Jump to content

Phạm Hữu Bảo Chung's Content

There have been 549 items by Phạm Hữu Bảo Chung (Search limited from 07-06-2020)



Sort by                Order  

#445482 Phương trình, Hệ phương trình Lượng giác

Posted by Phạm Hữu Bảo Chung on 26-08-2013 - 00:03 in Phương trình, Hệ phương trình Lượng giác

Bài 1.
Giải
Phương trình tương đương:
$4\sin{\left (x+\frac{\pi }{6} \right )} \left [\sin{\left (2x+\frac{\pi }{6} \right )}-1\right ]= 2\left(\cos{2x} - \cos{\dfrac{\pi}{3}} \right )$
 
$\Leftrightarrow 4\sin{\left (x+\frac{\pi }{6} \right )} \left [\sin{\left (2x+\frac{\pi }{6} \right )}-1\right ]= 4\sin{\left (\dfrac{\pi}{6} - x\right )}\sin{\left (\dfrac{\pi}{6} + x\right )}$
 
$\Leftrightarrow 4\sin{\left (x+\frac{\pi }{6} \right )} \left [\sin{\left (2x+\frac{\pi }{6} \right )} + \sin{\left (x - \dfrac{\pi}{6}\right )} - 1 \right ] = 0$
 
Mình chỉ giải phương trình này thôi nhé:
$\sin{\left (2x+\frac{\pi }{6} \right )} + \sin{\left (x - \dfrac{\pi}{6}\right )} - 1 = 0$
 
Đặt $t = x - \dfrac{\pi}{6} \Rightarrow 2x = 2t + \dfrac{\pi}{3}$, ta được:
$\sin{\left ( 2t + \dfrac{\pi}{2}\right )} + \sin{t} - 1 = 0 \Leftrightarrow \cos{2t} + \sin{t} - 1 = 0$
 
Đến đây thì dễ rồi nhỉ?



#446375 $\sqrt{x+\sqrt{x^2-1}}=32(x-1)^2\sqrt...

Posted by Phạm Hữu Bảo Chung on 30-08-2013 - 21:00 in Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải
ĐK: $x \geq 1$
Phương trình tương đương:
$$x + \sqrt{x^2 - 1} = 2^{11}\left ( x - 1\right )^5$$
Đặt $a = 4(x - 1) \geq 0$, khi đó ta có hệ:
$\left\{\begin{matrix}x = \dfrac{a}{4} + 1\\x + \sqrt{x^2 - 1} = 2a^5\end{matrix}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x = \dfrac{a}{4} + 1\\\sqrt{x^2 - 1} = 2a^5 - x\end{matrix}\right.$
 
$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x = \dfrac{a}{4} + 1 \leq 2a^5\\4a^{10} - 4a^5x + 1 = 0\end{matrix}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x = \dfrac{a}{4} + 1 \leq 2a^5\\4a^{10} - 4a^5\left ( \dfrac{a}{4} + 1\right ) + 1 = 0\end{matrix}\right.$
 
$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x = \dfrac{a}{4} + 1 \leq 2a^5\\(2a^5 - 1)^2 = a^6\end{matrix}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x = \dfrac{a}{4} + 1 \leq 2a^5\\2a^5 - a^3 - 1 = 0\end{matrix}\right.$
 
$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x = \dfrac{a}{4} + 1 \leq 2a^5\\a^5 - a^3 + a^5 - 1 = 0\end{matrix}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x = \dfrac{a}{4} + 1 \leq 2a^5\\(a - 1)(2a^4 + 2a^3 + a^2 + a + 1) = 0\end{matrix}\right.$
 
$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}a = 1\\x = \dfrac{a}{4} + 1\end{matrix}\right. \Rightarrow x = \dfrac{5}{4}$



#444598 $$\sqrt[3]{x^2}-2\sqrt{x^3}-(x-4)...

Posted by Phạm Hữu Bảo Chung on 21-08-2013 - 20:39 in Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

http://diendantoanho...80/#entry444511
Bài này đã được đăng ở đây rồi bạn!




#444596 $\left\{\begin{matrix}2^{bx}+(a+...

Posted by Phạm Hữu Bảo Chung on 21-08-2013 - 20:38 in Phương trình - Hệ phương trình - Bất phương trình

Em chưa học đến phương trình mũ và log nên có sai thì thôi anh nhé.
Giải
Do hệ phương trình có nghiệm với mọi b nên nó có nghiệm khi b = 0
Khi đó, phương trình thứ nhất của hệ trở thành:
$a^2 = 1 \Leftrightarrow \left[\begin{matrix}a = 1\\a = -1\end{matrix}\right.$
- Với a = 1, hệ ban đầu tương đương:
$\left\{\begin{matrix}2^{bx} + 2by = 1\\y^3=1 \end{matrix}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}2^{bx} = 1 - 2b\\y=1\end{matrix}\right.$
Hệ nói trên vô nghiệm khi $b > \dfrac{1}{2}$. Vậy a = 1 không thỏa mãn.
- Với a = - 1, hệ tương đương:
$\left\{\begin{matrix}2^{bx} = 1\\y^3 = 2x^3 + 1 \end{matrix}\right.$
Hệ nói trên luôn có nghiệm với mọi b. 
Vì vậy: a = -1 thỏa mãn đề bài.



#444144 Giải hệ phương trình: $y^{3}+y=x^{3}+3x^{2...

Posted by Phạm Hữu Bảo Chung on 19-08-2013 - 21:23 in Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải
ĐK: $0 \leq y \leq 2$ và $-1 \leq x \leq 1$ 
Phương trình thứ nhất của hệ tương đương:
$y^3 + y = (x + 1)^3 + x + 1 \, (1)$
Xét hàm $f(t) = t^3 + t$ trên [0; 2] có $f'(t) = 3t^2 + 1 > 0$
Do đó $f(t)$ luôn đồng biến trên [0; 2] nên $(1) \Leftrightarrow y = x + 1 \Leftrightarrow x = y - 1$
 
Thế vào phương trình thứ hai, ta được:
$\sqrt{1 - (y - 1)^2}  = \sqrt{y} + \sqrt{2 - y} - 1$
 
$\Leftrightarrow \sqrt{y(2 - y)} = \sqrt{y} + \sqrt{2 - y} - 1$
 
Khi đó: Đặt $t = \sqrt{y} + \sqrt{2 - y} \Rightarrow t^2 = 2 + 2\sqrt{y(2 - y)} \Rightarrow \sqrt{y(2 - y)} = \dfrac{t^2 - 2}{2}$
 
Giải phương trình bậc hai tìm t rồi từ đó tìm x nữa là được. 



#448768 CMR $(a^2+2)(b^2+2)(c^2+2)\geq 9(ab+bc+ca)$

Posted by Phạm Hữu Bảo Chung on 08-09-2013 - 10:51 in Bất đẳng thức và cực trị

Bài 4. BĐT sai với $x = y = z = \sqrt{3}$

Giải

Đặt $x = \tan{A}; y = \tan{B}, z = \tan{C}$.

Từ giả thiết, ta có: $\tan{C} = z = \dfrac{x + y}{xy - 1} = - \tan{(A + B)} \Rightarrow A + B + C = \pi + k\pi$

Vì $x, y, z > 0$ nên $\tan{A}; \tan{B}; \tan{C} > 0$

Khi đó, ta có:
$\dfrac{x}{\sqrt{1 + x^2}} = \dfrac{\tan{A}}{\sqrt{\tan^2{A} + 1}} = \dfrac{\sin{A}}{\cos{A}}|\cos{A}| = |\sin{A}|$

 

Vậy: $VT = |\sin{A}| + |\sin{B}| + |\sin{C}| \leq \dfrac{3\sqrt{3}}{2}$

 

 




#450436 $3\left ( x+y+z \right )+xyz\geq 10$

Posted by Phạm Hữu Bảo Chung on 14-09-2013 - 23:22 in Bất đẳng thức và cực trị

Giải

Đặt $x + y + z = p; xy + yz + zx = q$ và $xyz = r$.

Theo giả thiết: $q = 3 \Rightarrow r \leq \sqrt{\dfrac{q^3}{27}} = 1$

Ta có:
$(x^3 + y^3 + z^3)(x + y + z) \geq (x^2 + y^2 + z^2)^2$

 

$\Rightarrow (p^3 - 3pq + 3r)p \geq (p^2 - 2q)^2 \Leftrightarrow p^2q + 3pr \geq 4q^2$

 

$\Leftrightarrow 3p^2 + 3pr - 36 \geq 0 \Leftrightarrow p^2 + pr - 12 \geq 0 \, (1)$

Vì $x, y, z > 0$ nên $p, r > 0$. Vì vậy, từ (1), suy ra: $p \geq \dfrac{\sqrt{r^2 + 48} - r}{2}$

 

Vậy, ta cần chứng minh: $\dfrac{\sqrt{r^2 + 48} - r}{2} \geq \dfrac{10 - r}{3} \Leftrightarrow 3\sqrt{r^2 + 48} \geq r + 20$

$\Leftrightarrow r^2 - 5r + 4 \geq 0 \Leftrightarrow (r - 1)(r - 4) \geq 0$

BĐT trên đúng với $r \leq 1$. Vậy, ta có điều phải chứng minh.

 

 




#457418 $2cos^{2}x(sin2x-cos2xtanx)=\sqrt{3}(cos^{...

Posted by Phạm Hữu Bảo Chung on 13-10-2013 - 12:27 in Phương trình, Hệ phương trình Lượng giác

Giải

ĐK: $x \neq \dfrac{\pi}{2} + k\pi \, (k \in Z)$

Phương trình tương đương:
$2\cos^2{x}\left (\sin{2x} - \cos{2x}\dfrac{\sin{x}}{\cos{x}}\right ) = \sqrt{3}(\cos^2{x} - \sin^2{x})$

$\Leftrightarrow 2\cos{x}(\sin{2x}\cos{x} - \sin{x}\cos{2x}) = \sqrt{3}(\cos^2{x} - \sin^2{x})$

$\Leftrightarrow 2\sin{x}\cos{x} = \sqrt{3}\cos{2x} \Rightarrow \sin{2x} = \sqrt{3}\cos{2x}$

 




#452867 Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình chữu nhật , SA vuông góc với đáy và...

Posted by Phạm Hữu Bảo Chung on 24-09-2013 - 22:16 in Hình học không gian

Giải

Ta tính được: $V_{S.ABCD} = \dfrac{abc}{3} $

Do SA $\perp$ (ABCD) nên các tam giác SAD và SAB vuông tại A.

Từ đó, ta tính được:
$\dfrac{SD’}{SD} = \dfrac{SA^2}{SD^2} = \dfrac{c^2}{c^2 + b^2}$

$\dfrac{SB’}{SB} = \dfrac{SA^2}{SB^2} = \dfrac{c^2}{c^2 + a^2}$

Gọi O = AC $\cap$ BD; SO $\cup$ B’D’ = I. Từ đó suy ra: C’ = AI $\cup$ SC

Chú ý rằng, ta chứng minh được:
Gọi AM là trung tuyến của tam giác ABC bất kỳ. Nếu H $\in$ AB và K $\in$ AC sao cho $\dfrac{AH}{AB} = x; \dfrac{AK}{AC} = y$ và I là giao điểm HK với AM thì:
$$\dfrac{AI}{AM}= \dfrac{2xy}{x + y} = \dfrac{2}{\dfrac{1}{x} + \dfrac{1}{y}}$$
Cái này bạn có thể chứng minh bằng tỉ số diện tích. :D

Áp dụng vào bài toán, ta có:
Trong tam giác SBD, $\dfrac{SI}{SO} = \dfrac{2}{\dfrac{SD}{SD’} + \dfrac{SB}{SB’}} = \dfrac{2c^2}{a^2 + b^2 + 2c^2}$

Trong tam giác SAC, $\dfrac{SI}{SO} = \dfrac{2}{\dfrac{SC}{SC’} + 1}$

 

$\Rightarrow \dfrac{SC’}{SC} = \dfrac{1}{2\dfrac{SM}{SI} - 1} = \dfrac{c^2}{a^2 + b^2 + c^2}$

Có các đại lượng này rồi. Chỉ cần lập tỉ số thể tích nữa là được.

 

 




#452014 cho hs $y=\frac{1}{3}x^{3}-2x^{2...

Posted by Phạm Hữu Bảo Chung on 21-09-2013 - 15:11 in Hàm số - Đạo hàm

Giải

Phương trình hoành độ giao điểm:
$\dfrac{1}{3}x^3 - 2x^2 + 3x - \dfrac{1}{3} = mx - \dfrac{1}{3}$

 

$\Leftrightarrow \dfrac{1}{3}x^3 - 2x^2 + (3 - m)x = 0 \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x = 0 \Rightarrow y = \dfrac{-1}{3} \Rightarrow A\left (0; \dfrac{-1}{3}\right )\\x^2 - 6x + 3(3 - m) = 0 \, (1)\end{matrix}\right.$

 

(d) cắt (C) tại 3 điểm phân biệt khi (1) có hai nghiệm phân biệt khác 0. Tức là:
$\left\{\begin{matrix}\Delta’ = 3^2 - 3(3 - m) > 0\\3(3 - m) \neq 0\end{matrix}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}m > 0 \\ m \neq 3\end{matrix}\right.$

 

Với điều kiện trên, (1) có hai nghiệm phân biệt: $x = 3 \pm \sqrt{3m}$

Từ giả thiết: $S_{\triangle OBC} = 2S_{\triangle OAB} \Leftrightarrow \dfrac{1}{2}d_{(O; (d))}.BC = 2.\dfrac{1}{2}d_{(O; (d))}.AB \Rightarrow BC = 2AB$

Vì A, B, C thẳng hàng nên có hai trường hợp xảy ra:

+ Nếu A là trung điểm BC thì $x_A = \dfrac{x_B + x_C}{2} \Leftrightarrow 0 = \dfrac{6}{2}$ (Vô lí)
+ Nếu $\overrightarrow{BC} = 2\overrightarrow{BA} \Rightarrow x_C - x_B = 2(x_A - x_B)$

$\Rightarrow x_C = 3x_B \Rightarrow \left[\begin{matrix}3 + \sqrt{3m} = 2(3 - \sqrt{3m})\\3 - \sqrt{3m} = 2(3 + \sqrt{3m})\end{matrix}\right. \Rightarrow m = \dfrac{3}{4}$

                                                                      

 




#451319 C/m: $\sum \frac{2a^{3}}{a^{6...

Posted by Phạm Hữu Bảo Chung on 17-09-2013 - 21:55 in Bất đẳng thức và cực trị

Giải

Ta có:
$\dfrac{2a^3}{a^6 + bc} \leq \dfrac{2a^3}{2a^3\sqrt{bc}} = \dfrac{1}{\sqrt{bc}}$

Chứng minh tương tự, ta có: $VT \leq \dfrac{1}{\sqrt{ab}} + \dfrac{1}{\sqrt{bc}} + \dfrac{1}{\sqrt{ca}}$

Khi đó, ta cần chứng minh:                                
$a^2 + b^2 + c^2 \geq abc\left (\dfrac{1}{\sqrt{ab}} + \dfrac{1}{\sqrt{bc}} + \dfrac{1}{\sqrt{ca}} \right )$

$\Leftrightarrow a^2 + b^2 + c^2 \geq \sqrt{abc}(\sqrt{a} + \sqrt{b} + \sqrt{x})$

Thật vậy, ta có:
$a^2 + b^2 + c^2 \geq ab + bc + ca \geq \sqrt{ab.ac} + \sqrt{ab.bc} + \sqrt{bc.ca} = \sqrt{abc}(\sqrt{a} + \sqrt{b} + \sqrt{c})$

Vậy, ta có điều phải chứng minh.




#443273 Cho hàm số: $y=\frac{x^{2}cos\alpha +2xsin...

Posted by Phạm Hữu Bảo Chung on 16-08-2013 - 09:28 in Hàm số - Đạo hàm

Không biết đúng không nữa!
Giải
TXĐ: D = R\{-2}
Hàm số: $y = \dfrac{x^2\cos{\alpha} + 2x\sin{\alpha} + 1}{x + 2} = x\cos{\alpha} + 2\left (\sin{\alpha} - \cos{\alpha} \right ) + \dfrac{1 - 4(\sin{\alpha} - \cos{\alpha})}{x + 2}$
 
Hàm số có tiệm cận xiên: $(d): y = x\cos{\alpha} + 2\left (\sin{\alpha} - \cos{\alpha} \right )$
 
Đường tròn tâm O tiếp xúc với TCX có bán kính lớn nhất khi khoảng cách từ O đến TCX lớn nhất.
 
Ta có: $d_{(O; d)} = \dfrac{2\left |\sin{\alpha} - \cos{\alpha}\right |}{\sqrt{1 + \cos^2{\alpha}}} \, (1)$
 
- Nếu $\alpha = \dfrac{\pi}{2} + k\pi \, (k \in Z) \Rightarrow d_{(O; d)} = 2$
 
- Nếu $\alpha \neq \dfrac{\pi}{2} + k\pi \, (k \in Z)$, chia cả tử và mẫu của (1) cho $|\cos{\alpha}|$, ta được:
 
$d_{(O; d)} = \dfrac{2\left | \tan{\alpha} - 1\right |}{\sqrt{2 + \tan^2{\alpha}}}$
 
Khảo sát hàm số $y = \dfrac{2|x - 2|}{\sqrt{x^2 + 2}}$ ta tìm được: $Max_y = \sqrt{6}$ khi $x = -2$
 
Vậy với $\tan{\alpha} = -2$ thì hàm số ban đầu sẽ có tiệm cận xiên tiếp xúc với đường tòn tâm O có bán kính lớn nhất.



#440258 tìm min $S=cos3A+2cosA+cos2B+cos2C$

Posted by Phạm Hữu Bảo Chung on 03-08-2013 - 21:38 in Bất đẳng thức và cực trị

Giải

Ta có:
$S = \cos{3A} + 2\cos{A} + \cos{2B} + \cos{2C}$

$S = \cos{3A} + 2\cos{A} + 2\cos{\left ( B + C\right )}\cos{\left ( B - C\right )}$

 

$S = \cos{3A} + 2\cos{A}\left [1 - \cos{\left ( B - C\right )} \right ]$ (Vì $A + B + C = 180^o$ nên $\cos{\left (B + C \right )} = -\cos{A}$)

Do tam giác ABC nhọn nên $\cos{A} > 0 \Rightarrow S \geq - 1$.

Vậy: $Min_S = -1$. Dấu "=" xảy ra khi: $\cos{3A} = -1; \cos{\left (B - C\right )} = 1 \Leftrightarrow A = B = C = 60^o$




#381954 $\sqrt[3]{cos5x+2cosx}-\sqrt[3]{2cos5x+cosx...

Posted by Phạm Hữu Bảo Chung on 30-12-2012 - 12:51 in Phương trình, Hệ phương trình Lượng giác

Nhận thấy: $\cos{x} = 0$ là một nghiệm của phương trình.

Với $\cos(x) \neq 0$
Đặt:
$A = \sqrt[3]{(\cos{5x} + 2\cos{x})^2} + \sqrt[3]{(2\cos{5x} + \cos{x})^2} + \sqrt[3]{(\cos{(5x)} + 2\cos{x})(2\cos{5x} + \cos{x})}$

Phương trình ban đầu tương đương:
$\dfrac{(\cos{5x} + 2\cos{x}) - (2\cos{5x} + \cos{x})}{A} = 2\sqrt[3]{\cos{x}}(\cos{4x} - \cos{2x})$

$\Leftrightarrow \dfrac{\cos{x} - \cos{5x}}{A} - 2\sqrt[3]{\cos{x}}(\cos{4x} - \cos{2x}) = 0$

$\Leftrightarrow \dfrac{2\sin{3x}.\sin{2x}}{A} + 2\sqrt[3]{\cos{x}}.2\sin{3x}\sin{x} = 0 $

$\Leftrightarrow 4\sin{3x}.\sin{x}.\sqrt[3]{\cos{x}} \left( \dfrac{\sqrt[3]{\cos^2{x}}}{A} + 1 \right) = 0$

Do $A > 0 \, \forall \, \cos{x} \neq 0$ nên phương trình trên tương đương:

$\Leftrightarrow \left[\begin{matrix}\sin{3x} = 0\\\sin{x} = 0\end{matrix}\right.$

Bạn tự giải và kết hợp nghiệm luôn nhé.



#415605 $G=3-5sin2x$

Posted by Phạm Hữu Bảo Chung on 30-04-2013 - 17:05 in Phương trình, Hệ phương trình Lượng giác


Biến đổi thành tích $G=3-5sin2x$

 

Giải

Ta có: 
$G = 3 - 5\sin{2x}$

$G = 3(\sin^2{x} + \cos^2{x}) - 10\sin{x}\cos{x}$

$G = (3\sin{x} - \cos{x})(3\cos{x} - \sin{x})$




#337890 Giải phương trình: $\frac{\sin ^{4}\frac{x}{2}+\cos...

Posted by Phạm Hữu Bảo Chung on 19-07-2012 - 22:44 in Phương trình, Hệ phương trình Lượng giác

Giải phương trình:
$\frac{\sin ^{4}\frac{x}{2}+\cos ^{4}\frac{x}{2}}{1-\sin x}-\tan ^{2}\sin x=\frac{1+\sin x}{2}$

Cách thực dụng nhất:

Giải

Chú ý:
$\sin^4{\alpha} + \cos^4{\alpha} = (\sin^2{\alpha} + \cos^2{\alpha})^2 - \dfrac{1}{2}(2\sin{\alpha}.\cos{\alpha})^2 $

$= 1 - \dfrac{1}{2}.\sin^2{2\alpha}$


ĐK: $\left\{\begin{array}{l}\cos{x} \neq 0\\\sin{x} \neq 1\end{array}\right. \Leftrightarrow x \neq \dfrac{\pi}{2} + k\pi \,\, (k \in Z)$

Phương trình ban đầu tương đương:
$\dfrac{1 - \dfrac{1}{2}.\sin^2{x}}{1 - \sin{x}} - \dfrac{\sin^3{x}}{\cos^2{x}} = \dfrac{1+\sin x}{2}$

$\Leftrightarrow \dfrac{(2 - \sin^2{x})(1 + \sin{x})}{2(1 - \sin^2{x})} - \dfrac{2\sin^3{x}}{2(1 - \sin^2{x})} = \dfrac{(1 + \sin{x})(1 - \sin^2{x})}{2(1 - \sin^2{x})}$

$\Leftrightarrow 2\sin^3{x} - \sin{x} - 1 = 0 \Leftrightarrow \left[\begin{array}{l} \sin{x} = 1\\2\sin^2{x} + 2\sin{x} + 1 = 0 \, (VN)\end{array}\right.$


Do ĐK xác định là $\sin{x} \neq 1 \Rightarrow$ Phương trình vô nghiệm.



#333862 Phương trình lượng giác: $(1+sin^{2}x)cosx+(1+cos^{2}x)sinx=1+sin2x$

Posted by Phạm Hữu Bảo Chung on 09-07-2012 - 23:12 in Phương trình, Hệ phương trình Lượng giác

Giải phương trình:
$$(1+\sin^2{x})\cos{x}+(1+\cos^2{x})\sin{x}=1+\sin{2x}$$

Giải

Phương trình tương đương:
$\sin{x} + \cos{x} + \sin^2{x}.\cos{x} + \cos^2{x}.\sin{x} = \sin^2{x} +\cos^2{x} + 2\sin{x}.\cos{x}$


$\Leftrightarrow (\sin{x} + \cos{x})( 1 + \sin{x}.\cos{x}) = (\sin{x} + \cos{x})^2$

$\Leftrightarrow (\sin{x} + \cos{x})(\sin{x}.\cos{x} - \sin{x} - \cos{x} - 1) = 0$

$\Leftrightarrow (\sin{x} + \cos{x})(\sin{x} - 1)(\cos{x} - 1) = 0$

$\Rightarrow \left[\begin{array}{l} \sin{x} = -\cos{x}\\\sin{x} = 1\\\cos{x} = 1\end{array}\right. \Rightarrow \left[\begin{array}{l} x = \dfrac{3\pi}{4} + k\pi\\x = \dfrac{\pi}{2} + 2k\pi\\x = 2k\pi\end{array}\right. \,\, (k \in Z)$



#330253 \[\sum {\left| {\frac{{a - b}}{{a + b}}} \right|...

Posted by Phạm Hữu Bảo Chung on 29-06-2012 - 15:59 in Bất đẳng thức và cực trị

Với tam giác vuông ABC có độ dài 3 cạnh lần lượt là a = 3, b = 4, c = 5.
Ta thấy: $VT > \left |\dfrac{c - a}{c + a} \right| = \left |\dfrac{2}{8} \right| = \dfrac{1}{4} > \dfrac{1}{8}$


:| ?!



#433500 Chứng minh: $\frac{5\sin (2\alpha + 2\beta )...

Posted by Phạm Hữu Bảo Chung on 07-07-2013 - 13:13 in Công thức lượng giác, hàm số lượng giác

Bài này chỉ cần sử dụng công thức:
$\sin{2x} = 2\sin{x}\cos{x}$ và $\tan{x} = \dfrac{\sin{x}}{\cos{x}}$

với $x = \alpha + \beta$




#434866 Bài tập tính giá trị của biểu thức đặc biệt

Posted by Phạm Hữu Bảo Chung on 12-07-2013 - 20:56 in Đại số

Giải
Ta có:
$7 + 5\sqrt{2} = (\sqrt{2})^3 + 3.(\sqrt{2})^2 + 3.\sqrt{2} + 1 = (\sqrt{2} + 1)^3$
 
Vì vậy:
$x = \sqrt[3]{7 + 5\sqrt{2}} - \dfrac{1}{ \sqrt[3]{7 + 5\sqrt{2}}} = \sqrt{2} + 1 - \dfrac{1}{\sqrt{2} + 1}$
 
$x = \sqrt{2} + 1 - (\sqrt{2} - 1) = 2$
 
Vậy A = 0



#438498 giải phương trình

Posted by Phạm Hữu Bảo Chung on 26-07-2013 - 23:37 in Phương trình - Hệ phương trình - Bất phương trình

Giải phương trình

 

$\sqrt[4]{\frac{(x^{2}+x)^{2}+5\sqrt[3]{x^{8}}}{144}}=\frac{x}{x+1}$

Giải

ĐKXĐ: $x \neq -1$

Điều kiện để phương trình ban đầu có nghiệm: $\frac{x}{x+1} \geq 0 \Leftrightarrow x \geq 0$ hoặc $x < -1$

Phương trình ban đầu tương đương:
$\dfrac{x^2(x + 1)^2 + 5x^2\sqrt[3]{x^2}}{144} = \left ( \dfrac{x}{x + 1} \right )^4$

$\Leftrightarrow x^2 \left ( \dfrac{(x + 1)^2 + 5\sqrt[3]{x^2}}{144} - \dfrac{x^2 }{(x + 1)^4} \right ) = 0 \,(1)$

- Nhận thấy x = 0 là một nghiệm của phương trình đã cho.

- Với $x \neq 0$, (1) tương đương:
$(x +1)^6 - 5(x +1)^4\sqrt[3]{x^2} - 144x^2 = 0$

$\Leftrightarrow \left ( \dfrac{x +1}{\sqrt[3]{x}}\right )^6 + 5\left ( \dfrac{x +1}{\sqrt[3]{x}}\right )^4 - 144 = 0$

Đặt $a = \dfrac{x +1}{\sqrt[3]{x}}$, ta được: $a^6 + 5a^4 - 144 = 0 \Leftrightarrow (a^2 - 4)(a^4 + 9a^2 + 36) = 0 \Leftrightarrow a = \pm 2$
Suy ra: $x + 1 = \pm 2\sqrt[3]{x}$


- Nếu $x + 1 = 2\sqrt[3]{x} \Leftrightarrow (\sqrt[3]{x} - 1)(\sqrt[3]{x^2} + \sqrt[3]{x} - 1) = 0$ 

$\Leftrightarrow x = 1$ hoặc $x = \left (\dfrac{-1 \pm \sqrt{5}}{2} \right )^3= -2 \pm \sqrt{5}$
 

- Nếu $x + 1 = -2\sqrt[3]{x}$. Từ điều kiện $x < -1$ hoặc $x \geq 0$. Suy ra, trường hợp này không thỏa mãn.


Kết luận: Phương trình có tập nghiệm: $S = \{ 0; 1; -2 \pm \sqrt{5}\}$

 




#436830 $8sinxcos2xcos4x = 1 $

Posted by Phạm Hữu Bảo Chung on 21-07-2013 - 14:13 in Phương trình, Hệ phương trình Lượng giác

Giải
- Nhận thấy: $\cos{x} = 0 \Leftrightarrow x = \dfrac{\pi}{2} + k\pi \, (k \in Z)$ không phải nghiệm của phương trình.
 
- Với $\cos{x} \neq 0 \Leftrightarrow x \neq \dfrac{\pi}{2} + k\pi \, (k \in Z)$, nhân cả hai vế cho $\cos{x}$, ta được:
$8\sin{x}\cos{x}\cos{2x}\cos{4x} = \cos{x}$
 
$\Leftrightarrow 4\sin{2x}\cos{2x}\cos{4x} = \cos{x}$
 
$\Leftrightarrow 2\sin{4x}\cos{4x} = \cos{x}$
 
$\Leftrightarrow \sin{8x} = \sin{\left ( \dfrac{\pi}{2} - x\right )}$
 
Đây là phương trình lượng giác cơ bản.



#436763 $cos^6x-sin^5x$

Posted by Phạm Hữu Bảo Chung on 21-07-2013 - 09:38 in Phương trình, Hệ phương trình Lượng giác

Giải
Ta có:
$A = \cos^6{x} - \sin^5{x} \geq - \sin^5{x} \geq - 1$
 
Mặt khác, nhận thấy:
  • $\sin^4{x}(\sin{x} +1) \geq 0 \Leftrightarrow -\sin^5{x} \leq \sin^4{x}$
  • $\cos^4{x}(1 - \cos^2{x}) \geq 0 \Leftrightarrow \cos^6{x} \leq \cos^4{x}$
Vì vậy: $A \leq \sin^4{x} + \cos^4{x} = 1- \dfrac{1}{2}\sin^2{2x} \leq 1 $
 
Kết luận
  • $Min_A = -1$. Dấu “=” xảy ra khi: $x = \dfrac{\pi}{2} + k2\pi \, (k \in Z)$
  • $Max_A = 1$. Dấu “=” xảy ra khi: $x = k\pi$ hoặc $x = \dfrac{-\pi}{2} + k2\pi \, (k \in Z)$



#435012 giai pt $(x^2-4x+11)(x^{4}-8x^2+21)=35$

Posted by Phạm Hữu Bảo Chung on 13-07-2013 - 15:09 in Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Giải

Nhận thấy:
$x^2 - 4x + 11 = (x - 2)^2 + 7 \geq 7$

$x^4 - 8x^2 + 21 = (x^2 - 4)^2 + 5 \geq 5$

Vì vậy:

$( x^2 - 4x + 11)(x^4 - 8x^2 + 21) \geq 35$

Do đó, phương trình ban đầu có nghiệm khi $x - 2 = 0$ và $x^2 - 4 = 0$

Kết luận: Phương trình có nghiệm duy nhất x = 2.
 




#299165 CM:\[\frac{8}{{17}} \le 2\left( {{x^4} + {y^4}} \rig...

Posted by Phạm Hữu Bảo Chung on 12-02-2012 - 22:20 in Bất đẳng thức - Cực trị

Giải (Biến đổi tương đương)
Ta có:
$xy + 1 = 2(x^2 + y^2) \geq 4xy\Leftrightarrow xy \leq \dfrac{1}{3}$
Bình phương hai vế của giả thiết ban đầu, ta được:
$4(x^4 + 2x^2y^2 + y^4) = x^2y^2 + 2xy + 1$


$\Leftrightarrow -7x^2y^2 + 2xy + 1 = 4(x^4 + y^4) \geq 8x^2y^2 \Leftrightarrow 15x^2y^2 - 2xy - 1 \leq 0$

$\Leftrightarrow (5xy + 1)(3xy - 1) \leq 0 \Rightarrow \dfrac{-1}{5} \leq xy \leq {1}{3}$

Ta có: $S = 2(x^4 + y^4) + 12x^2y^2 = \dfrac{-7x^2y^2 + 2xy + 1}{2} + 12x^2y^2 = \dfrac{17x^2y^2 + 2xy + 1}{2}$

$= \dfrac{17^2x^2y^2 + 2.17.xy + 1 + 16}{2.17} = \dfrac{(17xy + 1)^2 + 16}{2.17} \geq{8}{17}$
Dấu "=" xảy ra khi $xy = \frac{-1}{17}$. Bạn thế vào giả thiết rồi dùng Viets giải ra nghiệm.

Ta cần CM: $S = \dfrac{17x^2y^2 + 2xy + 1}{2} \leq \dfrac{16}{9}$

$\Leftrightarrow 153x^2y^2 + 18xy + 9 \leq 32 \Leftrightarrow (51xy + 23)(3xy - 1) \leq 0$

Do $xy \leq \dfrac{1}{3}$ và $xy \geq \dfrac{-1}{5} > \dfrac{-23}{51}$ nên BĐT cần chứng minh đúng.
Dấu "=" xảy ra khi $xy = \dfrac{1}{3}$. Tương tự, thế vào giả thiết rồi giải ra nghiệm.