra: $f\left( x \right) = a{x^2} + bx,\,\,\forall x \in \mathbb{R}$. Thử lại thấy thoả phương trình $(*)$.

Vậy hàm số cần tìm là $f\left( x \right) = a{x^2} + bx\,\,\,\,\left( {\,a,b \in \mathbb{R}} \right)$
________________________________________________________________
Lời giải 2:

Giả sử tồn tại hàm số $f\left( x \right)$ thoả mãn bài toán.

Đặt $P\left( {x,y} \right)$ là hàm của $\left( {x + y} \right)\left( {f\left( x \right) - f\left( y \right)} \right) = \left( {x - y} \right)f\left( {x + y} \right)$

Khi đó: $$P\left( {x + 1, - x} \right):\,\,f\left( {x + 1} \right) - f\left( { - x} \right) = \left( {2x + 1} \right)f\left( 1 \right)\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(1)$$
$$P\left( { - x,x - 1} \right):\,\, - f\left( { - x} \right) + f\left( {x - 1} \right) = \left( {1 - 2x} \right)f\left( { - 1} \right)\,\,\,\,\,\,(2)$$
$$P\left( {x + 1,x - 1} \right):\,\,2x\left( {f\left( {x + 1} \right) - f\left( {x - 1} \right)} \right) = 2f\left( {2x} \right) \Leftrightarrow f\left( {x + 1} \right) - f\left( {x - 1} \right) = \dfrac{{f\left( {2x} \right)}}{x}\,\,\,\,\,\,\,\,(3)$$
Lấy $(1) - (2) - (3)$, ta được: $$0 = \left( {2x + 1} \right)f\left( 1 \right) - \left( {1 - 2x} \right)f\left( { - 1} \right) - \dfrac{{f\left( {2x} \right)}}{x}$$
$$ \Leftrightarrow f\left( {2x} \right) = \dfrac{1}{2}\left( {f\left( 1 \right) + f\left( { - 1} \right)} \right){\left( {2x} \right)^2} + \dfrac{1}{2}\left( {f\left( 1 \right) - f\left( { - 1} \right)} \right)2x$$
Suy ra: $f\left( x \right) = a{x^2} + bx,\,\,\,\forall x \in \mathbb{R}$. Thử lại thấy thoả phương trình $(*)$.

Vậy hàm số cần tìm là $f\left( x \right) = a{x^2} + bx\,\,\,\,\left( {\,a,b \in \mathbb{R}} \right)$
_______________________________________________________________
Lời giải 3:

Giả sử tồn tại hàm số $f\left( x \right)$ thoả mãn bài toán.

Từ phương trình $(*)$ suy ra: $$f\left( x \right) - f\left( y \right) = \dfrac{{x - y}}{{x + y}}f\left( {x + y} \right)$$
Ta có: $$f\left( x \right) - f\left( y \right) = f\left( x \right) - f\left( z \right) + f\left( z \right) - f\left( y \right) = \dfrac{{x - z}}{{x + z}}f\left( {x + z} \right) + \dfrac{{z - y}}{{z + y}}f\left( {z + y} \right)$$
Từ đó cho ta: $$\dfrac{{x - y}}{{x + y}}f\left( {x + y} \right) = \dfrac{{x - z}}{{x + z}}f\left( {x + z} \right) + \dfrac{{z - y}}{{z + y}}f\left( {z + y} \right)\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(1)$$
Đặt: $y + z = a;z + x = b;x + y = c$, khi đó $(1)$ trở thành:
$$\dfrac{{b - a}}{c}f\left( c \right) = \dfrac{{c - a}}{b}f\left( b \right) + \dfrac{{b - c}}{a}f\left( a \right)$$
Cố định $a,b \Rightarrow f\left( a \right),f\left( b \right)$ không đổi, ta được:
$$f\left( c \right) = \left( {\dfrac{1}{{a - b}}\left( {\dfrac{{f\left( a \right)}}{a} - \dfrac{{f\left( b \right)}}{b}} \right)} \right){c^2} + \left( {\dfrac{1}{{a - b}}\left( {\dfrac{a}{b}f\left( b \right) - \dfrac{b}{a}f\left( a \right)} \right)} \right)c$$
Suy ra: $f\left( x \right) = A{x^2} + Bx,\,\,\,\forall x \in \mathbb{R}$. Thử lại thấy thoả phương trình $(*)$.

Vậy hàm số cần tìm là $f\left( x \right) = A{x^2} + Bx\,\,\,\,\left( {\,A,B \in \mathbb{R}} \right)$

 

Trích tại đây




#511032 Tìm hàm f thoả $xf(y)-yf(x)=f(\frac{y}{x})$

Đã gửi bởi Crystal on 05-07-2014 - 18:59 trong Phương trình hàm

Tìm tất cả các hàm số f: R->R thoả mãn:

$xf(y)-yf(x)=f(\frac{y}{x})$ $\forall x,y \in R$

 

Tham khảo ở đây.




#426673 Biện luận theo m số nghiệm thuộc (-1;1) của phương trình: $x^2(4 - x^2)...

Đã gửi bởi Crystal on 13-06-2013 - 09:55 trong Hàm số - Đạo hàm



$y = x^2(4 - x^2)$.

 

Biện luận theo m số nghiệm thuộc (-1;1) của phương trình: $x^2(4 - x^2) = m$

Hướng dẫn:

 

Đặt $t = {x^2} \Rightarrow t \in \left( {0;1} \right)$. Phương trình trở thành:

\[t\left( {4 - t} \right) = m \Leftrightarrow {t^2} - 4t + m = 0\,\,\left( * \right)\]

Tìm $m$ để phương trình $\left( * \right)$ có nghiệm thuộc $\left( {0;1} \right)$: có thể áp dụng tam thức bậc hai hoặc khảo sát hàm.




#511644 $I=\int_{0}^{\pi }sin^{11}xdx$

Đã gửi bởi Crystal on 08-07-2014 - 12:25 trong Tích phân - Nguyên hàm

Tính tích phân : $I=\int_{0}^{\pi }sin^{11}xdx$

Xét bài toán tổng quát:

\[\boxed{{I_n} = \int\limits_0^\pi  {{{\sin }^n}x} dx,\,\,\,\,n \in \mathbb{N}}\]

 

GIẢI BÀI TOÁN TỔNG QUÁT.

Ta có: ${I_n} = \int\limits_0^\pi  {{{\sin }^{n - 1}}x} \sin xdx$.

Tích phân từng phần:

\[\begin{array}{l} {I_n} = \left. { - \cos x{{\sin }^{n - 1}}x} \right|_0^\pi  + \left( {n - 1} \right)\int\limits_0^\pi  {{{\sin }^{n - 2}}x} {\cos ^2}xdx\\ \,\,\,\,\, = \left( {n - 1} \right)\int\limits_0^\pi  {{{\sin }^{n - 2}}x\left( {1 - {{\sin }^2}x} \right)dx} \\ \,\,\,\,\, = \left( {n - 1} \right)\left( {\int\limits_0^\pi  {{{\sin }^{n - 2}}xdx}  - \int\limits_0^\pi  {{{\sin }^n}xdx} } \right)\\ \,\,\,\,\, = \left( {n - 1} \right)\left( {{I_{n - 2}} - {I_n}} \right) \end{array}\]
Do đó: ${I_n} = \frac{{n - 1}}{n}{I_{n - 2}}$
* Với $n$ lẻ: ${I_n} = \frac{{n - 1}}{n}.\frac{{n - 3}}{{n - 2}}...\frac{2}{3}{I_1} = 2.\frac{{\left( {n - 1} \right)\left( {n - 3} \right)...2}}{{n\left( {n - 2} \right)...3}}$
 
* Với $n$ chẵn: ${I_n} = \frac{{n - 1}}{n}.\frac{{n - 3}}{{n - 2}}...\frac{1}{2}{I_0} = \pi \frac{{\left( {n - 1} \right)\left( {n - 3} \right)...1}}{{n\left( {n - 2} \right)...2}}$
 
Trở lại bài toán ban đầu: Thay $n=11$ vào kết quả của trường hợp $n$ lẻ: $I = \int\limits_0^\pi  {{{\sin }^{11}}xdx}  = \frac{{512}}{{693}}$



#426255 Cho hàm số $y=\frac{x-2}{x-1}$

Đã gửi bởi Crystal on 12-06-2013 - 00:36 trong Hàm số - Đạo hàm



Chứng minh rằng với moi  m khác 0 đường thẳng y=mx-3m cắt hàm số $y=\frac{x-2}{x-1}$

 tại hai điểm phân biệt trong đó ít nhất một giao điểm có hoành độ lần 2

Hướng dẫn:

 

Điều kiện: $x \ne 1$

Phương trình hoành độ giao điểm của đường thẳng $y=mx-3m$ với hàm số $y=\frac{x-2}{x-1}$ là:

\[\frac{{x - 2}}{{x - 1}} = mx - 3m \Rightarrow m{x^2} - 3mx - mx + 3m - x + 2 = 0\]

\[ \Leftrightarrow m{x^2} - \left( {4m + 1} \right)x + 3m + 2 = 0\,\,\,\,\,\,\left( * \right)\]

Với mọi $m \ne 0$, ta có $\Delta  = 4{m^2} + 1 > 0$ nên phương trình $\left( * \right)$ có hai nghiệm phân biệt. Điều này chứng tỏ đường thẳng $y=mx-3m$ cắt hàm số $y=\frac{x-2}{x-1}$ tại hai điểm phân biêt.

 

* Vế sau bạn có thể nêu rõ hơn.




#408060 $\lim_{x \to 0} \frac{1 - cosxcos2x...cosn...

Đã gửi bởi Crystal on 26-03-2013 - 14:28 trong Hàm số - Đạo hàm

Bạn xem tại đây.




#664215 Tìm $limu_{n}$

Đã gửi bởi Crystal on 08-12-2016 - 22:07 trong Dãy số - Giới hạn

Cho $u_{1} = 1993, u_{n+1} = \frac{u_{n}^2 + 6}{2u_{n} + 1}$. Tìm $limu_{n}$

 

 

 

 

 

Psss : không biết có chứng minh được $u_{n} \geq 2$ không nhỉ ? Mắc mãi chỗ đó @@

Hi bạn,

 

Dạng bài này bạn có thể tham khảo thêm tại topic này.

 

Cho dãy số $x_n$ xác định như sau:
 
$x_1=a$;  $x_{n+1}=\frac{x_{n}^2+5}{2\left(x_n+2 \right)}$
 
Trong đó $0<a\neq 1$. Chứng minh dãy số trên có giới hạn hữu hạn và tìm giới hạn đó.



#426261 $\left\{\begin{matrix} (x+2y)x^3=8\...

Đã gửi bởi Crystal on 12-06-2013 - 01:19 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải hệ phương trình:

$\left\{\begin{matrix} (x+2y)x^3=8\\x(y^3-2)=6 \end{matrix}\right.$

Đề này hơi quái :-), bạn có chế không vậy.

 

Spam xí để xem sao.
@912: có người hỏi em bài này, thấy đề lạ quá nên đem lên diễn đàn hỏi ạ




#426262 $\lim_{x\rightarrow 0}\left ( cot^{2}x-\frac{1}{x^{2...

Đã gửi bởi Crystal on 12-06-2013 - 01:34 trong Giải tích

Bạn tham khảo tại đây.

 

Trích: $\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \left( {\frac{1}{{{x^2}}} - {{\cot }^2}x} \right)$.

 




#485156 Giải phương trình: $\sqrt{5x^2+14x+9}-\sqrt{x^2...

Đã gửi bởi Crystal on 28-02-2014 - 19:30 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Giải phương trình:

$\sqrt{5x^2+14x+9}-\sqrt{x^2-x-20}=5\sqrt{x+1}$

Ví dụ 21: Giải phương trình
$$\sqrt{5x^2 - 14x + 9} - \sqrt{x^2 - x - 20} = 5\sqrt{x + 1}, \ \ (1)$$
Lời giải:
ĐK : $ x \geq 5$
Chuyển vế rồi bình phương hai vế, ta được:
$$ (x + 1)(5x + 9) = x^2 + 24x + 5 + 10\sqrt{(x + 4)(x - 5)(x + 1)}$$
$\Leftrightarrow 2(x^2 - 4x - 5) + 3(x + 4) - 5\sqrt{(x^2 - 4x - 5)(x + 4)} = 0,\ \ \ (2)$
Đặt $ u = \sqrt{(x^2 - 4x - 5)}$ và $ v = \sqrt{x + 4} , u,v \geq 0 .$ Thì:
$$(2)\Leftrightarrow 2u^2 + 3v^2 - 5uv = 0 \Leftrightarrow (u - v)(2u - 3v) = 0$$
* $ u = v$ ta có :$ x^2 - 5x - 9 = 0$
* $ 2u = 3v$ ta có : $ 4x^2 - 25x - 56 = 0$
Giải ra ta được 2 nghiệm thỏa mãn: $ x = \dfrac{5 + \sqrt{61} }{2} , x = 8$

Bạn xem thêm tại đây.




#426376 Pt lượng giác

Đã gửi bởi Crystal on 12-06-2013 - 13:04 trong Đại số

Thảo luận tại đây mọi người nhé. Vui lòng gửi bài đúng Box + chú ý tiêu đề.

 

Topic đã bị khóa.

 

 




#511689 $\lim_{x\rightarrow 0}(1+x)^{cotx}$

Đã gửi bởi Crystal on 08-07-2014 - 16:20 trong Dãy số - Giới hạn

Tìm giới hạn :

1,$\lim_{x\rightarrow 0}(1+x)^{cotx}$

2,$\lim_{x\rightarrow 1}(\frac{1}{x-1}-\frac{1}{In x})$

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Bài 1:

\[\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} {(1 + x)^{cotx}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} {\left( {1 + x} \right)^{\frac{1}{x}.x\cot x}} = {e^{\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} x\cot x}} = {e^{\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{x}{{\tan x}}}} = e\]

Vì $\left\{ \begin{array}{l} \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} {\left( {1 + x} \right)^{\frac{1}{x}}} = e\\ \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{x}{{\tan x}} = 1 \end{array} \right.$

 

Bài 2: Em dùng L'Hospital thử coi.




#428115 Các bài tập về phép biến hình

Đã gửi bởi Crystal on 17-06-2013 - 09:22 trong Hình học phẳng

Xin gửi bạn tài liệu về phép biến hình.




#426263 $\left\{\begin{matrix} 2y(x^{2}-...

Đã gửi bởi Crystal on 12-06-2013 - 02:00 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Giải cách này có thể gọn hơn xí.

 

Nhận thấy $\left( {x;y} \right) = \left( {0;0} \right)$ là một nghiệm.

 

Xét $\left( {x;y} \right) \ne \left( {0;0} \right)$. Chia phương trình thứ nhất cho phương trình thứ hai của hệ, ta được:

\[\frac{{2y\left( {{x^2} - {y^2}} \right)}}{{x\left( {{x^2} + {y^2}} \right)}} = \frac{{3x}}{{10y}} \Leftrightarrow \frac{{{{\left( {\frac{x}{y}} \right)}^2} - 1}}{{{{\left( {\frac{x}{y}} \right)}^2} + 1}} = \frac{3}{{20}}{\left( {\frac{x}{y}} \right)^2} \Leftrightarrow \frac{3}{{20}}{\left( {\frac{x}{y}} \right)^4} - \frac{{17}}{{20}}{\left( {\frac{x}{y}} \right)^2} + 1 = 0\]

Đặt $t = {\left( {\frac{x}{y}} \right)^2} > 0$, phương trình trở thành: 

\[\frac{3}{{20}}{t^2} - \frac{{17}}{{20}}t + 1 = 0 \Leftrightarrow 3{t^2} - 17t + 20 = 0 \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} t > 0\\ \left[ \begin{array}{l} t = 4\\ t = \frac{5}{3} \end{array} \right. \end{array} \right. \Rightarrow \left[ \begin{array}{l} \frac{x}{y} =  \pm 2\\ \frac{x}{y} =  \pm \sqrt {\frac{5}{3}}  \end{array} \right.\]
Bạn giải tiếp là xong!

 

 

 




#408048 $\left\{ \begin{array}{l} \...

Đã gửi bởi Crystal on 26-03-2013 - 13:34 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Nếu $(x_0;y_0)$ là 1 nghiệm của hệ thì $(y_0;x_0)$ cũng là 1 nghiệm

Do đó, để hệ có nghiệm duy nhất thì $x=y$

Thay vào ta có

$\left\{\begin{matrix} \sqrt{(1+x)(1+x)}=x+x\\ x^2+y^2=m \end{matrix}\right.$

 

$\Rightarrow x=1$

 

$\Rightarrow m=2$

 

 

Vậy với $m=2$ thì hệ pt đã cho có nghiệm duy nhất

 

Cách giải trên của bạn Sagittarius912 là sử dụng Phương pháp điều kiện cần và đủ. Nhưng lời giải trên chưa hoàn toàn chính xác. Bạn chỉ mới tìm ra được điều kiện cần chứ chưa đủ.

 

Để bài toán chặt chẽ và chính xác hơn. Sau khi tìm được $m=2$ bạn cần phải thay vào hệ đã cho rồi tìm nghiệm.

 

Bước cuối cùng mới có thể kết luận được.




#426390 $\frac{x}{2-x-2\sqrt{1-x-2x^{_{2...

Đã gửi bởi Crystal on 12-06-2013 - 13:46 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Đề yêu cầu gì vậy em? Như trên thì sao biết đường nào mà làm ak.




#407298 $\sqrt{3x^2-7x+3} - \sqrt{x^2-2} = \s...

Đã gửi bởi Crystal on 23-03-2013 - 20:21 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Em hiện tại đang học lớp 11 và vừa rồi có 1 câu giải phương trình căn thức thi thử đại học mong mọi người giúp đỡ

$\sqrt{3x^2-7x+3} - \sqrt{x^2-2} = \sqrt{3x^2-5x-1} - \sqrt{x^2-3x+4}$
Xin cảm ơn!


Mở màn với bài toán này.

Bạn có thể sử dụng phương pháp nhân lượng liên hợp để giải bài này.

Điều kiện: ...

Phương trình đã cho tương đương với:
$$\sqrt{3x^{2}-7x+3}-\sqrt{3x^{2}-5x-1}=\sqrt{x^{2}-2}-\sqrt{x^{2}-3x+4}$$
$$\Leftrightarrow \frac{-2x+4}{\sqrt{3x^{2}-7x+3}+\sqrt{3x^{2}-5x-1}}=\frac{3x-6}{\sqrt{x^{2}-2}+\sqrt{x^{2}-3x+4}}$$


$$\Leftrightarrow \left ( x-2 \right )\left ( \frac{3}{\sqrt{x^{2}-2}+\sqrt{x^{2}-3x+4}}+\frac{2}{\sqrt{3x^{2}-7x+3}+\sqrt{3x^{2}-5x-1}} \right )=0$$
Đến đây thì bạn có thể suy ra nghiệm của phương trình sau cùng là $x=2$. Kiểm tra lại điều kiện ban đầu để kết luận nghiệm của phương trình đã cho.

* Có thể còn thêm cách khác.

Chúc bạn học tốt!



#447241 $\sqrt {5x^2 + 14x + 9} - \sqrt {x^2 - x - 2...

Đã gửi bởi Crystal on 02-09-2013 - 13:59 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải phương trình:

$\sqrt {5x^2  + 14x + 9}  - \sqrt {x^2  - x - 20}  = 5\sqrt {x + 1} $
 

 

Ví dụ 21: Giải phương trình
$$\sqrt{5x^2 - 14x + 9} - \sqrt{x^2 - x - 20} = 5\sqrt{x + 1}, \ \ (1)$$
Lời giải:
ĐK : $ x \geq 5$
Chuyển vế rồi bình phương hai vế, ta được:
$$ (x + 1)(5x + 9) = x^2 + 24x + 5 + 10\sqrt{(x + 4)(x - 5)(x + 1)}$$
$\Leftrightarrow 2(x^2 - 4x - 5) + 3(x + 4) - 5\sqrt{(x^2 - 4x - 5)(x + 4)} = 0,\ \ \ (2)$
Đặt $ u = \sqrt{(x^2 - 4x - 5)}$ và $ v = \sqrt{x + 4} , u,v \geq 0 .$ Thì:
$$(2)\Leftrightarrow 2u^2 + 3v^2 - 5uv = 0 \Leftrightarrow (u - v)(2u - 3v) = 0$$
* $ u = v$ ta có :$ x^2 - 5x - 9 = 0$
* $ 2u = 3v$ ta có : $ 4x^2 - 25x - 56 = 0$
Giải ra ta được 2 nghiệm thỏa mãn: $ x = \dfrac{5 + \sqrt{61} }{2} , x = 8$

 

 

Trích Phương pháp đặt ẩn số phụ trong giải phương trình vô tỉ




#474266 Tìm các số nguyên dương m, n sao cho các số $m^2+8n$ và $n^2+8...

Đã gửi bởi Crystal on 31-12-2013 - 21:25 trong Số học

Tìm các số nguyên dương m, n sao cho các số $m^2+8n$ và $n^2+8m$ đều là số chính phương 

 

 

Em tham khảo thêm ở topi này nhé: http://diendantoanho...phương-thi-hsg/