Đến nội dung

dogsteven nội dung

Có 1000 mục bởi dogsteven (Tìm giới hạn từ 14-05-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#550009 Tìm giá trị của đa thức $Q(x)$ khi $x=2$...biết số dư tro...

Đã gửi bởi dogsteven on 29-03-2015 - 11:00 trong Đại số

Định lý Bezout: Số dư của phép chia đa thức $P(x)$ cho $x-a$ chính bằng $P(a)$

Thay $x=2$ vào rồi giải phương trình.




#549913 Chứng minh với $a,b,c$ không âm thì $abc\geq (a+b-c)(b+c-...

Đã gửi bởi dogsteven on 28-03-2015 - 20:51 trong Bất đẳng thức và cực trị

Khai triển ra ta được $a^3+b^3+c^3+3abc\geqslant ab(a+b)+bc(b+c)+ca(c+a)$

Cách 1. Giả sử $c=\text{min}\{a,b,c\}$, đặt $f(a,b,c)=\sum a^3+3abc-\sum ab(a+b)$

$f(a,b,c)-f(t,t,c)=\dfrac{(4a+4b-5c)(a-b)^2}{4}\geqslant 0$ với $2t=a+b$

Do đó ta chỉ cần chứng minh $f(t,t,c)\geqslant 0\Leftrightarrow c(c-t)^2\geqslant 0$ luôn đúng.

Cách 2. Giả sử $c=\text{min}\{a,b,c\}$ thì ta có:

$c(a^2+b^2+c^2-ab-bc-ca)\geqslant 0\Leftrightarrow \sum a^3+3abc-\sum ab(a+b)\geqslant (a-c)^3+(b-c)^3-(a-c)(b-c)(a+b-2c)$

Mà ta có $(a-c)^3+(b-c)^3-(a-c)(b-c)(a+b-2c)=(a+b-2c)(a-b)^2\geqslant 0$ nên ta có điều phải chứng minh.

Cách 3. Gom lại được $(a+b-c)(a-b)^2+c(a-c)(b-c)\geqslant 0$ luôn đúng.




#549909 Chứng minh với $a,b,c$ không âm thì $abc\geq (a+b-c)(b+c-...

Đã gửi bởi dogsteven on 28-03-2015 - 20:41 trong Bất đẳng thức và cực trị

Áp dụng bất đẳng thức phụ $xy\leq \frac{(x+y)^2}{4} $ ta có 

$(a+b-c)(a+c-b)\leq \frac{(a+b-c+a+c-b)^2}{4}=a^2 $

Lập các BĐT tương tự nhân lại có đpcm

Xem lại chữ đõ ở trên.

Lời giải.

Nếu $(b+c-a)(c+a-b)(a+b-c)\leqslant 0$ thì hiển nhiên ta có bất đẳng thức đầu.

Nếu $(b+c-a)(c+a-b)(a+b-c)> 0$

Giả dụ $b+c-a<0$ thì $(c+a-b)(a+b-c)<0$, khi đó ta có hoặc $2c<0$ hoặc $2b<0$ vô lý.

Do đó sẽ không có $b+c-a<0$ và toàn thể ta có $b+c-a, c+a-b, a+b-c\geqslant 0$

Giờ mới có thể nhân lại như Chung Anh




#549807 Tìm tất cả các hàm số thỏa mãn điều kiện $f\left [ xy+f(z) \ri...

Đã gửi bởi dogsteven on 27-03-2015 - 22:16 trong Phương trình hàm

Cho $x=y=z=0$ ta được $f(f(0))=0$, đặt $a=f(0)$ thì $f(a)=0$

Cho $x=0, y=1, z=a$ ta được $f(f(a))=\dfrac{f(0)}{2}+a\Leftrightarrow f(0)=0$

Cho $z=0$ ta được $f(xy)=\dfrac{xf(y)+yf(x)}{2}  \;\;\;(2)$

Trong $(2)$ cho $y=1$ ta được $2f(x)=xf(1)+f(x)\Leftrightarrow f(x)=xf(1)$

Vậy $f(x)=kx$, trong phương trình đầu cho $x=y=0$ ta được $f(f(z))=z\Leftrightarrow k^2=1\Leftrightarrow k=\pm 1$

Vậy $f(x)=-x$ hoặc $f(x)=x$, thử lại thỏa mãn.




#549745 $\sum\frac{x}{x^2+1}\leq \frac...

Đã gửi bởi dogsteven on 27-03-2015 - 15:52 trong Bất đẳng thức - Cực trị

$(INEQ)\Leftrightarrow \sum \dfrac{(a-1)^2}{a^2+1}\geqslant \dfrac{6}{5}$

Giả sử $(3b-1)(3c-1)\geqslant 0\Leftrightarrow b^2+c^2\leqslant \dfrac{1}{9}+\left(b+c-\dfrac{1}{3}\right)^2$

Áp dụng bất đẳng thức Cauchy-Schwarz: $\sum \dfrac{(a-1)^2}{a^2+1}\geqslant \dfrac{(a-1)^2}{a^2+1}+\dfrac{(2-b-c)^2}{b^2+c^2+2}$

Đến đây dễ rồi.




#549743 Chứng minh rằng $\sum \frac{a^{2}}{b...

Đã gửi bởi dogsteven on 27-03-2015 - 15:48 trong Bất đẳng thức - Cực trị

$\dfrac{a^2}{b}+3(b-a)\geqslant \sqrt{a^2-ab+b^2}$, tương tự.




#549728 CMR $9(a+b+c+d)\leq 4abcd +32$

Đã gửi bởi dogsteven on 27-03-2015 - 14:47 trong Bất đẳng thức - Cực trị

Xét hàm số $f(a,b,c,d)=4abcd+32-9(a+b+c+d)$ và $2t^2=a^2+b^2$, để định ý ta chọn $t\geqslant 0$

$f(a,b,c,d)-f(t,t,c,d)=-cd(a-b)^2+\dfrac{9(a-b)^2}{\sqrt{2(a^2+b^2)}+a+b}$

Chú ý là $cd\leqslant \dfrac{4-(a^2+b^2)}{2}$ và $a+b\leqslant \sqrt{2(a^2+b^2)}$ nên $\dfrac{9}{\sqrt{2(a^2+b^2)}}-cd\geqslant \dfrac{(a^2+b^2)-4}{2}+\dfrac{9}{2\sqrt{2(a^2+b^2)}}>0$

do $\dfrac{(a^2+b^2)}{2}+\dfrac{9}{4\sqrt{2(a^2+b^2)}}+\dfrac{9}{4\sqrt{2(a^2+b^2)}}-2\geqslant \dfrac{9}{4}\sqrt[3]{3}-2>\dfrac{9}{4}-2>0$

Do đó $f(a,b,c,d)\geqslant f(t,t,c,d)\geqslant f(t,t,s,s)$

Vậy là ta chỉ cần chứng minh bất đẳng thức khi $a=b,c=d$, thế trực tiếp khảo sát hàm số.




#549724 $\frac{1}{a^{2}+1}+\frac{1...

Đã gửi bởi dogsteven on 27-03-2015 - 13:46 trong Bất đẳng thức và cực trị

Sao lại có cái đại lượng đó hả bạn mình thấy chỉ cần chứng minh hàm theo $w^3$ là hàm lồi thôi mà còn cái kia quy đồng vài bước là ra thôi không cần phải đặt ẩn làm gì đâu...

Mà để làm theo một cách sơ cấp thì phải dùng đại lượng đó




#549535 $\frac{1}{a^{2}+1}+\frac{1...

Đã gửi bởi dogsteven on 26-03-2015 - 14:50 trong Bất đẳng thức và cực trị

Nhưng chắc chắn sẽ đỡ hơn về phần tính toán bn ạ.

Không đỡ hơn đâu bạn, ngồi đó mà chứng minh lại ABC là mất vài dòng khai triển và ẩn phụ cho đại lượng $\prod (a-b)^2$, sau đó ngồi đạo hàm 2 lần và rồi xét đến 2 trường hợp.




#549526 $\frac{1}{a^{2}+1}+\frac{1...

Đã gửi bởi dogsteven on 26-03-2015 - 13:23 trong Bất đẳng thức và cực trị

Đặt $a+b+c=3u,ab+bc+ac=3v^2,abc=w^3$ dễ dàng kiểm tra đc BĐT cần chứng minh tương đương với:$f(w^3)\leq 0$

$f(w^3)$ là 1 hàm lồi nên theo phương pháp $uvw$ ta sẽ chỉ cần kiểm tra BĐT trong TH là $a=b$ hoặc $c=0$.Cả 2 TH này đều cho ta kết quả đúng.

Tôi nghĩ rằng lời giải này và lời giải dồn biến của tôi hoàn toàn giống nhau.




#549508 Chứng minh rằng GTNN của $P=\sum \frac{a^{3}...

Đã gửi bởi dogsteven on 26-03-2015 - 11:01 trong Bất đẳng thức - Cực trị

Áp dụng bất đẳng thức Chebyshev: $P\geqslant \dfrac{3(a^3+b^2+c^2)}{2(a^2+b^2+c^2)}$

Ngoài ra theo bất đẳng thức TBLT ta có $\sqrt{\dfrac{a^2+b^2+c^2}{3}}\leqslant \sqrt[3]{\dfrac{a^3+b^3+c^3}{3}}$

$3\leqslant \sqrt[3]{9(a^3+b^3+c^3)}+\dfrac{a^3+b^3+c^3}{3}$

Đến đây chắc được,




#549399 Chứng minh: MF = NF

Đã gửi bởi dogsteven on 25-03-2015 - 20:41 trong Hình học

Dùng $Menelaus$ cho $\Delta ABC$ với $\overline{K,F,E} : \frac{KB}{KC}.\frac{CE}{EA}.\frac{AF}{FB}=1.$

Dùng $Ceva$ cho $\Delta ABC$ với $AD,BE,CF$ đồng quy $: \frac{BD}{DC}.\frac{CE}{EA}.\frac{AF}{FB}=1.$

Suy ra $\frac{KB}{KC}= \frac{BD}{DC} \rightarrow (KDBC)=-1 \rightarrow (AK,AD,AB,AC)=-1 \rightarrow (AM,AN,AF,AC)=-1.$

Mà $AC//MN \rightarrow (MNF\infty)=-1 \rightarrow MF=NF.$

 

Từ $B$ kẻ đường thẳng song song với $AB$ cắt $AK$ và $AD$ lần lược tại $P,Q$. Khi đó cần chứng minh $B$ là trung điểm $PQ$

$\widehat{KFB}=\widehat{AFE}=\widehat{ACB}=\widehat{BFD}$. Do đó theo tính chất phân giác trong ngoài ta có $\dfrac{KB}{KC}=\dfrac{DB}{DC}$

Áp dụng định lý Thales: $\dfrac{BP}{AC}=\dfrac{KB}{KC}=\dfrac{DB}{DC}=\dfrac{BQ}{AC}$

Do đó $B$ là trung điểm $PQ$ kéo theo $F$ là trung điểm $MN$




#549364 $\frac{1}{a^{2}+1}+\frac{1...

Đã gửi bởi dogsteven on 25-03-2015 - 18:53 trong Bất đẳng thức và cực trị

Giả sử $a=\text{min}\{a,b,c\}$. Đặt $t=-a+\sqrt{(a+b)(a+c)}$ thì $a(2t-b-c)=bc-t^2\Rightarrow b+c\geqslant 2t\geqslant 2\sqrt{bc}$

$\dfrac{1}{b^2+1}+\dfrac{1}{c^2+1}-\dfrac{2}{t^2+1}=\dfrac{(b^2+c^2)t^2-(bc)^2+2t^2-b^2-c^2}{(b^2+1)(c^2+1)}\geqslant 0$

Do đó $\sum \dfrac{1}{a^2+1}\geqslant \dfrac{1}{\dfrac{(3-t^2)^2}{4t^2}+1}+\dfrac{2}{t^2+1}$

Đến đây biến đổi tương đương.




#549326 Tìm GTNN của $P=\frac{1}{a^{4}(b+1)(c+1)...

Đã gửi bởi dogsteven on 25-03-2015 - 14:19 trong Bất đẳng thức và cực trị

Bậc chênh lệch khá lớn giữa tử và mẫu nên ta thực hiện giảm độ chênh lệch đó. Đặt $a=\dfrac{1}{x}, b=\dfrac{1}{y}, c=\dfrac{1}{z}$

Lúc này ta có $\sum \dfrac{1}{a^4(b+1)(c+1)}=\sum \dfrac{x^3}{(y+1)(z+1)}$

Đây là bài toán quen thuộc giải bằng AM-GM, Holder, ...




#549325 Tìm tất cả các số nguyên tố $p; q$ sao cho $\frac{pq...

Đã gửi bởi dogsteven on 25-03-2015 - 14:15 trong Số học

Nếu $p=q$ thì giải ra được $p=q=2$ hoặc $p=q=5$

Nếu $p>q>2$ thì $(pq,p+q)=1$ và $(m^2+1, m+1)\leqslant 2$

Xét $m=2k-1$. Khi đó $\dfrac{m^2+1}{m+1}=\dfrac{2k^2-2k+1}{k}$. Do đó $pq=2k^2-2k+1$ và $p+q=k$. Nhưng ở đây ta lại có $k^2>4(2k^2-2k+1)$ là điều vô lý.

Do đó $(m^2+1, m+1)=1$ nên $pq=m^2+1$ và $p+q=m+1$. Từ đây ta suy ra $(m+1)^2>4(m^2+1)$ vô lý.

Do đó chỉ có $p=q=2$ là nghiệm duy nhất.




#549159 $\boxed{\textrm{TOPIC}}$ ÔN THI VÀO...

Đã gửi bởi dogsteven on 24-03-2015 - 18:05 trong Tài liệu - Đề thi

Câu 48

Để $\sqrt{1+p+p^2+p^3+p^4}$ là số hữu tỉ thì $1+p+p^2+p^3+p^4$ phải là bình phương của một số hữu tỉ mà $p$ nguyên tố nên $1+p+p^2+p^3+p^4$ phải là số chính phương

Đặt $1+p+p^2+p^3+p^4=t^2$ với $t\in \mathbb{Z}$

Ta có: $4t^2=(2p^2+p)^2+3p^2+4p+1$

           $\Rightarrow (2p^2+p)^2+4(2p^2+p)+4> 4t^2> (2p^2+p)^2$

           $\Leftrightarrow (2p^2+p+2)^2> 4t^2> (2p^2+p)^2$

           $\Rightarrow 4t^2=(2p^2+p+1)^2$

           $\Rightarrow (2p^2+p)^2+3p^2+4p+1=(2p^2+p)^2+4p^2+2p+1$

           $\Leftrightarrow p(p-2)=0\Rightarrow p=2$ ( vì $p$ nguyên tố )

Hình như phải là $(p+1)(p-3)=0$




#549151 $\boxed{\textrm{TOPIC}}$ ÔN THI VÀO...

Đã gửi bởi dogsteven on 24-03-2015 - 15:49 trong Tài liệu - Đề thi

Bài 2. a) Đặt $P(x)=a_0+a_1x+a_2x^2+...+a_nx^n$ với $0\leq a_{\overline{0,n}}\leq 6$

Ta có: $P(6)=1994\Rightarrow a_0+6a_1+36a_2+216a_3+1296a_4+7776a_5+...6^na_n=1994$

           $\Rightarrow n\leq 4$

           $\Rightarrow 1994=P(6)=a_0+6a_1+36a_2+216a_3+1296a_4\geq 259+1296a_4$

           $\Rightarrow a_4=1$

           $\Rightarrow 698=a_0+6a_1+36a_2+216a_3\geq 43+216a_3\Rightarrow a_3 \leq 3$

Lại có: $ 698=a_0+6a_1+36a_2+216a_3\leq 6+6.6+36.6+216a_3\Rightarrow a_3>2$

           $\Rightarrow a_3=3$

           $50=a_0+6a_1+36a_2\geq 1+6+36a_2\Rightarrow a_2\leq 1\Rightarrow a_2=1$

           $\Rightarrow 14=6a_1+a_0\Rightarrow a_1=2;a_0=2$

Vậy $P(x)=x^4+3x^3+x^2+2x+2$

b) Lập luận tương tự ta có: $P(x)=x^4+3x^3+x^2+5x+2$

Một cách nhanh hơn cho bài này.

(a) $1994=13122_{(6)}$ nên $P(x)=x^4+3x^3+x^2+2x+2$

(b) Tương tự.




#549150 Cho hình vuông ABCD ... CMR: Tồn tại một đường tròn có bán kính 2cm chứa tron...

Đã gửi bởi dogsteven on 24-03-2015 - 15:20 trong Hình học

Bài 2. Ta gọi các điểm đó là $O,A,B,C,D,E$. Xét một tam giác bất kỳ thì tô màu đỏ cho cạnh nhỏ nhất của tam giác đó, các đoạn còn lại tô màu xanh.

Xét $OA,OB,OC,OD,OE$ thì theo nguyên lý Dirichlet thì tồn tại ba đoạn cùng màu.

Nếu $OA,OB,OC$ cùng màu xanh thì $ABC$ là tam giác có ba cạnh cùng màu đỏ nên tam giác $ABC$ là tam giác cần tìm

Nếu $OA,OB,OC$ cùng màu đỏ thì xét tam giác $ABC$ luôn tồn tại một cạnh có màu đỏ (theo cách tô), giả dụ nó là $AB$ thì tam giác $ABO$ là tam giác cần tìm.




#549003 Chứng minh rằng $\sum \frac{a}{\sqrt{...

Đã gửi bởi dogsteven on 23-03-2015 - 20:35 trong Bất đẳng thức và cực trị

Nếu đây chỉ là bạn áp dụng BĐT Schur bình thường thì nên xem lại với $a=3; b=c=1$, bất đẳng thức đổi chiều.

Tuy nhiên đề bài cho $a,b,c$ là các cạnh của tam giác, vì thế bạn có thể chứng minh bất đẳng thức $6p^3+108r \leqslant 30pq$ được không ?

Áp dụng bất đẳng thức Schur bậc ba cho bộ số $(b+c-a,c+a-b, a+b-c)$




#548938 Tìm các đa thức P(x) thỏa mãn $P(x).P(2x^{2})=P(x^{3...

Đã gửi bởi dogsteven on 23-03-2015 - 15:47 trong Đại số

Ta có $2^{n}.P*^{3n}=P*^{3n}$. Do đó $n=0$

Thế thì $P(x)\equiv 0$ hoặc $P(x)\equiv 1$




#548933 Chứng minh rằng $\sum \frac{a}{\sqrt{...

Đã gửi bởi dogsteven on 23-03-2015 - 15:04 trong Bất đẳng thức và cực trị

Áp dụng bất đẳng thức Holder: $\left(\sum \dfrac{a}{\sqrt{a^2+3bc}}\right)^2\left[\sum a(a^2+3bc)\right]\geqslant (a+b+c)^3$

Do đó ta cần chứng minh: $12(a+b)(b+c)(c+a)\geqslant 5(a^3+b^3+c^3)+81abc$

Đặt $p=a+b+c,q=ab+bc+ca,r=abc$ thì bất đẳng thức trở thành: $27pq\geqslant 5p^3+108r$

Áp dụng bất đẳng thức Schur, ta có $6p^3+108r\leqslant 30pq$ và áp dụng $p^2\geqslant 3q\Leftrightarrow -p^3\leqslant -3pq$

Cộng hai bất đẳng thức lại cho ta điều phải chứng minh.




#548929 Chứng minh rằng $a+b+c\geq \frac{1+a}{1+b}...

Đã gửi bởi dogsteven on 23-03-2015 - 14:44 trong Bất đẳng thức và cực trị

Áp dụng bất đẳng thức AM-GM:

$\sum \dfrac{1+a}{1+b}=3+a+b+c-\sum \dfrac{b(1+a)}{1+b}\leqslant 3+a+b+c-3\sqrt[3]{\prod \dfrac{b(1+a)}{1+b}}\leqslant a+b+c$




#548926 Giải pt nghiệm nguyên $x^{2000}+y^{2000}=2003^{...

Đã gửi bởi dogsteven on 23-03-2015 - 14:30 trong Số học

Bài 1. $2003^{2000}\equiv 2^{2000}= 4^{1000}\equiv 1\pmod{3}$

Do đó $x=0$ hoặc $y=0$, thay vào được $(x,y)\in \{(0,2003), (2003,0)\}$

Bài 2. Ta có $x=2001+y-2\sqrt{2001y}$

Do đó $2001y$ là số chính phương. Mà $0\leqslant y\leqslant 2001$ nên $y=2001$ hoặc $y=0$




#548921 Chứng minh rằng $(a^{2}+b^{2}+c^{2})^...

Đã gửi bởi dogsteven on 23-03-2015 - 13:53 trong Bất đẳng thức và cực trị

Giả sử $a\geqslant b\geqslant c$ thì ta có:

$$c[4(a-b)(a^2+b^2+ab-c^2)+2c^2(a+b)+c^3]\geqslant 0\\ \Leftrightarrow (a^2+b^2+c^2)^2-(a^2+b^2)^2\geqslant 4(a-b)(a-c)(b-c)(a+b+c)-4ab(a-b)(a+b)$$

Do đó ta chỉ cần chứng minh bất đẳng thức khi $c=0$. Chuẩn hóa $b=1$ thì ta cần có:

$$(a^2+1)^2\geqslant 4a(a^2-1)\Leftrightarrow (a^2-2a-1)^2\geqslant 0$$




#548789 CMR $1+2a^2b^2c^2\geq a^4+b^4+c^4$

Đã gửi bởi dogsteven on 22-03-2015 - 20:18 trong Bất đẳng thức - Cực trị

Nếu $1+2abc\geqslant a^2+b^2+c^2$ đúng với $a,b,c\in [-1,1]$ thì cũng đúng với $a,b,c\in [0,1]$

Em nghĩ thế.