Đến nội dung

cuongt1k23 nội dung

Có 15 mục bởi cuongt1k23 (Tìm giới hạn từ 29-04-2020)


Sắp theo                Sắp xếp  

#504312 Cho x, y, z là các số thực dương thoả mãn: xyz = 1 Tìm giá trị lớn nhất của...

Đã gửi bởi cuongt1k23 on 05-06-2014 - 21:37 trong Bất đẳng thức và cực trị

$A=\sum \frac{1}{x^{3}+y^{3}+1}=\sum \frac{1}{x^{3}+y^{3}+xyz}\leq \sum \frac{1}{xy(x+y)+xyz}=\sum \frac{1}{xy(x+y+z)}=\frac{1}{xyz}=1$




#479383 Chứng minh rằng đa thức $g_(x)=ax^2+bx-c có hai nghiệm trái dấu

Đã gửi bởi cuongt1k23 on 27-01-2014 - 14:42 trong Đại số

pt1 vô nghiệm nên $\Delta =b^{^2}-4ac< 0 \Rightarrow ac> 0\Rightarrow \frac{c}{a}>0\Rightarrow \frac{-c}{a}<0$ 

pt2 có $\Delta = b^{2}+4ac>0$ nên luôn có 2 nghiệm phân biệt . Gọi $x1,x2$ là 2 nghiệm của $g(x)$ thì ta có $x1.x2= \frac{-c}{a}<0$ nên 2 nghiệm này trái dấu




#476845 Trận 1 - Số học

Đã gửi bởi cuongt1k23 on 12-01-2014 - 10:08 trong Thi giải toán Marathon Chuyên toán 2014

Tìm các số nguyên không âm $x,y$ thỏa mãn đẳng thức $$x^2=y^2+\sqrt{y+1}$$.
Ta có phương trình tương đương với

$$(x+y)(x-y)=\sqrt{y+1}.$$

Do đó $$x+y \ge 1; x-y \ge 1; x \ge 1.$$

Khi đó $$(x+y)(x-y) \ge x+y \ge y+1 \ge \sqrt{y+1}.$$

Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi $x=1; y=0$.

Thử lại thấy thỏa mãn.

Đáp số: $(x;y)=(1;0).$

 

Viết rõ hơn nữa thì tốt.

$d=9,5$

$d_{mr}=0;d_{tl}=0;d_{t}=0$

$S=41,5$




#475767 Tìm nghiệm nguyên của phương trình: $x^{4}-2y^{2}=1...

Đã gửi bởi cuongt1k23 on 06-01-2014 - 19:41 trong Số học

Mình sủa lại bài làm của mình tí nhé, bạn xem hợp lý không

Từ $4k\left ( 2k+1 \right )=y^2$ suy ra $k\left ( 2k+1 \right )$ là số chính phương.

Mặc khác $\forall k\in \mathbb{Z};k\neq 0$ thì $k$ và $2k+1$ nguyên tố cùng nhau nên...

chỗ này cũng đưa về 1 phương trình pell $x^{2}-2y^{2}=1$




#461212 Tắc kè đổi màu

Đã gửi bởi cuongt1k23 on 01-11-2013 - 00:03 trong Tổ hợp và rời rạc

A ơi cho em hỏi, a có thể giải thích kỹ hơn k ạ, tại sao lại là mod 3 mà không là con số khác, em không hiểu lắm,cám ơn a nhiều!

do tính chất như vậy đó bạn




#457261 Topic: Thảo luận về các bài tập trong chuyên đề số học của VMF.

Đã gửi bởi cuongt1k23 on 12-10-2013 - 21:59 trong Số học

Bài 11:

 Chứng minh rằng dãy số $2^n-3$ ( $n \in N$ ) chứa dãy vô hạn những số nguyên tố cùng nhau.

Bài 12:

 Chứng minh dãy số Mersen $M_n=2^n-1$ ( với $n$ là số tự nhiên) là dãy số chứa vô hạn những số nguyên tố cùng nhau.

Bài 13:

 Chứng minh dãy số Fermat  $M_n=2^n+1$ ( với $n$ là số tự nhiên) là dãy số chứa vô hạn những số nguyên tố cùng nhau.

Bài 14:

 Cho số tự nhiên $n$ thỏa mãn $n>1$ và $2^n-2$ chia hết cho $n$. Tìm $(2^{2^n};2^n-1)$

Bài 15:

Chứng minh rằng với mọi số tự nhên $n$ thì phân số $\dfrac{21n+1}{14n+3}$ là phân số tối giản.

dãy phéc ma là $2^{2^{n}}+1$ chứ




#456953 $\sqrt[n]{a}+\sqrt[n]{b}+\sqrt[n]...

Đã gửi bởi cuongt1k23 on 11-10-2013 - 22:37 trong Đại số

 


(\sqrt[3]{a}+\sqrt[3]{b}+\sqrt[3]{c})^{3}= a+b+c+3(\sqrt{a}+\sqrt{b})(\sqrt{b}+\sqrt{c})(\sqrt{c}+\sqrt{a})

=(\sqrt[3]{a+b+c})^{3} =a + b + c  

 

<=> a= -b
  hoặc b= -c
   hoặc c= -a
Nếu a=-b => đpcm
tương tự 

 

không dùng dc công thức à




#446695 Tìm giá trị lớn nhất của: $P= ab + bc -ca -\dfrac{a^2}...

Đã gửi bởi cuongt1k23 on 31-08-2013 - 22:01 trong Bất đẳng thức và cực trị

Chả phải điều kiện $x\ge 0$ hay sao

Suy ra $Q\le 5$ 

uk điều kiện $x\geq 0$ nên $Q\leq 5$ có gì sai đề ko nhỉ hay sao mà dễ thế Anh Dũng ( Thằng Khờ VN )




#446459 $E$ là tâm đường tròn bàng tiếp góc $A$ tam giác $AB...

Đã gửi bởi cuongt1k23 on 30-08-2013 - 23:22 trong Hình học

việc chứng minh CE là phân giác góc ngoài $\angle ACB$ thật dễ dàng , ta chỉ cần chứng minh BE là phân giác , ta cần chỉ ra SA = SB =SE (= $\sqrt{ST.SX}$ ) sau đó ta có:

$\angle EBX=\angle BAE+\angle BEA=180^{\circ}-\angle ABE=\frac{360^{\circ}-2.\angle ABE}{2}=\frac{360^{\circ}-\angle ABE-\angle SAB-\angle SPB}{2}=\frac{\angle ASC}{2}=\frac{\angle CBX}{2}$

suy ra BE là phân giác $\angle CBX$ (dpcm)

 

 

 

 

 

 

 

 

 




#446418 nguyên tắc cực hạn

Đã gửi bởi cuongt1k23 on 30-08-2013 - 22:03 trong Tổ hợp và rời rạc

Trong tam giác ABC có 3 góc nhọn. Lấy 1 điểm P bất kì; chứng minh khoảng cách lớn nhất trong các khoảng cách từ điểm P đến các đỉnh A,B,C của tam giác không nhỏ hơn 2 lần khoảng cách bé nhất trong các khoảng cách từ điểm P đến các cạnh của tam giác đó

 

 




#446413 $\sum\sqrt{\frac{b+c}{a}}...

Đã gửi bởi cuongt1k23 on 30-08-2013 - 21:53 trong Bất đẳng thức và cực trị

Chứng minh : $\sqrt{\frac{b+c}{a}}+\sqrt{\frac{a+c}{b}}+\sqrt{\frac{a+b}{c}}\geq 2(\sqrt{\frac{a}{b+c}}+\sqrt{\frac{b}{c+a}}+\sqrt{\frac{c}{a+b}})$ với mọi $a,b,c> 0$

 

 




#446237 $\sum \frac{x}{ay+bz+ct} \geq\fr...

Đã gửi bởi cuongt1k23 on 29-08-2013 - 23:28 trong Bất đẳng thức và cực trị

Uhm, cũng được, BĐT đó còn được gọi là BĐT cộng mẫu số. Nếu gặp những bài như thế này thì nên "co lại", tức là đi chứng minh

$\sum \dfrac{x}{ay+bz} \ge \dfrac{3}{a+b}$

hay thậm chí

$\dfrac{x}{ax+by}+\dfrac{y}{ay+bx} \ge \dfrac{2}{a+b}$

rồi sau đó dùng cách tương tự hóa để chứng minh bài "to xác" kia.

tức là ta đang "chia để trị" à thầy




#446234 Topic nhận đề Phương trình, hệ phương trình, bất phương trình, hệ bất phương...

Đã gửi bởi cuongt1k23 on 29-08-2013 - 23:14 trong Bài thi đang diễn ra

Phạm Quốc Cường

Lớp 10T1 , THPT chuyên Hà Tĩnh , TP Hà Tĩnh , Tỉnh Hà Tĩnh

Đề: Giải và biện luận hệ bất phương trình $\left\{\begin{matrix} \left | x-y+xy-1 \right |=1\\ \left | x-1 \right |-m\left | y+1 \right |\leq m-1 \end{matrix}\right.$

 

Giải: Hệ ban đầu tương đương với $\left\{\begin{matrix} \left | (x-1)(y+1) \right |=1\\\left | x-1 \right |-m\left | y+1 \right |\leq m-1 \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} \left | y+1 \right |=\frac{1}{\left | x-1 \right |}\\\left | x-1 \right |-\frac{m}{\left | x-1 \right |}\leq m-1 \end{matrix}\right.(1)$

Đặt : $t=\left | x-1 \right |>0$ . Khi đó hệ (1) được chuyển về dạng : $\left\{\begin{matrix} t=\left | x-1 \right |>0\\ \left | y+1 \right |=\frac{1}{t}\\ t - \frac{m}{t}\leq m-1\ \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} t=\left | x-1 \right |>0\\ \left | y+1 \right |=\frac{1}{t} \\(t+1)(t-m)\leq 0\ \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} t=\left | x-1 \right |>0\\\left | y+1 \right |=\frac{1}{t} \\ t\leq m \end{matrix}\right.(*)$

_ Khi $m\leq 0$ thì bất phương trình (*) vô nghiệm , do đó hệ đã cho vô nghiệm.

_Khi $m> 0$ thì bất phương trình (*) trở thành:

$\left | x-1 \right |\leq m\Leftrightarrow -m\leq x-1\leq m\Leftrightarrow 1-m\leq x\leq 1+m$

 Khi đó nghiệm của hệ bất phương trình đã cho là : $\left\{\begin{matrix} 1-m\leq x\leq 1+m\\y=-1\pm \frac{1}{x-1} \end{matrix}\right.$

Kết luận: _ $m\leq 0 : S=\O$

               _$m> 0:S=\left \{ (x;y)\in \mathbb{R}^{2}|y=-1\pm \frac{1}{x-1},1-m\leq x\leq 1+m \right \}$




#446217 $\sum \frac{x}{ay+bz+ct} \geq\fr...

Đã gửi bởi cuongt1k23 on 29-08-2013 - 22:13 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cái này có vẻ liên quan đến Bất đẳng thức Trê-bư-sếp.

dạ ko phải đâu ạ . là BĐT Engel




#446206 $\sum \frac{x}{ay+bz+ct} \geq\fr...

Đã gửi bởi cuongt1k23 on 29-08-2013 - 21:11 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho $x,y,z,a,b,c> 0$ và $x\geq y\geq z\geq t$ . Chứng minh:

T = $\frac{x}{ay+bz+ct}+\frac{y}{az+bt+cx}+\frac{z}{az+bx+cy}+\frac{t}{ax+by+cz}\geq \frac{4}{a+b+c}$