Đến nội dung

supermember nội dung

Có 113 mục bởi supermember (Tìm giới hạn từ 07-06-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#733624 Xây dựng hàm $f$ thỏa bài toán và tính $f(0)$

Đã gửi bởi supermember on 12-06-2022 - 23:14 trong Phương trình hàm

Cuối tuần làm nhẹ bài này nha anh em :icon6: 

 

Cho hàm số $f: [0;1] \mapsto [0;1]$ thỏa mãn đồng thời $2$ điều kiện:

 

$1)$ Tồn tại $x_0 \in [0;1]$ thỏa mãn: $ f( x_0 ) \neq x_0$

 

$2)$ $f(f(x)+y) = f(x) + f(y)$ với mọi $x;y  \in [0;1]$ mà $ x+y  \in [0;1]$ và $ f(x)+y  \in [0;1]$

 

Hãy xây dựng ít nhất $1$ hàm số $f$ thỏa mãn bài toán. Và chứng minh rằng trong lớp hàm số $f$ thỏa mãn bài toán thì $f(0)$ luôn nhận giá trị không đổi, tính giá trị đó.




#733677 Xây dựng hàm $f$ thỏa bài toán và tính $f(0)$

Đã gửi bởi supermember on 16-06-2022 - 23:21 trong Phương trình hàm

 

Lần lượt thay $y$ bằng $f(0),\ 2f(0),\ \dots,\ (n-1)f(0)$ vào $(\ast)$ ta có

 

 

Cái chỗ thay này không hợp lý nha, do với $n$ đủ lớn thì $(n-1)f(0) $ có thể lớn hơn $1$ , trong khi $y \in [0;1]$ nên đâu có thay vậy được.

 

Đoạn sau có thể làm gọn gàng như sau:

 

Thay $y=0$ vào $(2)$ ta có: $f(f(x)) = f(x) +f(0)$ với mọi $ x \in [0;1]$

 

Bằng quy nạp thì ta chứng minh được $ f^n (x) = f(f(...(f(x))...)) $ ($n$ lần lặp $f$) $= f(x) + (n-1)f(0)$ với mọi $n \in \mathbb{N}^{*}$

 

Do đó nếu $f(0)$ lớn hơn $0$ thì khi cố định $ x \in [0;1]$ , và cho $n$ chạy ra vô cùng thì rõ ràng $f^n (x)$ tiến dần ra vô cùng, vô lý , vì $f^n (x) \in [0;1]$ với mọi $n \in \mathbb{N}^{*}$

 

Điều mâu thuẫn này chứng tỏ $f(0)$ chỉ có thể nhận giá trị bằng $0$ và bài toán được giải quyết hoàn toàn.




#738824 Xác suất để $2$ số được chọn có tích chia hết cho $6$

Đã gửi bởi supermember on 24-04-2023 - 21:17 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Bài Toán:

 

Chọn ngẫu nhiên $2$ số phân biệt từ các số $1; \ 2 ; \ 3; \cdots ; 20$

 

Hãy tính xác suất để tích $2$ số được chọn là số chia hết cho $6$




#738829 Xác suất để $2$ số được chọn có tích chia hết cho $6$

Đã gửi bởi supermember on 24-04-2023 - 22:18 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Lời giải của bạn Chánh là quá đẳng cấp.

 

Lời giải sau là của supermember:

Gọi tập $20$ số nguyên dương đầu tiên là $A$

 

Gọi $ B = \{ 2; 4; 8; 10; 14; 16; 20 \} = \{ 2^1; 2^2; 2^3; 2 \times 5; 2 \times 7; 2^4; 2^2 \times 5 \}$

 

$ C = \{3; 9; 15 \} = \{3^1; 3^2 ; 3^1 \times 5 \}$

 

$ D = \{6; 12; 18 \} = \{6; 6 \times 2; 6 \times 3 \} $

Thì rõ ràng $ | B| = 7;  | C| = 3; |D| = 3$ và  $ | A \backslash (B \cup C \cup D) | = 7$

 

Để đi tìm số các cách chọn để có tích $2$ số chia hết cho $6$, ta đi gián tiếp bằng cách tính các cách chọn để tích $2$ số không chia hết cho $6$.

 

Trường hợp $1$ : Tích $2$ số được chọn không chia hết cho $2$ và cũng không chia hết cho $3$. Trường hợp này thì rõ ràng $2$ số được chọn sẽ thuộc tập hợp  $A \backslash (B \cup C \cup D)$. Số cách chọn trong trường hợp này là $ \binom{7}{2}$

 

Trường hợp $2$ : Tích $2$ số được chọn chia hết cho $2$ và không chia hết cho $3$.

 

Trường hợp này thì rõ ràng $2$ số được chọn đều thuộc tập $B$; hoặc là có $1$ số thuộc tập $B$  và  $1$ số còn lại  sẽ thuộc tập hợp  $A \backslash (B \cup C \cup D)$. Theo quy tắc nhân và quy tắc cộng thì Số cách chọn trong trường hợp này là:  $ \binom{7}{2} + 7 \times 7 = \binom{7}{2} + 7^2$

 

Trường hợp $3$ : Tích $2$ số được chọn chia hết cho $3$ và không chia hết cho $2$.

 

Trường hợp này thì rõ ràng $2$ số được chọn đều thuộc tập $C$; hoặc là có $1$ số thuộc tập $C$  và $1$ số còn lại  sẽ thuộc tập hợp  $A \backslash (B \cup C \cup D)$. Theo quy tắc nhân và quy tắc cộng thì Số cách chọn trong trường hợp này là:  $ \binom{3}{2} + 3 \times 7 = 3 + 3 \times 7$

 

Theo quy tắc cộng thì số cách chọn ra $2$ số phân biệt sao cho tích $2$ số không chia hết cho $6$ sẽ là:

 

$ \binom{7}{2} + \binom{7}{2} + 7^2+ 3 + 3 \times 7 = 6 \times 7+ 49+ 24 = 115$

 

Do đó, xác suất tần tìm bằng: $ \frac{ \binom{20}{2} - 115}{\binom{20}{2}} = \frac{190-115}{190} = \frac{75}{190} = \frac{15}{38}$




#730953 Tính số bộ $(x_1; x_2;...; x_n)$ thỏa mãn hiệu của tích và tổng chi...

Đã gửi bởi supermember on 04-10-2021 - 21:04 trong Tổ hợp và rời rạc

Bài này supermember sẽ trình bày ý tưởng đã, thực sự thì nếu trình bày full lời giải dựa trên ý tưởng này thì rất dài nên hi vọng có người nào đó có thể đưa ra cách làm tốt hơn.

 

Trước tiên, thay vì trực tiếp đếm số bộ số cần tìm, ta sẽ lần lượt đếm những bộ số đơn giản hơn:

 

Bước 1: Ta đi tính số bộ số $ (x_1; x_2; ...; x_n)$ với $ x_k \in \{1;2 \}$ với mọi $k$ chạy từ $1$ đến $n$ sao cho : $ 3 | x_1 + x_2 + \cdots + x_n$

Giả sử trong bộ $n$ số này có $k$ số $1$ và $l$ số $2$ thì ta có:

 

$ 0 \leq k; l \leq n ; \  k + l =n ; \ 3 | k+ 2l$

Ta xét các trường hợp sau:

 

Trường hợp $1$: $ n \equiv 0 \pmod 3 $

Khi đó, dễ thấy chỉ có thể xảy ra trường hợp: $ k \equiv l \equiv 0 \pmod 3$

 

Nên từ đây dễ thấy là $k$ sẽ có thể nhận các các giá trị: $ 0; 3 ; …; n$

 

Do đó, theo quy tắc cộng, thì số cách chọn ra bộ số trong trường hợp này là:

 

$ \binom{n}{0} + \binom{n}{3} + \cdots + \binom{n}{n}$

 

Trường hợp $2$: $ n \equiv 1 \pmod 3 $

 

Khi đó, dễ thấy chỉ có thể xảy ra trường hợp: $ k \equiv l \equiv 2 \pmod 3$

 

số cách chọn ra bộ số trong trường hợp này là:

 

$ \binom{n}{2} + \binom{n}{5} + \cdots + \binom{n}{n -2}$

 

Trường hợp $3$: $ n \equiv 2 \pmod 3 $

 

Khi đó, dễ thấy chỉ có thể xảy ra trường hợp: $ k \equiv l \equiv 1 \pmod 3$

 

số cách chọn ra bộ số trong trường hợp này là:

 

$ \binom{n}{1} + \binom{n}{4} + \cdots + \binom{n}{n -1}$

 

Mặt khác, theo chuyên đề đẳng thức tổ hợp của diễn đàn, thì ta có $3$ đẳng thức sau:

 

$ \binom{n}{0} + \binom{n}{3} + \binom{n}{6} + \binom{n}{9} + \cdots = \frac{1}{3} \cdot \left( 2^n + 2 \cos \frac{ \pi n}{3} \right)$   

$ \binom{n}{1} + \binom{n}{4} + \binom{n}{7} + \binom{n}{10} + \cdots = \frac{1}{3} \cdot \left( 2^n + 2 \cos \frac{n-2}{3} \pi \right)$   

$ \binom{n}{2} + \binom{n}{5} + \binom{n}{8} + \binom{n}{11} + \cdots = \frac{1}{3} \cdot \left( 2^n + 2 \cos \frac{n-4}{3} \pi \right)$   

 

Bước 2: Ta để ý : chỉ cần $1$ trong số $n$ số $ x_1; x_2 ;...; x_n$ bằng $0$ thì tích của $n$ số này bằng $0$, chia hết cho $3$

 

Và việc thêm hay bớt $1$ số $0$ trong tổng $ x_1+ x_2 +...+ x_n$ không ảnh hưởng đến số dư của tổng này trong phép chia cho $3$

 

Chẳng hạn như từ $1$ bộ $k$ số $ (x_1; x_2; ...; x_k)$  mà trong đó mỗi số $ x_1 ; x_2;... ; x_k \in \{1;2 \}$ với $k < n$ thì ta có thể cho tương ứng với: $\binom{n}{n-k} = \binom{n}{k}$ bộ số  $ (x_1; x_2; ...; x_n)$ thỏa yêu cầu bài toán mà trong đó mỗi số $ x_1 ; x_2;... ; x_n \in \{ 0; 1;2 \}$ . Hiểu đơn giản là có $ \binom{n}{n-k} $cách chọn vị trí cho $n-k$ số $0$ để điền vào $n$ ô trống cho trước.  Do đó, bằng cách thiết lập quan hệ truy hồi, ta có thể tính ra:

 

Số bộ số $ (x_1; x_2; ...; x_n)$  thỏa yêu cầu bài toán mà trong $n$ số này có ít nhất $1$ số $0$. Ý tưởng đơn giản là dùng quy tắc cộng và xét lần lượt: trường hợp có đúng $1$ số $0$; trường hợp có đúng $2$ số $0$; ...; trường hợp có đúng $n$ số $0$ . Hiển nhiên sẽ không thể xảy ra trường hợp tổng $ x_1+ x_2 +...+ x_n$ chia hết cho $3$ và không có số $0$ nào trong tổng này vì khi đó thì dễ kiểm tra tích $ x_1 x_2  \cdots x_n$ không chia hết cho $3$, vô lý vì không đáp ứng giả thiết ban đầu của bài toán là hiệu của tổng và tích $n$ số này chia hết cho $3$.

 

Bước 3: Ta đi tính số bộ số $ (x_1; x_2; ...; x_n)$ với mỗi số $ x_1; x_2 ; ...; x_n \in \{1;2 \}$ và tổng $ x_1 + x_2 +...+ x_n$ này không chia hết cho $3$

Không còn cách nào khác là cũng đi vét cạn theo môđulô $3$ mà thôi.

 

Trường hợp $1$ $ n \equiv 0 \pmod 3 $

Ta thử xét hệ phương trình đồng dư:

 

$ \begin{cases} n \equiv 0 \pmod 3 \\ k+2l \equiv 1 \pmod 3 \\ 2^l \equiv 1 \pmod 3 \end{cases}$ hoặc $ \begin{cases} n \equiv 0 \pmod 3 \\ k+2l \equiv 2 \pmod 3 \\ 2^l \equiv 2 \pmod 3 \end{cases}$

 

tức là: $ \begin{cases} n=k+l \equiv 0 \pmod 3 \\ k+2l \equiv 1 \pmod 3 \\ l \equiv 0 \pmod 2 \end{cases}$ hoặc $ \begin{cases} n=k+l \equiv 0 \pmod 3 \\ k+2l \equiv 2 \pmod 3 \\ l \equiv 1 \pmod 2 \end{cases}$

 

$ \Leftrightarrow \begin{cases} n=k+l \equiv 0 \pmod 3 \\ k \equiv 2 \pmod 3 \\ l \equiv 1 \pmod 3 \\ l \equiv 0 \pmod 2 \end{cases}$ hoặc $\begin{cases} n=k+l \equiv 0 \pmod 3 \\ k \equiv 1 \pmod 3 \\ l \equiv 2 \pmod 3 \\ l \equiv 1 \pmod 2 \end{cases}$

 

$ \Leftrightarrow \begin{cases} n=k+l \equiv 0 \pmod 3 \\ k \equiv 2 \pmod 3 \\ l \equiv 4 \pmod 6 \end{cases}$ hoặc $\begin{cases} n=k+l \equiv 0 \pmod 3 \\ k \equiv 1 \pmod 3 \\ l \equiv 5 \pmod 6 \end{cases}$

 

$ \Leftrightarrow \begin{cases} n=k+l \equiv 0 \pmod 6 \\ k \equiv 2 \pmod 6 \\ l \equiv 4 \pmod 6 \end{cases}$ hoặc $\begin{cases} n=k+l \equiv 3 \pmod 6 \\ k \equiv 5 \pmod 6 \\ l \equiv 4 \pmod 6 \end{cases}$ hoặc $\begin{cases} n=k+l \equiv 0 \pmod 6 \\ k \equiv 1 \pmod 6 \\ l \equiv 5 \pmod 6 \end{cases}$ hoặc $\begin{cases} n=k+l \equiv 3 \pmod 6 \\ k \equiv 4 \pmod 6 \\ l \equiv 5 \pmod 6 \end{cases}$

 

$ \Leftrightarrow \begin{cases} n=k+l \equiv 0 \pmod 3 \\ l \equiv 4;5 \pmod 6 \end{cases}$ 

 

Tức là với $ n \equiv 0 \pmod 3$  thì số bộ số cần tính là tổng của $2$ tổng con:

 

$ \binom{n}{4} + \binom{n}{10} + \binom{n}{16} + \binom{n}{22} + \cdots $

 

Và $ \binom{n}{5} + \binom{n}{11} + \binom{n}{17} + \binom{n}{23} + \cdots $

 

Nhưng những tổng con này đều có thể tính ra chi tiết được theo $n$ vì theo kết quả đã nêu ra trong chuyên đề đẳng thức tổ hợp thì ta có kết quả tổng quát:

 

$ \sum_{ r \geq 0}^{} \binom{n}{j+rk} = \frac{2^n}{k} \sum_{m=0}^{k-1} \left( \cos \frac{ m \pi}{k} \right)^{n}  \cos \frac{ (n-2j)m \pi}{k}  (\bigstar)$

 

Ta làm tương tự để tính với các trường hợp: $ n \equiv 1 \pmod 3$ ;  $ n \equiv 2 \pmod 3$

 

Bước 4: Số bộ số thỏa yêu cầu bài toán là tổng các bộ số thuộc $2$ nhóm:

 

- Nhóm $1$: Nhóm các bộ số thỏa mãn điều kiện bài toán và $ 3 | x_1 + x_2 + \cdots + x_n$ (đã tính ra chi tiết từ bước $2$)

 

Nhóm $2$: Nhóm các bộ số thỏa mãn điều kiện bài toán và $ 3 \not | x_1 + x_2 + \cdots + x_n$ (đã tính ra chi tiết từ bước $3$)

 

Theo đó thì bài toán được giải quyết hoàn toàn.

 

Lời nhờ vả: Trong chuyên đề đẳng thức tổ hợp, kết quả $(\bigstar)$ được nêu ra như $1$ bài tập tự giải, các bạn hãy giải bài toán này chi tiết. Đồng thời hoàn thiện lời giải trên. Việc còn lại là các công đoạn thu gọn tổng cần tính để ra được kết quả cuối cùng theo $n$ . :D  :D  :D Sau vài ngày nghỉ dịch thì nay supermember quay trở lại nhịp sống bình thường. Xin nhường những việc này cho các bạn :)




#730582 Tính số bộ $(x_1; x_2;...; x_n)$ thỏa mãn hiệu của tích và tổng chi...

Đã gửi bởi supermember on 21-09-2021 - 11:07 trong Tổ hợp và rời rạc

Bài Toán: Tính số bộ số $(x_1;x_2;...; x_n)$ thỏa mãn: $ x_k \in \{0;1;2\} $ với mọi $ k = \overline{1;n}$ và: $ \prod_{k=1}^{n} x_k - \sum_{k=1}^{n} x_k$ là số chia hết cho $3$




#733635 Tìm điều kiện cần và đủ của $a$ và $b$ để $f(a+b) =...

Đã gửi bởi supermember on 13-06-2022 - 22:29 trong Phương trình hàm

Nhẹ nhàng thể dục đầu tuần :)

 

Cho hàm số $f: \mathbb{N}^{*} \mapsto \mathbb{R}$ thỏa mãn: $f(1) = 1 ; f(2) = 3$ và với $n \geq 3$ thì:

 

$ f(n) = \max \{ f(r) + f(n-r) |  1 \leq r \leq n-1 \}$

 

Tìm điều kiện cần và đủ của $2$ số nguyên dương $a$ và $b$ để $f(a+b) = f(a)+f(b)$




#733366 Tìm tất cả hàm $f$ thỏa mãn: $f(x+y) = f(x)f(y)f(xy) $ vớ...

Đã gửi bởi supermember on 03-05-2022 - 22:39 trong Phương trình hàm

Tìm tất cả hàm $f: \mathbb{R} \mapsto \mathbb{R}$ thỏa mãn:

$f(x+y) = f(x)f(y)f(xy) $ với mọi $x,y \in \mathbb{R}$




#733341 Tìm tất cả hàm $f$ thỏa mãn: $f(f(f(x)+y)+y)=4f(x) + 6y$...

Đã gửi bởi supermember on 29-04-2022 - 22:17 trong Phương trình hàm

Tìm tất cả các hàm số $f: \mathbb{R} \rightarrow \mathbb{R}$ thỏa mãn:

 

$f(f(f(x)+y)+y)=4f(x) + 6y$ với mọi  $x,y \in \mathbb{R}$




#733355 Tìm tất cả hàm $f$ thỏa mãn: $(x+y)f(f(x)y) = x^2 f( f(x) + f(...

Đã gửi bởi supermember on 01-05-2022 - 22:23 trong Phương trình hàm

Tìm tất cả hàm $f:  \mathbb{R}^{+} \mapsto  \mathbb{R}^{+}$ thỏa mãn:

 

$(x+y)f(f(x)y) = x^2 f( f(x) + f(y)) $ với mọi $x,y \in \mathbb{R}^{+}$




#737735 Tìm tất cả các giá trị của $a,b$ sao cho phương trình $x^...

Đã gửi bởi supermember on 14-03-2023 - 18:53 trong Số học

Để dễ nhìn và tránh các dấu trừ dễ bị nhầm thì sửa đề 1 chút thành : $x^3 -ax^2 +bx- 3a =0$

Như vậy, các số $a; b$ nếu có đều sẽ là các số nguyên dương, ta đỡ phải làm việc với các số âm.

 

nói chung dễ quá vì bản chất của nó là giải phương trình nghiệm nguyên dạng cơ bản.

 

Giả sử phương trình đã cho có $3$ nghiệm nguyên dương $ x_1 ; \  x_2 ; \ x_3$ thì theo định lý Viet, ta có:

 

$ P(x)= (x-x_1) (x-x_2) (x-x_3) \equiv x^3 -ax^2 +bx-3a$

 

Dẫn đến: $ x_1 + x_2 + x_3 =  a  \implies  3( x_1 + x_2 + x_3) = 3a = x_1 x_2 x_3 \ (*)$ 

 

Không giảm tổng quát, ta giả sử $ 1 \leq x_1 \leq x_2 \leq x_3$

 

Dễ thấy là $ x_1 \leq 3$ vì nếu $ x_1 \geq 4$ thì :   $x_1 x_2 x_3 \geq 16x_3 > 9x_3 \geq  3( x_1 + x_2 + x_3)$

 

Do đó, ta sẽ xét $3$ trường hợp sau:

 

TH1: $x_1 =3$ thì  $(*)$ tương đương với: $3 + x_2+ x_3 = x_2 x_3 \Leftrightarrow (x_2 -1)(x_3 -1) = 4 \Leftrightarrow  x_2 = x_3 = 3 $ hoặc $ x_2 =2$ và $x_3 = 5$ . Loại trường hợp sau vì rõ ràng phải có $ x_1 \leq x_2$ 

 

Như vậy ta thu được $ x_1 = x_2 = x_3 = 3$ từ đây tính ra $ a= 9; b = 27$

 

TH2: $x_1 =2$ thì  $(*)$ tương đương với: $6 + 3x_2+ 3x_3 = 2 x_2 x_3 \Leftrightarrow (2x_2 -3)(2x_3 -3) = 21 \Leftrightarrow  x_2 = 2 ; x_3 = 12 $ hoặc $ x_2 =3 ; x_3 = 5$

 

 

Như vậy ta thu được $ x_1 = x_2 = 2; x_3 = 12$  hoặc $x_1 = 2; x_2 = 3 ; x_3 =5$ từ đây tính ra $ a= 16; b = 52$ hoặc $ a= 10; b = 31$

 

TH3: $x_1 =1$ thì  $(*)$ tương đương với: $3 + 3x_2+ 3x_3 = x_2 x_3 \Leftrightarrow (x_2 -3)(x_3 -3) = 12 \Leftrightarrow  x_2 = 4 ; x_3 = 15 $ hoặc $ x_2 =5 ; x_3 = 9$ hoặc $ x_2 =6 ; x_3 = 7$

 

 

Như vậy ta thu được $ x_1 = 1; x_2 = 4; x_3 = 15$  hoặc $x_1 = 1; x_2 = 5 ; x_3 =9$ hoặc $x_1 = 1; x_2 = 6 ; x_3 =7$

 

từ đây tính ra $ a= 20; b = 79$ hoặc $ a= 15; b = 59$ hoặc $ a= 14; b = 55$

 

Ta thu được các bộ nhiệm $ (a;b)$ như sau: $ (9; 27); \ (16;52); \ (10;31); \ (20;79); \ (15;59); \ (14;55)$

 

Vậy, kết luận các cặp số thỏa yêu cầu bài toán là: $(-9; 27); \ (-16;52); \ (-10;31); \ (-20;79); \ (-15;59); \ (-14;55)$ .

 

Bài Toán Theo Đó được giải quyết Hoàn Toàn. :wub:




#738979 Tìm Tất cả các cặp số nguyên tố $(p;q)$ : $ \frac{pq...

Đã gửi bởi supermember on 02-05-2023 - 10:30 trong Số học

Bài Toán:

 

Tìm Tất cả các cặp số nguyên tố $(p;q)$ thỏa mãn điều kiện:

 

Tồn tại số tự nhiên $m$ để : $ \frac{pq}{p+q} = \frac{m^2 +1}{m+1}$ 




#732393 Tìm số nguyên dương h bé nhất sao cho : $U_{n+h}-U_{n} \vdots 1998...

Đã gửi bởi supermember on 08-01-2022 - 11:08 trong Dãy số - Giới hạn

Ok, let's go! Hi vọng là giải đúng, giải từ từ nha, các bạn nếu nhìn vào thấy chưa xong thì đừng giận: 

Xét dãy phụ: $ v_n = u_n +a $ Trong đó ta dùng phương pháp hệ số bất định để tìm $ a$ thỏa mãn $ 20+a = 9a$ thì khi đó dãy truy hồi thu được có dạng:

$ v_{n+1} = 4v_n + 5 v_{n-1}$ với mọi $ n \geq 2$ . Dễ thấy $ a = \frac{5}{2}$

$(v_n)$ là dãy truy hồi tuyến tính cấp $2$, $ v_0 =  \frac{45}{2} ; v_1 = \frac{205}{2}$, phương trình đặc trưng của dãy này là: $ x^2 - 4x -5 = 0$ có $2$ nghiệm:

 

$ x_1 = -1 ; x_2 = 5$ nên $ v_n = a \cdot (-1)^n + b \cdot 5^n$ với mọi $ n \in \mathbb{N}$

 

Do đã có trước $2$ giá trị $ v_0; v_1$ nên dễ dàng giải hệ tuyến tính  $2$ ẩn để tìm ra : $ a = \frac{5}{3}; b = \frac{125}{6}$

 

Suy ra: $ v_n = \frac{ 5^{n+3} + 10 \cdot (-1)^n }{6}$

 

Ta đi chứng minh $h$ phải là số chẵn.

Thật vậy, giả sử $h$ là số lẻ thì: $ u_{n+h} - u_n  = \frac{ 5^{n+3}  (5^h -1)+ 10 \cdot (-1)^n  \cdot ( (-1)^h -1)}{6}  =\frac{ 5^{n+3}  (5^h -1) - 20 \cdot (-1)^n }{6}$




#732250 Tìm số nguyên dương h bé nhất sao cho : $U_{n+h}-U_{n} \vdots 1998...

Đã gửi bởi supermember on 30-12-2021 - 08:56 trong Dãy số - Giới hạn

Bài này làm gồm những bước sau:

 

Bước 1: Xác định công thức tổng quát của dãy $(u_n)$, tính ra được $u_n$ theo $n$

Bước 2: Phân tích $1998$ là tích các thừa số nguyên tố.

 

Bước 3: Sử dụng kiến thức cơ bản: cấp của một số nguyên theo modulo của hợp số là bội chung nhỏ nhất của các cấp của số nguyên đó theo modulo từng thừa số nguyên tố. Cụ thể: Giả sử $h$ là cấp của số nguyên $a$ theo modulo $n$, $n = p^{ \alpha_1}_1  p^{ \alpha_2}_2 \cdots p^{ \alpha_k}_k$ thì $h$ sẽ là bội chung nhỏ nhất của $ h_1; h_2; ...; h_k$ với $h_1; h_2;...; h_k$ lần lượt là cấp của $a$ theo modulo $p^{ \alpha_1}_1;  p^{ \alpha_2}_2; \cdots ;p^{ \alpha_k}_k$

 

Bước 4: Tính cụ thể ra các giá trị $h_1 ; h_2 ; ...; h_k$, cái này thì có những bổ đề để tính cụ thể ra :)




#738618 Tìm min $A = \frac{a}{b} + \frac{b...

Đã gửi bởi supermember on 15-04-2023 - 09:27 trong Bất đẳng thức và cực trị

Tìm min $A = \frac{a}{b} + \frac{b}{a}$ với $a \geq 2b$

 

Áp dụng BĐT Cauchy, ta có:

 

$ A = \left( \frac{a}{4b} + \frac{b}{a} \right) + \frac{3a}{4b} \geq 2 \sqrt{ \frac{a}{4b} \cdot  \frac{b}{a}} + \frac{6b}{4b}  = 1 + \frac{3}{2} = \frac{5}{2}$

 

Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi $ a = 2b$




#736867 Tìm hệ số $x^3$ trong khai triển đa thức

Đã gửi bởi supermember on 19-01-2023 - 23:17 trong Các dạng toán khác

Tìm hệ số của $x^3$ trong khai triển đa thức
$P=(x^2+x-1)^5$

 

Bài này cách đơn giản nhất là như sau:

 

Đặt $y = f(x) =x-1$

 

Rõ ràng theo khai triển nhị thức Newton, ta có:

 

$ P(x) = (x^2 + y)^5 = \binom{5}{0}x^{10}+ \binom{5}{1}x^{8}y + \binom{5}{2}x^{6}y^2+ \binom{5}{3}x^{4}y^3+ \binom{5}{4}x^{2}y^4+ \binom{5}{5}y^5  = G(x) + \binom{5}{4}x^{2}y^4+ \binom{5}{5}y^5 $

 

Rõ ràng trong khai triển của đa thức $G(x)$ thì hệ số của $x^0 ; x^1 ; x^2 ; x^3$ đều bằng $0$, nên hệ số của $x^3$ trong khai triển $P(x)$ cũng chính là hệ số $x^3$ trong khai triển $ \binom{5}{4}x^{2}y^4+ \binom{5}{5}y^5 $

 

$ = \binom{5}{4}x^{2} (x-1)^4+ \binom{5}{5} (x-1)^5 $

 

Bằng $ \binom{5}{4} \binom{4}{3} (-1)^3 + \binom{5}{2} (-1)^2  = 5 \cdot 4 \cdot (-1) + \frac{4 \cdot 5}{2} = -20+10 = -10$




#733649 Tìm giá trị tham số $m$ để hệ phương trình có nhiệm thực $...

Đã gửi bởi supermember on 14-06-2022 - 23:17 trong Các dạng toán khác

Tìm tất cả các giá trị có thể có của tham số $m$ để hệ phương trình $3$ ẩn sau có nhiệm thực:

 

\[\left\{ \begin{array}{l}
3{x^2} + 3xz + {z^2} = 1\\
3{y^2} + 3yz + {z^2} = 4\\
{x^2} - xy + {y^2} = m
\end{array} \right.\]




#736448 Tìm công thức tính $u_n$ theo $n$

Đã gửi bởi supermember on 25-12-2022 - 23:03 trong Dãy số - Giới hạn

Dãy $(u_n)_{n \geq 1}$ thỏa mãn: $u_1 = 1 ; u_{n+1} = u_n + 2^{2n-1} \cdot u^{2}_n$ với mọi $n \geq 1$

 

Tìm công thức tính $u_n$ theo $n$




#737965 Tìm các số tự nhiên n sao cho $3^{2^{2n}}+10$ là số nguyên tố.

Đã gửi bởi supermember on 23-03-2023 - 18:39 trong Số học

Bài này làm như thế này.

 

Dễ thấy $n = 0$ thỏa mãn yêu cầu bài toán, vì $ 3^{2^{0}} + 10 = 3^1 + 10 = 13$ là số nguyên tố.

 

Ta sẽ chứng minh bằng quy nạp rằng với mọi số nguyên dương $n$ thì $ 3^{2^{2n}} + 10 = 3^{4^{n}} + 10$ chia hết cho $13$ , và do số này hiển nhiên lớn hơn $13$ nên nó không thể là số nguyên tố.

 

Thật vậy, với $n =1$ thì $ 3^{2^{2}} + 10 =  3^4 + 10 = 91 = 7 \cdot 13 $ , chia hết cho $13$.

 

Vậy khẳng định đúng với $n=1$.

 

Giả sự khẳng định đúng đến $n$, tức là : $ 3^{4^{n}} + 10$ chia hết cho $13$ $(*)$ thì khi đó:

 

 $ 3^{2^{2(n+1)}} + 10 = 3^{4^{n+1}} + 10 =  (3^{4^{n+1}} - 3^{4^{n}}) + (3^{4^{n}}  + 10)  \ (**)  $

 

Mà: $(3^{4^{n+1}} - 3^{4^{n}}) = 3^{4^{n}} \cdot \left( 3^{3\cdot 4^{n}} - 1 \right) =  3^{4^{n}} \cdot \left( (3^{3})^{4^{n}} - 1 \right) = 3^{4^{n}} \cdot \left( 27^{4^{n}} - 1 \right)$

 

$27 \equiv 1  \pmod {13}$ $ \implies 27^{4^{n}} \equiv 1 \pmod{13}  \implies  13 | 27^{4^{n}} - 1$

 

Suy ra: $(3^{4^{n+1}} - 3^{4^{n}}) $ chia hết cho $13$ $(***)$

 

Từ $(*)$; $(**)$; $(***)$ suy ra khẳng định  đúng đến $n+1$ và do đó, theo nguyên lý quy nạp Toán Học thì khẳng định được chứng minh hoàn toàn.

 

Dẫn đến kết luận: Chỉ có duy nhất một số tự nhiên thõa mãn yêu cầu bài toán là $n=0$.




#736569 Tìm các số nguyên dương x,y,z thỏa mãn $(x+y)^4+5z=63x$

Đã gửi bởi supermember on 31-12-2022 - 10:14 trong Số học

Bài này chỉ đơn giản là nhận xét: $x <4$

 

Nếu $x \geq 4$ thì vế trái lớn hơn $ x^4 \geq 4^3 x = 64x > 63x $ suy ra vế trái lớn hơn vế phải.

 

Như vậy, ta chỉ cần đi xét 3 trường hợp $ x =1 ; x=2; x = 3$

 

Trường hợp $1$: Với $ x = 1$ thì phương trình trở thành: $ (y+1)^4 + 5z = 63$

 

Tiếp tục vét cạn thì dễ thấy $y$ chỉ có thể nhận giá trị bằng $1$ vì $3^4 > 63$

Thử với $y =1$ thì cũng không có được nghiệm nguyên nào, vì phương trình $5z = 47$ hiển nhiên không thể có nghiệm nguyên $( 5 \not | 47 )$ nên loại trường hợp này.

 

Trường hợp $2$:  Với $ x = 2$ thì  phương trình trở thành: $ (y+2)^4 + 5z = 126$

Tiếp tục vét cạn thì dễ thấy $y$ chỉ có thể nhận giá trị bằng $1$ vì $4^4 > 126$

Thử với $y =1$ thì được nghiệm nguyên $ x = 2; y = 1; z= 9$

 

Trường hợp $3$: Với $ x = 3$ thì  phương trình trở thành: $ (y+3)^4 + 5z = 189$

Vô nghiệm vì $4^4 > 189$

 

Nên phương trình đã cho chỉ có nhiệm nguyên dương duy nhất $ (x;y;z) = (2;1;9)$




#730298 TÍNH SỐ TẬP CON KHÁC RỖNG CÓ TÍCH CÁC PHẦN TỬ CHIA HẾT CHO 30

Đã gửi bởi supermember on 11-09-2021 - 12:26 trong Tổ hợp và rời rạc

Bài Toán: Cho tập $ H = \{1;2;3;....; 10 \}$. Tính số tập con khác rỗng của $H$ thỏa mãn điều kiện tích các phần tử của tập đó chia hết cho $30$.




#730308 TÍNH SỐ TẬP CON KHÁC RỖNG CÓ TÍCH CÁC PHẦN TỬ CHIA HẾT CHO 30

Đã gửi bởi supermember on 11-09-2021 - 18:07 trong Tổ hợp và rời rạc

Bạn Poset giải đúng, nhưng trình bày quá vắn tắt.
Nên viết ra chi tiết đầy đủ để các bạn khác dễ nắm bắt.




#733087 Thương Em

Đã gửi bởi supermember on 02-04-2022 - 10:17 trong Góc giao lưu

Hôm qua đọc xong tin thằng bé 16 tuổi ở Hà Nội tự tử mà không ngủ được. Liệu rằng đây có phải là trường hợp sau cùng không? Khi mà bệnh thành tích trong giáo dục và tính sỹ diện hão của các bậc phụ huynh thì không thay đổi.




#733117 Thương Em

Đã gửi bởi supermember on 05-04-2022 - 09:08 trong Góc giao lưu

Trong lá thư tuyệt mệnh, nếu để ý kỹ, ta sẽ thấy 2 chi tiết cảm động:

 

1. Thằng bé xin lỗi em mình. Nó chỉ nghĩ là trước có 2 anh em thì mẹ nó có mắng thì cũng 2 anh em nghe chung, giờ nó mất rồi thì chỉ còn em nó chịu nghe mắng chửi, càm ràm. Nó đã chết mà nó vẩn thương em nó.

2. Thằng bé không hề 1 câu nào oán trách mẹ mình. Có thể nó còn quá nhỏ nên nó chưa đủ câu từ để trách cứ ai, sau cùng, dù bố mẹ nó là nguyên nhân đẩy nó đến chết, nó cũng chỉ nói là: mẹ nó cũng muốn tốt, nhưng mẹ nó luôn làm theo ý mình và luôn làm quá mọi chuyện.




#736380 THAM THÌ THÂM

Đã gửi bởi supermember on 20-12-2022 - 23:40 trong Quán văn

Câu chuyện bi hài kịch
Cô ABC là một nhân viên văn phòng. Sau khi kết hôn khoảng 10 năm, do bản tính rất rất tiết kiệm nên tuy 2 vợ chồng đều có đồng lương không cao nhưng cũng có trong tay được khoảng X tỷ ( X <5).
Cũng như bao người khác, cô ABC muốn chấm dứt những ngày đi thuê nhà. Do đó, cô liên tục lướt FB để tìm căn nhà ngon bổ rẻ. Và khi cô gọi cho 1 anh sales BĐS tên XYZ, cô nói 1-2 cái gạch đầu dòng yêu cầu của cô, anh XYZ nghe xong 1-2 cái gạch đầu dòng và mừng vì tưởng gặp được khách xộp.
Nhưng sau đó 1 tháng thì XYZ vỡ mộng, cô ABC này đòi hỏi những yêu cầu mà XYZ nghĩ phải lớn hơn số tiền cô này có tầm vài tỷ. Và cô ABC này không chấp nhận bất kỳ khiếm khuyết nào :
- Nhà không vuông vức - NEXT
- Nhà bị quy hoạch 1 phần - NEXT
- Nhà hẻm 2m trở xuống - NEXT
Sau khi nghe hết những tâm tư, nguyện vọng , giãi bày, mong muốn, ước mơ của cô ABC về 1 căn nhà không có thật, XYZ thỏ thẻ:
Dạ, nãy giờ em cũng chăm chú lắng nghe, chị mạn phép cho em hỏi: giờ với những yêu cầu của chị thì gần như không tìm được, chỉ có 1 trường hợp hy hữu là nhà gần mồ mả , kết hợp thêm với yếu tố chủ vỡ nợ Bitcoin thì may ra.... Mà thật ra thì nhà gần mộ mà mình sống hiền lành tử tế thì cũng không sao...
anh XYZ vừa dứt lời thì ABC cắt lời ngay: Không, không, không được nha, nhà tôi có con nhỏ, tôi không đồng ý.
XYZ nghe xong, anh biết, khách này mình chắc không nên mất thêm thời gian, anh nhẹ nhàng cho khách đó vào diện low potential.
Bẵng đi 1 tháng, XYZ tình cờ biết tin cô ABC mua nhà rồi. anh tự trách mình và buồn vì mình đã nỗ lực hết sức mà không sales được. Cái xong, quả đất tròn, vô tình 1 ngày anh nghe được MNP (1 người quen biết cô ABC) kể: bà đó mua nhà xong khóc ròng rồi.
XYZ hỏi: Ủa, sao vậy? Bả lựa kỹ lắm mà? Mỗi lần nói chuyện với tao bả nói 1 trang A4 các tiêu chuẩn đòi hỏi phải có khi mua nhà đó.
MNP: Thì bởi vì kỹ quá nên bả bị nó lừa
XYZ: Ủa, là sao, nói cụ thể đi
MNP: Bà đó sau khi mày bỏ, thì có 1 thằng sales khác nhảy vào, đưa ra 1 căn nhà vừa to, hẻm xe tải, không quy hoạch, lại có 1 khoảng sân trước nhà rộng lắm, nên bả cùng ông chồng nghe cái diện tích to thì khoái lắm. Đến xem, cầm sổ đỏ chụp lại, đi kiểm tra quy hoạch thấy ok hết, giá lại rẻ gần bằng nửa thị trường nên ham. Ngay ngày hôm sau là đi cọc liền. Ngày tân gia, buổi tối đó đồng nghiệp cả công ty đến đông lắm, tay bắt mặt mừng chúc mừng vợ chồng cô này mua được nhà NGON BỔ RẺ.
Thì đến 8h tối, 2 cái xe rác to chà bá đậu ngay trước nhà, hóa ra khoảng sân rộng ngay trước nhà đó từ lâu đã được dùng làm điểm tập kết rác. Nó thối um lên. ngồi trong nhà nghe rõ mùi rác.
Thì phải rồi:
- Đòi hẻm xe tải - OK, hẻm này xe rác vô được
- Đòi phải hẻm thông tứ tung- Ok, hẻm thông nên tiện tập kết rác từ các ngóc ngách đổ về
- Đòi phải khu yên tĩnh, không nhậu , không loa kẹo kéo - Ok. Tối cứ 8h là mùi thúi rình thì ai thèm nhậu ở đó.
Và thằng sales BĐS kia thì còn đểu ở chỗ, nó gài: Chủ nhà này là 2 giáo sư về hưu. lớn tuổi nên 7h30 tối là ngủ rồi, có đi xem nhà thì xem ban ngày :)))) Nó gài vậy vì nó biết thừa 8h là xe tập kết rác ở đó.
Cô ABC này kỹ tính quá nên cô không biết là trước khi cô và chồng đi xem nhà thì nó đã đi nói với mấy bà già hàng xóm nhiều chuyện quanh nhà đó: Lát có khách đến xem nhà, cô nói tốt giùm con nha, bán được con gửi cô tiền cà phê. Thế là căn nhà trong mắt cô ABC thành ra như là viên ngọc quý bị xót lại, còn thằng XYZ hôm bữa là thằng TÀO LAO.
XYZ nghe xong mỉm cười nói cay đắng: THAM THÌ THÂM, THẾ THÔI.