Đến nội dung

Tran Nguyen Lan 1107 nội dung

Có 120 mục bởi Tran Nguyen Lan 1107 (Tìm giới hạn từ 29-04-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#443558 chứng minh đường thẳng đi qua một điểm cố định

Đã gửi bởi Tran Nguyen Lan 1107 on 17-08-2013 - 11:02 trong Hình học

a, Xét $\triangle$MBH và $\triangle$NCK có:MB=CN(GT),$\angle$MBH=$\angle$NCK=$\angle$ACB

Suy ra $\triangle$MBH=$\triangle$NCK (ch-gnh) nên MH=NK

Mà MH$\parallel$NK suy ra MHNK là hình bình hành

Suy ra BC cắt MN tại trung điểm I của MN

b,Trên tia phân giác góc A lấy điểm O sao cho OB$\perp$AB ,OC$\perp$AC suy ra O cố định

Do AO phân giác $\angle$BAC suy ra OB=OC

Xét $\triangle$OBM và $\triangle$OCN có:

OB=OC(cmt), BM=CN(gt), OM$\angle$OBM =$\angle$OCN =90 độ

Suy ra $\triangle$OBM=$\triangle$OCN(cgc)

suy ra OM=ON nên O nằm trên đường trung trực MN(chính là đường thẳng vuông góc MN tại I)

Vậy đường thẳng vuông góc MN tại I đi qua điểm cố định O




#444020 $\frac{ab}{3a+4b+4c}+\frac{bc}...

Đã gửi bởi Tran Nguyen Lan 1107 on 19-08-2013 - 14:26 trong Bất đẳng thức và cực trị

a,b,c>0

$\frac{ab}{3a+4b+4c}+\frac{bc}{3b+4c+5a}+\frac{ca}{3c+4a+5c}\leq \frac{a+b+c}{12}$ 

Mình nghĩ đề phải là

a,b,c>0

$\frac{ab}{3a+4b+5c}+\frac{bc}{3b+4c+5a}+\frac{ca}{3c+4a+5c}\leq \frac{a+b+c}{12}$

chứ?




#445566 CMR không thể biểu diễn số nguyên tố nào thành tổng bình phương của 2 số tự n...

Đã gửi bởi Tran Nguyen Lan 1107 on 26-08-2013 - 18:33 trong Số học

haizzz!!! $a,c\equiv 0(mod4)$

Ta chỉ có a$^{2}$$\equiv$0(mod 4) thì làm sao suy ra a$\equiv$0(mod 4)

Nếu a chẵn thì vẫn đúng chứ sao?




#445746 Phân tích các đa thức sau thành nhân tử

Đã gửi bởi Tran Nguyen Lan 1107 on 27-08-2013 - 17:59 trong Đại số

Mình cần cách giải càng chi tiết càng tốt của mấy bài này, mong các bạn giúp đỡ.....

 

3/$xy(x+y)+yz(y+z)+xz(x+z)+3xyz$

Mình xin làm bài 3 như sau:

xy(x+y)+yz(y+z)+zx(z+x)+3xyz

=xy(x+y)+xyz+yz(y+z)+xyz+zx(z+x)+xyz

=xy(x+y+z)+yz(x+y+z)+zx(x+y+z)

=(x+y+z)(xy+yz+zx)




#445762 $99a + 27b + 63c = 123600$

Đã gửi bởi Tran Nguyen Lan 1107 on 27-08-2013 - 19:11 trong Số học

Tìm a, b, c thuộc N biết: 99a + 27b + 63c = 123600

Do a,b,c$\in$N suy ra 99a$\vdots$9, 27b$\vdots$9,63c$\vdots$9 

Nên 99a+27b+63c$\vdots$9 mà 123600 không $\vdots$9 

Suy ra vô lí

Không có số tự nhiên a, b, c nào thoả mãn đề bài




#445803 CMR nếu $ \frac{x^2+1}{y^2}+4$ là số chính...

Đã gửi bởi Tran Nguyen Lan 1107 on 27-08-2013 - 22:36 trong Số học

Đề có cho x,y nguyên không vậy?




#445892 Tôpic nhận đề Phương trình nghiệm nguyên, đồng dư, chia hết.

Đã gửi bởi Tran Nguyen Lan 1107 on 28-08-2013 - 15:41 trong Bài thi đang diễn ra

Họ và tên: Trần Nguyên Lân

Lớp 9A  trường THCS Đặng Thai Mai, thành phố Vinh, Nghệ An

Đề: Giải phương trình nghiệm nguyên:

$x^{3}+x^{2}+x+1=y^{3}$

Đáp án: Do $x^{2}+x+1> 0$ $\forall x$ (=$(x+\frac{1}{2})^{2}$+$\frac{3}{4}$)

Nên $x^{3}< y^{3}$ suy ra x< y

.)Với y=x+1 ta có:

$x^{3}+x^{2}+x+1=(x+1)^{3}$

Suy ra: $(x+1)(x^{2}+1-(x+1)^{2})=0$

            $-2x(x+1)$=0

Suy ra: x=0 hoặc x=1 tương đương y=1 hoặc y=2

.)Với x+1<y

Ta có: $x^{3}+x^{2}+x+1>(x+1)^{3}=x^{3}+3x^{2}+3x+1$ 

nên $2(x^{2}+x)<0$ hay x(x+1)<0 tương đương với -1<x<0

Mà do x nguyên nên vô nghiệm

Vậy phương trình chỉ có duy nhất 2 cặp nghiệm(x;y)=(0;1)và(1;2)




#446548 Toán đố

Đã gửi bởi Tran Nguyen Lan 1107 on 31-08-2013 - 15:30 trong Toán học lý thú

Đề: có 5 chữ số, nếu ta đặt số 1 ở đầu, ta sẽ dc kết quả nhỏ hơn khi ta đặt số 1 ở cuối 3 lần.

Đây là đề gốc (tiếng anh):

"what 5-digit number has the following features:
if we put the numeral 1 at the beginning, we get a number three times smaller than if we put the numeral 1 at the end of the number."

 

Xin lỗi vì mình chỉ biết đề có nhiêu đó, mong mọi người giải dùm mình.

Gọi số ban đầu là A(A là số tự nhiên có 5 chữ số)

Theo gt ta có 3(100000+A)=10A+1

tương đương với: 7A=299999

                             A=42857

Vậy số cần tìm là 42857




#447237 CMR không thể biểu diễn số nguyên tố nào thành tổng bình phương của 2 số tự n...

Đã gửi bởi Tran Nguyen Lan 1107 on 02-09-2013 - 13:45 trong Số học

Giả sử phản chứng rằng $\exists a,b,c,d$ thỏa mãn $(a,b)\neq (c,d),\gcd (a,b)=\gcd (c,d)=1$ 

Sao cho $p=a^2+b^2=c^2+d^2$

Do $p|p(d^2-b^2)$

$\Rightarrow p|pd^2-pb^2\Rightarrow p|(a^2+b^2)d^2-(c^2+d^2)b^2$

$\Rightarrow p|(ad)^2-(bc)^2$

Do $p$ nguyên tố 

KMTTQ giả sử rằng $p|ad+bc$

Ta có $p^2=(a^2+b^2)(c^2+d^2)=(ad+bc)^2+(ac-bd)^2$

$\Rightarrow ad-bc=0$

Mà $\gcd (a,b)=\gcd (c,d)=1$ 

Nên $a=d$,$b=c$

Hay cách biểu diễn trên là duy nhất

QED

Vì sao ad-bc=0?




#447506 $\sqrt{x+2}>x$

Đã gửi bởi Tran Nguyen Lan 1107 on 03-09-2013 - 13:19 trong Bất đẳng thức và cực trị

Tìm tập nghiệm nguyên của bất phương trình $\sqrt{x+2}>x$

 

 

 

 

 

Tìm tập nghiệm nguyên của bất phương trình $\sqrt{x+2}>x$

 

 

 

 

ĐKXĐ:x$\geq$-2

Với x$\geq$0.Phương trình đã cho tương đương với:

$x+2>x^{2}$ hay$x^{2}-x-2<0$

Nên (x-2)(x+1)<0 và x$\geq$0

Suy ra 0$\leq$x<2 ,x nguyên

x={0;1}

Với -2$\leq$x<0 hay x={-1;-2} thì $\sqrt{x+2}>0>x$.

Vậy phương trình có tập nghiệm là S={-1;-2;0;1}




#447557 Tìm min ​$\frac{1}{2+4a}+\frac{1...

Đã gửi bởi Tran Nguyen Lan 1107 on 03-09-2013 - 17:58 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho a,b,c >0 và a+b+c=1. Tìm min
$\frac{1}{2+4a}+\frac{1}{3+9b}+\frac{1}{6+36c}$

Áp dụng bđt Bunhiacốpxki ta có:

($\frac{1}{2(2a+1)}+\frac{1}{3(3b+1)})(\frac{1}{6(6c+1)})$(a+\frac{1}{2}+b+\frac{1}{3}+c+\frac{1}{6})$)$\geq (\sqrt{\frac{1}{2(2a+1)}(a+\frac{1}{2})}+\sqrt{\frac{1}{3(3b+1)}(b+\frac{1}{3})}+\sqrt{\frac{1}{6(6c+1)}(c+\frac{1}{6})}$

Hay $\frac{1}{2(2a+1)}+\frac{1}{3(3b+1)})(\frac{1}{6(6c+1))}$$\geq (\frac{1}{2}+\frac{1}{3}+\frac{1}{6}):(a+b+c+\frac{1}{2}+\frac{1}{3}+\frac{1}{6})$=1:2

Min A =0,5 khi (2a+1=3b+1=6c+1)hay a=$\frac{1}{2}$,b=$\frac{1}{3}$,c=$\frac{1}{6}$.




#447675 Bài tập về hình thang

Đã gửi bởi Tran Nguyen Lan 1107 on 04-09-2013 - 11:17 trong Hình học

 

Bài 1 : Chứng minh định lí sau : Đoạn thẳng nối trung điểm của 2 đường chéo trong hình thang bằng nửa hiệu hai đáy.

 

Bài 2 :   Từ ba đỉnh của một tam giác, hạ các đường vuông góc xuống một đường thẳng d 

không cắt cạnh nào của tam giác đó. Chứng minh rằng tổng độ dài ba đường vuông góc đó 
gấp ba lần độ dài đoạn thẳng vuông góc hạ từ trọng tâm tam giác xuống đường thẳng d.
 
Giải :
 
Giả sử tam giác ABC có ba đường trung tuyến AD, BE, CF cắt nhau tại O; các đoạn thẳng 
AG, BH, OI, CK đều vuông góc với đường thẳng d. Ta phải chứng minh: AG + BH + CK = 3OI
 
Từ trung điểm M của BO và từ E, ta hạ MN và EP vuông góc với d. Ta có BH // MN // OI 
// AG // EP //CK ( chúng cùng vuông góc với d). Vì O là tọng tâm của tam giác ABC nên 
BM = MO = OE. Ta lại có HN = IN = IP (đường thẳng song song cách đều). Như vậy ta 
được ba hình thang vuông BOIH, MEPN, ACKG lần lượt có MN, OI, EP là các đường 
trung bình. Từ đó suy ra
MN + EP = 2.OI hay 2MN + 2EP = 4.OI (1)
Nhưng 2MN = BH + OI, 2EP = AG + CK, thay vào (1) ta được 
BH + OI + AG + CK = 4.OI suy ra AG + BH + CK = 3.OI
 
Cho hỏi tại sao MN + EP = 2OI vậy ? 

 

Do MNEP là hình thang vuông lại nhận OI làm đường trung bình(doOI //MN//EP và MO=OE=BE/3)

Nên MN+EP=2OI




#448348 Cho tứ giác $ABCD$; $O$ là giao điểm của $BD;AC...

Đã gửi bởi Tran Nguyen Lan 1107 on 06-09-2013 - 23:15 trong Hình học



Bài 1 : Cho tam giác $ABC$ vuông tại $C$; $BE$ là phân giác góc $B$. Kẻ $CD$ vuông góc $AB$ cắt $BE$ tại $O$. Qua $O$ kẻ $FG//AB$; $F$ thuộc $AC$; $G$ thuộc $BC$. Chứng minh rằng : $AF=CE$

Bài 2 : Cho tứ giác $ABCD$; $O$ là giao điểm của $BD;AC$. Một đường thẳng $d//BD$ cắt $AB;DC;BC;AD;AC$ lần lượt tại $M;N;R;S;K$. Chứng minh rằng : $KM.KN=KR.KS$

Mình xin giải bài 1:

(Các bạn tự vẽ hình nhé)

Do $\triangle$BEC đồng dạng $\triangle$ BOH(tự c/m)

Nên $\frac{CE}{OH}=\frac{BC}{BH}$(1)

Mà tương tự ta có $\frac{AC}{CH}=\frac{BC}{BH}$(2)

Do OF // AH nên $\frac{AC}{CH}=\frac{AF}{OH}$(3)

Từ (1),(2),(3) ta có $\frac{CE}{OH}=\frac{AF}{OH}$ hay CE=AF(đpcm)




#448350 Cho tứ giác $ABCD$; $O$ là giao điểm của $BD;AC...

Đã gửi bởi Tran Nguyen Lan 1107 on 06-09-2013 - 23:26 trong Hình học

Bài 1 : Cho tam giác $ABC$ vuông tại $C$; $BE$ là phân giác góc $B$. Kẻ $CD$ vuông góc $AB$ cắt $BE$ tại $O$. Qua $O$ kẻ $FG//AB$; $F$ thuộc $AC$; $G$ thuộc $BC$. Chứng minh rằng : $AF=CE$

Bài 2 : Cho tứ giác $ABCD$; $O$ là giao điểm của $BD;AC$. Một đường thẳng $d//BD$ cắt $AB;DC;BC;AD;AC$ lần lượt tại $M;N;R;S;K$. Chứng minh rằng : $KM.KN=KR.KS$

Bài 2:(các bạn tự vẽ hình)

Do KM//OB nên $\frac{AK}{AO}=\frac{KM}{OB}$

     KR//OB nên$\frac{CK}{CO}=\frac{KR}{OB}$

Vậy $\frac{KM}{KR}=\frac{AK.CO}{AO.CK}$(1)

Do KN//OD nên $\frac{KN}{OD}=\frac{CK}{OC}$

     KS//OD nên $\frac{KS}{OD}=\frac{AK}{OA}$

Vậy $\frac{KN}{KS}=\frac{AK.CO}{AO.CK}$(2)

Từ (1), (2) suy ra $\frac{KN}{KS}=\frac{KM}{KR}$ hay KM.KN=KR.KS(đpcm)




#448410 CM: $AH=ME+MK$

Đã gửi bởi Tran Nguyen Lan 1107 on 07-09-2013 - 13:19 trong Hình học

Mình nghĩ AH>ME+MK chứ vì nếu kẻ MI vuông góc BC thì:

S ABM=AB.ME/2

S AMC=AC.MK/2

S BMC=BC.MI/2

S ABC=BC.(ME+MK+MI)/2

mà S ABC=BC.AH/2

nên AH=ME+MK+MI>ME+MK




#448488 CM: $AH=ME+MK$

Đã gửi bởi Tran Nguyen Lan 1107 on 07-09-2013 - 18:19 trong Hình học

M thuộc BC mà bạn ơi

Có thể làm như sau

$S\left ( ABC \right )=\frac{BC.AH}{2}$

$S\left ( ABM \right )=\frac{BA.ME}{2}$

$S\left ( ACM \right )=\frac{CA.MK}{2}$

$S\left ( ABC \right )=S\left ( ABM \right )+S\left ( ACM \right )$ từ đó suy ra đpcm

Mình nhầm .Xin lỗi nha




#448638 $S=\sum \frac{1}{n(n+1)}$

Đã gửi bởi Tran Nguyen Lan 1107 on 07-09-2013 - 23:09 trong Dãy số - Giới hạn

Sn = $\frac{1}{1.2} + \frac{1}{2.3} + \frac{1}{3.4} + ...+\frac{1}{n(n+1)}$

Ta dễ c/m được $\frac{1}{k(k+1)}=\frac{(k+1)-k}{k(k+1)}=\frac{1}{k}-\frac{1}{k+1}$

Áp dụng vào Sn ta có

Sn=$\frac{1}{1}-\frac{1}{2}+\frac{1}{2}-...+\frac{1}{n-1}-\frac{1}{n}$=$1-\frac{1}{n}$




#448643 Tính $M=\frac{x}{h_a}+\frac{y}...

Đã gửi bởi Tran Nguyen Lan 1107 on 07-09-2013 - 23:17 trong Hình học

Bạn giải chi tiết hơn được không :D

Ta có S(BOC)=$\frac{x.a}{2}$

S(ABC)=$\frac{h_{a}.a}{2}$

Nên $\frac{S(BOC)}{S(ABC)}=\frac{x}{h_{a}}$

Tương tự thì$\frac{S(AOC)}{S(ABC)}=\frac{y}{h_{b}}$

và$\frac{S(BOA)}{S(ABC)}=\frac{z}{h_{c}}$

Mà $\frac{S(BOA)}{S(ABC)}+\frac{S(AOC)}{S(ABC)}+\frac{S(BOC)}{S(ABC)}=1$

Suy ra$\frac{x}{h_{a}}+\frac{y}{h_{b}}+\frac{z}{h_{c}}=1$




#448878 Giải phương trình nghiệm nguyên dương $x^2+2x^2+1=y^2$

Đã gửi bởi Tran Nguyen Lan 1107 on 08-09-2013 - 18:44 trong Số học

1,$x+y+z=x.y.z$

2,$x^2+y+2=xy$

3,$x^3-y^3=xy+8$

4,$x^2+2x^2+1=y^2$

5,$x^3-3y^3-9z^3=0$

:luoi:  :namtay nho cac ban giai jup nk.me cam on cac pan nhju

4, Ta có 2x^{2}+1>0 nên x^{2}<y{2} mà x, y>0 nên x<y

Với y=x+1 ta có

3x^{2}+1=(x+1)^{2}

2x(x-1)=0 nên phương trình có 2 ngiệm (x;y)={(0;1),(1;2)}

Với y>x+1 ta có

3x^{2}+1<(x+1)^{2}

2x(x-1)<0 tương đương với 0<x<1

Do x nguyên nên vô nghiệm

Vậy phương trình có 2 nghiệm (x;y)={(0;1),(1;2)}




#449771 $13x^{2}+2=y^{2}$

Đã gửi bởi Tran Nguyen Lan 1107 on 12-09-2013 - 22:47 trong Số học

giải phương trình nghiệm nguyên 

$13x^{2}+2=y^{2}$

Mình xin làm như sau:

Xét x$\vdots$4 hay $x^{2}\equiv 0(mod 4)$

thì 13$x^{2}$+2$\equiv$2(mod 4)

Mà $y^{2}\equiv$0 hoặc 1(mod 4) nên vô lí

Xét x không chia hết cho 4 hay$x^{2}\equiv$1(mod 4)

Suy ra 13$y^{2}$+2$\equiv$3(mod 4) nên cũng vô lí

Vậy phương trình không có nghiệm nguyên




#449781 $13x^{2}+2=y^{2}$

Đã gửi bởi Tran Nguyen Lan 1107 on 12-09-2013 - 22:59 trong Số học

Xét $x\vdots 2\Rightarrow x^{2}\Rightarrow 13x^{2}\vdots 8\Rightarrow 13x^{2}+2\equiv 2(mod8)$ vô lý (với x>2)

Xét $x$ ko chia hết cho 2 $\Rightarrow x^{2}\equiv 1(mod8)\Rightarrow 13x^{2}+2\equiv 7(mod8)$ vô lý

Làm sao mà x$\vdots$2 thì $13x^{2}\vdots8$ bạn có nhầm không?

Mình nghĩ là x$\vdots$2 thì $x^{2}\vdots4$

Ở đây ta chia 2 trường hợp $x^{2}\equiv 0(mod 8)$ thì 13$13x^{2}+2\equiv 2(mod 8)$

                                             $x^{2}\equiv 4(mod 8)$thì$13x^{2}+2\equiv 6(mod 8)$

Do số chính phương thì đồng dư với 0;1;4(mod 8) nên đều loại




#449985 CMR: Với mọi số nguyên tố p dạng 4k+1(k là số tự nhiên) thì luôn viết được p=...

Đã gửi bởi Tran Nguyen Lan 1107 on 13-09-2013 - 19:44 trong Số học

CMR: Với mọi số nguyên tố p dạng 4k+1(k là số tự nhiên) thì luôn viết được p=$a^{2}+b^{2}$ với a,b$\in$ N




#450909 $(2a+11b) \vdots 19 \Leftrightarrow (5a+18b) \vdots 19....

Đã gửi bởi Tran Nguyen Lan 1107 on 16-09-2013 - 11:27 trong Số học

1, Cho a,b là các số nguyên. CMR: $2a+11b$ chia hết cho 19 khi và chỉ khi $5a+18b$ chia hết cho 19.

2. Cho số nguyên n>1. Tìm dư trong phép chia:$A=19n^n+5n^2+1890n+2006$ cho $B=n^2-2n+1$

Mình xin làm bài 1:

2a+11b$\vdots$19 khi và chỉ khi 7(2a+11b)$\vdots$19

hay 14a+77b$\vdots$19

Mà 19a+95b$\vdots$19

Suy ra 5a+18b$\vdots$19

Vậy 2a+11b$\vdots$19 khi và chỉ khi 5a+18b$\vdots$19




#451433 Chứng minh: $tan \dfrac{\angle ABC}{2}=...

Đã gửi bởi Tran Nguyen Lan 1107 on 18-09-2013 - 15:24 trong Hình học

Cho tam giác ABC vuông tại A.Chứng minh: $tan \dfrac{\angle ABC}{2}=\dfrac{AC}{AB + BC}$

Ta kẻ tia phân giác BD.Áp dụng tính chất đường phân giác thì

$\frac{DA}{BA}=\frac{DC}{BC}=\frac{DA+DC}{BA+BC}=\frac{AC}{AB+BC}$

Ta có tan$\angle \frac{ABC}{2}=tan\angle ABD$=$\frac{AD}{AB}=\frac{AC}{AB+BC}$(Đpcm)




#451636 $có bao nhiêu học sinh giỏi cả ba môn ?$

Đã gửi bởi Tran Nguyen Lan 1107 on 19-09-2013 - 13:02 trong Các bài toán Đại số khác

Đề bài:

một lớp có 40 học sinh, mỗi học sinh đều giỏi ít nhất hai trong ba môn toán, văn và anh văn. biết rằng có 25 học sinh giỏi ít nhất hai môn văn và toán, 30 học sinh giỏi ít nhất hai môn văn và anh văn, 5 học sinh giỏi đúng hai môn toán và anh văn. hỏi lớp có bao nhiêu học sinh giỏi cả 3 môn ?



các anh chị và các bạn giải dùm mình nhé!
cảm ơn nhiều.

Gọi số học sinh giỏi cả 3 môn là a,số hs giỏi toán văn là b,giỏi văn anh là c,giỏi toán anh là d(a,b,c,d$\in$N)

$\left\{\begin{matrix} & \\ a+b+c+d=40 & \\ a+b=25 & \\ a+c=30 & \\ d=5 \end{matrix}\right.$

Giải ra ta có a=20,b=5,c=10,d=5

Vậy có 20 hs giỏi cả 3 môn