Đến nội dung

Rias Gremory nội dung

Có 306 mục bởi Rias Gremory (Tìm giới hạn từ 16-05-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#635910 Danh hiệu trên diễn đàn

Đã gửi bởi Rias Gremory on 27-05-2016 - 12:18 trong Hướng dẫn - Trợ giúp - Giải đáp thắc mắc khi sử dụng Diễn đàn

Đổi tên chỗ nào ấy nhỉ

Liên hệ với admin :D theo mẫu : 

1, Tên cần đổi

2, Danh hiệu

3, Lý do 




#635793 $\sqrt{5x^2+4x}-\sqrt{x^2-3x-18}=5\sq...

Đã gửi bởi Rias Gremory on 26-05-2016 - 22:29 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải phương trình : $\sqrt{5x^2+4x}-\sqrt{x^2-3x-18}=5\sqrt{x}$




#635018 $9x^4-31x^3+34x^2-11x+5<5\sqrt{x^3+1}$

Đã gửi bởi Rias Gremory on 23-05-2016 - 19:42 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải bất phương trình : $9x^4-31x^3+34x^2-11x+5<5\sqrt{x^3+1}$




#632891 $P=\frac{1}{2\sqrt{x^2+y^2+z^2-2(2x+y-3)...

Đã gửi bởi Rias Gremory on 13-05-2016 - 15:45 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho $x>2,y>1,z>0$ . Tìm Max $P=\frac{1}{2\sqrt{x^2+y^2+z^2-2(2x+y-3)}}-\frac{1}{y(x-1)(z+1)}$




#632890 $P=\frac{(a-b)(b-c)(c-a)}{abc}$

Đã gửi bởi Rias Gremory on 13-05-2016 - 15:40 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho $a,b,c\in \left [ \frac{1}{2};1 \right ]$ . Tìm Max của : $P=\frac{(a-b)(b-c)(c-a)}{abc}$




#631478 $x+xy+xyz=12$

Đã gửi bởi Rias Gremory on 05-05-2016 - 21:27 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải hệ phương trình:

$\left\{\begin{matrix} & x+xy+xyz=12\\ & y+yz+yzx=21\\ & z+zx+zxy=30 \end{matrix}\right.$

Đặt $t=xyz$ . Ta có : $x+xy=12-t$

Suy ra : $z+z(12-t)=30\Rightarrow z=\frac{30}{13-t}$

Tương tự ta có : $y=\frac{21}{31-t},x=\frac{12}{22-t}$

Thay vào ta được : $0=t^3-65t^2+1306t-7560=(t-10)(t-27)(t-28)$




#629549 Giải phương trình $2(x^{2}+2) = 5\sqrt[3]{x^{3...

Đã gửi bởi Rias Gremory on 25-04-2016 - 19:58 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Sao mình bấm máy thì $\sqrt{x+3} \neq x - \frac{1}{2}$

Rõ ràng nó đúng mà bạn , bạn thử lại xem !




#629059 Tìm cặp số(x;y) thỏa mãn phương trình :$x^{2}y+2xy-4x+y=0$ sao cho...

Đã gửi bởi Rias Gremory on 23-04-2016 - 07:17 trong Đại số

Tìm cặp số(x;y) thỏa mãn phương trình :$x^{2}y+2xy-4x+y=0$ sao cho y có giá trị lớn nhất.

Sử dụng Delta ẩn $x$ sẽ được $4-4y\geq 0\Leftrightarrow y\leq 1$




#629058 CMR: $(a+b)(a+c)(b+c)\geqslant 64a^{3}b^{3}c^{3}$

Đã gửi bởi Rias Gremory on 23-04-2016 - 07:15 trong Bất đẳng thức và cực trị

 Dấu bằng xảy ra khi a=b=c và a hoặc b hoặc c bằng 0 nên a=b=c=0, vậy a+b+c=0 ???

Dấu bằng không xảy ra :D 




#628940 Giải phương trình $2(x^{2}+2) = 5\sqrt[3]{x^{3...

Đã gửi bởi Rias Gremory on 22-04-2016 - 17:07 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

2/ $2x - 1 + 4\sqrt{x+3} = 2\sqrt{8x^{2}-7x+5}$

Gợi ý : $\sqrt{x+3}=x-\frac{1}{2}$ . Tự biến đổi tiếp nhé !




#628938 Giải phương trình $2(x^{2}+2) = 5\sqrt[3]{x^{3...

Đã gửi bởi Rias Gremory on 22-04-2016 - 17:05 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

5/ $4\sqrt{x^{2}+x+1} = 1 + 5x + 4x^{2} - 2x^{3} - x^{4}$

$\Leftrightarrow x(x+1)(x^2+x-5)+4\sqrt{x^2+x+1}=1$

Đặt $\sqrt{x^2+x+1}=t\Rightarrow (t^2-1)(t^2-6)+4t=1\Leftrightarrow t^4-7t^2+4t+5=0\Leftrightarrow (t^2-t-1)(t^2+t-5)=0$




#628937 Giải phương trình $2(x^{2}+2) = 5\sqrt[3]{x^{3...

Đã gửi bởi Rias Gremory on 22-04-2016 - 17:03 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải phương trình:

3/ $\sqrt{\frac{1}{2}-x\sqrt{1-x^{2}}} = 1 - 2x^{2}$

4/ $(x+1)\sqrt{x^{2}-2x+3} = x^{2}+1$

Câu $3$ , đặt $x=sint$ , sau rồi bình phương hai vế , biến đổi ...

Câu $4$ , Bình phương hai vế được $4x+3=2x^2+1$




#628936 Giải phương trình $2(x^{2}+2) = 5\sqrt[3]{x^{3...

Đã gửi bởi Rias Gremory on 22-04-2016 - 16:59 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải phương trình:

1/ $2(x^{2}+2) = 5\sqrt[3]{x^{3}+1}$

$\sqrt{x+1}=a;\sqrt{x^{2}-x+1} =b$
$\Rightarrow a^2+b^2 = x^2 +2 ; ab = \sqrt{x^{3}+1}$
Pt đã cho $\Leftrightarrow 2(a^2 +b^2) = 5ab \Leftrightarrow (2a-b)(2b-a) = 0$ 



#628935 CMR: $(a+b)(a+c)(b+c)\geqslant 64a^{3}b^{3}c^{3}$

Đã gửi bởi Rias Gremory on 22-04-2016 - 16:56 trong Bất đẳng thức và cực trị

Thế dấu bằng không xảy ra à?

Có thấy còn $a^2b^2c^2=0$ không :D !! Dấu bằng đó !




#628904 CMR: $(a+b)(a+c)(b+c)\geqslant 64a^{3}b^{3}c^{3}$

Đã gửi bởi Rias Gremory on 22-04-2016 - 13:39 trong Bất đẳng thức và cực trị

1, Cho $a;b;c$ là các số dương thoả mãn: $a + b + c = 2$. Chứng minh rằng: $(a+b)(a+c)(b+c)\geqslant 64a^{3}b^{3}c^{3}$

$(a+b)(b+c)(c+a)\geq 2\sqrt{ab}.2\sqrt{bc}.2\sqrt{ca}=abc.(a+b+c)^3\geq abc.27abc=27a^{2}b^{2}c^{2}$

Xét hiệu : $27a^{2}b^{2}c^{2}-64a^{3}b^{3}c^{3}=a^{2}b^{2}c^{2}.(27-64abc)$

$2=a+b+c\geq 3\sqrt[3]{abc}\Rightarrow abc\leq \frac{8}{27}< \frac{27}{64}\Rightarrow 27-64abc> 0$

Suy ra ĐPCM .




#628901 Tuyển tập các đề thi thử đại học năm 2016

Đã gửi bởi Rias Gremory on 22-04-2016 - 13:29 trong Thi TS ĐH

Câu $1$,

Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số $y=-x^3+3x+1$.

Câu $2$,

Viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số $y=\frac{x+1}{x-2}$ tại điểm có hoành độ bằng $1$.

Câu $3$,

$a,$ Cho số phức $z$ thỏa mãn $z(2+i)+\overline{z}=5+3i$. Tính môđun của số phức $z$.

$b,$ Giải phương trình : $log_{2}(3x-1)+log_{2}(x+3)-3=0$

Câu $4$,

Tính tích phân :$\int_{1}^{2}x(1+ln2x)dx$
Câu $5$, 

Trong không gian với hệ tọa độ $Oxyz$, cho mặt phẳng $(P):2x-y+2z+2=0$ và điểm $M(1;2;3)$. Viết phương trình đường thẳng đi qua $M$, vuông góc với mặt phẳng $(P)$ và tìm tọa độ điểm $N$ đối xứng với điểm $M$ qua mặt phẳng $(P)$.

Câu $6$,

$a,$ Giải phương trình : $cos2x=5cosx-3$

$b,$ Trong dịp $26/3$, Đoàn trường của một trường Trung học phổ thông chọn ngẫu nhiên $6$ đoàn viên xuất sắc thuộc ba khối $10,11$ và $12$, mỗi khối $2$ đoàn viên xuất sắc để tuyên dương. Biết khối $10$ có $4$ đoàn viên xuất sắc trong đó có hai nam và hai nữ, khối $11$ có $5$ đoàn viên xuất sắc trong đó có hai nam và ba nữ, khối $12$ có $6$ đoàn viên xuất sắc trong đó có ba nam và ba nữ. Tính xác suất để $6$ đoàn viên xuất sắc được chọn có cả nam và nữ.

Câu $7$,

Cho hình chóp $S.ABCD$ đáy hình chữ nhật có cạnh $AB=a,AD=2a$. Gọi $O$ là giao điểm của hai đường thẳng $AC$ và $BD$, $G$ là trọng tâm tam giác $SAD$. Biết $SO$ vuông góc với mặt phẳng $(ABCD)$, góc giữa đường thẳng $SC$ và mặt phẳng $(ABCD)$ bằng $60^o$. Tính theo $a$ thể tích của khối chóp $S.ABCD$ và khoảng cách từ điểm $G$ đến mặt phẳng $SCD$/

Câu $8$,

Trong mặt phẳng với hệ tọa độ $Oxy$, cho tam giác $ABC$ cân tại $C$. Các điểm $M,N$ lần lượt là chân đường cao hạ từ $A$ và $C$ của tam giác $ABC$. Trên tia đối của tia $AM$ lấy điểm $E$ sao cho $AE=AC$. Biết tam giác $ABC$ có diện tích bằng $8$, đường thẳng CN có phương trình $y-1=0$, điểm $E(-1;7)$, điểm $C$ có hoành độ dương và điểm $A$ có tọa độ là các số nguyên. Tìm tọa độ các đỉnh của tam giác $ABC$.

Câu $9$,

Giải phương trình : $(2x^2-2x+1)(2x-1)+(8x^2-8x+1)\sqrt{-x^2+x}=0$

Câu $10$,

Cho các số thực dương $x,y,z$ thỏa mãn : $\frac{1}{x}+\frac{1}{y}+\frac{1}{z}=\frac{16}{x+y+z}$. Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức :

$P=\frac{(x-y)(y-z)(z-x)}{xyz}$




#628899 $\sqrt{1-2x}+\sqrt{1+2x} \geq 2-x^...

Đã gửi bởi Rias Gremory on 22-04-2016 - 13:10 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Giải bất phương trình 

$\sqrt{1-2x}+\sqrt{1+2x} \geq 2-x^{2}$
 

 

 

Dùng tính đơn điệu của hàm số vậy.

Điều kiện: $\left\{ \begin{array}{l}
1 - 2x \ge 0\\
1 + 2x \ge 0
\end{array} \right. \Leftrightarrow - \frac{1}{2} \le x \le \frac{1}{2}$

Bất phương trình đã cho trở thành: \[f\left( x \right) = {x^2} + \sqrt {1 - 2x} + \sqrt {1 + 2x} - 2 \ge 0 = f\left( 0 \right)\]
Hàm số $f(x)$ liên tục trên $\left[ { - \frac{1}{2};\frac{1}{2}} \right]$ và có:
\[f'\left( x \right) = 2x - \frac{1}{{\sqrt {1 - 2x} }} + \frac{1}{{\sqrt {1 + 2x} }}\]
$\bullet \,\,\,x \in \left[ { - \frac{1}{2};0} \right) \Rightarrow f'\left( x \right) > 0$, suy ra hàm số tăng trên $\left( { - \frac{1}{2};0} \right)$.

Do đó: $\left\{ \begin{array}{l}
- \frac{1}{2} \le x < 0\\
x > 0
\end{array} \right.\,\,\,\left(\text {vô nghiệm} \right)$

$ \bullet \,\,\,x \in \left[ {0;\frac{1}{2}} \right] \Rightarrow f'\left( x \right) \le 0$, suy ra hàm số giảm trên $\left( {0;\frac{1}{2}} \right)$.

Do đó: $\left\{ \begin{array}{l}
0 \le x \le \frac{1}{2}\\
x \le 0
\end{array} \right. \Leftrightarrow x = 0$

Vậy bất phương trình đã cho có nghiệm là $\boxed{x=0}$

 



#628757 Giải PT : $ (4x+1)\sqrt{x^2+1}=2x^2+2x+1 $

Đã gửi bởi Rias Gremory on 21-04-2016 - 20:06 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Có cách nào k bình phương k bạn?? mình thấy cách này chưa tối ưu lắm !!

Mình nghĩ đề của bạn có chút vấn đề , nếu như $(4x{\color{Red} -}1)\sqrt{x^2+1}=2x^2+2x+1$ thì hợp lí hơn đó !!  Khi đó có nhiều cách để giải quyết 




#628756 Cách nhập hệ PT

Đã gửi bởi Rias Gremory on 21-04-2016 - 20:04 trong Công thức Toán trên diễn đàn

đây bạn xem !!!

$ => \left\{\begin{matrix}

a+b=2 &  & \\ 
\frac{1}{a^2}+\frac{1}{b^2}=2 &  & 

\end{matrix}\right. $

Hình gửi kèm

  • 1.JPG
  • 2.JPG



#628751 Giải PT : $ (4x+1)\sqrt{x^2+1}=2x^2+2x+1 $

Đã gửi bởi Rias Gremory on 21-04-2016 - 19:57 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Giải PT : $ (4x+1)\sqrt{x^2+1}=2x^2+2x+1 $ (1)

$VT(1)> 0\Rightarrow 4x+1> 0\Leftrightarrow x> \frac{-1}{4}$

Bình phương hai vế của $(1)$ ta được : $12x^4+9x^2+4x=0$

$\Leftrightarrow x(12x^3+9x+4)=0\Leftrightarrow \begin{bmatrix} x=0 \\ 12x^3+9x+4=0(2) \end{bmatrix}$

Xét $f(x)=12x^3+9x+4$

Ta có : $f'(x)=36x^2+9> 0$ 

Suy ra $f(x)$ đồng biến $\Rightarrow f(x)> f(\frac{-1}{4})=\frac{25}{16}> 0$

$\Rightarrow f(x)=0$ vô nghiệm 




#627669 $\sum \frac{1}{2a+b+c}\leq \sum...

Đã gửi bởi Rias Gremory on 17-04-2016 - 09:29 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho a,b,c là các số thực dương, chứng minh các BĐT :

1. $\left ( a+\frac{bc}{a} \right )\left ( b+\frac{ca}{b} \right )\left ( c+\frac{ab}{c} \right )\geq 4\sqrt[3]{(a^{3}+b^{3})(b^{3}+c^{3})(c^{3}+a^{3})}$

 

Bất đẳng thức cần chứng minh tương đương :

$\Leftrightarrow$ $(a^{2}+bc)(b^{2}+ca)(c^{2}+ab) \geq 4abc\sqrt[3]{(a^{3}+b^{3})(b^{3}+c^{3})(c^{3}+a^{3})}$

$\Leftrightarrow$ $[(a^{2}+bc)(b^{2}+ca)(c^{2}+ab)]^{4} \geq 4a^{3}b^{3}c^{3}$$.(a^{3}+b^{3})$$(b^{3}+c^{3})(c^{3}+a^{3}).(a^{2}+bc)(b^{2}+ca)(c^{2}+ab)$

Ta lại có $[(a^{2}+bc)(b^{2}+ca)]^{2}=[c(a^{3}+b^{3})+ab(ab+c^{2})]^{2} \geq 4abc(a^{3}+b^{3})(c^{2}+ab)$

Tương tự rồi nhân lại




#627668 $\sum \frac{1}{2a+b+c}\leq \sum...

Đã gửi bởi Rias Gremory on 17-04-2016 - 09:26 trong Bất đẳng thức và cực trị

2. $(1+a+b+c)(1+ab+bc+ca)\geq 4\sqrt{2(a+bc)(b+ca)(c+ab)}$

 

$VT=(1+a)(1+b)(1+c)+(a+b)(b+c)(c+a) \geq 2\sqrt{(1+a)(1+b)(1+c).(\prod (a+b))}$

Cần chứng minh $(1+a)(1+b)(1+c).\prod (a+b)\geq 8(a+bc)(b+ac)(c+ab) $

Có : $(1+a)(b+c)=(b+ac)+(c+ab) \geq 2\sqrt{(b+ac)(c+ab)}$

Tương Tự rồi nhân lại là OK 




#625023 $P=\frac{3x^2}{2x+y+z-1}+\frac{3y^2...

Đã gửi bởi Rias Gremory on 05-04-2016 - 13:53 trong Bất đẳng thức và cực trị

Bđt C-s đúng với mọi số thực mà bạn, cần gì phải chứng minh mẫu dương nữa!

Đây là hệ quả bạn à , BĐT dạng này cần mẫu dương nhé !!




#624938 $P=\frac{3x^2}{2x+y+z-1}+\frac{3y^2...

Đã gửi bởi Rias Gremory on 04-04-2016 - 22:25 trong Bất đẳng thức và cực trị

 

 

 

$P=(\frac{3x^2}{2x+y+z-1}+\frac{3y^2}{x+2y-z+1})-2z^2-6x-6y+4z\geq\frac{3(x+y)^{2}}{3(x+y)}-2z^2-6x-6y+4z=-2z^{2}-5x-5y+4z$  (C-S)

 

Mà $x^2+y^2+z^2=2z+1\Rightarrow 4z=2(x^2+y^2+z^2-1)$

 

$\Rightarrow P\geq -2z^{2}-5x-5y+2(x^{2}+y^{2}+z^{2}-1)=2\left [(x-1)^{2}+(y-1)^{2} \right ]-(x+y)-6\geq -6-(x+y)$

 

Lại có: $2z+1=x^2+y^2+z^2\Rightarrow 2z+2=x^2+y^2+z^2+1\geq x^{2}+y^{2}+2z\Rightarrow x^{2}+y^{2}\leq 2\Rightarrow (x+y)^{2}\leq 2(x^{2}+y^{2})=4\Rightarrow x+y\leq 2$

 

$\Rightarrow P\geq -6-(x+y)\geq -8$

.................................................................

 

Một bài lừa về mặt thị giác!

 

P/S: Sinh nhật em :D

 

Lỗi nữa là chưa chứng minh mẫu dương mới C-S :D , anh cũng mới tự phát hiện !!

 

c-s la j vay

Là bđt Cauchy - schwarz nha bạn !




#624933 $A=\frac{1+\frac{1}{3}+\frac{1}{5}+...+\frac{1}{99}}...

Đã gửi bởi Rias Gremory on 04-04-2016 - 22:20 trong Đại số

em làm rồi mà thấy thành viên nổi bật năm nên bối rối quá sửa lại mất! hic

Sao phải bối rối , nếu làm được thì cứ post thôi , nick đó giờ không còn là của chủ nhân nó nữa , có người khác đã sở hữu rồi :D