Đến nội dung

Baoriven nội dung

Có 172 mục bởi Baoriven (Tìm giới hạn từ 07-05-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#726822 $x(2x-11)=3(\sqrt[3]{4x-4}-7)$

Đã gửi bởi Baoriven on 10-05-2021 - 20:11 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Biến đổi lại, ta được: $2x^2-11x+21=3\sqrt[3]{4(x-1)}$. 

Dễ có, $VP$ của $PT$ trên dương, nên $x>1$.

Suy ra áp dụng BĐT Cauchy, $2x^2-11x+21=3\sqrt[3]{2.2.(x-1)}\leq x-1+2+2=x+3\Leftrightarrow 2(x-3)^2\leq 0$.

Vậy PT có nghiệm $x=3$.

 

P/S:  :D Một màn comeback !!!




#726823 GPT: $\displaystyle (x^2-7x+11)^{\displaystyle 15x^3-26x^2-13x...

Đã gửi bởi Baoriven on 10-05-2021 - 20:41 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải phương trình $\displaystyle (x^2-7x+11)^{\displaystyle 15x^3-26x^2-13x+28}=1$.




#726836 Tập con $4$ phần tử không có $2$ phần tử liên tiếp từ tập...

Đã gửi bởi Baoriven on 11-05-2021 - 08:59 trong Tổ hợp và rời rạc

Cho tập hợp $A=\{1,2,3,\cdots,15\}$. Hỏi có bao nhiêu tập con $4$ phần tử sao cho không có $2$ phần tử nào liên tiếp?




#726848 $$2\sqrt{3- x}+ \sqrt{x+ 2}+ 1= 0...

Đã gửi bởi Baoriven on 11-05-2021 - 19:33 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Phương trình này sau có nghiệm nhỉ ? $VT>0$ hoàn toàn :D 




#726850 $$\left\{\begin{matrix}(\!xy...

Đã gửi bởi Baoriven on 11-05-2021 - 20:00 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Trình bày trên hơi gượng và thiếu tự nhiên.

Nhân phân phối ở PT $(1)$, ta được: $x^2y+xy+x+1=6\Leftrightarrow x^2y+x(y+1)=5$.

Ta thấy $x^2y$ và $VT$ của PT $(2)$ cộng lại đúng bằng $x^2(y+1)^2$.

Nên suy ra ta được $x^2(y+1)^2+x(y+1)=12$.




#726867 Chứng minh $CD^{2} = AM.BN$

Đã gửi bởi Baoriven on 12-05-2021 - 10:28 trong Hình học

Hai tứ giác $AMCD$ và $BNCD$ nội tiếp đường tròn mà em.
Nên $\angle{MDN}=\angle{MDC}+\angle{NDC}=\angle{MAC}+\angle{NBC}=90^o$.




#726869 CMR: $(n+1)^n\ge2^nn!$

Đã gửi bởi Baoriven on 12-05-2021 - 10:36 trong Bất đẳng thức - Cực trị

Chứng minh rằng:

\[(n+1)^n\ge2^nn!,\forall n\in\mathbb{N}. \]

 



#726884 CMR: $(n+1)^n\ge2^nn!$

Đã gửi bởi Baoriven on 12-05-2021 - 15:15 trong Bất đẳng thức - Cực trị

Có thể sử dụng $AM-GM$ để giải quyết  :luoi: :

\[\frac{1+2+3+...+n}{n}\ge \sqrt[n]{1\cdot 2\cdot 3\cdot ...\cdot n}\Leftrightarrow \frac{n(n+1)}{2n}\ge \sqrt[n]{n!}\Leftrightarrow {{(n+1)}^{n}}\ge {{2}^{n}}n!.\]
 



#726898 CMR: $(a^2+b^2+c^2)(ab+bc+ca)^2+9\geq 2(ab+bc+ca)^3(1-\frac...

Đã gửi bởi Baoriven on 12-05-2021 - 20:04 trong Bất đẳng thức - Cực trị

Cho $a,b,c>0$. Chứng minh rằng:

\[ (a^2+b^2+c^2)(ab+bc+ca)^2+9\geq 2(ab+bc+ca)^3(1-\frac{1}{3}abc) \]
 

 




#726899 GPT: $2x^2-10x+5+3\sqrt{x-1}+2\sqrt{x+2}=0...

Đã gửi bởi Baoriven on 12-05-2021 - 20:06 trong Tài liệu, chuyên đề, phương pháp về PT - HPT - BPT

Giải phương trình:

\[2x^2-10x+5+3\sqrt{x-1}+2\sqrt{x+2}=0.\]
 

 




#726913 GPT: $2x^2-10x+5+3\sqrt{x-1}+2\sqrt{x+2}=0...

Đã gửi bởi Baoriven on 12-05-2021 - 21:51 trong Tài liệu, chuyên đề, phương pháp về PT - HPT - BPT

Em có thể nhóm theo cách khác không nhỉ :) ? Một bài toán đôi khi cần được khai thác!




#726914 $\left\{\begin{matrix} \sqrt{x+y}(\sqrt{y}+1)=...

Đã gửi bởi Baoriven on 12-05-2021 - 21:58 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Hình như chỗ $(x-y)(x+y-4)\geq 0$ hơi lấn cấn nhỉ :D ?

PT ở trên chỗ đó sửa lại ở mẫu là $\sqrt{x+y}+2$ là ra .

Thật ra cách làm không khó. Hầu như việc tìm mối quan hệ giữa $x$ và $y$ là không thể.

Thế nên cách tốt nhất là đánh giá. 

Ở PT $(1)$ dĩ nhiên không khai thác được gì. Còn ở PT $(2)$ thì mấu chốt có vẻ rõ ràng hơn với sự xuất hiện của $\frac{x^2+4(y-1)}{2}$.

 

P/S: Mình chia sẻ hướng suy nghĩ để làm bài chứ không đứng ở vị trí người biết giải để nói. Đôi khi cảm giác và kinh nghiệm của bản thân cũng quan trọng.  =:)  =:)  =:)




#726932 CMR: $\frac{a^2}{bc+2a^2} + \frac{b^2...

Đã gửi bởi Baoriven on 13-05-2021 - 09:34 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho $a,b,c$ là các số thực phân biệt thoả $a+b+c=0$. Chứng minh rằng:

\[\frac{a^2}{bc+2a^2} + \frac{b^2}{ac+2b^2} +\frac{c^2}{ab+2c^2} = 1 .\]
 

P/S: Việc chứng minh có lẽ không là vấn đề. Tuy nhiên nên khai thác nhiều cách làm! :) 




#726953 CMR: $\frac{a^2}{bc+2a^2} + \frac{b^2...

Đã gửi bởi Baoriven on 13-05-2021 - 14:36 trong Bất đẳng thức và cực trị

Một cách tương đối giống với pcoVietnam02

Ta có: $\frac{a^2}{bc+2a^2}=\frac{a^2}{2a^2+bc-a(a+b+c)}=\frac{a^2}{(a-b)(a-c)}$

Hoàn toàn tương tự: $\frac{b^2}{ca+2b^2}=\frac{b^2}{(b-a)(b-c)}$ và $\frac{c^2}{ab+2c^2}=\frac{c^2}{(c-a)(c-b)}$.

Suy ra:

$\frac{a^2}{bc+2a^2} + \frac{b^2}{ac+2b^2} +\frac{c^2}{ab+2c^2}=\frac{a^2}{(a-b)(a-c)}+\frac{b^2}{(b-a)(b-c)}+\frac{c^2}{(c-a)(c-b)}=\frac{a^2(c-b)+b^2(a-c)+c^2(b-a)}{(a-b)(b-c)(c-a)}.$

Mặt khác:

$a^2(c-b)+b^2(a-c)+c^2(b-a)=(a^2c-c^2a)+b^2(a-c)+b(c^2-a^2)=(a-b)(b-c)(c-a).$

Ta có đpcm. :)




#726960 Đề thi thử chuyên KHTN vòng 2 đợt 2 2021

Đã gửi bởi Baoriven on 13-05-2021 - 15:55 trong Tài liệu - Đề thi

Câu II: 1)

PT tương đương: $(x+y)^4=x^4+4x^3+6x^2+3x+2$.

Nhờ các hệ số $1,4,6$ và bậc $4$ của $VP$, ta thấy $x^4<(x+y)^4\leq (x+1)^4$.

Suy ra $x=y=1$ thoả mãn.




#727083 Giải phương trình: $(\sqrt{2x+5}-\sqrt{2x+2...

Đã gửi bởi Baoriven on 15-05-2021 - 14:42 trong Bất đẳng thức và cực trị

Chỉnh sửa lại đề phù hợp nha em!. PT mà không có dấu "=" :) 

Nhìn thấy ngay $\sqrt{4x^2+14x+10}=\sqrt{2x+5}.\sqrt{2x+2}$ rồi đó.




#727085 Giải phương trình: $(\sqrt{2x+5}-\sqrt{2x+2...

Đã gửi bởi Baoriven on 15-05-2021 - 15:02 trong Bất đẳng thức và cực trị

Gọi là đánh giá thì cũng không hẳn :)

Vì rõ ràng là ta có được ngay $a+b=ab+1$ với $a=\sqrt{2x+5},b=\sqrt{2x+2}$.

Nên $(a-1)(b-1)=0$ :) Vầy chắc là tốt rồi chứ anh không nghĩ là đánh giá gì nữa.




#727269 $6(ab+bc+ca)+a(a-b)^2+b(b-c)^2+c(c-a)^2\leq2$

Đã gửi bởi Baoriven on 19-05-2021 - 09:41 trong Bất đẳng thức và cực trị

Hình như không có đánh giá nào để chỉ ra $a=b=c=\frac{1}{3}$ ?




#727295 $\left\{\begin{matrix} u_{1}=\frac{1}{4}\\...

Đã gửi bởi Baoriven on 19-05-2021 - 22:30 trong Dãy số - Giới hạn

Ta có: $u_n\leq 2$. Có thể chứng minh bằng quy nạp, ở bước $k=n+1$ thì ta có:

\[ u_n\leq 2 \Rightarrow 4-u_n\geq 2\Rightarrow u_{n+1}=\frac{4}{4-u_n}\leq 2. \]

Từ đây, chứng minh dãy tăng (tăng ngặt cũng được). Thật vậy:

\[u_{n+1}\geq u_n\Leftrightarrow \frac{4}{4-u_n}\geq u_n\Leftrightarrow (u_n-2)^2\geq 0.\]

Hai bước trên là để kết luận dãy tăng và bị chặn nên tồn tại giới hạn.

Đặt $\lim{u_n}=L$. Suy ra $L$ là nghiệm của phương trình :$L=\frac{4}{4-L}\Leftrightarrow L=2$.

Vậy $\lim{u_n}=2$.




#727303 $|z|$ ? biết: $2(z-i)^{2021}=(\sqrt{3...

Đã gửi bởi Baoriven on 20-05-2021 - 07:35 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Gọi $z$ là số phức thoả mãn:

\[ 2(z-i)^{2021}=(\sqrt{3}+i)(iz-1)^{2021}. \]

Xác định modul của $z$.




#727376 $\left\{\begin{matrix} x^2+y^2=2x &...

Đã gửi bởi Baoriven on 21-05-2021 - 07:36 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

:) Với một người thích giải như anh thì anh không ủng hộ cách làm của Kiệt là thế chay vô các trường hợp như vậy.

Có thể đúng, và không mất nhiều thời gian suy nghĩ, nhưng những bài trên forum như vầy nên có những cách giải tử tế hơn.

Tác giả đôi khi mất thời gian ra một đề bài. Hãy để công sức họ bỏ ra là xứng đáng.

 

PT $(1)$ viết lại $1-y^2=(x-1)^2$.

PT $(2)$ viết lại $x(x-1)(x-2)=y-y^3=y(1-y^2)\Rightarrow x(x-1)(x-2)=y(x-1)^2$.

Suy ra $x=1$ hoặc $y(x-1)=x(x-2)=x^2-2x=-y^2\Rightarrow y=0 \text{ hoặc } x-1=-y$.

 

Ta có $5$ nghiệm $(x,y)\in \bigg\{ (0,0),(1,-1),(1,1),(2,0),(1-\frac{\sqrt{2}}{2},\frac{\sqrt{2}}{2})\bigg\}$.




#727394 $|z|$ ? biết: $2(z-i)^{2021}=(\sqrt{3...

Đã gửi bởi Baoriven on 21-05-2021 - 13:59 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Ở bước chứng minh $z$ là số thực, ta có thể linh hoạt hơn như sau:

PT tương đương với:

\[(z-i)^{2021}=(\frac{\sqrt{3}}{2}+\frac{1}{2}i)i^{2021}(z+i)^{2021}. \]

Do $\bigg|\frac{\sqrt{3}}{2}+\frac{1}{2}i\bigg|=1$ nên $|z-i|=|z+i|$ hay $z$ là số thực.




#727470 Hỏi ai được giải nhì và $\omega$ là bài mấy điểm ?

Đã gửi bởi Baoriven on 22-05-2021 - 23:22 trong IQ và Toán thông minh

Có $4$ bạn $A, B, C, D$ đi thi Hóa HSG. Đề Hóa thì có tính công bằng nên chỉ có $5$ câu độ khó tăng dần với số điểm là từ $1$ đến $5$. Thi xong, thì thầy của $4$ bạn đi chấm điểm và báo kết quả về riêng với từng bạn. Do tôn trọng nhau nên các bạn không nói ra kết quả mà thảo luận thế này :
- $D$ chỉ nói : " Tui thì làm được $2$ bài đó và mấy bạn làm được $1$ bài tui không làm được.".
- $C$ thì nói : "Tui làm được $3$ bài liên tiếp và thầy có khen tui là làm được $1$ bài $\omega$ điểm mà các bạn không làm được.".
- $B$ hằn hộc : " Tui làm $2$ bài giống $D$ và thêm 1 bài nữa. Cũng 3 bài vậy mà thua $C$. Thấy mà tức !!! ".
- $A$ an ủi : " Ý là tui cũng 3 bài liên tiếp như $C$ đây mà giải cũng bằng $D$ đấy. ".
- $D$ nói thêm : " Tui không nhớ ai, thầy nói là có đúng $1$ người á, làm toàn bài lẻ . ".
Hỏi ai được giải nhì và $\omega$ là bài mấy điểm ? 
 
P/S: Bài tự sáng tác khá lâu rồi :) 



#727481 $\left\{\begin{matrix} y^3=x^2-1 &...

Đã gửi bởi Baoriven on 23-05-2021 - 09:00 trong Đại số

:) Điều quan trọng mà không ai thấy là thằng Legend đó die rồi.

Cái hằng đẳng thức nó làm sai :) $y^3-8=(y-2)(y^2+2y+2)$ :D ?




#727482 $$\dfrac{\dfrac{(2p- 1)!}{p!...

Đã gửi bởi Baoriven on 23-05-2021 - 09:12 trong Số học

Điều cần chứng minh tương đương với $(p-1)!+1$ chia hết cho $p$.

Còn lại có thể tham khảo nhiều nơi :D 

elementary number theory - Show the $(p-1)! \equiv -1 \mod p/$... - Mathematics Stack Exchange