Đến nội dung

tuan101293 nội dung

Có 316 mục bởi tuan101293 (Tìm giới hạn từ 29-04-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#249448 Willson

Đã gửi bởi tuan101293 on 19-12-2010 - 08:23 trong Số học

Bạn gõ bằng Tex đi nhé!!!

Xét bài Tổng quát cho nhanh
Xét HTD sau :{1,2,....,p-1} theo mod p
Nhân a với $1\le a\le (p-1)$ vào thì ta cũng được 1 hệ thặng dư tươg tự mod p
nên tồn tại k để $k*a\equiv 1 (mod p)$
(chú ý một a chỉ tương ứng với 1 k nễu ko thì tồn tại $1\le t\le p-1 $ để $ak\equiv a(k+t) \equiv 1(mod p)$ tức là $p|ta$ loại )
Chú ý ngoài số 1,(p-1) có nghịch đảo mod p là chính nó thì các số {2,...,p-2} được ghép thành các cặp a,b mà $ab\equiv 1 (mod p)$ suy ra $(p-2)!\equiv 1 mod p$ nên $(p-1)!\equiv -1 (mod p)$



#227382 Vô địch Iran

Đã gửi bởi tuan101293 on 26-01-2010 - 21:18 trong Bất đẳng thức - Cực trị

Cái này ko phải siêu nhân gì đâu em ơi.:)
ta có 2 cái bổ đề thế này:
với x,y,z>0 và x+y+z+2=xyz thì ta có thể đặt x=(b+c)/a,y=(c+a)/b,z=(a+b)/c với a,b,c>0
với x,y,z>0 và xy+yz+zx+2xyz=1 thì ta đặt x=a/(b+c),...... với a,b,c>0
thực ra,siêu nhân phải là cái thằng nghĩ ra phép đặt,còn mình thì chỉ cần sử dụng phép đặt đề đưa bài toán về các bdt đồng bậc(về lý thuyết là dễ giải hơn) để giải thôi em à.
thuật toán để giải các bài kiểu này là biết phép đặt,đặt,rồi cm bdt mới :D



#253285 vài kon tích phân

Đã gửi bởi tuan101293 on 15-02-2011 - 21:44 trong Tích phân - Nguyên hàm

:) $\dfrac{1}{{x}.{(x^{10}+1)^2}}dx$
cận từ ln5 đến $10\sqrt2$

con này thì nhân $x^9 $ vào cả tử và mẫu
đặt $x^{10}+1=t$ thì $t'dt=10x^9dx$
đến đây quy về t là tính được rồi



#237825 Very difficult inequality

Đã gửi bởi tuan101293 on 21-08-2010 - 22:30 trong Bất đẳng thức - Cực trị

Bạn giải ra luôn đi nhé. Thấy anh Hùng nói như trên thì mình thấy rằng bạn nên giải ra luôn cho mọi người tham khảo.

Bạn có thể tham khảo file này

File gửi kèm




#221175 Tổng hợp các bài toán khó ở nhiều dạng

Đã gửi bởi tuan101293 on 22-11-2009 - 11:42 trong Số học

Bài pt hàm là từ đâu vào đâu thế bạn ơi.mình mới làm đc từ Q vào R thôi
bài 11 của bạn sai đề thì phải.Loại này mình nghĩ là dùng quy nạp thôi



#253693 Tìm đa thức $f(x)$ với hệ số thực có bậc bé nhất sao cho khi chia...

Đã gửi bởi tuan101293 on 23-02-2011 - 22:08 trong Đa thức

Dễ thấy nếu f(x) có $deg f\le 3$ thì vô lý
Nếu $deg f\ge 4$ ta có
$f(x)=(x-1)^2g(x)+2x$ và $f(x)=h(x)(x-2)^3+3x$
suy ra f(1)=2;f(2)=6
mà f(1)=-h(1)+3; f(2)=g(2)+4 nên h(1)=1;g(2)=2
nên g(x)=(x-2)t(x)+2 và h(x)=(x-1)q(x)+1
suy ra $(x-2)^2q(x)+x-5=(x-1)t(x)$
suy ra q(1)=4
Vì deg f min nên $q(x)\equiv 4$
có ngay $f(x)=4x^4-27x^3+66x^2-65x+24$ là đa thức deg min duy nhất thỏa mãn



#248885 Tìm tất cả các đa thức $P(x)\in \mathbb{Z}[x]$ thoả mãn...

Đã gửi bởi tuan101293 on 10-12-2010 - 12:14 trong Đa thức

Tìm đa thức $P(x)\in Z[x]$
thỏa mãn
$P(x)|(2^x-1)$
với mọi $x\in N*$



#249454 Tìm tất cả các đa thức $P(x)$ hệ số thực sao cho $P(2^n)$...

Đã gửi bởi tuan101293 on 19-12-2010 - 09:37 trong Đa thức

Bài 2: A polynomial in x has integer coefficients and takes the value 1 for four distinct integer values of x. Prove that there is no integer value of x for which the polynomial takes the value 24.

suy ra
$P(x)=(x-a)(x-b)(x-c)(x-d)*g(x)+1$ với a,b,c,d đôi 1 phân biệt
Giả sử tồn tại x để
$24=1+(x-a)(x-b)(x-c)(x-d)*g(x)$
suy ra $23=(x-a)(x-b)(x-c)(x-d)*g(x)$
mà (x-a),(x-b),(x-c),(x-d) phân biệt, $23\in P$
suy ra vô lý



#248770 Tìm tất cả các đa thức $P(x)$ hệ số thực sao cho $P(2^n)$...

Đã gửi bởi tuan101293 on 06-12-2010 - 21:45 trong Đa thức

Tìm tất cả các đa thức $P(x)$ hệ số thực sao cho $P(2^n)$ là lũy thừa của 2 với mọi $n \in \mathbb{N}$

bạn check lại đề xem P(x) hệ số nguyên hay thực>?



#307585 Tìm tất cả các hàm số $f:\mathbb{Z}\to\mathbb{Z}$ sa...

Đã gửi bởi tuan101293 on 01-04-2012 - 19:03 trong Phương trình hàm

Giả sử tồn tại $a,b$ sao cho $f(a)=f(b)$.
Cho $x=a,y=b$ và $x=b,y=a$ vào đề bài, ta có:
$$f(a+b+f(b))=f(a)+nb=f(a+b+f(a))=f(b)+na$$
suy ra $a=b$ hay $f$ la 1 đơn ánh,
Cho $y=0$ suy ra $f(0)=0$
Cho $x=-y$ suy ra: $f(f(y))=f(-y)+ny$, suy ra $ f(f(-y))=f(y)-ny$
Cho $x=f(-y)$ suy ra :
$$f(y)=f(f(-y))+ny=f(f(-y)+y+f(y))$$
Do $f$ đơn ánh suy ra $f(y)+f(-y)=0$ hay $f$ là hàm lẻ suy ra :
$$f(f(y))+f(y)=ny$$ (ngay trên)
Cho $y=f(y)$ suy ra :
$$f(x+f(y)+f(f(y)))=f(x)+nf(y)=f(x+ny)$$
Cho $x=0$ suy ra $f(ny)=nf(y)$, và thay $x=nx$ suy ra $f(x+y)=f(x)+f(y)$
suy ra $f(x)=xf(1)$ với mọi $x$ thuộc $\mathbb{Z}$
......(sory vi nha minh ko co vietkey)



#224877 Tìm Max. Tại mình nghĩ mãi kô ra :(

Đã gửi bởi tuan101293 on 03-01-2010 - 19:16 trong Bất đẳng thức và cực trị

ta có đặt c=max(a,b,c) thì $P=a^3+b^3+c^3\le (a+b)^3+c^3=(3-c)^3+c^3=27-9c(3-c)$
vì c=max nên $1\le c\le 2$ suy ra $c(3-c)\ge 2$ nên $P\le 27-2*9=9$
nên P max=9
dấu = khi a=0,b=1,c=2



#219854 Tìm cực trị

Đã gửi bởi tuan101293 on 08-11-2009 - 17:50 trong Bất đẳng thức và cực trị

Với x như thế nào vậy? dương, âm hay nguyên dương?Nếu x nguyên dương thì ta có thể xét x=0 rồi với x nguyên dương ta có bđt$ \dfrac{a^x+b^x}{2} \geq (\dfrac{a+b}{2})^x$

với x>1 hoặc x<0 ta có $\dfrac{a^x+b^x}{2}\ge (\dfrac{a+b}{2})^x$
vơi 0<x<1 ta có $\dfrac{a^x+b^x}{2}\le (\dfrac{a+b}{2})^x$
với x=0,1 ta có đẳng thức



#221023 Tìm cách tổng quát cho bài sau

Đã gửi bởi tuan101293 on 20-11-2009 - 21:19 trong Số học

Cho:
$ A = \dfrac{1}{{3^1 }} + \dfrac{2}{{3^2 }} + \dfrac{3}{{3^3 }} + \dfrac{4}{{3^4 }} + ... + \dfrac{n}{{3^n }} $
Hãy lập ra công thức để tính dạng tổng quát của A

xét hiệu
$2A=3A-A=1+\dfrac{1}{3^1}+...+\dfrac{1}{3^{n-1}}-\dfrac{n}{3^n}=\dfrac{1-\dfrac{1}{3^n}}{1-\dfrac{1}{3}}-\dfrac{n}{3^n}=\dfrac{3}{2}-\dfrac{2n+3}{3^n*2}$
A=....



#241647 tìm CTTQ của dãy số ?

Đã gửi bởi tuan101293 on 22-09-2010 - 19:30 trong Dãy số - Giới hạn

nhưng tớ ko hiểu tại sao đến U 5 là không xác định rui sao có thể đặt tan được ???

Bạn nói đúng 1 phần :(
Làm theo cách mình thì $u_n=tan(\dfrac{\pi}{6}+(n-1)*\dfrac{\pi}{12})$ khi đó thì $u_5=tan(\dfrac{\pi}{2})=\infty $ là ko xác định
Nhưng nếu bạn tính = tay thì đến $u_2=1,u_3=\sqrt{3},u_4=2+\sqrt{3}$ và đến $u_5$ thì cũng ko xác định .
(Cái này là do đề bẫy thôi bạn à,phương pháp vẫn thế)



#241574 tìm CTTQ của dãy số ?

Đã gửi bởi tuan101293 on 21-09-2010 - 17:40 trong Dãy số - Giới hạn

$ {U_1} = \dfrac{1}{{\sqrt 3 }} $
${U_{n + 1}} = \dfrac{{{U_n} + 2 - \sqrt 3 }}{{1 + \sqrt 3 {U_n}}} - 2{U_n} $

Đề như thế này à?

Dịch sai đề rồi
bài này nhìn kỹ thì nó phải thía này :
${U_{n + 1}} = \dfrac{{{U_n} + 2 - \sqrt 3 }}{{1 + \sqrt 3 {U_n}} - 2{U_n}} $
kiều này dạng $\dfrac{a+b}{1-ab}$.quy về cái tan là ok thôi.



#241600 tìm CTTQ của dãy số ?

Đã gửi bởi tuan101293 on 21-09-2010 - 23:16 trong Dãy số - Giới hạn

Can moi so hang dau thoi mah.??



#238686 Tuyển tập chuyện cười toán học

Đã gửi bởi tuan101293 on 30-08-2010 - 12:13 trong Toán học lý thú

Mặc dù tên này có thể lấy kính vì tiền,nhưng nghe cũng hay đó.thks



#219824 TRỨNG CHỌI ĐÁ

Đã gửi bởi tuan101293 on 08-11-2009 - 12:07 trong Phương trình - Hệ phương trình - Bất phương trình

$(a,b,c,d)=(a,1-a,1-a(1-a),1-a(1-a)(1-a(1-a)))$



#259765 TRỤC ĐỐI TRUNG

Đã gửi bởi tuan101293 on 02-05-2011 - 10:22 trong Hình học

Dễ thấy AC,BC là 2 tiếp tuyến kẻ từ C đến (ABP) nên PC là đường đối trung của tam giác APB,khi đó hiển nhiên có ĐPCM



#226773 trigonometric''

Đã gửi bởi tuan101293 on 21-01-2010 - 18:33 trong Bất đẳng thức - Cực trị

Làm tiếp ý của bạn hiếu thế này
ta đặt tan(A/2)=a suy ra
ab+bc+ca=1
và ta phải CM:$\prod(\dfrac{\sqrt{3}(1+a^2)}{2a}-1)\ge 1$
tương đương $\prod(\sqrt{3}(1+a^2)-2a)\ge 8abc$
mà $\sqrt{3}a^2+\dfrac{1}{\sqrt{3}}\ge 2a$
nên $\sqrt{3}(1+a^2)-2a\ge \dfrac{2}{\sqrt{3}}$,làm tt 3 bdt nữa rồi nhân lại với nhau
chú ý $8abc\le \dfrac{8}{3\sqrt{3}}$
suy ra đpcm



#258699 Toán học tuổi trẻ tháng 4/2011

Đã gửi bởi tuan101293 on 22-04-2011 - 15:30 trong Toán học & Tuổi trẻ

Toan hoc tuoi tre thang 4/2011



#246497 Tim x

Đã gửi bởi tuan101293 on 04-11-2010 - 15:21 trong Số học

đặt {x}=b,[x]=a thì
$12345=63a+[2b]+[4b]+[8b]+[16b]+[32b]=63a+S$
chú ý $[nb]\le (n-1)$
nên
$1\le S\le 1+3+7+15+31=57$
suy ra $195,04<a<195,93$,không thuộc Z vô lý



#259767 Thử sức với BDT khó

Đã gửi bởi tuan101293 on 02-05-2011 - 10:27 trong Bất đẳng thức - Cực trị

Đặt $x_i=4cos(a_i)$ ta có $\sum cos(a_i)=0$
ta có $64cos(a_i)^3=16(cos(3a_i)+3cos(a_i))$ nên $|\sum x_i^3|=16|\sum cos(3a_i)+3\sum cos(a_i)|=16|\sum cos(3a_i)|\le 16n$
ĐPCM



#259892 Thử sức với BDT khó

Đã gửi bởi tuan101293 on 03-05-2011 - 16:45 trong Bất đẳng thức - Cực trị

may mắn thôi
:delta
đùa đó,thành phương pháp rùi bạn à



#254015 Thách thức

Đã gửi bởi tuan101293 on 01-03-2011 - 20:05 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho x, y, z > 0, C/m $\dfrac{x}{4x+4y+z}+\dfrac{y}{4y+4z+x}+\dfrac{z}{4z+4x+y}\leq\dfrac{1}{3}$

Ta có;
$\dfrac{x}{4x+4y+z}=x\dfrac{1}{(x+2y)+(x+2y)+(2x+z)}$
$\leq \dfrac{1}{9}x (\dfrac{1}{x+2y}+\dfrac{1}{x+2y}+\dfrac{1}{2x+z})$
<=> $\dfrac{x}{4x+4y+z}\leq\dfrac{1}{9}(\dfrac{2x}{x+2y}+\dfrac{x}{2x+z})$

Tương tự
$\dfrac{y}{4y+4z+x}\leq\dfrac{1}{9}(\dfrac{2y}{y+2z}+\dfrac{y}{2y+x})$
$\dfrac{z}{4z+4x+y}\leq\dfrac{1}{9}(\dfrac{2z}{z+2x}+\dfrac{z}{2z+y})$

Cộng từng vế 3 BĐT trên ta có đpcm. Dấu bằng xảy ra <=> x=y=z

Cộng dọc thì nó ra $\dfrac{2x+y}{2y+x}$ chứ ????
********
LG: chuẩn hóa x+y+z=3,và giả sử y nằm giữa 2 số x,z ta phải CM
$\dfrac{x}{x+y+1}+\dfrac{y}{y+z+1}+\dfrac{z}{z+x+1}\le 1$
Quy đồng ta phải CM $x^2y+y^2z+z^2x+xyz\le 4$
vì y nằm giữa nên ta có $z(y-z)(y-x)\le 0$ suy ra $y^2z+z^2x\le xyz+yz^2$
suy ra $x^2y+y^2z+z^2x+xyz\le x^2y+2xyz+z^2y=z(x+y)^2=z(3-z)^2\le \dfrac{1}{2}(\dfrac{2z+3-z+3-z}{3})^3=4$
ĐPCM