Đến nội dung

Dennis Nguyen nội dung

Có 58 mục bởi Dennis Nguyen (Tìm giới hạn từ 27-04-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#739967 Chứng minh tồn tại $k \in \left \{ 1,2,...,n \r...

Đã gửi bởi Dennis Nguyen on 11-06-2023 - 15:25 trong Bất đẳng thức - Cực trị

Cho $n$ số thực $a_1,a_2,...,a_n$ sao cho $|a_i|\leq 1, i=\overline{1,n}$ và $a_1+a_2+...+a_n=0$. Chứng minh tồn tại $k \in \left \{ 1,2,...,n \right \}$ sao cho: $|a_1+2a_2+3a_3+...+ka_k|\leq \frac{2k+1}{4}$.

$k \in \left \{ 1,2,...,n \right \}$




#732386 $(\frac{a}{b})^2+(\frac{b}{...

Đã gửi bởi Dennis Nguyen on 07-01-2022 - 20:28 trong Bất đẳng thức - Cực trị

Cho $0<a,b,c<1$. Chứng minh: $(\frac{a}{b})^2+(\frac{b}{c})^2+(\frac{c}{a})^2+8abc\geq 4$




#732360 Chứng minh $P(x)$ là một đa thức

Đã gửi bởi Dennis Nguyen on 06-01-2022 - 12:55 trong Đa thức

Xét hàm số $P:R\rightarrow R$ thỏa: Nếu $Q(x)$ là đa thức với hệ số thực, có bậc lớn hơn hoặc bằng $2$ thì $P(Q(x))$ cũng là một đa thức. Chứng minh $P(x)$ là một đa thức.




#732359 $P(x^2)\equiv [P(x)]^2, x\in R$

Đã gửi bởi Dennis Nguyen on 06-01-2022 - 11:51 trong Đa thức

Tìm tất cả các đa thức khác không $P(x)$ thỏa đồng nhất thức: $P(x^2)\equiv [P(x)]^2, x\in R$




#732168 Chứng minh $\sqrt{a^2+bc}+\sqrt{b^2+ca}+...

Đã gửi bởi Dennis Nguyen on 22-12-2021 - 09:36 trong Bất đẳng thức - Cực trị

Giả sử $a\geqslant b\geqslant c$

$\Rightarrow a^2+bc\leqslant a^2+ca+\frac{c^2}{4}\Rightarrow \sqrt{a^2+bc}\leqslant a+\frac{c}{2}$

Ta cần chứng minh: $\sqrt{b^2+ca}+\sqrt{c^2+ab}\leqslant \frac{a+3b+2c}{2}$

hay bất đẳng thức mạnh hơn là: $2\sqrt{2(b^2+c^2+ab+ca)}\leqslant a+3b+2c\Leftrightarrow a^2-(2b+4c)a+(b^2-4c^2+12bc)\geqslant 0\Leftrightarrow (b+2c-a)^2+8c(b-c)\geqslant 0$

Bất đẳng thức cuối đúng nên ta có điều phải chứng minh

Đẳng thức xảy ra khi $a=b,c=0$ hoặc các hoán vị

Bạn có kinh nghiệm hay tài liệu nào để xử lý các bất đẳng thức hoán vị chứa căn hay là các dạng có điểm rơi một biến bằng $0$ hai biến còn lại bằng nhau không?




#732166 Chứng minh $\sqrt{a^2+bc}+\sqrt{b^2+ca}+...

Đã gửi bởi Dennis Nguyen on 21-12-2021 - 21:21 trong Bất đẳng thức - Cực trị

Cho $a,b,c\geq 0$. Chứng minh $\sqrt{a^2+bc}+\sqrt{b^2+ca}+\sqrt{c^2+ab}\leq \frac{3(a+b+c)}{2}$.




#732045 Chứng minh $OP$ song song $EI$

Đã gửi bởi Dennis Nguyen on 15-12-2021 - 16:24 trong Hình học

Nếu mình gọi giao của $AB,CD$ là $F$ thì chứng minh thêm $OP,EF$ vuông góc như thế nào vậy bạn? Với lại bạn có tài liệu nào nói về ứng dụng của góc định hướng thay cho góc hình học không?




#732020 Chứng minh $OP$ song song $EI$

Đã gửi bởi Dennis Nguyen on 14-12-2021 - 15:40 trong Hình học

Cho tứ giác $ABCD$ nội tiếp $O$ có $AD,BC$ cắt nhau tại $E$ và $AC,BD$ cắt nhau tại $P$. Gọi $M,N$ là trung điểm $AC,BD$. Gọi $I$ là tâm ngoại tiếp tam giác $EMN$. Chứng minh $OP$ song song $EI$.




#732019 Tìm vị trí của $I$ để $BN.CM$ đạt giá trị nhỏ nhất

Đã gửi bởi Dennis Nguyen on 14-12-2021 - 15:36 trong Hình học

Cho tam giác $ABC$ cân tại $A$ và đường thẳng $d$ song song $BC$. Điểm $I$ di động trên $d$. $BI$ cắt $AC$ tại $M$ và $CI$ cắt $AB$ tại $N$. Tìm vị trí của $I$ để $BN.CM$ đạt giá trị nhỏ nhất.




#732018 Tìm vị trí của $d$ để $\frac{1}{OP.OQ...

Đã gửi bởi Dennis Nguyen on 14-12-2021 - 15:31 trong Hình học

Cho góc $\widehat{xOy}$, $M$ là một điểm cố định trên phân giác $OT$. Đường thẳng $d$ qua $M$ cắt $Ox,Oy$ tại $P,Q$. Tìm vị trí của $d$ để $\frac{1}{OP.OQ}$ đạt giá trị lớn nhất.




#731920 Giải phương trình nghiệm nguyên: $x^3+63x=y^3$

Đã gửi bởi Dennis Nguyen on 08-12-2021 - 15:18 trong Số học

Giải phương trình nghiệm nguyên: $x^3+63x=y^3$.




#731913 Chứng minh $\widehat{AHE}=\widehat{CHF}...

Đã gửi bởi Dennis Nguyen on 07-12-2021 - 22:21 trong Hình học

Cho tứ giác $ABCD$ ngoại tiếp $(O)$. $AC$ cắt $(O)$ tại $E,F$. $H$ là hình chiếu của $O$ lên $BD$. Chứng minh $\widehat{AHE}=\widehat{CHF}$.




#731910 $\left\{\begin{matrix} 3(x^2+y^2+z^2)=1...

Đã gửi bởi Dennis Nguyen on 07-12-2021 - 21:40 trong Phương trình - Hệ phương trình - Bất phương trình

Xét x = 0 thì ta có hệ $\left\{\begin{matrix}y^2+z^2=\frac{1}{3} & \\ y^2z^2=0 & \end{matrix}\right.\Leftrightarrow ...$ (Bạn tự giải, tương tự với y,z ta có các bộ hoán vị)

Xét $x+y+z=0$ thì có 2 trong 3 số $x,y,z$ bằng 0 ta tìm được số còn lại

Xét $x+y+z$ khác 0 và $x,y,z$ khác 0 

$\Rightarrow (x+y+z)^2=\frac{x^2y^2+y^2z^2+z^2x^2}{xyz(x+y+z)}\geqslant \frac{xyz(x+y+z)}{xyz(x+y+z)}=1=3(x^2+y^2+z^2)$

Dấu bằng xảy ra khi $(x,y,z)=(\frac{1}{3},\frac{1}{3},\frac{1}{3})$ hoặc $(x,y,z)=(\frac{-1}{3},\frac{-1}{3},\frac{-1}{3})$

Theo mình biết thì dạng hệ phương trình ba biến $x,y,z$ xử lý bằng bất đẳng thức như này xuất hiện khá nhiều. Bạn có tổng hợp lại vài bài nào không cho mình xin với!




#731907 Chứng minh $TG,AM$ cắt nhau tại một điểm trên $(O)$.

Đã gửi bởi Dennis Nguyen on 07-12-2021 - 20:32 trong Hình học

Tam giác $ABC$ nhọn nội tiếp đường tròn $(O)$  có $AD,BE,CF$  là các đường cao với trực tâm $H$ và $M$  là trung điểm $BC$  . Gọi  $K$ là hình chiếu vuông góc của $H$ trên $AM$  . Giả sử đường thẳng $EK$  cắt các đường thẳng $AB,BC$   lần lượt tại $P,X$; đường thẳng $FK$ cắt các đường thẳng $AC,BC$  lần lượt tại $Q,Y$ .

 1) Chứng minh rằng $P,M,Q$   thẳng hàng.

 2) Các đường thẳng  $AX,AY$ cắt $O$  tại điểm thứ hai là $R,S$ . Tiếp tuyến của $(O)$ tại $C,R$  cắt nhau ở $G$ và tiếp tuyến tại $B,S$  cắt nhau ở $T$. Chứng minh $TG,AM$  cắt nhau tại một điểm trên $(O)$.




#731906 $\left\{\begin{matrix} 3(x^2+y^2+z^2)=1...

Đã gửi bởi Dennis Nguyen on 07-12-2021 - 19:08 trong Phương trình - Hệ phương trình - Bất phương trình

Giải hệ phương trình: $\left\{\begin{matrix} 3(x^2+y^2+z^2)=1 & \\ x^2y^2+y^2z^2+z^2x^2=xyz(x+y+z)^3 & \end{matrix}\right.$




#731777 Thế nào là lục giác ngoại tiếp suy biến?

Đã gửi bởi Dennis Nguyen on 26-11-2021 - 13:59 trong Kinh nghiệm học toán

Mình có đọc tài liệu về định lí Brianchon của Thầy Nguyễn Văn Linh. Trong đó có vài bài Thầy dùng định lí cho lục giác ngoại tiếp suy biến. Mình chưa hình dung được thế nào là lục giác ngoại tiếp suy biến, mong mọi người giải thích thêm dùm mình với!

https://nguyenvanlin...hon-theorem.pdf

 




#731753 Đẳng thức $O(AB,CD)=$$\frac{cot(\vec{OC},\vec{O...

Đã gửi bởi Dennis Nguyen on 24-11-2021 - 14:11 trong Hình học phẳng

Nếu $OA$ vuông góc $OD$ thì $O(AB,CD)=$$\frac{cot(\vec{OC},\vec{OA})}{cot(\vec{OC},\vec{OA})}:\frac{cot(\vec{OD},\vec{OA})}{cot(\vec{OD},\vec{OB})}$. Mọi người cho mình hỏi đẳng thức trên đúng hay sai và chứng minh với!




#731742 Chứng minh $AD, ES, FR$ đồng quy

Đã gửi bởi Dennis Nguyen on 23-11-2021 - 15:17 trong Hình học phẳng

Cho tam giác $ABC$. Đường tròn nội tiếp $(I)$ theo thứ tự tiếp xúc $BC, CA, AB$ tại $D,E,F$. $AD$ cắt $(I)$ tại $X$; $BX,CX$ theo thứ tự cắt lại $(I)$ tại $Y, Z$; $AY, AZ$ theo thứ tự cắt $(I)$ tại $R, S$. Chứng minh $AD, ES, FR$ đồng quy.




#731716 Tìm $a,n$ nguyên dương để $a^{n^2+2n-1}-99$ là...

Đã gửi bởi Dennis Nguyen on 21-11-2021 - 20:49 trong Số học

Tìm $a,n$ nguyên dương để $a^{n^2+2n-1}-99$ là số chính phương.




#731631 Chứng minh $AC,BD,MP,NQ$ đồng quy

Đã gửi bởi Dennis Nguyen on 14-11-2021 - 14:48 trong Hình học

Cho tứ giác $ABCD$ ngoại tiếp $(I)$. Gọi $M,N,P,Q$ lần lượt là tiếp điểm của $(I)$ với $AB,BC,CD,DA$. Chứng minh $AC,BD,MP,NQ$ đồng quy. (Nếu được thì mong các bạn giải bằng cách không dùng hàng điểm).




#731624 $xf(x+y)+yf(y-x)=f^2(x)+f^2(y), \forall x,y\in \mathbb...

Đã gửi bởi Dennis Nguyen on 13-11-2021 - 21:55 trong Phương trình hàm

Thay $x=y=0$ ta có $f(0)=0$.

Thay $y=0$ ta có $xf(x)=f^2(x),\forall x,y\in\mathbb R$.

Do đó giả thiết được viết lại thành $xf(x+y)+yf(y-x)=xf(x)+yf(y),\forall x,y\in\mathbb R$. (1)

Thay $x$ bởi $y$ vào (1) ta có $xf(2x)=2xf(x)\Rightarrow 2f(x)=f(2x),\forall x\in\mathbb R$.

Thay $y$ bởi $2x$ vào (1) ta có $xf(3x)+2xf(x)=xf(x)+2xf(2x)\Rightarrow f(3x)=3f(x),\forall x\in\mathbb R$.

Thay $x$ bởi $2y$ vào (1) ta có $2yf(3y)+yf(-y)=2yf(2y)+yf(y)\Rightarrow f(-y)=f(y),\forall y\in\mathbb R$.

Từ đó $f$ là hàm lẻ. Hoán đổi vị trí của $x,y$ trong (1) ta có $yf(x+y)+xf(x-y)=xf(x+y)+yf(y-x),\forall x,y\in\mathbb R$

$\Rightarrow (x-y)f(x+y)=(x+y)f(x-y),\forall x,y\in\mathbb R$. (2)

Thay $x$ bởi $\frac{x+1}{2}$, $y$ bởi $\frac{x-1}{2}$ vào (2) ta có $f(x)=xf(1),\forall x\in\mathbb R$.

Thay lại ta thấy $a=0$ hoặc $a=1$.

Vậy $f(x)=0,\forall x\in\mathbb R$; $f(x)=x,\forall x\in\mathbb R$.

Bạn có thể cho mình hỏi phần chứng minh hàm lẻ là để chi á bạn?




#731614 $xf(x+y)+yf(y-x)=f^2(x)+f^2(y), \forall x,y\in \mathbb...

Đã gửi bởi Dennis Nguyen on 13-11-2021 - 17:06 trong Phương trình hàm

Tìm tất cả các hàm $f:\mathbb{R}\rightarrow \mathbb{R}$ thỏa:

$xf(x+y)+yf(y-x)=f^2(x)+f^2(y), \forall x,y\in \mathbb{R}$




#731592 Tìm GTLN của: $T=a.MA^2+b.MB^2+c.MC^2$

Đã gửi bởi Dennis Nguyen on 12-11-2021 - 10:03 trong Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

Cho điểm $M$ nằm trong mặt phẳng tam giác $ABC$ và các số thực $a,b,c$ (Không phải độ dài các cạnh của tam giác $ABC$) thỏa $a+b+c<0$. Tìm GTLN của: $T=a.MA^2+b.MB^2+c.MC^2$ (Dùng phương pháp vectơ)




#731568 Chứng minh $DT$ vuông góc $EF$

Đã gửi bởi Dennis Nguyen on 09-11-2021 - 21:10 trong Hình học

Trong lời giải này ta giả sử $T$ là hình chiếu của $D$ trên $EF$.

Ta sẽ chứng minh $T\in GH$.

Gọi $J$ là giao điểm thứ hai của $(AEF)$ và $(O)$.

Ta có kết quả quen thuộc là $\frac{TF}{TE}=\frac{BF}{CE}$.

$\Delta JFB\sim\Delta JEC\Rightarrow \frac{JF}{JE}=\frac{FB}{EC}=\frac{TF}{TE}$.

Do đó $JT$ là phân giác của $\widehat{FJE}$.

Mặt khác $A$ là điểm chính giữa cung $EF$ của $(AEF)$ nên $JA$ là phân giác ngoài của $\widehat{FJE}$.

Từ đó $JT\perp JA$ nên $J\in (AMT)$.

$AJ$ cắt $EF$ tại $K$. Dễ thấy $(EF,TK)=-1$.

Ta thấy $K$ là tâm đẳng phương của $(AEF),(O),(A'EF)$ nên $K,A',G$ thẳng hàng.

Vì $\widehat{AGK}=\widehat{AMK}=90^o$ nên $A,M,G,K$ đồng viên.

Do $(EF,TK)=-1$, theo hệ thức Maclaurin ta có $TM.TK=TE.TF$.

Suy ra $T$ nằm trên trục đẳng phương của $(AMG)$ và $(A'EF)$. Vậy $T\in (GH)$. (đpcm)

Làm sao để có thể tư duy ra các đường phụ như vậy vậy bạn? Ý mình nói là nếu vẽ hình ra giấy chứ không bằng mấy có vẻ rất khó để nghĩ ra các yếu tố phụ đó




#731552 Chứng minh $DT$ vuông góc $EF$

Đã gửi bởi Dennis Nguyen on 09-11-2021 - 12:13 trong Hình học

Cho tam giác $ABC$ ngoại tiếp $(I)$, tiếp xúc $BC,CA,AB$ tại $D,E,F$, nội tiếp $(O)$. $A'$ đối xứng $A$ qua $O$. $(A'EF)$ cắt $(O)$ tại $G$ và cắt $(AMG)$ tại $H$ với $M$ là trung điểm $EF$. Biết $GH$ cắt $EF$ tại $T$. Chứng minh $DT$ vuông góc $EF$.