Đến nội dung

minhtuyb nội dung

Có 497 mục bởi minhtuyb (Tìm giới hạn từ 07-06-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#368725 Một túi gồm 1001 viên đá. Mỗi bước chọn 1 túi có nhiều đá hơn, bỏ đi 1 viên v...

Đã gửi bởi minhtuyb on 11-11-2012 - 16:05 trong Đại số

Một túi gồm 1001 viên đá. Mỗi bước chọn 1 túi có nhiều đá hơn, bỏ đi 1 viên và chia số còn lại thành 2 túi . Hỏi có thể làm như vậy để thu đc tất cả các túi đều có 3 viên đá đc không?

Gọi $S$ là tổng số đá và số túi sau mỗi bước $\Rightarrow S$ là đại lượng bất biến (sau mỗi bước bỏ 1 đá và thêm 1 túi)
Do lúc đầu $S\not\vdots 4$, mà để thu được tất cả các túi đều có 3 viên đá thì $S\vdots 4$
$\Rightarrow$ Không thể thu được tất cả các túi đều có 3 viên đá.



#368729 Các ô vuông đc sắp xếp kề nhau tạo thành 1 dải hình chữ nhật vô hạn về cả 2 p...

Đã gửi bởi minhtuyb on 11-11-2012 - 16:11 trong Số học

Gợi ý: Nếu đánh số các ô lần lượt là $1,2,3,...,n$ và quy ước mỗi viên đá ở ô thứ $k$ mang giá trị $k^2$ thì tổng các giá trị $S$ của tất cả các viên đá là một đại lượng đơn biến (tăng thực sự)



#368724 Cho 1 dãy số tự nhiên A(i) thỏa mãn: A(1) <2011, A (i) + A(i+1) = A(i+2)...

Đã gửi bởi minhtuyb on 11-11-2012 - 16:03 trong Số học

Cho 1 dãy số tự nhiên A(i) thỏa mãn:
A(1) <2011, A (i) + A(i+1) = A(i+2)

Biết A(1) - A(n) và A(2) + A(n-1) chia hết cho 2011.
CMR; N là 1 số lẻ

Xét dãy số $A_1=0;A_2=2011;A_i + A_{i+1} = A_{i+2}$ là một dãy số thoả mãn yêu cầu bài toán (do tất cả các số hạng của dãy đều chia hết cho $2011$)
Đâu nhất thiết là $n$ lẻ?



#362142 $x_{n+3}=x_{n+2}+x_{n+1}+x_n$. CMR...

Đã gửi bởi minhtuyb on 15-10-2012 - 21:20 trong Dãy số - Giới hạn

Cho dãy số $x_n$ được xác định bởi:
$$\left\{\begin{array}{ll}x_1=x_2=x_3=1\\x_{n+3}=x_{n+2}+x_{n+1}+x_n,\ \ \forall n\ge 1 \end{array}\right.$$.
CMR: Với mọi số nguyên dương $m$, tồn tại chỉ số $k$ sao cho $m|x_k$



#348423 Tìm min $\frac{a^{2}+2}{b^{3}+3...

Đã gửi bởi minhtuyb on 19-08-2012 - 22:00 trong Bất đẳng thức và cực trị

http://diendantoanho...2b33geq-frac94/
Trùng. Close pic :P



#371912 Các bài toán về vecto

Đã gửi bởi minhtuyb on 23-11-2012 - 21:17 trong Hình học phẳng

bài1:Cho tam giác ABC có bán kính đường tròn ngoại tiếp là R,trọng tâm G.tìm vị trí điểm P để biểu thức http://latex.codecog...rac{3PG^2}{R^4}đạt giá trị bé nhất


bài 2:Cho tam giác ABC nội tiếp (O) ,I là tâm đường tròn nội tiếp tam giác.IA,IB,IC cắt (O) tại D,E,F.(khác A,B,C).Chứng minh rằng:
http://latex.codecog...9}{S\Delta ABC}

bài 3:Cho tam giác ABC,trọng tâm G,điểm lemoine L(giao của 3 đường đối trung).Chứng minh rằng:
http://latex.codecog...c{LC}{GC}\leq 3

Học gõ $\LaTeX$ và suy nghĩ kĩ trước khi hỏi bài!
Bài nào thử mọi cách ko ra thì mới hỏi. Đằng này BTVN chiều thầy vừa cho xong mà tối đã post lên đây rồi Hình đã gửi.



#382542 $2\sum a\geq \sum \sqrt[3]{a^{3}+7...

Đã gửi bởi minhtuyb on 01-01-2013 - 13:05 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho $a,b,c,d>0$ thỏa
$a+b+c+d = \frac{1}{a^{2}}+\frac{1}{b^{2}}+\frac{1}{c^{2}}+\frac{1}{d^{2}}$
CMR
$2(a+b+c+d)\geq \sqrt[3]{a^{3}+7}+\sqrt[3]{b^{3}+7}+\sqrt[3]{c^{3}+7}+\sqrt[3]{d^{3}+7}$

Bài này sử dụng $Chebyshev$ là ra :):
---
-Viết lại giả thiết: $\sum \left(a-\dfrac{1}{a^2}\right)=0$. Ta có:
$$bdt\Leftrightarrow \sum (2a-\sqrt[3]{a^3+7})\ge 0\\ \Leftrightarrow \sum \dfrac{8a^3-(a^3+7)}{4a^2+2a\sqrt[3]{a^3+7}+\sqrt[3]{(a^3+7)^2}}\ge 0\\ \Leftrightarrow \sum \dfrac{a-\dfrac{1}{a^2}}{4+2\sqrt[3]{1+\dfrac{7}{a^3}}+\sqrt[3]{(1+\dfrac{7}{a})^2}}\ge 0$$
Giả sử $a\ge b\ge c\ge d$ thì ta có hai dãy đơn điệu cùng chiều:
$$a-\dfrac{1}{a^2}\ge b-\dfrac{1}{b^2}\ge c-\dfrac{1}{c^2}\ge d-\dfrac{1}{d^2}\
\\\dfrac{1}{4+2\sqrt[3]{1+\dfrac{7}{a^3}}+\sqrt[3]{(1+\dfrac{7}{a})^2}}\ge \dfrac{1}{4+2\sqrt[3]{1+\dfrac{7}{b^3}}+\sqrt[3]{(1+\dfrac{7}{b})^2}}\ge ...$$
Áp dụng BĐT $Chebyshev$ cho hai dãy đơn điệu cùng chiều ta có ĐPCM. Dấu bằng xảy ra khi $a=b=c=d=1$



#416438 Chứng minh: $I,J,D$ thẳng hàng

Đã gửi bởi minhtuyb on 04-05-2013 - 18:32 trong Hình học

Cho đường tròn $(O)$. $A$ lad một điểm nằm ngoài đường tròn. Từ $A$ vẽ tiếp tuyến $AA'$ và cát tuyến $ACD$ ($C$ nằm giữa $A$ và $D$). Đường tròn $(A; AA')$ cắt đường thẳng $CD$ tại $E,F$ ($E$ nằm giữa  $C$ và $D$). Gọi $M=A'E\cap OF, N=DM\cap A'F, I=CM\cap A'F, J=NC\cap A'E$. Chứng minh: $I,J,D$ thẳng hàng.

Có hình luôn đây  :icon10:

- Hai đường tròn $(O)$ và $(A)$ trực giao nên $(FECD)=-1$

$\Rightarrow M(FECD)=-1\Rightarrow (FA'NI)=-1$

- Theo hệ quả của phép chiếu xuyên tâm thì $I,D,J$ thẳng hàng $\square$




#392077 $\prod \sin \frac{(n-1)\pi}{2n}...

Đã gửi bởi minhtuyb on 31-01-2013 - 19:45 trong Các bài toán Lượng giác khác

Tính tích :
$\sin \frac{\pi}{2n}\sin \frac{2\pi}{2n}\sin \frac{3\pi}{2n}...\sin \frac{(n-1)\pi}{2n}$.

- Xét phương trình $x^{2n}-1=0$ có các nghiệm $x_k=\cos\dfrac{2k\pi}{2n}+i\sin\dfrac{2k\pi}{2n}$ với $k=\overline{0,2n-1}$ (chú ý $x_0=1;x_n=-1$)

- Với $k=\overline{1,n-1}$, ta có:
$$\begin{aligned}x_{2n-k}&=\cos\dfrac{2(2n-k)\pi}{2n}+i\sin\dfrac{2(2n-k)\pi}{2n}\\ &=\cos(2\pi-\dfrac{2k\pi}{2n})+i\sin(2\pi-\dfrac{2k\pi}{2n})\\&= \cos\dfrac{2k\pi}{2n}-i\sin\dfrac{2k\pi}{2n}\\&=\overline{x_k} \end{aligned}$$

Vậy nên ta có thể viết:
$$\begin{aligned}x^{2n}-1&=(x^2-1)\prod _{i=1}^{k-1}(x-x_{k})(x-\overline{x_{k}})\\&=(x^2-1)\prod _{i=1}^{k-1}[x^2-(x_{k}+\overline{x_{k}})+1]\\&=(x^2-1)\prod _{i=1}^{k-1}(x^2-2\cos\dfrac{2k\pi}{2n}+1)\\&=(x^2-1)\prod _{i=1}^{k-1}(x^2-2(1-2\sin^2\dfrac{k\pi}{2n})+1)\end{aligned}$$

Ở trên nếu cho $x\rightarrow 1$ thì:
$$n=\prod _{i=1}^{k-1}4\sin^2\dfrac{k\pi}{2n}\\ \Rightarrow \prod _{i=1}^{k-1}\sin\dfrac{k\pi}{2n}=\dfrac{\sqrt{n}}{2^{n-1}}\ \square$$



#389524 hãy viết phương trình phản ứng xảy ra

Đã gửi bởi minhtuyb on 24-01-2013 - 10:03 trong Các môn tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ)

Từ các nguyên tố $ O,S,Na $ tạo ra được các muối $ A,B $ đều có 2 nguyên tử $ Na $ trong phân tử.Trong 1 thí nghiệm hóa học người ta cho $ m_{1}g $ muối $ A $ biến đổi thành $ m_{2}g $muối $ B $ và $ 6.16l $ khí $ Z $ tại$ 23.7^{\circ}C $ :$ 1atm $.Biết rằng 2 khối lượng đó khác nhau $ 16g $

  • hãy viết phương trình phản ứng xảy ra với công thức cụ thể là $ A,B $
  • Tính $ m_{1},m_{2} $

Đặt $A:Na_2X;B:Na_2Y$ với $X,Y$ là gốc acid.
+) $n_{khi}=0,25\ (mol)$

Quá trình phản ứng:
$$( Na_2X )+(?)\longrightarrow (Na_2Y)+(Z)$$

Theo giả thiết:
- Cứ $0,25 mol$ chất thì $A$ khác $B$ một lượng $16(g)$
Vậy $1 mol$ chất thì $A$ khác $B$ một lượng $64(g)$
$\Rightarrow |M_A-M_B|=64$

Mà $A,B$ chí có thể là: $Na_2S;Na_2SO_3;Na_2SO_4;Na_2S_2O_3;Na_2S_2O_8$.
Thành thử chỉ có $A:Na_2S;B:Na_2SO_4$ thoả mãn.
----
Ok,các yêu cầu của bài thì chị Juẩn tự ráp vào nhé!



#388714 Chứng minh rằng: $f(x)=(P(x))^2+1$ bất khả quy trong $Z [x]$

Đã gửi bởi minhtuyb on 21-01-2013 - 09:36 trong Đa thức

Cho đa thức $P(x)$ có hệ số nguyên thỏa mãn điều kiện : $P(2006)=2006! $và $xP(x-1)=(x-2006)P(x)\ (*)$ .Chứng minh rằng: $f(x)=(P(x))^2+1$ bất khả quy trong $Z [x]$

-Thay $x=0$ vào $(*)\Rightarrow P(0)=0$

-Thay $x=2006$ vào $(*)$ ta có:
$$2006P(2005)=0\Rightarrow P(2005)=0$$

-Thay $x=2005$ vào $(*)$ ta có:
$$2005P(2004)=0\Rightarrow P(2004)=0$$

Tiếp tục quá trình trên suy ra: $P(k)=0$ với $k=\overline{0,2005}$

-Theo định lý Bezout thì đa thức $P(x)$ có dạng:
$$P(x)=x(x-1)(x-2)...(x-2005)Q(x)$$

Từ (*) ta có thể dễ dàng chứng minh bằng quy nạp rằng:
$$P(2006+n)=\dfrac{(2006+n)!}{n!}\ \ n\in \mathbb{N}$$

Từ đó suy ra:
$$P(2006+n)=(2006+n)(2005+n)...(1+n)Q(2006+n)\\ \Leftrightarrow \dfrac{(2006+n)!}{n!}= \dfrac{(2006+n)!}{n!}Q(2006+n)\\ \Leftrightarrow Q(2006+n)=1\ \ \forall n\in \mathbb{N}\\ \Rightarrow Q(x)\equiv 1$$

Khi đó viết lại $P(x)$:
$$P(x)=x(x-1)(x-2)...(x-2005)$$

Công việc chứng minh $f(x)=(P(x))^2+1$ bất khả quy trong $Z [x]$ bây giờ trở thành một bài toán quen thuộc $\square$



#330342 Tìm 3 số nguyên x, y, z sao cho ta có: $m(2y+mx)+z+m^2$ là số chính...

Đã gửi bởi minhtuyb on 29-06-2012 - 20:35 trong Số học

Tìm 3 số nguyên x, y, z sao cho ta có:
$m(2y+mx)+z+m^2$ là số chính phương với mọi số nguyên m.

SOLUTION:

Viết lại biểu thức đã cho:
$A=(x+1)m^2+2ym+z$ và coi $x,y,z$ là tham số
Xét 3 trường hợp:
*Biểu thức $A$ khuyết bậc hai,bậc một. Điều này tương đương với:
$$\left\{\begin{matrix}x+1=0\\ 2y=0\end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x=-1\in\mathbb{Z}\\ y=0\in\mathbb{Z}\end{matrix}\right.$$
Lúc này: $A=z$. Vậy $A$ là số chính phương khi và chỉ khi $z$ chính phương
Vậy trường hợp này thu được $(x;y;z)=(-1;0;k^2)$ với $k\in \mathbb{Z}$)

*Biểu thức $A$ chỉ khuyết bậc hai. Điều này tương đương với $x+1=0\Leftrightarrow x=-1;y\ne 0$.
Lúc này: $A=2ym+z$. Ta không thể chọn $y,z$ để $A$ chính phương vì với mọi $y,z$ kì, ta đều có thể chọn $m$ đủ bé hoặc đủ lớn để $A$ nhận giá trị âm $\Rightarrow A$ không phải số chính phương.
Trường hợp này loại

*Biểu thức $A$ không khuyết bậc hai. Điều này tương đương với $x\ne -1$.
Lúc này $A$ được viết dưới dạng:
$$A=(x+1)m^2+2ym+z=(am+b)^2\ (a,b\in \mathbb{Z};a\ne 0)\\ \Leftrightarrow (x+1)m^2+2ym+z=a^2m^2+2abm+b^2\\ \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x+1=a^2\\ 2y=2ab\\ z=b^2\end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x=a^2-1\in\mathbb{Z}\\ y=ab\in\mathbb{Z}\\z=b^2\in\mathbb{Z}\end{matrix}\right.$$

Kết luận: Các số nguyên $x,y,z$ cần tìm là:
$(x;y;z)=(-1;0;k^2);(a^2-1;ab;b^2)$ với $k,a,b\in \mathbb{Z};a\ne 0$
------
The problem is completely solved. >:)



#318985 Giải phương trình nghiệm nguyên dương $\frac{x}{y+21}+\frac{y}...

Đã gửi bởi minhtuyb on 24-05-2012 - 11:21 trong Số học

SOLUTION:
Đặt $x=a;y=b;21=c;6=d$, khi đó pt đã cho trở thành:
$$\frac{a}{b+c}+\frac{b}{c+d}+\frac{c}{a+d}+\frac{d}{a+b}=\frac{2}{z}(*)$$
Mặt khác, ta dễ dàng cm $VT(*)\ge 2$ theo Nesbit 4 biến và $VP(*)\le 2$ do $z\in N^*$. Dấu đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi:
$$\left\{\begin{matrix}a=c\\ b=d\\ z=1\end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x=21\\ y=6\\ z=1\end{matrix}\right.$$
Vậy pt đã cho có nghiệm $x=21;y=6;z=1$



#310168 Chứng minh rằng : $\frac{a}{1+b^{2}}+\frac{b}{1+c^{2}}+\f...

Đã gửi bởi minhtuyb on 13-04-2012 - 21:29 trong Bất đẳng thức và cực trị

Tìm hiểu thêm pp cauchy ngược dấu ở đây nhé bạn ;): http://diendantoanho...-phan-i-ii.html



#310187 Tìm GTNN của : $$P = \dfrac{a^{2012}+1}{b}+\dfrac{b^{201...

Đã gửi bởi minhtuyb on 13-04-2012 - 22:13 trong Bất đẳng thức và cực trị

Bài toán :
Cho $a,b,c > 0$. Tìm GTNN của :
$$P = \dfrac{a^{2012}+1}{b}+\dfrac{b^{2012}+1}{c}+\dfrac{c^{2012}+1}{a}-\dfrac{2}{a+b+c}$$


Có $-\dfrac{2}{a+b+c}=-\dfrac{2}{9}.\dfrac{9}{a+b+c}\geq -\dfrac{2}{9}(\dfrac{1}{a}+\dfrac{1}{b}+\dfrac{1}{c})$. Suy ra
$P=\frac{a^{2012}+\frac{7}{9}}{b}+\dfrac{b^{2012}+\frac{7}{9}}{c}+\dfrac{c^{2012}+\frac{7}{9}}{a}+\frac{2}{9}(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c})-\frac{2}{a+b+c}$
$\geq \dfrac{a^{2012}+\frac{7}{9}}{b}+\dfrac{b^{2012}+\frac{7}{9}}{c}+\dfrac{c^{2012}+\frac{7}{9}}{a}$
Có: $\frac{a^{2012}+\frac{7}{9}}{b}=\frac{a^{2012}+\frac{7}{9.2011}+\frac{7}{9.2011}+...+\frac{7}{9.2011}}{b}\geq \frac{2012\sqrt[2012]{a^{2012}.\frac{7^{2011}}{18099^{2011}}}}{b}=2012\sqrt[2012]{\frac{7^{2011}}{18099^{2011}}}.\frac{a}{b}$
Xây dựng các BĐT tương tự rồi cộng vào ta có:
$P\geq 2012\sqrt[2012]{\frac{7^{2011}}{18099^{2011}}}.(\frac{a}{b}+\frac{b}{c}+\frac{c}{a})\geq 6036\sqrt[2012]{\frac{7^{2011}}{18099^{2011}}}$
Dấu bằng xảy ra khi $a=b=c=\sqrt[2012]{\frac{7}{18099}}$
Lần sau a cho bài số đẹp tí nhé :P



#302813 ..Gọi BC=a, AB=c, AC=b, DH=x, DK=z, DI=y..Cm $\frac{a}{x}=\fra...

Đã gửi bởi minhtuyb on 07-03-2012 - 22:05 trong Hình học

http://diendantoanho...showtopic=68132
:D



#301828 Tính số con vịt .

Đã gửi bởi minhtuyb on 02-03-2012 - 08:26 trong Các dạng toán khác

Vì gọi a là số vịt
a:2 Hình đã gửi số lẻ
a:3 dư 1.
a:4 dư.
a:5 Hình đã gửi tận cùng là 4;9.
a:2 dư Hình đã gửi tận cùng a ko phải là 4.
a<200 Hình đã gửi a là B(7) có tận cùng là 9.
7.7=49
7.17=119:3 dư 2
7.27=189:3 =63
Vậy a = 49.

poro_poro
Bài này có nhiều trên mạng rồi em ạ :D



#300895 $CMR$ với mọi số nguyên $m$ thì :

Đã gửi bởi minhtuyb on 25-02-2012 - 11:07 trong Số học

$4m^3+9m^2-9m-30=(4m^3+3m^2-m)+(6m^2-18m-30)$
-Thấy $6m^2-18m-30=6(m^2-3m-5)\vdots 6\forall m\in Z$
-Giờ ta phải c/m: $4m^3+3m^2-m\vdots 6$. Thật vậy, có:
$4m^3+3m^2-m=4m^3+4m^2-m^-m=4m(m^2+m)-(m^2+m)=(4m-1)(m^2+m)=m(m+1)(4m-1)(1)$
-Vì $m(m+1)$ là tích 2 số nguyên liên tiếp nên chia hết cho 2
-Xét các trường hợp:
+)$m=3k\Rightarrow m\vdots 3$
+)$m=3k+1\Rightarrow 4m-1=4(3k+1)-1=12k+3\vdots 3$
+)$m=3k+2\Rightarrow m+1=3k+3\vdots 3$
Vậy trong mọi TH đều có $m(m+1)(4m-1)\vdots 3$
-Mà $(2;3)=1\Rightarrow m(m+1)(4m-1)\vdots 6$
Tóm lại bài toán đã đc c/m



#310196 $P = \frac{x}{{y + 1}} + \frac{y}{{x + 1}}$

Đã gửi bởi minhtuyb on 13-04-2012 - 22:34 trong Bất đẳng thức và cực trị

$P=\frac{x^2}{xy+x}+\frac{y^2}{xy+y}\geq^{Schwarz} \frac{(x+y)^2}{2xy+x+y}\geq \frac{1}{\frac{(x+y)^2}{2}+1}=\frac{2}{3}$
Dấu bằng xảy ra khi $x=y=\frac{1}{2}$



#316296 $[2a]+[2b]\geq [a]+[b]+[a+b]$

Đã gửi bởi minhtuyb on 13-05-2012 - 23:32 trong Số học

Trong chuyên đề của thầy Thanh có bài này:
Hình đã gửi
Mà nên move topic sang box Số thì đúng hơn ^_^



#318957 $\frac{1}{\sqrt{x_{1}}} + \frac{1}{\sqrt{x_{2}}} + ....

Đã gửi bởi minhtuyb on 24-05-2012 - 10:07 trong Đại số

Câu 4:
Cho 2012 số nguyên dương $x_{1}, x_{2},..., x_{2012}$ thỏa mãn:
$\frac{1}{\sqrt{x_{1}}}+\frac{1}{\sqrt{x_{2}}}+...+\frac{1}{\sqrt{x_{2011}}}+\frac{1}{\sqrt{x_{2012}}}=125$
CMR: ​Trong 2012 số nguyên dương trên có ít nhất 3 số bằng nhau.


Giả sử trong 2012 số trên không có quá 2 số bằng nhau
$\Rightarrow 125\leqslant 2\times (1+\frac{1}{\sqrt{2}}+\frac{1}{\sqrt{3}}+...+\frac{1}{\sqrt{1006}})< 2\times (1+\frac{2}{1+\sqrt{3}}+\frac{2}{\sqrt{2}+\sqrt{4}}+...+\frac{2}{\sqrt{1005}+\sqrt{1007}})=2\times (\sqrt{1007}+\sqrt{1006}-\sqrt{2})< 125$
$\Rightarrow$ có ít nhất 3 số bằng nhau

------Đề thi thử ĐHKHTN năm 2012-2013 lần 5------



#318281 Khi MB = MQ, tính BC theo R

Đã gửi bởi minhtuyb on 21-05-2012 - 15:27 trong Hình học

Mong bạn xem lại câu b. $\Delta$ABN cân $\Leftrightarrow$ NO vuông góc AB. Mà N bất kì???

Đề đúng đó bạn. Mình vẽ hình trong trường hợp c thì thấy $\Delta ANB$ và $\Delta MNC$ đều nhưng chưa nghĩ ra cách cm ="='. Mà khi đó $BC=\frac{R}{2}$



#317143 $\frac{x}{x^2+1}+\frac{y}{y^2+1} \geq \frac{4(x+y)}{...

Đã gửi bởi minhtuyb on 16-05-2012 - 21:05 trong Bất đẳng thức và cực trị

Gặp bài ny bí quá,giúp với:

Cho x;y > 0 ,chứng minh rằng :

$\frac{x}{x^2+1}+\frac{y}{y^2+1} \geq \frac{4(x+y)}{4+(x+y)^2}$

Vòng đi vòng lại lại gặp người quen :P
Bài ny ông bí là phải >:) . Dùng máy tính thử với $x=1;y=2$ thấy BĐT sai! :icon6:
Mất công ngồi nhân vô phá ngoặc nãy giờ, haizzz :wacko:



#316922 Giải pt: $x^2+\sqrt{x+4}+\sqrt{x+11}=27+x$

Đã gửi bởi minhtuyb on 15-05-2012 - 23:11 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

1. Giải pt:
$$x^2+\sqrt{x+4}+\sqrt{x+11}=27+x$$
2. Giải hệ:

$$\left\{\begin{matrix}2x^3+xy^2+x-2y=4\\ 2x^2+xy+2y^2+2y=4\end{matrix}\right.$$



#299473 CMR: $AC^2+BC^2=4R^2$

Đã gửi bởi minhtuyb on 15-02-2012 - 11:55 trong Hình học

Phân giác trong và ngoài của góc $widehat{ACB}$ cắt AB tại L,M. Biết $CL=CM$, R là bán kính đường tròn ngoại tiếp $\Delta ABC$ CMR: $AB^2+AC^2=4R^2$