Đến nội dung

duaconcuachua98 nội dung

Có 466 mục bởi duaconcuachua98 (Tìm giới hạn từ 29-04-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#546165 $\sum \frac{a}{\sqrt{b+c-a}...

Đã gửi bởi duaconcuachua98 on 25-02-2015 - 20:47 trong Bất đẳng thức - Cực trị

Cho $a,b,c$ là độ dài ba cạnh tam giác. Chứng minh rằng: $\frac{a}{\sqrt{b+c-a}}+\frac{b}{\sqrt{c+a-b}}+\frac{c}{\sqrt{a+b-c}}\geq \sqrt{a}+\sqrt{b}+\sqrt{c}$

 

 




#543601 $\max P=\sqrt{\frac{x}{3y+3z}...

Đã gửi bởi duaconcuachua98 on 09-02-2015 - 23:16 trong Bất đẳng thức và cực trị

Xin nêu lên một cách khai thác giả thiết như sau:

Thoạt nhìn giả thiết đề cho, ta cảm thấy số 5 xuất hiện 2 lần, số 4 xuất hiện 1 lần và không thấy có nhiều đặc điểm nổi bật, xem tiếp đến dạng phát biểu của P thì thấy có một đặc điểm nổi lên là : y,z hoàn toàn bình đẳng với nhau và cô lập với x, điều này làm ta nghĩ tới việc ghép y,z lại với nhau.....

Bài giải có thể trình bày như sau:

Chú ý : $4(y^{2}+z^{2})-4yz \geq (y+z)^{2}$ nên từ giả thiết cho ngay : $4x^{2}-5x(y+z)+(y+z)^{2}\geq 0$ tới đây cho ta : $(x\geq y+z )(x\leq \frac{y+z}{4})$

Khai thác P ta nhận thấy phân thức đầu tiên $\sqrt{\frac{x}{3(y+z)}}$ đã được tách rõ hai phần {x} và {y+z} nên ta sẽ tiến hành đánh giá cơ bản để hai phân thức nằm ngay sau đó cũng đưa về được hai phần riêng biệt như phân thức đầu

Xét bổ đề : $\sqrt{\frac{y}{y+a}}+\sqrt{\frac{z}{z+a}}\leq 2\sqrt{\frac{y+z}{y+z+2a}}$ ( xin dành cho bạn đọc tự chứng minh) (a >0)

Áp dụng bổ đề : xem như 2x là a, khi đó

P$\leq \sqrt{\frac{x}{3y+3z}}+2\sqrt{\frac{y+z}{4x+y+z}}$

Đến đây hi vọng đặt t = x / (y+z) đưa P về 1 biến số bài toán thực hiện được ( P/s: hết time, mọi người thông cảm, có ai hăng hái đi tiếp nhé :P )

P/S: Đã gửi bài thì giải hết nhé bạn! Mình cũng cùng ý tưởng với bạn, sau đây mình xin giải chi tiết.

 

Đặt $f(x,y,z)=\sqrt{\frac{x}{3y+3z}}+\sqrt{\frac{y}{2x+y}}+\sqrt{\frac{z}{2x+z}}$

Ta chứng minh $f(x,y,z)\leq f(x,t,t)$ với $t=\frac{y+z}{2}$

Xét $f(x,y,z)-f(x,t,t)=\sqrt{\frac{y}{2x+y}}+\sqrt{\frac{z}{2x+z}}-2\sqrt{\frac{t}{2x+t}}$

Ta cần chứng minh $\sqrt{\frac{y}{2x+y}}+\sqrt{\frac{z}{2x+z}}\leq 2\sqrt{\frac{y+z}{4x+y+z}}$

Ta chứng minh bổ đề $\sqrt{\frac{y}{y+a}}+\sqrt{\frac{z}{z+a}}\leq 2\sqrt{\frac{y+z}{2a+y+z}}$

Đặt $y+a=m,z+a=n\Rightarrow \sqrt{\frac{m-a}{m}}+\sqrt{\frac{n-a}{n}}\leq 2\sqrt{\frac{m+n-2a}{m+n}}\Leftrightarrow 2-\left ( \frac{a}{m}+\frac{a}{n} \right )+2\sqrt{\left ( 1-\frac{a}{m} \right )\left ( 1-\frac{a}{n} \right )}\leq 4-\frac{8a}{m+n}$

Mặt khác $-\left ( \frac{a}{m}+\frac{a}{n} \right )\leq -\frac{4a}{m+n}$

Bổ đề trở thành $2\sqrt{\left ( 1-\frac{a}{m} \right )\left ( 1-\frac{a}{n} \right )}\leq 2-\frac{4a}{m+n}$

Lại có $2\sqrt{\left ( 1-\frac{a}{m} \right )\left ( 1-\frac{a}{n} \right )}\leq 2-\left ( \frac{a}{m}+\frac{a}{n} \right )\leq 2-\frac{4a}{m+n}$

Bổ đề được chứng minh 

Sử dụng bổ đề với $a=2x\Rightarrow f(x,y,z)\leq f(x,t,t)=\sqrt{\frac{x}{6t}}+2\sqrt{\frac{t}{2x+t}}$

Đặt $\frac{x}{t}=k\Rightarrow f(x,t,t)=\sqrt{\frac{6}{k}}+2\sqrt{\frac{1}{2k+1}}=f(k)$

Từ giả thiết suy ra $4x^{2}-5x(y+z)+4y^{2}+4z^{2}-4yz=0\geq 4x^{2}-5x(y+z)+(y+z)^{2}\Leftrightarrow \frac{y+z}{4}\leq x\leq y+z\Leftrightarrow \frac{1}{4}\leq k\leq 1$

Khảo sát $f(k)$ trên $\left [ \frac{1}{4};1 \right ]\Rightarrow maxf(k)=f(\frac{1}{4})=\frac{\sqrt{3}+6\sqrt{2}}{6}$

Vậy $maxP=\frac{\sqrt{3}+6\sqrt{2}}{6}$. Đẳng thức xảy ra khi $y=z=2x$




#543447 $\max P=\sqrt{\frac{x}{3y+3z}...

Đã gửi bởi duaconcuachua98 on 08-02-2015 - 20:28 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho $x,y,z$ là các số thực dương thỏa mãn $4(x^{2}+y^{2}+z^{2})=5xy+5xz+4yz$

Tìm $\max P=\sqrt{\frac{x}{3y+3z}}+\sqrt{\frac{y}{2x+y}}+\sqrt{\frac{z}{2x+z}}$




#542195 $\max P=(x-1)(y-1)(z-1)$

Đã gửi bởi duaconcuachua98 on 28-01-2015 - 21:44 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho $x,y,z>1$ thỏa mãn $\frac{1}{x}+\frac{1}{y}+\frac{1}{z}\geq 2$

Tìm $\max P=(x-1)(y-1)(z-1)$




#540107 VMO 2015

Đã gửi bởi duaconcuachua98 on 09-01-2015 - 16:17 trong Thi HSG Quốc gia và Quốc tế

 

Ngày thi thứ nhất.

Câu 2. Cho $a, b, c$ là các số thực không âm. Chứng minh rằng $$3(a^2+b^2+c^2)\geq(a+b+c)(\sqrt{ab}+\sqrt{bc}+\sqrt{ca})+(a-b)^2+(b-c)^2+(c-a)^2\geq(a+b+c)^2.$$
 

$\star $ Ta có: $\sum \sqrt{ab}\leq \sqrt{3\left ( \sum ab \right )}$ 

Ta cần chứng minh $3\sum a^{2}\geq \left ( \sum a \right )\left ( \sqrt{3\left ( \sum ab \right )} \right )+\sum \left ( a-b \right )^{2}\Leftrightarrow \sum a^{2}\geq \left ( \sum a \right )\left ( \sqrt{3\left ( \sum ab \right )} \right )-2\sum ab\Leftrightarrow \left ( a+b+c \right )^{2}\geq (a+b+c)\left ( \sqrt{3(a+b+c)} \right )\Leftrightarrow \left ( a+b+c \right )^{2}\geq 3(ab+bc+ca)$ (luôn đúng)

$\star $ $\left ( \sum a \right )\left ( \sum \sqrt{ab} \right )+\sum \left ( a-b \right )^{2}\geq \left ( \sum a \right )^{2}\Leftrightarrow \left ( \sum a \right )\left ( \sum \sqrt{ab} \right )+\sum a^{2}\geq 4\sum ab$ $(1)$

Đặt $\left ( \sum x^{2} \right )\left ( \sum xy \right )+\sum x^{4}\geq 4\sum x^{2}y^{2}$ 

Đặt $\left\{\begin{matrix} p=x+y+z & \\ q=xy+yz+zx & \\ r=xyz & \end{matrix}\right.$

$(1)$ trở thành $\left ( p^{2}-2q \right )q+p^{4}-4p^{2}q+2q^{2}+4pr\geq 4(q^{2}-2pr)\Leftrightarrow p^{4}-3p^{2}q+12pr\geq 4q^{2}$

Mặt khác ta có bđt quen thuộc $4q^{2}\leq p^{2}q+3pr$ $(2)$

Theo bđt Schur ta có: $a^{r}(a-b)(a-c)+b^{r}(b-c)(b-a)+c^{r}(c-a)(c-b)\geq 0$

Cho $r=1$ bđt Schur trở thành: $a^{3}+b^{3}+c^{3}+3abc\geq ab(a+b)+bc(b+c)+ca(c+a)\Leftrightarrow p^{3}-4pq+9r\geq 0\Leftrightarrow p^{4}-4p^{2}q+9pr\geq 0$ $(3)$

Cộng theo vế $(2)$ và $(3)$ suy ra đpcm




#538668 $P=\frac{x}{z}+\frac{z}{y...

Đã gửi bởi duaconcuachua98 on 21-12-2014 - 16:56 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho $x\geq y\geq z> 0$ và $x+y+z=3$. Tìm giá trị nhỏ nhất của $P=\frac{x}{z}+\frac{z}{y}+3y$




#536630 $P=\frac{x}{x^{2}+yz}+\frac...

Đã gửi bởi duaconcuachua98 on 07-12-2014 - 22:06 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho các số thực dương x, y, z thỏa mãn $x^{2}+y^{2}+z^{2}\leq xyz$. Tìm max:

$P=\frac{x}{x^{2}+yz}+\frac{y}{y^{2}+zx}+\frac{z}{z^{2}+xy}$

Ta có: $xy+yz+zx\leq x^{2}+y^{2}+z^{2}\leq xyz\Rightarrow \left\{\begin{matrix} \frac{1}{x}+\frac{1}{y}+\frac{1}{z}\leq 1 & \\ \frac{x}{yz}+\frac{y}{zx}+\frac{z}{xy}\leq 1 & \end{matrix}\right.$

$P\leq \frac{1}{4}\left ( \frac{1}{x}+\frac{x}{yz}+\frac{1}{y}+\frac{y}{zx}+\frac{1}{z}+\frac{z}{xy} \right )\leq \frac{1}{2}$




#532442 $ax^{4}+bx^{3}+cx^{2}+dx+e=0$

Đã gửi bởi duaconcuachua98 on 08-11-2014 - 22:29 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Cho phương trình: $ax^{2}+(2b+c)x+2d+e=0$ có một nghiệm không nhỏ hơn $4$. Chứng minh rằng phương trình $ax^{4}+bx^{3}+cx^{2}+dx+e=0$ có nghiệm 




#532075 Tìm $\min P=\frac{4a^{3}+3b^{3}+2c^...

Đã gửi bởi duaconcuachua98 on 06-11-2014 - 12:54 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho $a,b,c>0$. Tìm $\min P=\frac{4a^{3}+3b^{3}+2c^{3}-3b^{2}c}{(a+b+c)^{3}}$




#531780 $f(x+y)+f(x-y)-2f(x)(1+y)=2xy(3y-x^{2})$

Đã gửi bởi duaconcuachua98 on 04-11-2014 - 17:37 trong Phương trình hàm

Tìm $f:\mathbb{R}\rightarrow \mathbb{R}$ thỏa mãn

$f(x+y)+f(x-y)-2f(x)(1+y)=2xy(3y-x^{2}),\forall x,y\in \mathbb{R}$




#531604 $\left ( a^{2}+1 \right )\left ( b^{2...

Đã gửi bởi duaconcuachua98 on 02-11-2014 - 21:44 trong Số học

Tìm tất cả các số nguyên dương $a,b,c$ sao cho $a^{2}+1$ và $b^{2}+1$ là các số nguyên tố và thỏa mãn: $\left ( a^{2}+1 \right )\left ( b^{2}+1 \right )=\left ( c^{2}+1 \right )$




#531602 $u_{n+1}u_{n-1}=u_{n}^{2}+a$

Đã gửi bởi duaconcuachua98 on 02-11-2014 - 21:38 trong Dãy số - Giới hạn

Cho dãy số nguyên dương $u_{n}$ thỏa mãn $u_{1}=1;u_{2}=2;u_{4}=5$, với mọi $n$ nguyên dương khác $1$ ta có: $u_{n+1}u_{n-1}=u_{n}^{2}+a$ với $a^{2}=1$

$a/$ Tìm số hạng tổng quát của dãy trên

$b/$ Tìm các số tự nhiên $n$ không vượt quá $2012$ sao cho $u_{n}\vdots 10$




#531585 Đề thi HSG lớp 12 tình Vĩnh Phúc năm học 2014 - 2015

Đã gửi bởi duaconcuachua98 on 02-11-2014 - 20:32 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Cách làm này Sai.

Thiếu trường hợp $a<b<c$.

 

Ta cần tìm bộ ba số $a,b,c$ thỏa mãn:

$$1 \leq a \leq b \leq c \leq 9 \Leftrightarrow 1 \leq a < b +1 < c+ 2 < 9 +3 = 11$$

Như vậy ta chỉ cần chọn 3 số trong các số từ 1 đến 11 là xong. Ta có $C_{11}^3=165$ số

Em xét thiếu, trương hợp này có $C_{9}^{3}=84$ số

Vậy có $84+81=165$ số  :icon6:




#531563 Đề thi HSG lớp 12 tình Vĩnh Phúc năm học 2014 - 2015

Đã gửi bởi duaconcuachua98 on 02-11-2014 - 19:54 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Câu $3$

Phương trình $(1)$ tương đương:

$\left ( x-1 \right )^{3}+3x=\left ( y-2 \right )^{3}+3(y-1)$

Xét hàm $f(t)=t^{3}+3(t+1)\Rightarrow f'(t)=3t^{2}+3> 0\forall t$

Suy ra hàm đồng biến trên $\mathbb{R}$

Nên $x-1=y-2\rightarrow x=y-1$

Thế vào $(2)$ ta được: $y\sqrt{y+2}+(y+6)\sqrt{y+9}=y^{2}+4y-4\Leftrightarrow y\sqrt{y+2}-21+(y+6)\sqrt{y+9}-52=y^{2}+4y-77\Leftrightarrow \frac{y^{3}+2y^{2}-441}{y\sqrt{y+2}+21}+\frac{y^{3}+21y^{2}+144y-2380}{(y+6)\sqrt{y+9}+52}=(y-7)(y+11)\Leftrightarrow y=7\rightarrow x=6$

Vậy hệ có nghiệm $(x,y)$ duy nhất là $(7;6)$




#531559 Đề thi HSG lớp 12 tình Vĩnh Phúc năm học 2014 - 2015

Đã gửi bởi duaconcuachua98 on 02-11-2014 - 19:36 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Câu $2b$: 

Nhận thấy trong ba số $a,b,c$ không thể có số $0$

+)Trường hợp $1$: $a=b=c$ sẽ có $9$ số

+)Trường hợp $2$: $a=b< c$, ta cần chọn ra $2$ bất kì trong $9$ số nên có $C_{9}^{2}$ cách

Với mỗi cách chọn $2$ số thì sẽ chỉ có $1$ cách sắp xếp $a,b,c$

Nên trường hợp này có $36$ số

+)Trường hợp $3$: $a< b=c$ tương tự cũng có $36$ số

Vậy có tất cả $81$ số 




#531558 Đề thi HSG lớp 12 tình Vĩnh Phúc năm học 2014 - 2015

Đã gửi bởi duaconcuachua98 on 02-11-2014 - 19:27 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Câu $2$: $a/$ pt tương đương $cos2x+\sqrt{3}sin2x+2=3(sinx+\sqrt{3}cosx)\Leftrightarrow cos\left ( 2x-\frac{\pi}{3} \right )+1=3cos\left ( x-\frac{\pi}{6} \right )$

Đặt $cos\left ( x-\frac{\pi}{6} \right )=a\left ( -1\leq a\leq 1 \right )$

Pt trở thành $cos2a+1=3cosa\Leftrightarrow 2cos^{2}a-3cosa=0\Leftrightarrow cos\left ( x-\frac{\pi}{6} \right )=0\Leftrightarrow x=\frac{2\pi}{3}+k\pi\left ( k\in Z \right )$




#531275 $\frac{a}{\sqrt{b^{3}+1}...

Đã gửi bởi duaconcuachua98 on 31-10-2014 - 15:06 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho $a,b,c>0$ thỏa mãn $a+b+c=6$

Chứng minh $\frac{a}{\sqrt{b^{3}+1}}+\frac{b}{\sqrt{c^{3}+1}}+\frac{c}{\sqrt{a^{3}+1}}\geq 2$




#530069 $A=\left ( 1+2x \right )^{100}$. Tìm hệ số lớn...

Đã gửi bởi duaconcuachua98 on 22-10-2014 - 22:33 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Xét khai triển: $A=\left ( 1+2x \right )^{100}$. Hãy tìm hệ số lớn nhất của $A$

Ta có: $A=\sum_{k=0}^{100}C_{100}^{k}\left ( 2x \right )^{k}= \sum_{k=0}^{100}a_{k}x^{k}$

Giả sử $a_{k}$ là hệ số lớn nhất 

Suy ra $\left\{\begin{matrix} a_{k}\geq a_{k+1} & \\ a_{k}\geq a_{k-1} & \end{matrix}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} C_{100}^{k}2^{k}> C_{100}^{k+1}2^{k+1} & \\ C_{100}^{k}2^{k}> C_{100}^{k-1}2^{k-1} & \end{matrix}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} C_{100}^{k}> 2C_{100}^{k+1} & \\ 2C_{100}^{k}>C_{100}^{k-1} & \end{matrix}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} k> \frac{199}{3} & \\ k< \frac{202}{3} & \end{matrix}\right. \Rightarrow k=67\Rightarrow a_{k}=C_{100}^{67}2^{67}$




#527910 $x+y+z\leq \frac{3}{2}$

Đã gửi bởi duaconcuachua98 on 09-10-2014 - 15:39 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho $a,b,c$ là ba cạnh tam giác.$x,y,z$ là nghiệm của hệ $\left\{\begin{matrix} cy+bz=a & \\ az+cx=b & \\ bx+ay=c & \end{matrix}\right.$

Chứng minh $x+y+z\leq \frac{3}{2}$




#527175 Đề thi chọn đội tuyển dự thi HSG Quốc Gia tỉnh Thái Bình năm 2014-2015

Đã gửi bởi duaconcuachua98 on 04-10-2014 - 20:56 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

 

Ngày 2 (04/10/2014) :

Câu 5 :

1) Chứng minh rằng với mọi $a;b;c>0$ ta có $$\frac{a(b+c)}{(b+c)^2+a^2}+\frac{b(a+c)}{(a+c)^2+b^2}+\frac{c(a+b)}{(a+b)^2+c^2}\leq \frac{6}{5}$$

 

$\sum \frac{a(b+c)}{a^{2}+(b+c)^{2}}=\sum \frac{a(b+c)}{a^{2}+\frac{1}{4}(b+c)^{2}+\frac{3}{4}(b+c)^{2}}\leq \sum \frac{a(b+c)}{a(b+c)+\frac{3}{4}(b+c)^{2}}$

Ta có: $1-\frac{a(b+c)}{a(b+c)+\frac{3}{4}(b+c)^{2}}=\frac{3}{4}\cdot \frac{(b+c)^{2}}{a(b+c)+\frac{3}{4}(b+c)^{2}}\Rightarrow 3-\sum \frac{a(b+c)}{a(b+c)+\frac{3}{4}(b+c)^{2}}=\frac{3}{4}\sum \frac{(b+c)^{2}}{a(b+c)+\frac{3}{4}(b+c)^{2}}\geq \frac{3}{4}\cdot \frac{4(a+b+c)^{2}}{\frac{3}{2}(a^{2}+b^{2}+c^{2})+\frac{7}{2}(ab+bc+ca)}= 6\cdot \frac{(a+b+c)^{2}}{3(a+b+c)^{2}+ab+bc+ca}\geq 6\cdot \frac{(a+b+c)^{2}}{3(a+b+c)^{2}+\frac{(a+b+c)^{2}}{3}}= \frac{9}{5}\Rightarrow \sum \frac{a(b+c)}{a(b+c)+\frac{3}{4}(b+c)^{2}}\leq \frac{6}{5}$




#527010 Lập được bao nhiêu đề kiểm tra ?

Đã gửi bởi duaconcuachua98 on 03-10-2014 - 16:55 trong Tổ hợp và rời rạc

Giáo viên có 30 bài: 5 khó,10 trung bình và 15 dễ.Hỏi có thể lập được ? đề kiểm tra từ 30 bài trên,mỗi đề 15 bài,trong đề đủ 3 loại bài và số bài dễ $\geq 2$.

Hàm sinh cho số cách chọn bài dễ là $A(x)=x^{2}+x^{3}+...+x^{13}=\frac{x^{2}\left ( 1-x^{12} \right )}{1-x}$

Hàm sinh cho số cách chọn bài trung bình là $B(x)=x^{1}+x^{2}+...+x^{10}=\frac{x\left ( 1-x^{10} \right )}{1-x}$

Hàm sinh cho số cách chọn bài khó là $C(x)=x^{1}+x^{2}+...+x^{5}=\frac{x\left ( 1-x^{5} \right )}{1-x}$

Suy ra hàm sinh cho số đề kiểm tra là $G(x)=A(x)B(x)C(x)=\frac{x^{4}\left ( 1-x^{12} \right )\left ( 1-x^{10} \right )\left ( 1-x^{5} \right )}{\left ( 1-x \right )^{3}}=\left ( x^{4}-x^{14}-x^{16}+x^{26}-x^{9}+x^{19}+x^{21}-x^{31} \right )\frac{1}{\left ( 1-x \right )^{3}}$

Cần tìm hệ số của $x^{15}$ trong khai triển $G(x)$ nên chỉ có hệ số $a_{4},a_{9},a_{14}$ của $x^{4},x^{9},x^{14}$ là thỏa mãn

Hệ số của $x^{r}$ trong khai khai triển $\frac{1}{\left ( 1-x \right )^{3}}$ là $b_{r}=C_{r+2}^{r}$

Vậy hệ số của $x^{15}$ trong khai triển $G(x)$ là $a_{4}b_{11}+a_{9}b_{6}+a_{14}b_{1}=C_{13}^{11}-C_{3}^{1}-C_{8}^{6}=47$




#525956 Đề thi chọn đội tuyển HSG QG tỉnh Lâm Đồng năm học 2014-2015

Đã gửi bởi duaconcuachua98 on 24-09-2014 - 13:08 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Đề thi chọn đội tuyển HSG QG tỉnh Lâm Đồng năm học 2014-2015

 

 

attachicon.gif2014 - 2015 chon Doi tuyen_2.jpg

at.JPG

$1)$ Tứ giác $OCAD$ nội tiếp, suy ra $\widehat{ODA}=90^{\circ}$

Suy ra $AC,AD$ là các tiếp tuyến của $\left ( C_{2} \right )$

Suy ra $AC=AD$. Ta có: $\left\{\begin{matrix} \widehat{BCF}=\widehat{CAE} & \\ \widehat{CBF}=\widehat{ACE} & \end{matrix}\right. \Rightarrow \widehat{AEC}=\widehat{BFC}\Rightarrow \widehat{CEF}=\widehat{CFE}$

Mà $\left\{\begin{matrix} \widehat{AEG}=\widehat{CEF}=\widehat{CFE}=\widehat{ADC} & \\ \widehat{AGE}=\widehat{ADC} & \end{matrix}\right. \Rightarrow \widehat{AEG}=\widehat{AGE}=\widehat{ADC}=\widehat{ACD}$

$\Rightarrow \widehat{CAD}=\widehat{GAE}\Rightarrow \widehat{CGD}=\widehat{GCF}$

Tứ giác $CFDG$ nội tiếp $\Rightarrow \widehat{HFD}=\widehat{CGD}=\widehat{GCF}\Rightarrow FD//CG$

$2)$ Tứ giác $CEDB$ nội tiếp suy ra $\widehat{GED}=\widehat{CBD}$

Mà $\widehat{CBD}=\widehat{ACD}$ (góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung)

$\Rightarrow \widehat{GED}=\widehat{ACD}$

Mà $\widehat{EGD}=\widehat{CAD}$ (góc nội tiếp)

Suy ra $\Delta ACD\sim \Delta GED$. Mà $ACD$ cân suy ra $\Delta EGD$ cân

$3)$ Từ câu $1$ suy ra $\Delta CEF\sim \Delta ACD\sim \Delta GED$

$\Delta HCG$ cân và $FD//CG$ suy ra $DG=CF$

$\Rightarrow \Delta CEF=\Delta GED$ suy ra $CE=CG$

$HE$ là trung tuyến tam giác cân nên cũng là trung trực 

Vậy $HE$ là trung trực của $FD$




#525080 Chứng minh rằng $ (C^0_{n})^2 + (C^1_{n})^2 +......+...

Đã gửi bởi duaconcuachua98 on 18-09-2014 - 15:48 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Chứng minh rằng $ (C^0_{n})^2 + (C^1_{n})^2 +......+ (C^n_{n})^2 = C^n_{2n}$
Làm bằng 2 Cách nhé  :D

Sai đề r kìa !

Giả sử một lớp học có $2n$ học sinh. Cần chọn ra $n$ bạn tham gia văn nghệ

$\star$ Cách $1$: Chọn $n$ bạn từ $2n$ bạn, có $C_{2n}^{n}$ cách chọn

$\star$ Cách $2$: Chia lớp thành $2$ tổ, mỗi tổ $n$ bạn 

Từ tổ $1$ lấy $k$ bạn rồi từ tổ $2$ lấy $n-k$ bạn thì có $C_{n}^{k}C_{n}^{n-k}=\left ( C_{n}^{k} \right )^{2}$ cách chọn. Cho $k$ chạy từ $0$ đến $n$ ta có $\left ( C_{n}^{0} \right )^{2}+\left ( C_{n}^{1} \right )^{2}+...+\left ( C_{n}^{n} \right )^{2}$ cách chọn. 

Vậy đẳng thức được chứng minh




#523644 $P=\sum \frac{(a+b-c)^2}{a^2+b^2+c^2+2ab}$

Đã gửi bởi duaconcuachua98 on 09-09-2014 - 17:20 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho $a;b;c$ là ba số thực dương thỏa $a+b+c=3$. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức

 

$P=\frac{(a+b-c)^2}{a^2+b^2+c^2+2ab}+\frac{(b+c-a)^2}{a^2+b^2+c^2+2bc}+\frac{(c+a-b)^2}{a^2+b^2+c^2+2ca}$

 

Cách khác:

Ta có: $1-\frac{\left ( a+b-c \right )^{2}}{a^{2}+b^{2}+c^{2}+2ab}=\frac{2c\left ( a+b \right )}{\left ( a+b \right )^{2}+c^{2}}=\frac{2c\left ( a+b \right )}{\frac{\left ( a+b \right )^{2}}{4}+c^{2}+\frac{3}{4}\left ( a+b \right )^{2}}\leq \frac{2c(a+b)}{(a+b)c+\frac{3}{4}(a+b)^{2}}=\frac{2c}{c+\frac{3}{4}(a+b)}=\frac{2c}{\frac{9}{4}+\frac{c}{4}}=\frac{8c}{9+c}\leq \frac{2}{25}c\left ( 9+\frac{1}{c} \right )= \frac{18}{25}c+\frac{2}{25}\Rightarrow \sum \frac{(a+b-c)^{2}}{a^{2}+b^{2}+c^{2}+2ab}\geq \frac{3}{5}$




#523307 1/ Từ các chữ số 1;2;3;...;9 lập được bao nhiêu số tự nhiên , mỗi số gồm 6 ch...

Đã gửi bởi duaconcuachua98 on 07-09-2014 - 16:31 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

1/ Từ các chữ số 1;2;3;...;9 lập được bao nhiêu số tự nhiên , mỗi số gồm 6 chữ số khác nhau và tổng các chữ số hàng chục,hàng trăm,hàng nghìn bằng 8.

 

Gọi tập hợp số cần tìm là $\overline{a_{1}a_{2}a_{3}a_{4}a_{5}a_{6}}$

Ta có: $8=1+3+4=1+2+5$ suy ra $a_{3},a_{4},a_{5}$ là hoán vị của $1,2,5$ hoặc $1,3,4$

Suy ra có 12 cách chọn $\overline{a_{3}a_{4}a_{5}}$

Với mỗi cách chọn $\overline{a_{3}a_{4}a_{5}}$ thì có $6$ cách chọn $a_{1}$ 

$5$ cách chọn $a_{2}$

$4$ cách chọn $a_{6}$

Vậy có tất cả $6.5.4.12=1440$ cách chọn