Đến nội dung

Phạm Hữu Bảo Chung nội dung

Có 549 mục bởi Phạm Hữu Bảo Chung (Tìm giới hạn từ 08-06-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#457677 $\frac{\sin x+\sin 3x}{1+\sin x+...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 14-10-2013 - 21:36 trong Phương trình, Hệ phương trình Lượng giác

Giải

ĐK: $\sin{x} + \cos{x} \neq - 1$

Nhận thấy:
$\sin{x} + \sin{3x} = 2\sin{2x}\cos{x} =2\cos{x}(\sin{x} + \cos{x} + 1)(\sin{x} + \cos{x} - 1)$

Vậy, phương trình ban đầu tương đương:
$2\cos{x}(\sin{x} + \cos{x} - 1) = \sqrt{2}\cos{3x} + 1 - 2\left (1 - 2\sin^2{\dfrac{x}{2}}\right )$

$\Leftrightarrow \sin{2x} + \cos{2x} = \sqrt{2}\cos{3x}$

$\Leftrightarrow \cos{3x} = \cos{\left ( 2x - \dfrac{\pi}{4}\right )}$

 

 




#445863 $\frac{\sqrt{1+\sqrt{1-x^2}}(...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 28-08-2013 - 12:50 trong Đại số

Giải
ĐK: $-1 \leq x \leq 1$
Đặt $a = \sqrt{1 + x}; b = \sqrt{1 - x} \, (a, b \geq 0)$, khi đó: $a^2 + b^2 = 2$
Ta có:
$M = \dfrac{\left ( a^3 - b^3\right )\sqrt{1 + ab}}{2 + ab}$
 
$\,\, = \dfrac{(a - b)(a^2 + ab + b^2)\sqrt{\dfrac{a^2 + b^2}{2} + ab}}{a^2 + b^2 + ab}$
 
$\,\, = (a - b)\sqrt{\dfrac{(a + b)^2}{2}} = \dfrac{(a + b)(a - b)}{\sqrt{2}}$
 
$\,\, = \dfrac{a^2 - b^2}{\sqrt{2}} = \dfrac{x + 1 - (1 - x)}{\sqrt{2}} = x\sqrt{2}$



#448527 $\frac{(1+sinx+cos2x)sin(x+\frac{\pi}...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 07-09-2013 - 20:11 trong Phương trình, Hệ phương trình Lượng giác

Giải

ĐK: $x \neq \dfrac{\pi}{2} + k\pi$ và $x \neq \dfrac{-\pi}{4} + k\pi \, (k \in Z)$

Phương trình tương đương:
$\dfrac{(2\cos^2{x} + \sin{x})\sqrt{2}\sin{\left (x + \dfrac{\pi}{4}\right )}}{1 + \dfrac{\sin{x}}{\cos{x}}} = \cos{x}$

$\Leftrightarrow \dfrac{\cos{x}(2\cos^2{x} + \sin{x})(\sin{x} + \cos{x})}{\sin{x} + \cos{x}} = \cos{x}$

$\Leftrightarrow 2\cos^2{x} + \sin{x} = 1\Leftrightarrow 2\sin^2{x} - \sin{x} - 1 = 0 \Leftrightarrow \left[\begin{matrix}\sin{x} = 1\\\sin{x} = \dfrac{-1}{2}\end{matrix}\right.$

Bạn tự làm phần còn lại nhé. Chú ý đối chiếu điều kiện.

 

 




#435013 $\frac{1}{8} < a < \frac{2...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 13-07-2013 - 15:24 trong Đại số

Bài 1.

Giải
Ta có: 
$a = \sqrt{65} - \sqrt{63} = \dfrac{2}{\sqrt{65} + \sqrt{63}}$
Nhận thấy: 
$\dfrac{1}{\sqrt{65} + \sqrt{64}} < \dfrac{1}{\sqrt{64} + \sqrt{43}}$
 
$\Rightarrow \sqrt{65} - \sqrt{64} < \sqrt{63} - \sqrt{64} $
 
$\Rightarrow \sqrt{65} + \sqrt{63} < 2\sqrt{64} = 16$
 
$\Rightarrow a = \dfrac{2}{\sqrt{65} + \sqrt{3}} > \dfrac{1}{8}$
 
Mặt khác: $\sqrt{65} + \sqrt{63} > \sqrt{25} = 5 \Rightarrow a < \dfrac{2}{5}$
 
Do đó: $\dfrac{1}{8} < a < \dfrac{2}{5}$

 




#450744 $\frac{1}{cos^{2}x}-\frac{1...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 15-09-2013 - 17:06 trong Phương trình, Hệ phương trình Lượng giác

Giải

ĐK: $x \neq \dfrac{k\pi}{2}$, $x \neq \dfrac{-\pi}{3} + k\pi$ và $x \neq \dfrac{\pi}{6} + k\pi \, (k \in Z)$

Nhận xét: $\cot{\left ( \dfrac{\pi}{6} - x\right )} = \tan{\left [ \dfrac{\pi}{2} - \left ( \dfrac{\pi}{6} - x \right )\right ]} = \tan{\left ( x + \dfrac{\pi}{3}\right )}$

Vậy: $\cot{\left ( \dfrac{\pi}{6} - x\right )}\cot{\left ( x + \dfrac{\pi}{3}\right )} = 1$

Vậy, phương trình tương đương:
$\dfrac{\sin^2{x} - \cos^2{x}}{\sin^2{x}\cos^2{x}} = \dfrac{8}{3}$

$\Leftrightarrow -\cos{2x} = \dfrac{2}{3}\sin^2{2x}$

$\Leftrightarrow \dfrac{2}{3}\cos^2{2x} - \cos{2x} - \dfrac{2}{3} = 0 $

Còn lại bạn tự làm hén. Chú ý đối chiếu điều kiện.

 




#457419 $\frac{2cos^{3}x-2cosx-sin2x}{cosx-1}...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 13-10-2013 - 12:29 trong Phương trình, Hệ phương trình Lượng giác

Liệu có nhầm lẫn không Chung??? (Cũng có thể mình sai) :excl:

 

Khi cậu nhân mẫu lên thì vế phải trở thành: $2(\cos^2{x} - 1)(1 + \sin{x}) = -2\sin^2{x}(1 + \sin{x})$




#457412 $\frac{2cos^{3}x-2cosx-sin2x}{cosx-1}...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 13-10-2013 - 12:12 trong Phương trình, Hệ phương trình Lượng giác

Giải

ĐK: $x \neq k2\pi \, (k \in Z)$

Phương trình tương đương:
$\dfrac{\sin{2x} + 2\cos{x} - 2\cos^3{x}}{1 - \cos{x}} = 2(1 + \cos{x})(1 + \sin{x})$

$\Leftrightarrow 2\sin{x}\cos{x} + 2\cos{x}(1 - \cos^2{x}) = 2(1 - \cos^2{x})(1 + \sin{x})$
$\Leftrightarrow \sin{x}\cos{x} + \sin^2{x}\cos{x} = \sin^2{x}(1 + \sin{x})$

$\Leftrightarrow \sin{x}(1 + \sin{x})(\cos{x} - \sin{x}) = 0$
Đoạn còn lại bạn tự giải nhé.




#449470 $\frac{a}{ab+3c}$ $+$ $...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 11-09-2013 - 21:09 trong Bất đẳng thức - Cực trị

Giải

Ta có:
$\dfrac{a}{ab + 3c} = \dfrac{a}{ab + (a + b + c)c} = \dfrac{a}{(a + c)(b + c)}$

Vậy:
$VT = \dfrac{a}{(a + c)(b + c)} + \dfrac{b}{(a + c)(a + b)} + \dfrac{c}{(a + b)(b + c)}$

$= \dfrac{a^2 + b^2 + c^2 + ab + bc + ca}{(a + b)(b + c)(c + a)} = \dfrac{(a + b + c)^2 - ab - bc - ca}{(a + b)(b + c)(c + a)}$

 

$\geq \dfrac{(a + b + c)^2 - \dfrac{1}{3}(a + b + c)^2}{\dfrac{8(a + b + c)^3}{27}} = \dfrac{9}{4(a + b + c)} = \dfrac{3}{4}$




#445655 $\frac{a^{2} + b^{2} + c^{2}...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 27-08-2013 - 00:09 trong Đại số

Bất đẳng thức nói trên sai nếu $(a; b; c) = (-1; 1; 0)$
Do $a + b + c = 0 \Rightarrow a^2 + b^2 + c^2 = -2(ab + bc + ca)$ 
 
$\Rightarrow ab + bc + ca = - \dfrac{a^2 + b^2 + c^2}{2}$
Đặt $t = a^2 + b^2 + c^2 $, ta cần chứng mình: $\dfrac{t}{4} - \dfrac{t^3}{216} \leq 0$
:) Chắc có nhầm lẫn gì đấy :)



#415679 $\frac{a^2-b^2}{a^2+b^2}=\frac{sin(A-...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 30-04-2013 - 21:55 trong Phương trình, Hệ phương trình Lượng giác

Giải

Ta có:
$\dfrac{\sin{(A - B)}}{\sin{(A + B)}} = \dfrac{\sin{A}\cos{B} - \sin{B}\cos{A}}{\sin{C}}$

$= \dfrac{\dfrac{a}{2R}.\dfrac{a^2 + c^2 - b^2}{2ac} - \dfrac{b}{2R}.\dfrac{b^2 + c^2 - a^2}{2bc}}{\dfrac{c}{2R}}$

$= \dfrac{\dfrac{a^2 + c^2 - b^2}{2c} - \dfrac{b^2 + c^2 - a^2}{2c}}{c} = \dfrac{a^2 - b^2}{c^2}$

Vậy đẳng thức ban đầu tương đương: $a^2 + b^2 = c^2$

Khi đó, tam giác ABC vuông tại C. 




#446388 $\frac{cos x}{(cos x - sin x)sin^2x}> 8$

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 30-08-2013 - 21:23 trong Phương trình, Hệ phương trình Lượng giác

Giải
Do $0 < x < \dfrac{\pi}{4} \Rightarrow \cos{x} > 0$ và $\tan{x} < 1$
Chia cả tử cả mẫu của vế trái cho $\cos^3{x}$, ta được:
$\dfrac{\dfrac{1}{\cos^2{x}}}{\left ( 1 - \dfrac{\sin{x}}{\cos{x}}\right )\tan^2{x}} > 8$
 
$\Leftrightarrow \dfrac{\tan^2{x} + 1}{(1 - \tan{x})\tan^2{x}} > 8 \Leftrightarrow 8\tan^3{x} + 1 > 7\tan^2{x}$
 
Theo BĐT Cauchy, ta có: $8a^3 + 1 = 4a^3 + 4a^3 + 1 \geq 3\sqrt[3]{16}a^2 > 7a^2$
Vậy, ta có điều phải chứng minh.



#437253 $\frac{sin^3x.sin3x+cos^3x.cox3x}{tan(x-\frac...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 22-07-2013 - 20:45 trong Phương trình, Hệ phương trình Lượng giác

Giải
ĐK: $x \neq \dfrac{\pi}{6} + k\pi; x \neq \dfrac{-\pi}{3} + k\pi \, (k \in Z)$
Nhận thấy:
$\tan{\left ( x - \dfrac{\pi}{6}\right )}.\tan{\left ( x +\dfrac{\pi}{3}\right )}$
 
$= - \cot{\left ( x - \dfrac{\pi}{6} + \dfrac{\pi}{2}\right )}.\tan{\left ( x +\dfrac{\pi}{3}\right )} = -1$
 
Vì vậy, phương trình ban đầu tương đương:
$\sin^3{x}\sin{3x} + \cos^3{x}\cos{3x} = \dfrac{1}{3}$
 
$\Leftrightarrow \dfrac{(3\sin{x} - \sin{3x}) \sin{3x}}{4} + \dfrac{(\cos{3x} + 3\cos{x})\cos{3x}}{4} = \dfrac{1}{3}$
 
$\Leftrightarrow \dfrac{\cos^2{3x} - \sin^2{3x}}{4} + \dfrac{3\cos{2x}}{4} = \dfrac{1}{3}$
 
$\Leftrightarrow \dfrac{\cos{6x} + 3\cos{2x}}{4} = \dfrac{1}{3}$
 
$\Leftrightarrow \cos^3{2x} = \dfrac{1}{3} \Leftrightarrow \cos{2x} = \dfrac{1}{\sqrt[3]{3}}$
 
$\Leftrightarrow x = \dfrac{\pm \arccos{\dfrac{1}{\sqrt[3]{3}}}}{2} + k2\pi\, (k \in Z)$



#446750 $\frac{sinx-sin2x}{tan3x}=\frac{cosx-...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 01-09-2013 - 09:29 trong Phương trình, Hệ phương trình Lượng giác

Giải
ĐK: $x \neq \dfrac{k\pi}{6}$ và $x \neq \dfrac{\pm \pi}{18} + \dfrac{k\pi}{6}$
Do $\cot{\left ( 3x - \dfrac{\pi}{6}\right )}.\cot{\left ( 3x + \dfrac{\pi}{3}\right )} = \cot{\left ( 3x - \dfrac{\pi}{6}\right )}\tan{\left ( \dfrac{\pi}{6} - 3x\right )} = -1$
Vì vậy, phương trình tương đương:
$\dfrac{\sin{x} - \sin{2x}}{\tan{3x}} = \cos{2x} - \cos{x}$
 
$\Leftrightarrow \cos{3x}(\sin{x} - \sin{2x}) = \sin{3x}(\cos{2x} - \cos{x}) \Leftrightarrow \sin{4x} = \sin{5x}$



#447665 $\frac{a}{2c^{2}+1}+\frac{b}{2a^{2}+1}+\frac{c}{2b^{2}+1}...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 04-09-2013 - 10:19 trong Bất đẳng thức và cực trị

Giải

Đặt $a = \dfrac{x}{y}, b = \dfrac{y}{z}, c = \dfrac{z}{x}$ với x, y, z > 0

Ta cần chứng minh:
$\dfrac{x^3}{2yz^2 + yx^2} + \dfrac{y^3}{2zx^2 + y^2z} + \dfrac{z^3}{2xy^2 + xz^2} \geq 1$

Theo BĐT Schwarz:
$\dfrac{x^3}{2yz^2 + yx^2} + \dfrac{y^3}{2zx^2 + y^2z} + \dfrac{z^3}{2xy^2 + xz^2}$ 

 

$= \dfrac{x^4}{2xyz^2 + x^3y} + \dfrac{y^4}{2yzx^2 + y^3z} + \dfrac{z^4}{2xzy^2 + z^3x}$

$\geq \dfrac{(x^2 + y^2 + z^2)^2}{2xyz(x + y + z) + x^3y + y^3z + z^3x}$

 

Ta chứng minh được:
$(x^2 + y^2 + z^2)^2 \geq (xy + yz + zx)^2 \geq 3xyz(x + y + z) \, (1)$

Và $(x^2 + y^2 + z^2)^2 \geq 3(x^3y + y^3z + z^3x) \,\,\,\,\,\,\,\,\, (2)$

Phần chứng minh (1) thì là BĐT cơ bản rồi.

BĐT (2) tương đương:
$2(x^2 + y^2 + z^2)^2 \geq 6(x^3y + y^3z + z^3x)$

$\Leftrightarrow (x^2 – 2xy + yz + zx – z^2)^2 + (y^2 – 2yz + xz + xy – x^2)^2 + (z^2 – 2zx + xy + yz – y^2)^2 \geq 0$

BĐT trên luôn đúng.

Chứng minh được 2 BĐT nói trên, từ đó suy ra: $P \geq 1$




#328212 $\frac{x^{2}-4x+1}{x+1}+2=-\frac{x^{2}-5x+1}{2x+1}$

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 23-06-2012 - 07:58 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

$\frac{x^{2}-4x+1}{x+1}+2=-\frac{x^{2}-5x+1}{2x+1}$

Giải

Chỉ đơn giản là quy về phương trình bậc 3 thôi!

ĐK: $x \neq -1; \dfrac{- 1}{2}$
Phương trình tương đương:
$\dfrac{x^2 - 4x + 1 + 2(x + 1)}{x + 1} = -\dfrac{x^2 - 5x + 1}{2x + 1}$


$\Leftrightarrow (x^2 - 2x + 3)(2x + 1) + (x^2 - 5x + 1)(x + 1) = 0$

$\Leftrightarrow (2x^3 - 3x^2 + 4x + 3) + (x^3 - 4x^2 - 4x + 1) = 0$

$\Leftrightarrow 3x^3 - 7x^2 + 4 = 0$

$\Leftrightarrow (x - 1)(3x + 2)(x - 2) = 0$

$\Leftrightarrow \left[\begin{array}{l} x = 1\\x = 2\\x = \dfrac{- 2}{3}\end{array}\right.$


Cả 3 nghiệm nói trên đều thỏa mãn điều kiện xác định.



#476560 $\int_{\pi /2}^{2\pi/3 }\frac...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 10-01-2014 - 21:04 trong Tích phân - Nguyên hàm

Giải

$I = \int_{\dfrac{\pi}{2}}^{\dfrac{2\pi}{3}}\dfrac{\sin{x} - \sqrt{3}\cos{x}}{\sin{3x} + 3\sin{\left ( x - \dfrac{\pi}{3}\right )}}dx$

Chú ý:

$\sin{x} - \sqrt{3}\cos{x} = 2\sin{\left ( x - \dfrac{\pi}{3}\right )}$

Và $\sin{3x} + 3\sin{\left ( x - \dfrac{\pi}{3}\right )} = - \sin{\left [3\left ( x - \dfrac{\pi}{3}\right )\right ]} + 3\sin{\left ( x - \dfrac{\pi}{3}\right )} = 4\sin^3{\left ( x - \dfrac{\pi}{3}\right )}$

Vậy:
$I = \dfrac{1}{2}\int_{\dfrac{\pi}{2}}^{\dfrac{2\pi}{3}}\dfrac{d\left(x - \dfrac{\pi}{3}\right)}{\sin^2{\left ( x - \dfrac{\pi}{3}\right )}}$

 

$I = \dfrac{-1}{2}\left( \cot{\dfrac{\pi}{3}} - \cot{\dfrac{\pi}{6}}\right) = \dfrac{\sqrt{3}}{3}$

 

 




#434699 $\large \sum \frac{a^{4}}{b+3c...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 12-07-2013 - 11:07 trong Bất đẳng thức và cực trị

Hình như cách của cậu badboykmhd123456 là đúng chứ nhỉ?

Đoạn bôi đỏ viết ra là:

Do $3(a^2 + b^2 + c^2) \geq (a + b + c)^2 \Rightarrow \dfrac{(a^2 + b^2 + c^2)^2}{4(a + b + c)} \geq \dfrac{(a + b + c)^4}{36(a + b + c)} = \dfrac{(a + b + c)^3}{36}$

Chưa đụng chạm đến vấn đề $a + b + c \geq 3$




#448419 $\left\{ \begin{array}{l}\s...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 07-09-2013 - 14:26 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải

ĐK: $3 + 2x^2y - x^4y^2 \geq 0$

Hệ ban đầu tương đương:
$\left\{\begin{matrix}\sqrt{4 - \left (x^2y - 1 \right )^2} = 2x^4 + y^4 - x^2\\1 + \sqrt{1 + (x - y)^2} = - x^6 + 2x^3y^2 + 2x^4 - x^2\end{matrix}\right.$

$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}\sqrt{4 - \left (x^2y - 1 \right )^2} = 2x^4 + y^4 - x^2\\1 + \sqrt{1 + (x - y)^2} = - (x^3 - y^2)^2 + 2x^4 - x^2 + y^4\end{matrix}\right.$

$\Rightarrow 1 + \sqrt{1 + (x - y)^2} = - (x^3 - y^2)^2 + \sqrt{4 - \left (x^2y - 1 \right )^2}$

Nhận thấy: $VT \geq 2 \geq VF$. Vậy, phương trình có nghiệm khi và chỉ khi:
$\left\{\begin{matrix}x = y\\x^3 = y^2\\x^2y = 1\end{matrix}\right.  \Rightarrow x = y = 1$

 

 




#450733 $\left\{\begin{matrix} (\frac{1-...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 15-09-2013 - 16:33 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải

ĐK: $x \neq 0$

Phương trình thứ hai của hệ tương đương:
$(xy + 2)^2 - 2\dfrac{1}{x}(xy + 2) + \dfrac{1}{x^2} = 0$

$\Leftrightarrow \left (xy + 2 - \dfrac{1}{x} \right )^2 = 0 \Rightarrow xy + 2 = \dfrac{1}{x}$

 

Thế vào phương trình thứ nhất của hệ, ta có:
$\left ( \dfrac{1}{x^2} - 1 \right )^3 + \dfrac{1}{x} - \dfrac{1}{2} = \left ( \dfrac{1}{x^2} - \dfrac{2}{x}\right )^3$

 

Đặt $a = \dfrac{1}{x} \Rightarrow  (a^2 - 1)^3 + a - \dfrac{1}{2} = (a^2 - 2a)^3$


$\Leftrightarrow \left [(a^2 - 1)^3 - (a^2 - 2a)^3 \right ] + \dfrac{2a - 1}{2} = 0$

$\Leftrightarrow (2a - 1)\left [ (a^2 - 1)^2 + (a^2 - 1)(a^2 - 2a) + (a^2 - 2a)^2 + \dfrac{1}{2}\right ] = 0$

$\Rightarrow a = \dfrac{1}{2} \Rightarrow x = 2 \Rightarrow y = \dfrac{-3}{4}$

 




#449546 $\left\{\begin{matrix} (2012-3x)\sqrt...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 12-09-2013 - 00:12 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải

ĐK: $x \leq 4; y \leq \dfrac{3}{2}; x \geq \dfrac{8y}{7}$ và $x \geq \dfrac{9y}{7}$

Đặt $\sqrt{4 - x} = a; \sqrt{3 – 2y} = b \, (a, b \geq 0)$

Phương trình (1) của hệ tương đương:
$(2000 + 3a^2)a - (2000 + 3b^2)b = 0 \Leftrightarrow 3(a^3 - b^3) + 2000(a - b) = 0$

$\Leftrightarrow (a - b)\left [3(a^2 + ab + b^2) + 2000\right ] = 0 \Leftrightarrow a = b \Rightarrow 2y = x - 1$

 

Thế $2y = x - 1$ vào phương trình (2) của hệ, ta được:
$$2\sqrt{3x + 4} + 3\sqrt{5x + 9} = x^2 + 6x + 13$$

Với điều kiện $x \geq \dfrac{-4}{3}$, phương trình trên tương đương:

$x^2 + x + 2\left (x + 2 - \sqrt{3x + 4}\right ) + 3\left (x + 3 - \sqrt{5x + 9}\right ) = 0$

$\Leftrightarrow x^2 + x + \dfrac{2(x^2 + x)}{x + 2 + \sqrt{3x + 4}} + \dfrac{3(x^2 + x)}{x + 3 + \sqrt{5x + 9}} = 0$

 

$\Leftrightarrow (x^2 + x)\left ( 1 + \dfrac{2}{x + 2 + \sqrt{3x + 4}} + \dfrac{3}{x + 3 + \sqrt{5x + 9}}\right ) = 0$

Do $x \geq \dfrac{-4}{3} \Rightarrow 1 + \dfrac{2}{x + 2 + \sqrt{3x + 4}} + \dfrac{3}{x + 3 + \sqrt{5x + 9}} > 0$

 

Vậy $x^2 + x = 0 \Rightarrow \left[\begin{matrix}x = 0 \Rightarrow y = \dfrac{-1}{2}\\x = -1 \Rightarrow y = -1\end{matrix}\right.$

 

 

 




#441992 $\left\{\begin{matrix} \frac{1}{3x}+\frac{2x}{3...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 11-08-2013 - 15:51 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải
ĐK: $x \geq -3, x \neq 0, y > 0$
Phương trình (1) của hệ tương đương:
$\dfrac{y + 2x^2}{xy} = \dfrac{3(x + \sqrt{y})}{2x^2 + y} \Leftrightarrow (2x^2 + y)^2 = 3xy(x + \sqrt{y})$
 
$\Leftrightarrow 4x^4 + 4x^2y + y^2 = 3x^2y + 3xy\sqrt{y} \Leftrightarrow 4x^4 + x^2y - 3xy\sqrt{y} + y^2 = 0$
 
$\Leftrightarrow 4\dfrac{x^4}{y^2} + \dfrac{x^2}{y} - 3\dfrac{x}{\sqrt{y}} + 1 = 0$
 
Đặt $\dfrac{x}{\sqrt{y}} = a$. Khi đó: 
$4a^4 + a^2 - 3a + 1 = 0 \Leftrightarrow (2a - 1)^2(a^2 + a + 1) = 0 \Leftrightarrow \left[\begin{matrix}a = \dfrac{1}{2}\\a^2 + a + 1 = 0 \, (VN)\end{matrix}\right.$ 
 
Với $a = \dfrac{1}{2} \Rightarrow \sqrt{y} = 2x \Rightarrow x \geq 0$
 
Khi đó, phương trình (2) của hệ trở thành: $8x = \sqrt{2x + 6} - 4x^2 \Leftrightarrow 4x^2 + 8x = \sqrt{2x + 6}$
 
Đặt $2x + 2 = a \, (a \geq 2) \Rightarrow a^2 - 4 = \sqrt{a + 4}$.
Lại đặt: $t = \sqrt{a + 4} > 0$. Khi đó, ta có hệ: $\left\{\begin{matrix}t^2 - 4 = a\\a^2 - 4 = t\end{matrix}\right.$
Trừ vế theo vế, ta được: $t^2 - a^2 = a - t \Leftrightarrow (t - a)(t + a + 1) = 0 \Leftrightarrow a = t$
 
$\Rightarrow a = \sqrt{a + 4} \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}a \geq 0\\a^2 - a - 4 = 0\end{matrix}\right. \Leftrightarrow a = \dfrac{1 + \sqrt{17}}{2}$
 
$\Rightarrow x = \dfrac{-3 + \sqrt{17}}{4} \Rightarrow y = \dfrac{13 - 3\sqrt{17}}{2}$
 
Hệ có nghiệm duy nhất; $(x; y) = \left (\dfrac{-3 + \sqrt{17}}{4}; \dfrac{13 - 3\sqrt{17}}{2}\right )$



#340203 $\left\{\begin{matrix} &(x-1)\sqrt{y}+(y-1)...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 25-07-2012 - 20:15 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

$\left\{\begin{matrix} &(x-1)\sqrt{y}+(y-1)\sqrt{x}=\sqrt{2xy} \,\, (1)\\ & x\sqrt{y-1}+y\sqrt{x-1}=xy\,\, (2)\end{matrix}\right.$

Giải

ĐK: $x, y \geq 1$

Phương trình (2) của hệ tương đương:
$x(\sqrt{y - 1} - \dfrac{y}{2}) + y(\sqrt{x - 1} - \dfrac{x}{2}) = 0$

$\Leftrightarrow x\dfrac{y - 1 - \dfrac{y^2}{4}}{\sqrt{y + 1} + \dfrac{y}{2}} + y\dfrac{x - 1 - \dfrac{x^2}{4}}{\sqrt{x - 1} + \dfrac{x}{2}} = 0$

$\Leftrightarrow - \dfrac{1}{4}[x\dfrac{y^2 - 4y + 4}{\sqrt{y + 1} + \dfrac{y}{2}} + y\dfrac{x^2 - 4x - 4}{\sqrt{x - 1} + \dfrac{x}{2}}] = 0$

$\Leftrightarrow x.\dfrac{(y - 2)^2}{\sqrt{y + 1} + \dfrac{y}{2}} + y\dfrac{(x - 2)^2}{\sqrt{x - 1} + \dfrac{x}{2}} = 0$


Với $x, y \geq 1$, ta luôn có:
$VT = x.\dfrac{(y - 2)^2}{\sqrt{y + 1} + \dfrac{y}{2}} + y\dfrac{(x - 2)^2}{\sqrt{x - 1} + \dfrac{x}{2}} \geq 0$

Dấu "=" xảy ra khi: $x = y = 2$

Thử lại vào phương trình (1) thấy thỏa mãn. Vậy hệ ban đầu có nghiệm x = y = 2.



#446793 $\left\{\begin{matrix} (x +1)(y + 1)+1 =(x^{2} +x + 1)(y^...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 01-09-2013 - 10:50 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải
Viết lại hệ phương trình dưới dạng:
$\left\{\begin{matrix} x^2y^2 + x^2y + y^2x + x^2 + y^2 = 1 \, (1)\\ x^{3} + 3x +(x^{3} -y + 1 )\sqrt{x^{3} -y +1} + 3\sqrt{x^3 - y + 1}=0 \end{matrix}\right.$
 
Đặt $a = \sqrt{x^3 - y + 1} \geq 0$, phương trình thứ hai của hệ trở thành: 
$x^3 + 3x + a^3 + 3a = 0 \Leftrightarrow (x + a)(x^2 - ax + a^2 + 3) = 0 \Leftrightarrow x = -a$
 
$\Rightarrow \sqrt{x^3 - y + 1} = -x \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x \leq 0\\x^3 - y + 1 = x^2\end{matrix}\right.$
 
Khi đó, biến đổi (1) bằng các phép thế thích hợp, ta có:
$x^2y^2 + x^2y + y^2x + y^2 + x^3 - y = 0$
 
$\Leftrightarrow x^2y^2 + y(x^2 - 1) + y^2x + y^2 + x^3 = 0$ 
 
$\Leftrightarrow x^2y^2 + y(x^3 - y) + y^2x + y^2 + x^3 = 0$
 
$\Leftrightarrow x^2y^2 + x^3y + y^2x + x^3 = 0 \Leftrightarrow \left[\begin{matrix}x = 0\\xy^2 + x^2y + y^2 + x^2 = 0 \Rightarrow x^2y^2 = 1\end{matrix}\right. \, (\star)$
 
Thế hai trường hợp nói trên vào để giải :) Cảm ơn tuyetdo164 nhé!



#326971 $\left\{\begin{matrix} x^2+y^2&=2\\x^2+3x-x...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 19-06-2012 - 11:40 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Giải hệ phương trình
$$\left\{\begin{matrix}
x^2+y^2&=2\\x^2+3x-xy^2+y^3-y^2+y&=0

\end{matrix}\right.$$

Giải

Phương trình thứ 2 của hệ tương đương: $x^2 + x + x(2 - y^2) + y^3 - y^2 + y = 0$ $\Rightarrow x^2 + x + x^3 + y^3 - y^2 + y = 0$ $\Leftrightarrow (x + y)(x^2 - xy + y^2 ) + (x - y)(x + y) + x + y = 0$ $\Leftrightarrow (x + y)(x^2 + y^2 - xy + x - y + 1) = 0$ $\Leftrightarrow \left[\begin{array}{l} x + y = 0\\x^2 + y^2 - xy + x - y + 1= 0\end{array}\right.$

- Với x + y = 0; thế vào phương trình thứ nhất của hệ, ta nhận được 2 cặp nghiệm: $$(x; y) = (1; -1); (-1; 1)$$

- Với $x^2 + y^2 - xy + x - y + 1 = 0$ $\Leftrightarrow \dfrac{1}{2}(x - y)^2 + \dfrac{1}{2}(x + 1)^2 + \dfrac{1}{2}(y - 1)^2 = 0$
$\Leftrightarrow \left\{\begin{array}{l}x = y\\x = -1\\y = 1\end{array}\right.$
Điều này không cùng xảy ra.


Do đó, với ĐK $x^2 + y^2 -xy + x - y + 1 = 0$, hệ vô nghiệm.

Kết luận: Hệ có 2 cặp nghiệm: $(x; y) = \{(1; -1); (-1; 1) \}$



#434987 $\left\{\begin{matrix} xy(x+y)=6 & & & \...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 13-07-2013 - 12:32 trong Đại số

@trandaiduongbg

@Christian GoldBach
Hình như bài này chỉ yêu cầu tìm nghiệm dương (> 0) chứ không phải nguyên dương ($\in N^*$)? :)