Đến nội dung

pth_tdn nội dung

Có 91 mục bởi pth_tdn (Tìm giới hạn từ 01-06-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#235651 Lau khong post bai

Đã gửi bởi pth_tdn on 25-04-2010 - 08:18 trong Số học

Do $2^n$ không chia hết cho 3; $3162 \vdots 3$ nên $n^2 \equiv 1(mod 3)$
$\rightarrow 2^n \equiv -1 (mod 3)$
Suy ra n lẻ.
Do đó VT lẻ (trong khi VP chẵn)
Vậy PT vô nghiệm nguyên.



#205148 AI LÀM NÀO!

Đã gửi bởi pth_tdn on 15-07-2009 - 15:35 trong Số học

$B=\dfrac{\sqrt{x+3}(\sqrt{x+3}+2\sqrt{x-3})}{\sqrt{x-3}(2\sqrt{x-3}+\sqrt{x+3})} = \dfrac{\sqrt{x+3} }{ \sqrt{x-3} }$



#201744 Giai PT

Đã gửi bởi pth_tdn on 18-06-2009 - 11:17 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

giải PT:
a, $(x+\sqrt{2})^4+(x+1)^4=33+12\sqrt{2}$
b, $(x-2)^6+(x-4)^6=64$
c, $3x^2+21x+18+2\sqrt{x^2+7x+7}=2$
d, $x^4-4x^3-10x^2+37x-14=0$
e, giải hệ:
$\sqrt{x+y}-\sqrt{3x+2y}=-1$
$\sqrt{x+y}+x-y=0$

$x^4-4x^3-10x^2+37x-14=x^4-5x^3+2x^2+x^3-5x^2+2x-7x^2+35x-14=x^2(x^2-5x+2)+x(x^2+5x+2)-7(x^2-5x+2)=(x^2-5x+2)(x^2+x-7)=0$
Giải 2 pt bậc hai được $x=\dfrac{5 \pm \sqrt{17} }{2}; x=\dfrac{-1 \pm \sqrt{29} }{2}$



#202231 Giai PT

Đã gửi bởi pth_tdn on 21-06-2009 - 14:50 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Bài e khó thật...
Từ pt 2 ta có $\sqrt{x+y}=y-x$
Chuyển vế pt 1, bình phương 2 vế và giản lược, ta có: $2x+y+1- 2 \sqrt{3x+2y}=0
<=>y=2 \sqrt{3x+2y}-2x-1$
$ \sqrt{x+y}=\sqrt{3x+2y}-1=y-x. <=>y=\sqrt{3x+2y}-1+x$
Vậy: $y=2.\sqrt{3x+2y}-2x-1=\sqrt{3x+2y}-1+x
<=>\sqrt{3x+2y}-3x=0
<=>\sqrt{3x+2y}=3x$
Từ đó tính được y=3x-1+x=4x-1.
Ta có: $\sqrt{x+y}=y-x <=> \sqrt{5x-1}=3x-1 <=> 5x-1=9x^2-6x+1 <=> 9x^2-11x+2=0$
Phân tích thành nhân tử được bt (x-1)(9x-2)
Vậy x=1 hoặc $x=\dfrac{2}{9}$
Với x=1 thì y=3. Với $x=\dfrac{2}{9} <=> y=\dfrac{-1}{9}$
Ta có: $y-x=\sqrt{x+y} \geq 0. => y \geq x$. Vậy bộ $(x,y)=(\dfrac{2}{9},\dfrac{-1}{9}$ không thỏa mãn.
Thử với x=1 và y=3: thỏa mãn hệ pt.
Vậy (x;y)=(1;3)



#201608 Giai PT

Đã gửi bởi pth_tdn on 17-06-2009 - 11:17 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Em xin làm bài b và c :D
Bình phương 2 vế:
$(x^2+3x+1)^2=(x+3)^2.(x^2+1)$
$ \Leftrightarrow x^4+6x^3+11x^2+6x+1=x^4+6x^3+10x^2+6x+9 $
$ \Leftrightarrow x^2=8 \Leftrightarrow x=\sqrt{8}$

b. $x^4+2x^3+5x^2+4x-5=0$
$x^4+x^3-x^2+x^3+x^2-x+5x^2+5x-5=0$
$x^2(x^2+x-1)+x(x^2+x-1)+5(x^2+x-1)=(x^2+x-1)(x^2+x+5)=0$
Do $x^2+x+5=(x+\dfrac{1}{2})^2+\dfrac{19}{4} >0 $ nên $x^2+x-1=0$
$\Leftrightarrow x^2+x+\dfrac{1}{4}-\dfrac{5}{4}=0$
$ \Leftrightarrow (x+\dfrac{1}{2})^2= \dfrac{5}{4}$
$ \Leftrightarrow x+\dfrac{1}{2}=\dfrac{\sqrt{5}}{2}$
$ \Leftrightarrow x=\dfrac{\sqrt{5}-1}{2}$

@pth_tdn: chỉnh chút cho dễ nhìn :P



#200807 Giúp mình với !Làm hoài không ra !

Đã gửi bởi pth_tdn on 09-06-2009 - 10:16 trong Tài liệu - Đề thi

Bài 1: Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức :
M=$\sqrt{(x-2007)^2}+\sqrt{(x-2008)^2}+\sqrt{(x-2009)^2}$
Bài 2: Chứng minh rằng : Nếu a+b+c=0 và $a.b.c \neq $ 0 thì :$( \dfrac{a-b}{c}+\dfrac{b-c}{a}+\dfrac{c-a}{b}).(\dfrac{c}{a-b}+\dfrac{a}{b-c}+\dfrac{b}{c-a})=9$

$M=|x-2007|+|x-2008|+|x-2009| \geq |x-2007+2008-x|+|x-2009|=1+|x-2009|$
Đẳng thức xảy ra <=> $2007 \leq x \leq 2008$
Trong khoảng đó, ta có: |x-2009|=-x+2009 đạt min thì -x đạt min hay x đạt max <=> x=2008
Vậy, min M=2 <=> x=2008.



#203803 Những bài dùng nguyên tắc Đi-gíc-lê

Đã gửi bởi pth_tdn on 03-07-2009 - 17:42 trong Số học

1)Một số khi chia cho 3 sẽ nhận 1 trong 3 số dư. Mà có 5 số => Có ít nhất 2 số cùng số dư khi chia cho 3.
+Nếu có 3 số cùng dư trở lên thì lấy 3 trong số các số đó cộng lại sẽ được tổng chia hết cho 3.
+Nếu chỉ có 2 số có cùng số dư thì chia 5 số thành 3 cặp: $(a_1,a_2);(a_3,a_4);a_5$. Trong đó các số cùng cặp sẽ có cùng số dư khi chia cho 3.Các cặp này phải lần lượt nhận các số dư khác nhau khi chia cho 3. Chọn một số bất kì từ mỗi cặp và cộng lại sẽ được tổng chia hết cho 3 (do tổng 3 số dư chia hết cho 3)
2)Nếu trong 52 số có 2 số chia 100 nhận cùng một số dư thì hiệu của chúng chia hết cho 100.
Nếu 52 số chia cho 100 nhận các số dư đôi một khác nhau. Chia 100 số dư có thể nhận được khi chia 1 số cho 100 thành các nhóm: (0,0);(1,99);...;(50,50). Tổng 2 số trong mỗi cặp chia hết cho 100. Ta có: Có 51 cặp. Mà lại có 52 số nên phải có ít nhất 2 số cùng tập. Khi đó, tổng 2 số này chia hết cho 100.



#199392 đề thi chuyên toán 10 Lê Quý Đôn các pác giúp em vài câu

Đã gửi bởi pth_tdn on 30-05-2009 - 10:12 trong Tài liệu - Đề thi

1/ $\overline{a_{1}a_{2}a_{3}a_{4}}$ và $ \overline{b_{1}b_{2}b_{3}b_{4}}$ là 2 số chính phương
$a_{1}-b_{1}=a_{2}-b_{2}=a_{3}-b_{3}=a_{4}-b_{4}$
tìm 2 số trên

2/ giải pt
$(x^{2}+2x-5)$*$2(x^{2}+2x)-x-15$=0

3/ $(x-1)(x-2)(x-4)(x-5)=2m$
gọi $x_{1} x_{2} x_{3} x_{4} $ là ng pt
giá trị nào của m thì $\dfrac{1}{x_{1}}+\dfrac{1}{x_{2}}+\dfrac{1}{x_{3}}+\dfrac{1}{x_{4}}$ có giá trị nguyên dương

Đặt $ \overline{a_{1}a_{2}a_{3}a_{4}=m^2; \overline{b_{1}b_{2}b_{3}b_{4}=n^2$ thì:
(m+n)(m-n)=1111(a_4-b_4)=11.101.(a_4-b_4)
Ta có $32 \leq m;n \geq 99$ nên $m+n \leq 198$; $m-n \leq 67$
1.1. m-n khác 0.
Vì 101 nguyên tố nên m+n phải chia hết cho 101 (do m-n<101)
Giả sử m+n chia hết cho $a_4-b_4$ thì m+n phải chia hết cho $ 101(a_4-b_4) $ chỉ đúng khi $a_4-b_4$=1 (do m+n $ \leq $)
Khi đó: m-n=11.
Tính được m=56; n=45. Thử lại thấy không thỏa mãn.
Do đó: m-n=11($ a_4-b_4$)
Suy ra $a_4-b_4$<7.
Tới đây thử cho $a_4-b_4$ từ 2 đến 6.
1.2. $a_4-b_4=0$ : đúng với mọi số cp có 4 chữ số.



#223234 Chọn đội tuyển toán 8 vòng I

Đã gửi bởi pth_tdn on 19-12-2009 - 22:52 trong Tài liệu - Đề thi

Đề thi chọn đội tuyển lần 1 toán 8 trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa

(Học kì I)

Thời gian: 60 phút


1/ (2 điểm) Phân tích các đa thức sau thành nhân tử:
a) $28x^6+1+3x^2(x^2+1)$
b) $(a+b-3c)^2+(a+b+4c)^2-29c^2$
2/ (2 điểm) Chứng minh rằng:
$\dfrac{1}{2^3}+\dfrac{1}{3^3}+...+\dfrac{1}{2009^3}<\dfrac{1}{4}$
3/ (2 điểm) Cho 4 số a,b,c,d (khác 0) thỏa mãn: abcd=1 và $a+b+c+d=\dfrac{1}{a}+\dfrac{1}{b}+\dfrac{1}{c}+\dfrac{1}{d}$.
Chứng minh rằng: tồn tại tích hai số trong 4 số đó bằng 1.
4/ (2 điểm) Cho tứ giác ABCD có góc A bằng 90, CB=CD. Từ A vẽ AH vuông góc với BD tại H. Chứng minh rằng: CD,CH,AH là độ dài ba cạnh của một tam giác vuông.
5/ (2 điểm) Cho hình thang ABCD (AB//CD, AB<CD). Gọi M,N,P theo thức tự là trung điểm của AB,BD và AC. Đường thẳng vuông góc với MN tại N và đường thẳng vuông góc với MP tại P cắt nhau tại E. Chứng minh: EC=ED.



#235529 !?

Đã gửi bởi pth_tdn on 24-04-2010 - 13:57 trong Số học

Ta cũng dễ cm được $x \vdots y$
Đặt $x=yk$
$(yk)^y=y^{yk} \rightarrow k^y=y^{y(k-1)} \rightarrow k=y^{k-1}$
Do x,y phân biệt nên k>1.
Với k=2: Xét y>2 thì $y^{k-1}=y>k$
Giả sử điều trên đúng với k=n>2, nghĩa là: $y^{n-1}>n$.
Với k=n+1:
$y^{k-1}=y^n=y^{n-1}.y>n.y>2n>n+1$ (do n>1 và y>2)
Vậy với y>2, k>1 thì $ y^{k-1}>k$
=>y=1 hoặc 2.
Nếu y=1 thì k=1 (loại)
Nếu y=2 thì $k=2^{k-1}$
Tiếp tục dùng quy nạp: Với k=3 thì: $3<2^2$
Giả sử điều trên đúng với k=q>3.
$2^{(k+1)-1}=2^{k-1}.2>2q>q+1$
Vậy với mọi k>2 thì $k<2^{k-1}$
=>k=2.
Ta được (x,y)=(2,4),(4,2).



#235464 !?

Đã gửi bởi pth_tdn on 23-04-2010 - 20:45 trong Số học

Tìm x,y nguyên dương: $x^y \vdots y^x$



#235264 Một bài vào tổng hợp

Đã gửi bởi pth_tdn on 22-04-2010 - 11:18 trong Các dạng toán khác

Không nhất thiết. Ta có thể xét 10 có cùng số dư khi chia cho 10. Khi cộng mỗi số với stt trong hàng sẽ nhận 10 số dư khác nhau.



#235389 Min

Đã gửi bởi pth_tdn on 23-04-2010 - 11:58 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho x,y,z dương thỏa: x+2y+3z=1.
Tìm GTNN của: $x+4y+9z+\dfrac{9}{x}+\dfrac{4}{y}+\dfrac{1}{z}+\dfrac{13}{x+y}+\dfrac{5}{x+z}+\dfrac{10}{y+z}+\dfrac{14}{x+y+z}$



#236665 BĐT8

Đã gửi bởi pth_tdn on 03-05-2010 - 06:35 trong Bất đẳng thức và cực trị

CMR: Với a,b,c,d dương; abcd=1 thì:
$\dfrac{1}{a^4+b^4+c^4+1}+\dfrac{1}{b^4+c^4+d^4+1}+\dfrac{1}{c^4+d^4+a^4+1}+\dfrac{1}{d^4+a^4+b^4+1}<\dfrac{1}{4}$



#235088 Help me ^^!

Đã gửi bởi pth_tdn on 20-04-2010 - 22:18 trong Các dạng toán khác

Nếu bạn nam Q1 quen bạn nữ P1, bạn nam Q2 quen bạn nữ P2 thì theo đề bài:Q1 hoặc Q2 quen với cả P1, P2. Giả sử đó là Q1. :)
Nếu bạn Q1 quen P1, Q3 quen P3 thì Q1 hoặc Q3 quen P1 và P3.(1)
Q1 quen P2, Q3 quen P3 nên Q1 hoặc Q3 quen P2, P3.(2)
Q2 quen P1, Q3 quen P3 nên Q2 hoặc Q3 quen P1, P3
Q2 quen P2, Q3 quen P3 nên Q2 hoặc Q3 quen P2, P3.(4)
Nếu Q1 quen P1, P3 (1) hoặc P2, P3 (2) thì từ :) suy ra Q1 quen cả 3 người.
Nếu Q1 không quen P1, P3 (1) và P2, P3(2) thì theo đề bài, Q3 quen cả 3 người.
Tương tự với trường hợp Q2 quen cả P1, P2. (*')
Kết hợp (*'),(3),(4), ta có Q2 hoặc Q3 quen cả 3 người.
Từ đó, luôn có Q1, Q2 hoặc Q3 quen cả 3 người.
Tiếp tục quá trình lập luận trên với các cặp (Q4,P4),...,(Qn,Pn), ta có đpcm.(Chú ý rằng những điều trên vẫn đúng khi Qk trùng với Qk' hoặc Pk trùng với Pk').
*Sao lại không liên quan gì đến Dirichlet nhỉ? >"<*



#235463 T7 (:D)

Đã gửi bởi pth_tdn on 23-04-2010 - 20:29 trong Số học

Cách em hơi dở >"<...
$A=\dfrac{1}{5}(1+\dfrac{1}{3}+...)$
$=\dfrac{1}{5}[1+\dfrac{1}{3}+\dfrac{1}{5}+(\dfrac{1}{7}+...+\dfrac{1}{15})+(\dfrac{1}{17}+...+\dfrac{1}{25})+(\dfrac{1}{27}+...+\dfrac{1}{35})+(\dfrac{1}{37}+...+\dfrac{1}{45})+...]$
$>\dfrac{1}{5}(1+\dfrac{1}{3}+\dfrac{1}{5}+5.\dfrac{1}{15}+5.\dfrac{1}{25}+5.\dfrac{1}{35}+5.\dfrac{1}{45})$
$>\dfrac{1}{5}.(1+\dfrac{2}{3}+\dfrac{2}{5}+\dfrac{1}{7}+\dfrac{1}{9})=\dfrac{1}{5}.(\dfrac{31}{15}+\dfrac{16}{63})>\dfrac{1}{5}.(2+\dfrac{1}{4})=\dfrac{9}{20}$



#199391 TTSP

Đã gửi bởi pth_tdn on 30-05-2009 - 09:26 trong Tài liệu - Đề thi

nhìn lại đề thi mới thấy sao lớp 9 mình dốt đến thế :L
01,cho các số thực a,b:CMR:
$(a^2+1)(b^2+1)$ :) $(a+1)(b+1)(ab+1)$
02,ch0 các số $1,2,,4,5,6,7,8,9$
chia các số này thành 3 tập .Xét tích các phần tử trong mỗi tập .Gọi A là tích lớn nhất CMR:
$A$ :geq $71$

2, Có số 3 không anh? Nếu có thì:
Giả sử cả 3 tích này đều bé hơn 71 thì tích của cả chín số trên sẽ bé hơn $71^3$
Ta lại có: 1.2.3.4.5.6.7.8.9=(8.9)(2.5.7)(3.4.6)=72.70.72=72.(71+1).(71-1)=72.($71^2$-1)>72. $71^2$>$71^3$ (trái với điều ở trên)
Vậy: tích lớn nhất phải lớn hơn hoặc bằng 71.



#222373 Khó!

Đã gửi bởi pth_tdn on 05-12-2009 - 22:47 trong Hình học

Liệu bạn có thể tìm được cách nào không dùng Ta-lét hay đồng dạng không?



#222341 Khó!

Đã gửi bởi pth_tdn on 05-12-2009 - 17:58 trong Hình học

Cho tam giác ABC nhọn. Lấy H trên BC sao cho: $BH=\dfrac{BC}{3}$. S là trung điểm của AC. Biết rằng: $HS \perp AC$. CMR: BS=AB.



#235249 PTNN

Đã gửi bởi pth_tdn on 22-04-2010 - 06:36 trong Số học

Tìm x,y,z nguyên: $(x-y)(y-z)(z-x)=x+y+z$.



#205866 BDT

Đã gửi bởi pth_tdn on 20-07-2009 - 21:30 trong Bất đẳng thức và cực trị

Tìm các số thực x,y,z sao cho:
$(2x-4y)^2+(6y+2z)^2+(2z+2x-1)^2<3$



#204060 giải phương trình

Đã gửi bởi pth_tdn on 05-07-2009 - 20:58 trong Đại số

Nhân liên hợp: $(a+\sqrt{a^2+3})(a-\sqrt{a^2+3})(b+\sqrt{b^2+3})(b-\sqrt{b^2+3})=(a^2-a^2-3)(b^2-b^2-3)=9.$
Vậy $(a-\sqrt{a^2+3})(b-\sqrt{b^2+3})=(a+\sqrt{a^2+3})(b+\sqrt{b^2+3})=3$
Nhân ra, giản lược ta được $-a.\sqrt{b^2+3}-b.\sqrt{a^2+3}=+a.\sqrt{b^2+3}+b.\sqrt{a^2+3}$
$=> 2a.\sqrt{b^2+3}=-2.b.\sqrt{a^2+3}
a.\sqrt{b^2+3}=-b.\sqrt{a^2+3}$
Ta có: $a.\sqrt{b^2+3}=-b.\sqrt{a^2+3}
<=> a^2(b^2+3)=b^2(a^2+3)
<=>3a^2=3b^2 <=>a^2=b^2$
Do đó, hoặc a=b, hoặc a=-b.
Thử với a=b, thấy không thỏa mãn.
=>a=-b. Vậy: a+b=0.



#207161 Bài khó!

Đã gửi bởi pth_tdn on 30-07-2009 - 15:48 trong Hình học

Có cái nào chỉ sử dụng kiến thức lớp 7 hoặc 8 không anh?



#207108 Bài khó!

Đã gửi bởi pth_tdn on 30-07-2009 - 08:44 trong Hình học

Cho tam giác đều ABC. Trên AC lấy điểm M. Vẽ E là trung điểm AM. Từ M kẻ đường vuông góc với AB, cắt đường vuông góc với BC kẻ từ C tại D. Tính số đó góc DBE.



#205147 chung minh mot bdt cuc hay

Đã gửi bởi pth_tdn on 15-07-2009 - 15:30 trong Bất đẳng thức và cực trị

$p \geq k <=> p=tk (t \geq 1)$
Ta cm: $(a_1^k+...+a_n^k)^{tk} \geq (a_1^{tk}+...+a_n^{tk})^k$
$<=> (a_1^k+...+a_n^k)^t \geq a_1^{tk}+...+a_n^{tk}$
BDT này hiển nhiên đúng do trong khai triển của $(a_1^k+...+a_n^k)^t$ có chứa các số $a_1^{tk};...a_n^{tk}$
Đẳng thức xảy ra khi p=k