Jump to content

PolarBear154's Content

There have been 391 items by PolarBear154 (Search limited from 08-06-2020)



Sort by                Order  

#519227 $\frac{4(ab+ac+bc)}{a^{2}+b^{2}+...

Posted by PolarBear154 on 12-08-2014 - 23:51 in Bất đẳng thức và cực trị

 

Ta có :

 

$VT\geq \frac{8(a+b+c)^{3}}{9(ab+bc+ac)}+\frac{8(a+b+c)(ab+bc+ac)}{(a+b+c)^{2}}\geqslant 2\sqrt{\frac{64(a+b+c)^{3}.(ab+bc+ca)}{9(ab+bc+ac).(a+b+c)^{2}}}=\frac{16}{3}(a+b+c)$

 

Vậy ta được đpcm

 

EM CẢM ƠN CÁC ANH :)

Đã fix,riêng câu $3$ các anh xem chuẩn không, em nhắm rớt vào $a=b=c$ nên chọn vậy. Có gì các anh thông cảm

BĐT câu 2 sửa rồi vẫn sai, hì hục làm mãi vẫn ngược dấu, bực mình lôi máy tính ra bấm thử 4 bộ số liền, thấy vế trái đều nhỏ hơn 5 :D

Câu 3 hoctrocuanewton bị nhầm số mũ của a+b+c trên tử trong căn là 4 chứ không phải là 3, còn lại thì chuẩn rồi nhé. :)




#519209 $8^x + 3^x = 4^x + 7^x$

Posted by PolarBear154 on 12-08-2014 - 21:23 in Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Dấu "-" nhé!

Hình như vẫn chưa chứng minh được phương trình chỉ có 2 nghiệm!

Hì, nhầm dấu, mình sửa rồi bạn, ở đây đã chỉ ra nếu $x_0$ là nghiệm thì nó chỉ có thể là 0 hoặc 1 chứ không phải theo hướng chứng minh phương trình chỉ có 2 nghiệm bạn nhé. :)




#519182 $\frac{1}{a+3}+\frac{1}{b+3...

Posted by PolarBear154 on 12-08-2014 - 19:57 in Bất đẳng thức - Cực trị

tại sao $\frac{abc+abd+acd+bcd}{16abcd}\leq \frac{1}{4abcd}$ anh giải thích rõ được ko

Là thế này:

$abc+bcd+cda+dab=ab(c+d)+cd(a+b)\leq \frac{(a+b)^{2}(c+d)}{4}+\frac{(c+d)^{2}(a+b)}{4}=\frac{(a+b)(c+d)(a+b+c+d)}{4}\leq \frac{1}{4}(a+b+c+d)^{2}.\frac{a+b+c+d}{4}= \frac{(a+b+c+d)^{3}}{16}=\frac{4^{3}}{16}=4$

Ở đây ta áp dụng BĐT quen thuộc:

$xy\leq \frac{(x+y)^{2}}{4}$ để chuyển từ tích về tổng. :)




#519148 Giải phương trình $\sqrt{\frac{1-x}{x...

Posted by PolarBear154 on 12-08-2014 - 16:56 in Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Từ chỗ này sao lại suy ra $x=\frac{1}{2}$

Bị nhầm thảm hại, đã sửa lại :D




#519141 Giải phương trình $\sqrt{\frac{1-x}{x...

Posted by PolarBear154 on 12-08-2014 - 16:14 in Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Giải phương trình:

$\sqrt{\frac{1-x}{x}}= \frac{2x+x^2}{1+x^{2}}$

ĐKXĐ: $x\in (0;1]$

PT tương đương với:

$\sqrt{\frac{1-x}{x}}-1= \frac{2x+x^2}{1+x^{2}}-1\Leftrightarrow \frac{\frac{1-x}{x}-1}{\sqrt{\frac{1-x}{x}}+1}=\frac{2x-1}{1+x^{2}}\\ \Leftrightarrow \frac{1-2x}{x(\sqrt{\frac{1-x}{x}}+1)}=\frac{2x-1}{1+x^{2}}\\$

$\Leftrightarrow(2x-1)(\frac{1}{1+x^{2}}+\frac{1}{x(\sqrt{\frac{1-x}{x}}+1)})=0$

Rõ ràng biểu thức trong ngoặc luôn dương, vậy x=1/2 (thỏa mãn). :D




#519132 $8^x + 3^x = 4^x + 7^x$

Posted by PolarBear154 on 12-08-2014 - 15:33 in Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Mình vẫn ko chứng minh được phương trình này chỉ có hai nghiệm. Giúp mình với!

Gọi $x_0$ là một nghiệm của PT. Xét hàm số: $f(t)=t^{x_0}+(11-t)^{x_0}\Rightarrow f(8)=f(7)$

Theo định lí Lagrange, tồn tại $c\in (7,8)$ sao cho f'(c)=0 hay $x_0[c^{x_0-1}-(11-c)^{x_0-1}]=0\Leftrightarrow \begin{bmatrix} x_0=0 & & \\ x_0=1 & & \end{bmatrix}$

( Vì $c^{x_0-1}-(11-c)^{x_0-1}=0\Leftrightarrow c^{x_0-1}=(11-c)^{x_0-1}\Leftrightarrow \begin{bmatrix} x_0=1 & & \\ c=5,5\notin (7;8) & & \end{bmatrix}$

Bài toán kết thúc. :)




#519100 $8^x + 3^x = 4^x + 7^x$

Posted by PolarBear154 on 12-08-2014 - 10:58 in Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Nhưng định lí Lagrange chỉ chứng minh được phương trình có nghiệm thôi mà bạn?




#519017 giải pt $\sqrt[4]{x+\frac{1}{2}...

Posted by PolarBear154 on 11-08-2014 - 18:45 in Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

giải các pt sau

1,$\sqrt[4]{x+\frac{1}{2}}+\sqrt{x+\frac{1}{4}}+x=\frac{1}{2}$

2,$\sqrt{1-x^2}=(\frac{2}{3}-\sqrt{x})^2$

Cách khác: :)

http://diendantoanho...2frac23-sqrtx2/




#518872 Cho a,b,c dương có tổng bằng 1. Tìm GTLN của biểu thức S=$\frac...

Posted by PolarBear154 on 10-08-2014 - 21:19 in Bất đẳng thức và cực trị

Cho a,b,c dương có tổng bằng 1.

Tìm GTLN của biểu thức S=$\frac{a}{a+bc}+\frac{b}{b+ca}+\frac{\sqrt{abc}}{c+ab}$.




#518861 $\left\{\begin{matrix} x^3=3\sqrt...

Posted by PolarBear154 on 10-08-2014 - 20:40 in Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

GHPT $\left\{\begin{matrix} x^3=3\sqrt{y}-2\\ y^{2}=\sqrt{y}\left ( 3x-2 \right ) \end{matrix}\right.$

Xét y=0.

Với y khác 0, chia cả 2 vế của pt (2) cho $\sqrt{y}\Rightarrow \left\{\begin{matrix} x^{3}=3\sqrt{y}-2 & & \\ (\sqrt{y})^{3}=3x-2 & & \end{matrix}\right.$

Hệ đối xứng thì ổn rồi :D




#518822 $8^x + 3^x = 4^x + 7^x$

Posted by PolarBear154 on 10-08-2014 - 17:46 in Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Nếu x=1 suy ra đúng !

Nếu x>2$8^{x}-7^{x}=4^{x}-3^{x}$ mà lại có $4^{x}-3^{x}\equiv 1(mod3)\Rightarrow VT\equiv 1(mod3)\Rightarrow 8^{x}\equiv 2(mod3)$(vô lí ) Vậy phương trình có nghiêm duy nhất là x=y=1

@khanghaxuan: Đề bài có cho nghiệm nguyên đâu bạn :)

 

Giai phương trình sau: 

8x  + 3x = 4+ 7x

 

Bạn đăng bài 1 lần thôi nhé ;)

Cái này chắc sử dụng định lí Lagrange đó bạn :)




#518808 $$ax+by \geq a^xb^y$$

Posted by PolarBear154 on 10-08-2014 - 16:09 in Bất đẳng thức và cực trị

$$\color{orange}{\begin{array}{||} \hline \boxed{\text{Bài toán}} \; \text{cho}   a;b;x;y \geq 0 \text{và}  x+y=1 \\ \text{Chứng minh:}    ax+by \geq a^xb^y \\ \hline \end{array}}$$

Mình nghĩ bài này phải cho x,y hữu tỉ nữa cơ, và nếu không có ĐK đó thì cũng không giải được theo cách của Mr. Nhan :D

Bài toán tổng quát là như này: 

Cho n số hữu tỉ dương $\alpha _i,i=\overline{1,n}$ thỏa mãn: $\sum_{i=1}^{n}\alpha _i=1$. Khi đó, với mọi $a_i\geq 0,i=\overline{1,n}$ ta có BĐT sau:

$\sum_{i=1}^{n}\alpha _ia_i\geq \prod_{i=1}^{n}a_i^{\alpha _i}$

Bài toán được chứng minh bằng AM-GM. :)




#518795 GPT:$1,\sqrt{x^{2}-3x+3}=\frac{3x^...

Posted by PolarBear154 on 10-08-2014 - 14:38 in Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

http://diendantoanho...3-4x24x33x22x1/

Một sự trùng hợp không hề nhẹ :D




#518786 giải pt $\sqrt{x^2-3x+3}=\frac{3x^3-4x^2+4x+3...

Posted by PolarBear154 on 10-08-2014 - 13:02 in Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

giải các pt sau

1,$\sqrt{x^2-3x+3}=\frac{3x^3-4x^2+4x+3}{3x^2+2x+1}$

2,$3x^3-13x^2+30x-4=\sqrt{(6x+2)(3x-4)^3}$

1) ĐKXĐ:...

Trừ đi x ở cả 2 vế của pt để giảm bậc ta được:

$\frac{x^2-3x+3-x^{2}}{\sqrt{x^2-3x+3}+x}=\frac{-6x^2+3x+3}{3x^2+2x+1}$ (vế trái thực hiện nhân liên hợp luôn, lưu ý xét ĐK mẫu khác 0)

hay

$\frac{x-1}{\sqrt{x^2-3x+3}+x}=\frac{(2x+1)(x-1)}{3x^{2}+2x+1}\Rightarrow \begin{bmatrix} x=1 & & \\ (2x+1)(\sqrt{x^2-3x+3}+1)=3x^{2}+2x+1 & & \end{bmatrix}$

Phương trình sau tương đương với $(2x+1)\sqrt{x^{2}-3x+3}=x^{2}+x+1$

Đặt a=2x+1, b= $\sqrt{x^{2}-3x+3}$ ta được:

$ab=b^{2}+2a-4\Leftrightarrow (a-b-2)(b-2)=0\Leftrightarrow \begin{bmatrix} a-2=b & & \\ b=2 & & \end{bmatrix}$

Đến đây thì dễ rồi :) (chú ý đk để tìm nghiệm nhé!)




#518781 $a\sqrt{b^3+1}+b\sqrt{c^3+1}+c\sqrt...

Posted by PolarBear154 on 10-08-2014 - 11:51 in Bất đẳng thức - Cực trị

Áp dụng AM-GM ta có 

  $a\sqrt{b^3+1}=a\sqrt{(b+1)(b^2-b+1)}\leqslant \frac{a(b+1+b^2-b+1)}{2}=\frac{a(b^2+2)}{2}$

Do đó ta chỉ cần chứng minh 

  $\sum \frac{a(b^2+2)}{2}\leqslant 5$

$\Leftrightarrow ab^2+bc^2+ca^2\leqslant 4$, sử dụng $a+b+c=3$

BĐT trên luôn đúng khi sử dụng bất đẳng thức quen thuộc sau

             $ ab^2+bc^2+ca^2+abc\leqslant \frac{4(a+b+c)^3}{27}=4\Rightarrow ab^2+bc^2+ca^2 \leqslant 4$

Vậy ta có đccm

Đẳng thức xảy ra khi $(a,b,c)=(0,1,2)$ và hoán vị

Em nghĩ dấu = ở BĐT cuối xảy ra thì các bất đẳng thức trước đó ta đánh giá cũng phải đảm bảo đk dấu = chứ nhỉ? D

Trong khi dấu "=" ở BĐT AM-GM chỉ xảy ra khi biến =0 hoặc 2 chứ đâu có =1 ạ? :)




#518780 $\left\{\begin{matrix}(x+y)\sqrt...

Posted by PolarBear154 on 10-08-2014 - 11:40 in Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải HPT:$\left\{\begin{matrix}(x+y)\sqrt{2xy+5}=4xy-3y+1 & \\ (x+2y)\sqrt{2xy+5}=6xy+x-7y-6&\end{matrix}\right.$

Ở đây nhé: http://diendantoanho...endmatrixright/




#518339 $\sqrt{3x^{3}+2x^{2}+2}+\sqrt{-3x^{3}+x^{2}+2x-1}=2(x^{2}+x+1)...

Posted by PolarBear154 on 07-08-2014 - 22:36 in Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải phương trình sau :

$\sqrt{3x^{3}+2x^{2}+2}+\sqrt{-3x^{3}+x^{2}+2x-1}=2(x^{2}+x+1)$

 

@MOD : Nhớ kẹp 2 dấu $ vào 2 đầu của công thức 

Đặt 2 căn lần lượt là a,b không âm, ta có:

$a+b=2(x^{2}+x+1),a^{2}+b^{2}=3x^{2}+2x+1$

Áp dụng BĐT $(a+b)^{2}\leq 2(a^{2}+b^{2})\Rightarrow [2(x^{2}+x+1)]^{2}\leq 2(3x^{2}+2x+1)\Leftrightarrow 2(x^{2}+x)^{2}+(x+1)^{2}\leq 0\Leftrightarrow x=-1$

(chỗ này mình làm hơi tắt, nhưng biến đổi tương đương cũng không mấy khó khăn, bạn tự làm nhé :) )

Khi đó: a=1, b=1, thỏa mãn.

Vậy nghiệm duy nhất x=-1 :)




#517647 $\left\{\begin{matrix} 2x^{4}+x^{2}+\sqrt{x^{2}+2}=2...

Posted by PolarBear154 on 04-08-2014 - 19:49 in Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải hệ phương trình sau :

$\left\{\begin{matrix} 2x^{4}+x^{2}+\sqrt{x^{2}+2}=2y^{4}+y^{2}+\sqrt{2y^{2}+1}\\x^{4}+2y^{4}-2x^{2}+y^{2} -2=0 \end{matrix}\right.$

Hệ phương trình ban đầu:

$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} 2x^{4}+x^{2}+\sqrt{x^{2}+2}=2y^{4}+y^{2}+\sqrt{2y^{2}+1} & & \\ x^{4}-2x^{2}-2=-2y^{4}-y^{2} & & \end{matrix}\right. \\ \Rightarrow (x^{2}+1)^{2}+(x^{2}+1)+\sqrt{(x^{2}+1)+1}=(2y^{2})^{2}+2y^{2}+\sqrt{2y^{2}+1}$

(lấy pt trên trừ pt dưới)

$\Rightarrow x^{2}+1=2y^{2}$, tới đây kết hợp với pt 2 thì ok rồi :)




#517389 Cho a,b,c,d>0, abcd=$r^{4}\geq 1$. CMR: $...

Posted by PolarBear154 on 03-08-2014 - 16:45 in Bất đẳng thức và cực trị

Cho a,b,c,d>0, abcd=$r^{4}\geq 1$. CMR:

$\sum \frac{ab+1}{a+1}\geq \frac{4(1+r^{2})}{1+r}$

Bài này đã được giải trong Sáng tạo BĐT của Phạm Kim Hùng theo cách này:

BDT.png

 nhưng mình vẫn đăng lên, mong mọi người cùng với mình suy nghĩ để tìm ra hướng đi khác tối ưu hơn, cảm ơn mn nhiều :)




#516601 $3\cot ^{2}x+2\sqrt{2}\sin^{2...

Posted by PolarBear154 on 30-07-2014 - 21:59 in Phương trình, Hệ phương trình Lượng giác

$3\cot ^{2}x+2\sqrt{2}\sin^{2} x=(2+3\sqrt{2})\cos x$




#516501 $8x^{3}-6x=\sqrt{2x+2}$

Posted by PolarBear154 on 30-07-2014 - 14:27 in Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

-Nếu $x> 2= > 8x^3-6x=8x^2(x-2)+16x(x-2)+26x> \sqrt{2x+2}$(vô lý)

Xét $-2\leq x\leq 2$

Đặt $x=cos \frac{a}{2}= > 2(4cos^3\frac{a}{2}-3cos\frac{a}{2})=\sqrt{2cos\frac{a}{2}+2}< = > 2.cos\frac{3a}{2}=\sqrt{2(2cos^2\frac{a}{4}-1)+2}=\sqrt{4cos^2\frac{a}{4}}=2\left | cos\frac{a}{4} \right |= > cos\frac{3a}{2}=\left | cos\frac{a}{4} \right |$

Đến đây coi như xong

Bạn bị xét nhầm trường hợp kìa, phải xét $x>1$, $-1\leq x\leq 1$ thì mới đặt x=cos được chứ, còn khoảng của bạn thì phải đặt x=2cos, với bài này thì ĐKXĐ là $x\geq -1$ rồi :)




#516416 $\large cos \left ( \frac{\pi }{8...

Posted by PolarBear154 on 29-07-2014 - 23:00 in Phương trình, Hệ phương trình Lượng giác

Tìm nghiệm nguyên của phương trình:$\large cos \left [ \frac{\pi }{8}:\left ( 3x-\sqrt{9x^{2}+160x+800} \right ) \right ]=1$

 

 

 

P/s: xin lỗi mình ghi

PolarBear154

đề sai! Fixed!  

Bạn ơi hình như là cái pt ấy k có nghiệm nguyên, hướng chứng minh cũng tương tự như cái mình là trc thôi, có 16k(3x-căn bậc 2...)=1, nếu cái căn nguyên thì vế phải chẵn, vế trái lẻ, vô nghiệm, còn căn dưới dạng $a\sqrt{b}$ với b nguyên dương không chính phương thì có thể biểu diễn:

$\sqrt{b}=\frac{3x-\frac{1}{16k}}{a}$

Vế phải vô tỉ, vế trái hữu tỉ, vô nghiệm.

Híc, chẳng biết sai sót chỗ nào không nữa :D




#516409 CMR: $\tan 34^{\circ}> \frac{2}...

Posted by PolarBear154 on 29-07-2014 - 22:06 in Các bài toán Lượng giác khác

CMR: $\tan 34^{\circ}> \frac{2}{3}$




#516406 $9\sqrt{2x-1}\sqrt[3]{3x-2}\sqrt[4]...

Posted by PolarBear154 on 29-07-2014 - 21:53 in Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải phương trình:

$9\sqrt{2x-1}\sqrt[3]{3x-2}\sqrt[4]{4x-3}\sqrt[5]{5x-4}\sqrt[6]{6x-5}=x+x^2+x^3+x^4+x^5+x^6+x^7+x^8+x^9$

ĐKXĐ: $x\geq \frac{5}{6}$

Áp dụng Cauchy:

$VT\leq 9.\frac{(2x-1)+1}{2}.\frac{(3x-2)+1+1}{3}.\frac{(4x-3)+1+1+1}{4}.\frac{(5x-4)+1+1+1+1}{5}.\frac{(6x-5)+1+1+1+1+1}{6}=9x^{5} \\ VP=(x+x^{9})+(x^{2}+x^{8})+(x^{3}+x^{7})+(x^{4}+x^{6})+x^{5}\geq 9x^{5}$

Dẫu = xảy ra tại x=1 :)




#516380 $$\left\{\begin{matrix}3(x+\frac{1}{x})=4(y+...

Posted by PolarBear154 on 29-07-2014 - 20:55 in Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

$\left\{\begin{matrix} 3(x+\frac{1}{x})=4(y+\frac{1}{y})=5(z+\frac{1}{z}) & \\ &xy+yz+xz=1 \end{matrix}\right.$

Hây da, bài này đc post mấy lần rồi, mà tìm k thấy, bạn xem ở đây vậy :)

http://toan.hoctainh...nd-matrix-right