Jump to content

dinhnguyenhoangkim's Content

There have been 56 items by dinhnguyenhoangkim (Search limited from 20-05-2020)



Sort by                Order  

#544806 Tìm GTLN của $B=\frac{1}{{\sqrt{a^...

Posted by dinhnguyenhoangkim on 18-02-2015 - 15:33 in Bất đẳng thức và cực trị

 

Chỗ màu đỏ kia phải là 3 chứ

$6a+3b+2c=abc\Leftrightarrow \frac{2}{ab}+\frac{3}{ac}+\frac{6}{bc}=1$

Đặt $\left\{\begin{matrix} \frac{1}{a}=x & & & \\ \frac{2}{b}=y & & & \\ \frac{3}{c}=z& & & \end{matrix}\right. \Rightarrow xy+yz+xz=1$

$B=\frac{1}{\sqrt{a^2+1}}+\frac{2}{\sqrt{b^2+4}}+\frac{3}{\sqrt{c^2+9}} = \frac{1}{\sqrt{a^2+1}}+\frac{1}{\sqrt{\frac{b^2}{4}+1}}+\frac{1}{\sqrt{\frac{c^2}{9}+1}}=\frac{1}{\sqrt{\frac{1}{x^2}+1}}+\frac{1}{\sqrt{\frac{1}{y^2}+1}}+\frac{1}{\sqrt{\frac{1}{z^2}+1}}= \sum \frac{x} {\sqrt{x^2+1} }$

Lại có:$\frac{x}{\sqrt{x^2+1}}=\frac{x}{\sqrt{x^2+xy+yz+xz}}= \frac{x}{\sqrt{(x+y)(x+z)}}\leq \frac{x}{2}(\frac{1}{x+y}+\frac{1}{x+z})= \frac{1}{2}(\frac{x}{x+y}+\frac{x}{x+z})$

CMTT:$\frac{y}{\sqrt{y^2+1}}\leq \frac{1}{2}(\frac{y}{x+y}+\frac{y}{y+z})$

$\frac{z}{\sqrt{z^2+1}}\leq \frac{1}{2}(\frac{z}{x+z}+\frac{z}{y+z})$

$\Rightarrow \sum \frac{x}{\sqrt{x^2+1}}\leq \frac{1}{2}(\frac{x+y}{x+y}+\frac{y+z}{y+z}+\frac{x+z}{x+z})= \frac{3}{2}$

DBXR khi $x=y=z=\frac{1}{3}\Leftrightarrow \frac{1}{a}=\frac{2}{b}=\frac{3}{c}=\frac{1}{3}\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} a=3 & & & \\ b=6& & & \\ c=9& & & \end{matrix}\right.$

 

Bạn Dinh Xuan Hung nhầm chỗ dấu bằng rồi.

Dấu "=" phải là $x=y=z=\frac{1}{\sqrt3}\Leftrightarrow$$\begin{cases} & \text a=\sqrt3 \\ & \text b= 2\sqrt3\\ & \text c= 3\sqrt3 \end{cases}$




#545493 Chứng minh $a^2+b^2+c^2+abc= 4$

Posted by dinhnguyenhoangkim on 22-02-2015 - 23:24 in Phương trình - Hệ phương trình - Bất phương trình

Cho các phương trình: 

$x^2+ax+1= 0$ (1)

$x^2+bx+1= 0$ (2)

$x^2+cx+1= 0$ (3)

Biết rằng tích một nghiệm của phương trình (1) với một nghiệm nào đó của phương trình (2) là nghiệm của phương trình (3).

Chứng minh $a^2+b^2+c^2+abc= 4$




#545772 Chứng minh $a^2+b^2+c^2+abc= 4$

Posted by dinhnguyenhoangkim on 23-02-2015 - 21:31 in Phương trình - Hệ phương trình - Bất phương trình

 

 




#544746 Cho tam giác ABC ... Chứng minh rằng đường thẳng EF luôn đi qua một điểm cố đ...

Posted by dinhnguyenhoangkim on 18-02-2015 - 00:41 in Hình học

Bạn giải cụ thể luôn được không ?




#544816 Luôn tồn tại $x,y$ thỏa mãn....

Posted by dinhnguyenhoangkim on 18-02-2015 - 16:54 in Số học

Tại sao các phần tử trong mỗi tập đều khác nhau theo modulo p ạ ? Anh giải thích kĩ hơn có được không ?




#546797 Chứng minh $\frac{r}{R}\leq \frac...

Posted by dinhnguyenhoangkim on 12-03-2015 - 22:05 in Hình học

$S-S$ là gì vậy ? Bạn chứng minh hết luôn đi




#544712 Chứng minh rằng các đường cao của tam giác $AGE, $BDK$, $...

Posted by dinhnguyenhoangkim on 17-02-2015 - 21:12 in Hình học

Chứng minh thế này nè em.

Gọi M, N là hình chiếu của B, J lên DK.

Khi đó, BJ vuông góc với DK$\Leftrightarrow$M$\equiv$N$\Leftrightarrow$MD2-MK2=ND2-NK2

$\Leftrightarrow$BD2-BK2=JD2-JK2.

Cái này cũng là một cách thường dùng, được sử dụng luôn đó.




#549756 $x\sqrt{x^2+6}+\left ( x+1 \right )\sqrt...

Posted by dinhnguyenhoangkim on 27-03-2015 - 17:01 in Phương trình - Hệ phương trình - Bất phương trình

Giải phương trình $x\sqrt{x^2+6}+\left ( x+1 \right )\sqrt{x^2+2x+7}= \frac{13}{5}\left ( 2x+1 \right )$




#544677 Chứng minh rằng các đường cao của tam giác $AGE, $BDK$, $...

Posted by dinhnguyenhoangkim on 17-02-2015 - 16:30 in Hình học

Untitled.jpg

Gọi J là trung điểm AC.

Đặt $\widehat{ABJ}$=$\alpha$, $\widehat{CBJ}$=$\beta$.

Dễ có: AB.sin($\alpha$)=BC.sin($\beta$).

Ta sẽ chứng minh BJ vuông góc với DK.

Ta có: BJ vuông góc với DK $\Leftrightarrow$ BD2-BK2=JD2-JK2

$\Leftrightarrow$ BD2-BK2=(JB2+BD2-2JB.BD.cos($\widehat{JBD}$))-(JB2+BK2-2JB.BK.cos($\widehat{JBK}$))

$\Leftrightarrow$ BD.cos($\widehat{JBD}$)=BK.cos($\widehat{JBK}$)  $\Leftrightarrow$BD.cos($\pi$+$\alpha$)=BK.cos($\pi$+$\beta$)  $\Leftrightarrow$AB.sin($\alpha$)=BC.sin($\beta$) (đúng).

Vậy các đường cao của tam giác AGE, BDK, CIF lần lượt đi qua trung điểm của BC, CA, AB

Suy ra chúng đồng quy $\Rightarrow$ đpcm.

 




#545840 Chứng minh $\frac{IA^{2}}{bc}+\f...

Posted by dinhnguyenhoangkim on 24-02-2015 - 10:20 in Hình học

 

2,Cho tam giác ABC có $BC=a,AC=b,AB=c$. $I$ là tâm đường tròn nội tiếp tam giác.Chứng minh $\frac{IA^{2}}{bc}+\frac{IB^{2}}{ac}+\frac{IC^{2}}{ab}=1$

 

Ta có: $a^2=BC^2=\left ( \overrightarrow{IC}-\overrightarrow{IB} \right )^2= IB^2+IC^2-2\overrightarrow{IB}\overrightarrow{IC}$

$\Rightarrow 2\overrightarrow{IB}\overrightarrow{IC}= IB^2+IC^2-a^2$ (1)

Tương tự, ta được: $2\overrightarrow{IC}\overrightarrow{IA}= IC^2+IA^2-b^2$ (2)

                                     $2\overrightarrow{IA}\overrightarrow{IB}= IA^2+IB^2-c^2$ (3)

Ta có đẳng thức quen thuộc sau: 

 $a\overrightarrow{IA}+b\overrightarrow{IB}+c\overrightarrow{IC}= \overrightarrow{0}$

$\Rightarrow \left ( a\overrightarrow{IA}+b\overrightarrow{IB}+c\overrightarrow{IC} \right )^2= 0$

$\Rightarrow a^2IA^2+b^2IB^2+c^2IC^2+2ab\overrightarrow{IA}\overrightarrow{IB}+2bc\overrightarrow{IB}\overrightarrow{IC}+2ca\overrightarrow{IC}\overrightarrow{IA}= 0$ (4)

Thay (1), (2) và (3) vào (4) ta được 

 $\left (a+b+c \right )\left (aIA^2+bIB^2+cIC^2 \right )= abc\left ( a+b+c \right )$

$\Rightarrow \frac{IA^2}{bc}+\frac{IB^2}{ca}+\frac{IC^2}{ab}= 1$

 




#545747 $\frac{1}{x^2+2y^2z^2+1}+\frac{1...

Posted by dinhnguyenhoangkim on 23-02-2015 - 20:32 in Bất đẳng thức và cực trị

 




#545748 $\frac{1}{x^2+2y^2z^2+1}+\frac{1...

Posted by dinhnguyenhoangkim on 23-02-2015 - 20:36 in Bất đẳng thức và cực trị

Cho $x,y,z$ là các số thực dương thỏa mãn: $$x+y+z=3xyz$$. Chứng minh bất đẳng thức sau:

$$\frac{1}{x^2+2y^2z^2+1}+\frac{1}{y^2+2z^2x^2+1}+\frac{1}{z^2+2x^2y^2+1}\leq \frac{3}{4}$$

 

Đặt $A= \sum \frac{1}{x^2+2y^2z^2+1}$

 

Ta có: $3xyz= x+y+z\geq 3\sqrt[3]{xyz}\Leftrightarrow xyz\geq 1$

 

Ta có: $\frac{1}{x^2+2y^2z^2+1}= \frac{1}{x^2+y^2z^2+y^2z^2+1}\leq \frac{1}{2xyz+2yz}\leq \frac{1}{4}\left ( \frac{1}{2xyz}+\frac{1}{2yz} \right )$

 

Làm tương tự rồi cộng lại ta được $A\leq \frac{3}{8xyz}+\frac{1}{8}\sum \frac{1}{xy}= \frac{3}{8xyz}+\frac{x+y+z}{8xyz}\leq \frac{3}{8}+\frac{3}{8}= \frac{3}{4}$ (do $xyz\geq 1$ và $\frac{x+y+z}{xyz}= 3$$\Rightarrow$ đpcm




#587489 Chứng minh b là lũy thừa n của một số nguyên

Posted by dinhnguyenhoangkim on 05-09-2015 - 21:23 in Số học

Cho các số nguyên dương $b, n$. GIả sử với mỗi $k>1$ luôn tồn tại số nguyên $a_k$ sao cho $b-(a_k)^n$ chia hết cho $k$.

Chứng minh rằng $b$ là lũy thừa $n$ của một số nguyên.




#545161 Chứng minh $\sum \frac{x^2+1}{y^2+1}\...

Posted by dinhnguyenhoangkim on 21-02-2015 - 18:26 in Bất đẳng thức - Cực trị

Cho các số thực không âm x, y, z thỏa mãn $x+y+z= 1$.

Chứng minh $\sum \frac{x^2+1}{y^2+1}\leq \frac{7}{2}$




#529329 Phương pháp ánh xạ trong các bài toán tổ hợp

Posted by dinhnguyenhoangkim on 18-10-2014 - 10:18 in Tài liệu, chuyên đề, phương pháp về Tổ hợp và rời rạc

 Có bạn nào có cuốn "Hình học tổ hợp" của Phan Huy Khải không?

Nếu có thì up lên cho mình với. 




#544688 Chứng minh $\Sigma$$\sqrt{a}$$...

Posted by dinhnguyenhoangkim on 17-02-2015 - 17:40 in Bất đẳng thức và cực trị

Cho các số thực dương a, b, c và a+b+c$\leq$3.

Chứng minh $\Sigma$$\sqrt{a}$$\geq$$\Sigma$ab




#591043 $x^{2}-34y^{2}+1 \vdots n$

Posted by dinhnguyenhoangkim on 26-09-2015 - 22:12 in Số học

Chứng minh rằng với mọi số nguyên dương n là bội của 3 đều tồn tại các số nguyên x, y sao cho

$x^{2}-34y^{2}+1 \vdots n$




#568692 Chứng minh K thuộc một đường tròn cố định

Posted by dinhnguyenhoangkim on 28-06-2015 - 16:26 in Hình học

Cho tam giác ABC, trực tâm H, tâm nội tiếp I, M là trung điểm BC, N đối xứng với I qua M. P là một điểm bất kỳ trên đường tròn ngoại tiếp tam giác HBC. Gọi X, Y, Z là hình chiếu của N lên BC, CP, PB. Gọi K là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác XYZ. Chứng minh K luôn thuộc một đường tròn cố định khi P di chuyển.




#544608 trong một mặt phẳng, có hai điểm A, B cố định, và đường thằng d song song với...

Posted by dinhnguyenhoangkim on 17-02-2015 - 01:16 in Hình học

Bài toán này chỉ cần A, B thuộc cùng một nửa mặt phẳng bờ d.

Gọi A' là điểm đối xứng của A qua đường thẳng d, suy ra A' cố định

Với mọi điểm M thuộc d thì MA'=MA. Ta có: MA+MB=MA'+MB$\geq$A'B không đổi.

Vậy MA+MB nhỏ nhất khi và chỉ khi M là giao điểm của A'B và đường thẳng d (với A' xác định như trên).




#544609 chứng minh tứ giác DEPN nội tiếp

Posted by dinhnguyenhoangkim on 17-02-2015 - 02:03 in Hình học phẳng

Untitled.jpg

a) Vì NE và PD là tiếp tuyến của (O) nên $\widehat{PNE}$=$\widehat{NPD}$=$\widehat{PMN}$.  

Lại có $\widehat{NPE}$=$\widehat{PND}$ $\Rightarrow$ $\widehat{DPE}$=$\widehat{END}$ 

$\Rightarrow$ PNDE nội tiếp.

b) Kẻ đường kính MH của (O), suy ra NH vuông góc với MN $\Rightarrow$ NH//PK

$\Rightarrow$ PH=NK.

Vậy MN2+NK2=MP2+PH2=MH2=4R2.




#544622 CM 3 đường thẳng trên đồng quy

Posted by dinhnguyenhoangkim on 17-02-2015 - 09:50 in Hình học

Untitled.jpg

Gọi M, P lần lượt là hinh chiếu của O lên AC, AB. N là hình ciếu của M lên AB.

Khi đó, dễ thấy d2 vuông góc với MD, d3 vuông góc với OM.

Xem BC là một trục. Giả sử D(0), A(a), E(x).

Khi đó B(-a), N($\frac{a}{2}$), P($\frac{a+x}{2}$).

Ta có:  (DO2-DD2)+(ED2-EM2)+(BM2-BO2)

          =(DO2-BO2)+(BM2-EM2)+ED2

          =(DP2-BP2)+(BN2-EN2)+ED2

         =($\frac{a+x}{2}$-0)2-($\frac{a+x}{2}$-(-a))2+($\frac{a}{2}$-(-a))2-($\frac{a}{2}$-x)2+(0-x)2=0.

Áp dụng định lý Carnot cho tam giác OMD suy ra d1, d2, d3 đồng quy

 

 

 

 




#544747 Chứng minh $\sum \frac{1}{2a+1}\geq1...

Posted by dinhnguyenhoangkim on 18-02-2015 - 01:01 in Bất đẳng thức và cực trị

Do a, b, c > 0 và abc=1 nên tồn tại các số thực dương x, y, z sao cho  

a=$\frac{x}{y}$, b=$\frac{y}{z}$, c=$\frac{z}{x}$.

Cần chứng minh $\sum \frac{1}{\frac{2x}{y}+1}$ $\geq$ 1 .

Ta có: $\sum \frac{1}{\frac{2x}{y}+1}$=$\sum \frac{x}{2z+x}$=$\sum \frac{x^2}{2xz+x^2}$ $\geq$ $\frac{(x+y+z)^2}{x^2+y^2+z^2+2xy+2yz+2zx}$=1.




#545797 $1!+2!+3!+...+x!= y^2$

Posted by dinhnguyenhoangkim on 23-02-2015 - 22:20 in Phương trình - Hệ phương trình - Bất phương trình

Tìm nghiệm nguyên dương của phương trình $1!+2!+3!+...+x!= y^2$




#544641 chứng minh I,K,P,Q cùng nằm trên 1 đường tròn

Posted by dinhnguyenhoangkim on 17-02-2015 - 12:34 in Hình học

Untitled1.jpg

Dễ có $\widehat{PBI}$=$\widehat{PAI}$=90o nên PAIB nội tiếp. Suy ra $\widehat{APD}$=$\widehat{ABI}$

$\Rightarrow$$\widehat{APD}$=$\widehat{IBD}$.

Ta có $\widehat{APD}$=$\widehat{IBD}$, $\widehat{PDA}$=$\widehat{IDB}$

$\Rightarrow$ tam giác ADP đồng dạng với tam giác IDB

$\Rightarrow$$\frac{AD}{DP}$=$\frac{ID}{DB}$$\Rightarrow$DI.DP=DA.DB (1).

Tương tự, ta có DK.DQ=DA.DC (2).

D là trung điểm BC nên DB=DC (3).

Từ (1), (2), (3) suy ra DI.DP=DK.DQ$\Rightarrow$IKQP nội tiếp$\Rightarrow$đpcm

 

 




#549649 $\sum \frac{cos^2A}{1+cosA}\geq...

Posted by dinhnguyenhoangkim on 26-03-2015 - 22:04 in Bất đẳng thức - Cực trị

Cho tam giác nhọn ABC. Chứng minh rằng

$\frac{cos^2A}{1+cosA}+\frac{cos^2B}{1+cosB}+\frac{cos^2C}{1+cosC}\geq \frac{1}{2}$