Đến nội dung

ducthinh26032011 nội dung

Có 362 mục bởi ducthinh26032011 (Tìm giới hạn từ 29-04-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#477274 $C_{n}^{k}=\overline{kn}$

Đã gửi bởi ducthinh26032011 on 14-01-2014 - 20:22 trong Tổ hợp và rời rạc

Bài toán 1: Tìm những cặp số nguyên dương $k,n$ thỏa:$C_{n}^{k}=\overline{kn}$

 

Bài toán 2:Một em bé leo lên bậc thang gồm 30 bậc.Em bé có thể bước lên 1 hoặc 2 hoặc 3 bậc.Hỏi có bao nhiêu cách để em bé leo hết bậc thang đó.

(Khuyến khích các bạn mở rộng vấn đề ^^ )




#477065 Chứng minh rằng: $a+b+c+d$ là hợp số

Đã gửi bởi ducthinh26032011 on 13-01-2014 - 15:11 trong Số học

Cho $a,b,c,d$ là các số dương thỏa mãn: $a^2+ab+b^2=c^2+cd+d^2$. Chứng minh rằng:

$a+b+c+d$ là hợp số

Từ giả thiết,ta được:

$3(a+b)^{2}+(a-b)^2=3(c+d)^2+(c-d)^2$

$\Leftrightarrow 3(a+b-c-d)(a+b+c+d)=(c-d+a-b)(c-d-a+b)$

Nếu $(a+b+c+d)=p$ thì $(c-d+a-b)\vdots p$ hoặc $(c-d-a+b)\vdots p$

Mà cả hai số trên đều nhỏ hơn $p$ nên một trong 2 số đó bằng $0$

Giả sử $a+c=b+d\Rightarrow a+b=c+d\Rightarrow a=d,b=c\Leftrightarrow a+b+c+d=2(a+b)$ là hợp số

Tương tự với trường hợp còn lại.

Vậy ...




#475095 [VMO 2014] Ngày 1 - Bài 1 - DÃY SỐ

Đã gửi bởi ducthinh26032011 on 03-01-2014 - 21:43 trong Dãy số - Giới hạn

Ta có:$y_{n}=\frac{x_{n-1}}{x_{n}}(1)$

Dễ thấy $y_{2}> y_{1}$.

Ta chứng minh $(y_{n})$ là dãy tăng.

Giả sử,mệnh đề trên đúng tới $n=k$ hay $y_{k+1}> y_{k}$.Giờ ta chứng minh $y_{k+2}> y_{k+1}$

Ta có $y_{k+1}> y_{k}> y_{k-1}> ...> y_{1}$

$x^{2}_{k+2}+y_{k+1}=x^{2}_{k+1}+y_{k}=2$

$\Rightarrow x_{k+2}<x_{k+1}< ...< x_{1}=1$

Ta có:$x^{2}_{k+1}+y_{k}=2\Leftrightarrow x^{2}_{k+2}y^{2}_{k+2}=2-y_{k}$

$y^{2}_{k+2}=\frac{x^{2}_{k+2}}{2-y_{k}}(2)$.

Ta cần chứng minh $y^{2}_{k+2}> y^{2}_{k+1}(3)$

Thay (2) và (1) lần lượt vào 2 vế của (3),ta được:

$2x^{2}_{k+1}>x^{3}_{k}x^{2}_{k+2}+x^{2}_{k+1}x_{k-1}$

Điều này luôn đúng vì $x_{k+2}< x_{k+1};x_{k},x_{k-1}<1$.

Vậy ta có điều phải chứng minh và ta suy luôn ra được $(x_{n})$ là dãy giảm

Ta có $(y_{n})$ là dãy tăng bị chặn trên bởi $2$ ...

Ta có $(x_{n})$ là dãy giảm bị chặn trên bởi $0$ ...




#474491 cho a, b, c là các số nguyên dương thoả mãn:$ a(a^2+1-c)+b(b^2+1-c)=0...

Đã gửi bởi ducthinh26032011 on 01-01-2014 - 16:50 trong Số học

cho a, b, c là các số nguyên dương thoả mãn:$ a(a^2+1-c)+b(b^2+1-c)=0$.

CMR: mọi ước lẻ của số $ab+c$ đều có dang $4k+1$

Đề sai rồi.Cho $a=5,b=7,c=40$ thì $a^{2}+b^2+1=75\equiv 0(mod3)$ ${\color{Red} 3=4.1-1}$




#473115 Chứng minh: $n^{2}+d$ không là số chính phương.

Đã gửi bởi ducthinh26032011 on 26-12-2013 - 21:43 trong Số học

Bài toán :Cho $n,d\in Z^{+}$ thỏa $d|2n^{2}$.Chứng minh: $n^{2}+d$ không là số chính phương.

 

 




#471094 Chứng minh $|a-b|>\sqrt[3]{ab}$

Đã gửi bởi ducthinh26032011 on 15-12-2013 - 15:07 trong Số học

Bài toán:Cho $a,b\in Z$ và $a\neq b$ thỏa $a^{2}+b^{2}+ab|ab(a+b)$.Chứng minh $|a-b|>\sqrt[3]{ab}$




#470566 Tồn tại $k$ sao cho $A=2^n.k+1$ là hợp số.

Đã gửi bởi ducthinh26032011 on 12-12-2013 - 21:44 trong Số học

Chứng minh rằng với mọi số tự nhiên $n$ thì luôn tồn tại số $k$ sao cho $A=2^n.k+1$ là hợp số.

Xét $k_{0}$.Nếu $2^{n}k_{0}+1$ là hợp số (xong)

Nếu $2^{n}k_{0}+1=p$

Với $k> k_{0}$.Ta chỉ cần tìm được $k$ sao cho $2^{n}k+1\equiv 0(mod p)$ là xong

Khi đó $k\equiv k_{0} (mod p)$ và ta luôn tìm được số $k$ như thế.Vậy bài toán được chứng minh.

P/s:bài này sao sao ấy anh Nam @@




#460319 Đề thi chọn đội tuyển HSG QG tỉnh Quảng Ninh năm học 2013-2014

Đã gửi bởi ducthinh26032011 on 27-10-2013 - 17:34 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Chém bài dễ nhất vậy

Sao k ai giải bài 1 nhỉ.Mình giải k ra :(

 

 

Bài 2. (5 điểm)
 
Giải hệ $$\begin{cases} $\sqrt{(4^2+y^2)/2}+\sqrt{(4x^2+2xy+y^2)/3}=2x+y$ \\ x\sqrt{xy+5x+3}=2xy-5x-3 \end{cases}$$

Đặt $2x=a,y=b$,ta có:

$$\sqrt{\frac{a^2+b^2}{2}}+\sqrt{\frac{a^2+ab+b^2}{3}}=a+b$$

Ta có các đánh giá cơ bản sau:

$$\sqrt{\frac{a^2+b^2}{2}}\geq \frac{a+b}{2}$$

$$\sqrt{\frac{a^2+ab+b^2}{3}}\geq \frac{a+b}{2}$$

Dấu "=" xảy ra khi $a=b\Leftrightarrow 2x=y$.Thay vào phương trình (2),...




#456248 ĐỀ CHỌN ĐỘI TUYỂN CHUYÊN NGUYỄN DU (VÒNG 2) - 2013/2014

Đã gửi bởi ducthinh26032011 on 08-10-2013 - 22:10 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

ĐỀ CHỌN ĐỘI TUYỂN CHUYÊN NGUYỄN DU (VÒNG 2) - 2013/2014 - 180 phút

 

Bài 1:(4 điểm)

Giải phương trình: $x=\sqrt[3]{3.\sqrt[3]{3.\sqrt[3]{3x+2}+2}+2}$

 

Bài 5:(3 điểm)

Cho dãy $(u_n)$ thỏa: $\left\{\begin{matrix} u_1=1;u_2=3\\ u_{n+2}=3u_{n+1}+u_n, \forall n \in \mathbb{N}^* \end{matrix}\right.$

Chứng minh rằng: Với mọi $k \in \mathbb{N}^*$,tồn tại $n \in \mathbb{N}^*$ để $u_n$ chia hết cho $10^k$.

 

Câu 5 có vấn đề,khi k=2 thì k có n thỏa

Câu 1:

Đặt:$\sqrt[3]{3x+2}=a,\sqrt[3]{3a+2}=b\Rightarrow \sqrt[3]{3b+2}=x$

Hệ này khá quen thuộc,ta suy ra được $x=a=b$.Tới đây thì đơn giản rồi




#454794 Đề thi chọn học sinh giỏi toán lớp 11-12 chuyên KHTN 2013-2014 (Vòng 1)

Đã gửi bởi ducthinh26032011 on 02-10-2013 - 23:55 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Bài 1:Cho dãy số ${a_{n}}$ xác định bởi: $a_{1}=2,a_{2}=10$

$a_{n+2}=\frac{8a_{n+1}^{2}-a_{n+1}a_{n}}{a_{n+1}+a_{n}}$

     1) Chứng minh rằng dãy trên là dãy số nguyên.

      2)Tìm $\lim \sum_{k=1}^{n}\frac{(-1)^{k}}{a_{k+1}+a_{k}+3}$

1) thôi nhé @@

Tính được $a_{3}=65$

$$a_{n+2}=\frac{8a_{n+1}^{2}-a_{n+1}a_{n}}{a_{n+1}+a_{n}}$$

$$\Leftrightarrow a_{n+2}+a_{n+1}=\frac{9a_{n+1}^{2}}{a_{n+1}+a_{n}}$$ (1)

Tương tự,ta có:$\Leftrightarrow a_{n+1}+a_{n}=\frac{9a_{n}^{2}}{a_{n}+a_{n-1}}$

Mà từ (1),ta có:$\Leftrightarrow a_{n+1}+a_{n}=\frac{9a_{n+1}^{2}}{a_{n+1}+a_{n+2}}$

$$\Rightarrow \frac{9a_{n+1}^{2}}{a_{n+1}+a_{n+2}}=\frac{9a_{n}^{2}}{a_{n}+a_{n-1}}\Leftrightarrow a_{n+1}(a_{n}^{2}-a_{n+1}a_{n-1})=a_{n}(a_{n+1}^{2}-a_{n+2}a_{n})$$

$$\Leftrightarrow \frac{a_{n}^{2}-a_{n+1}a_{n-1}}{a_{n}}=\frac{a_{n+1}^{2}-a_{n+2}a_{n}}{a_{n+1}}=...=\frac{a_{2}^{2}-a_{3}a_{1}}{a_{2}}=-3$$

Ta cũng có:

$$\frac{a_{n}^{2}-a_{n+1}a_{n-1}}{a_{n}}=\frac{a_{n+1}^{2}-a_{n+2}a_{n}}{a_{n+1}}=\frac{a_{n+1}(a_{n+1}+a_{n-1})-a_{n}(a_{n+2}+a_{n})}{a_{n+1}-a_{n}}=-3$$

$$\Leftrightarrow a_{n+1}(a_{n+1}+a_{n-1}+3)=a_{n}(a_{n+2}+a_{n}+3)\Leftrightarrow \frac{a_{n+1}+a_{n-1}+3}{a_{n}}=\frac{a_{n+2}+a_{n}+3}{a_{n+1}}=...=\frac{a_{3}+a_{1}+3}{a_{2}}=7$$

$$a_{n+2}+a_{n}+3=7a_{n+1}\Leftrightarrow a_{n+2}=7a_{n+1}-a_{n}-3$$

Vậy dãy $(a_{n})$ nguyên.




#452955 Đề thi chọn đội tuyển toán trường PTNK năm 2013-2014

Đã gửi bởi ducthinh26032011 on 25-09-2013 - 16:47 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

 

Ngày 1: Ngày 24 tháng 9 năm 2013

Thời gian làm bài: 180 phút.

 

Bài 1.Tìm tất cả các hàm số $f: \mathbb{R} \to \mathbb{R}$ thoả mãn $$f(x^3+y+f(y))=2y+x^2f(x) \; \forall x,y \in \mathbb{R}$$

 

Mình làm thử nhé ^^

$x=0:f(y+f(y))=2y$ Suy ra $f$ là song ánh

$x=y=0:f(f(0))=0$

Do $f$ song ánh nên đặt $f(0)=a$

$x=y=a:f(a^{3}+a)=2a$

$x=0,y=a:f(a)=2a$

$\Rightarrow f(a^{3}+a)=f(a)\Rightarrow a^{3}+a=a\Rightarrow a=0$ hay $f(0)=0$

$y=0:f(x^{3})=x^{2}f(x)$

$\Rightarrow f(x^3+y+f(y))=2y+x^2f(x)=2y+f(x^{3})\Rightarrow f(x+y+f(y))=2y+f(x)$

$y=x:f(2x+f(x))=2x+f(x)$

Suy ra $f(x)=x$

Thử lại,ta thấy thỏa.Vậy $f(x)=x$ là hàm cần tìm.




#452428 cho hàm số $f:\mathbb{N}^{*}\rightarrow...

Đã gửi bởi ducthinh26032011 on 22-09-2013 - 20:42 trong Phương trình hàm

cho hàm số $f:\mathbb{N}^{*}\rightarrow \mathbb{N}^{*}$ thoả $f[f(m)+f(n)]=m+n$, \forall m,n\in \mathbb{N}^{*}$.

Đặt $f(m)=p,f(n)=q$

chứng minh rằng: 

a. $q=2p$

b. $f(n)=n.p, f(n.p)=n, \forall n\geq 4$

c. $f(n)=n, \forall n\in \mathbb{N}^{*}$

mình k hiểu đề lắm,lúc đầu $m,n$ là ẩn,sao lại đặt $f(m)=p,f(n)=q$ được?




#451747 $$\frac{a^{2}}{\sqrt{1-a^{2}}}+\frac{b^{2}}{\sq...

Đã gửi bởi ducthinh26032011 on 19-09-2013 - 22:28 trong Bất đẳng thức và cực trị

Bài toán 1:Cho $a,b,c>0$ thỏa  $a^{2}+b^{2}+c^{2}=1$.C/m:

$$\frac{a}{b^{2}+c^{2}}+\frac{b}{c^{2}+a^{2}}+\frac{c}{a^{2}+b^{2}}\geq \frac{3\sqrt{3}}{2}$$

 

Bài toán 2:Cho $a,b,c>0$ thỏa  $a^{3}+b^{3}+c^{3}=1$.C/m:

$$\frac{a^{2}}{\sqrt{1-a^{2}}}+\frac{b^{2}}{\sqrt{1-b^{2}}}+\frac{c^{2}}{\sqrt{1-c^{2}}}>2$$

 

Bài toán 3:Cho $a,b,c\in (0;1)$ thỏa  $ab+bc+ca=1$.C/m:

$$\frac{a}{1-a^{2}}+\frac{b}{1-b^{2}}+\frac{c}{1-c^{2}}\geq \frac{3\sqrt{3}}{2}$$




#451738 Giải hệ phương trình

Đã gửi bởi ducthinh26032011 on 19-09-2013 - 21:42 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

*Nếu $\left\{\begin{matrix}\sqrt{x+2y+3}=\sqrt{2x+3y+4} & & \\ \sqrt{18x+19y+20}=\sqrt{21x+22y+23} & & \end{matrix}\right.$

 

$\Leftrightarrow x+y+1=0$

 

Từ pt (1) của hệ suy ra:

             

 $2\sqrt{y+2}=9\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x=\frac{-77}{4} & \\ y=\frac{73}{4} & \end{matrix}\right.$

 

*Trường hợp ngược lại: $x+y+1\neq 0$     (*)

 

Trục căn ở tử suy ra : $\sqrt{x+2y+3}-\sqrt{2x+3y+4}-\sqrt{18x+19y+20}+\sqrt{21x+22y+23}=0$ 

 

$\Rightarrow \sqrt{x+2y+3}+\sqrt{21x+22y+23}=0$ (Vô nghiệm do (*) )

 

Vậy hệ chỉ có nghiệm $ \left\{\begin{matrix}x=\frac{-77}{4} & \\ y=\frac{73}{4} & \end{matrix}\right.$

Nghiệm của bạn k thỏa pt 2,bạn xem lại nhé




#451728 Cho tam giác ABC và điểm P bất kì. Gọi D, E, F là trung điểm BC, CA, AB và lấ...

Đã gửi bởi ducthinh26032011 on 19-09-2013 - 21:04 trong Hình học phẳng

Cho tam giác ABC và điểm P bất kì. Gọi D, E, F là trung điểm BC, CA, AB và lấy X, Y, Z đối xứng với D, E, F qua P. CMR: AX, BY, CZ đồng quy tại Q nào đó.

Gọi $Q$:$\overrightarrow{PA}+\overrightarrow{PB}+\overrightarrow{PC}=-\overrightarrow{PQ}$

$\Rightarrow \overrightarrow{PA}+\overrightarrow{PQ}=-(\overrightarrow{PC}+\overrightarrow{PB})=-2\overrightarrow{PD}=2\overrightarrow{PX}\Leftrightarrow \overrightarrow{XA}+\overrightarrow{XQ}=\overrightarrow{0}$

$\Rightarrow \overrightarrow{A,X,K}$

Tương tự:$\Rightarrow \overrightarrow{B,Y,Q}$ ; $\overrightarrow{C,Z,Q}$

Suy ra đpcm.




#451330 ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN TOÁN 12 TRƯỜNG THPT CHUYÊN PHAN NGỌC HIỂN

Đã gửi bởi ducthinh26032011 on 17-09-2013 - 22:28 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Đây là đề thi chính thức:

Bài 1: Giải hệ phương trình: $\left\{\begin{matrix} 3x+ln(x^{2}-x+1)=y-x^{3}+3\\3y+ln(y^{2}-y+1)=z-y^{3}+3 \\3z+ln(z^{2}-z+1)=x-z^{3}+3 \end{matrix}\right.$.

Bài 2: Tìm tất cả các số hạng của một cấp số nhân có hữu hạn phần tử, biết rằng tổng các số hạng đó bằng 11, tổng các bình phương của các số hạng đó bằng 341 và tổng các lập phương của các số đó bằng 3641.

Bài 3: Tìn tất cả các hàm f: $\mathbb{Z}\rightarrow \mathbb{Z}$ thỏa $f(x+f(y))=f(x)-y,\forall x,y \in \mathbb{Z}$.

Bài 4: Cho tam giác nhọn ABC (AB > AC) ngoại tiếp đường tròn (I). Gọi H là chân đường cao kẻ từ A và M là trung điểm của AH; D là điểm tiếp xúc của BC và (I). Đường thẳng DM cắt (I) tại N và cắt trung trực của BC tại P. Chứng minh rằng $\widehat{BNP}=\widehat{CNP}$.

Bài 5: Tìm tấ cả các số nguyên dương x, y sao cho $z=\frac{x^{3}+y^{3}-x^{2}y^{2}}{(x+y)^{2}}$ là một số nguyên không âm.

..........................

Dĩ nhiên là không xài máy tính...., đề này chưa cho tổ hợp thôi....(buồn quá!!!)

 

Đề Phương trình hàm cho sao ấy nhỉ @@

$x=0;f(f(y))=f(0)-y$ Dễ dàng suy ra $f$ là đơn ánh

$y=0;f(x+f(0))=f(x)\Rightarrow x+f(0)=x\Leftrightarrow f(0)=0$

Suy ra:$f(f(x))=-x$

Thay $x=f(x);f(-x)=-f(x)$

$y=f(y)$ vào pt đầu:$f(x-y)=f(x)-f(y)=f(x)+f(-y)\Rightarrow f(x+y)=f(x)+f(y)$

Vậy:$f(x+f(y))=x+f(y)=f(x)-y$

Đến đây,ta lấy $x=y\neq 0$ để thấy được sự vô lý

(!!!)




#443663 Tìm tất cả các bộ 4 số có 3 chữ số thỏa mãn các điều kiện

Đã gửi bởi ducthinh26032011 on 17-08-2013 - 16:53 trong Số học

Bài toán 1:Tìm tất cả các bộ 4 số có 3 chữ số thỏa mãn các điều kiện sau:

 

i)Cả 4 số đều khác nhau;

 

ii)Cà 4 số đều bắt đầu từ cùng một số;

 

iii)Tổng của 4 số chia hết cho 3 số trong chúng.

 

Bài toán 2:Tìm

 

a) $\gcd(C_{n}^{k},C_{n+1}^{k},...,C_{n+k}^{k})$

 

b) $\gcd(C_{2n}^{1},C_{2n}^{3},...,C_{2n}^{2n-1})$




#423080 GHPT: $\left\{\begin{matrix} x^2-y^2=369...

Đã gửi bởi ducthinh26032011 on 02-06-2013 - 10:44 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

ĐK : $x,y\geq 0$

Bình phương pt(2) liên tiếp 2 lần:

        $ \sqrt{xy}=5y-4x\Leftrightarrow 16x^{2}-41xy+25y^{2}=0$

        $\Leftrightarrow(x-y)(16x-25y)=0\Leftrightarrow \begin{bmatrix} x-y=0(loại) & \\ 16x-25y=0 & \end{bmatrix}$

Thay $x=\frac{25y}{16}$ vào pt (1) được:

$y^{2}=256$ $\Rightarrow y=16\Rightarrow x=25$

Vậy hệ pt có 2 nghiệm $(x;y)$= $  (25;16) $

Sai rồi bạn,kết quả thay vào pt (2) k đúng.Mà bạn cũng chưa loại nghiệm âm

Bài này mình làm ra vô nghiệm,k biết đúng k ^^




#422847 Tìm $minP=\frac{a}{b}+2\sqrt{1+\...

Đã gửi bởi ducthinh26032011 on 01-06-2013 - 17:14 trong Bất đẳng thức và cực trị

Bài toán 1:Cho $a,b,c$ là 3 số dương và $a\geq b,c$.Tìm min:

$$P=\frac{a}{b}+2\sqrt{1+\frac{b}{c}}+3\sqrt[3]{1+\frac{c}{a}}$$

 

Bài toán 2:Cho $a,b,c> 0$ là các hằng số và $x,y,z> 0$ là các biến sao cho:$ax+by+cz=xyz$.Tìm $minP=x+y+z$

 

 




#421305 Topic post ảnh người yêu, bạn gái,...

Đã gửi bởi ducthinh26032011 on 26-05-2013 - 19:35 trong Góc giao lưu

 

 


Cái ảnh này của một mem trên diễn đàn (giấu tên):

72865_504613582937373_1833856681_n_zps59

 

923001_512367635495301_1900191063_n_zpse

 

 

i3ioV1HkEWUee.gif

 

Anh thích em rồi đấy cute_smiley75.gif




#415442 Chứng minh $\frac{x}{x+yz}+\frac{y...

Đã gửi bởi ducthinh26032011 on 29-04-2013 - 23:06 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho $x,y,z$ là các số dương thoả mãn $x+y+z=1$.Chứng minh

$\frac{x}{x+yz}+\frac{y}{y+xz}+\frac{z}{z+xy}\leq \frac{9}{4}$.

Cách khác nhé:

$\sum \frac{x}{x+yz}= \sum \frac{x}{(x+y)(x+z)}=\frac{\sum x(1-x)}{\prod (x+y)}= \frac{1-x^{2}-y^{2}-z^{2}}{\prod (x+y)}$

Ta cần chứng minh:

$$\frac{1-x^{2}-y^{2}-z^{2}}{\prod (x+y)}\leq \frac{9}{4}$$

$$\Leftrightarrow 4-4(x^{2}+y^{2}+z^{2})\leq 9\prod(x+y)$$

$$\Leftrightarrow 4+9xyz\leq 9(x+y+z)(xy+yz+zx)+4(x^{2}+y^{2}+z^{2})= 4(x+y+z)^{2}+(xy+yz+zx)(x+y+z)= 4+(xy+yz+zx)(x+y+z)$$

$$\Leftrightarrow 9xyz\leq(xy+yz+zx)(x+y+z)$$ (điều này đúng theo $AM-GM$)




#415438 Chứng minh $\frac{x}{x+yz}+\frac{y...

Đã gửi bởi ducthinh26032011 on 29-04-2013 - 22:58 trong Bất đẳng thức và cực trị

Ta có $\frac{x}{x+yz}=\frac{x}{x(x+y+z)+yz}=\frac{x}{(x+y)(x+z)}\leq x(\frac{1}{4(x+y)}+\frac{1}{4(x+z)})\leq \frac{1}{4}(\frac{x}{x+y}+\frac{x}{x+z})$

Thực hiện 3 bđt tương tự ta được đpcm.

Bài này ta đã sữ dụng bổ đề: $\frac{1}{x}+\frac{1}{y}\geq \frac{4}{x+y}$

Cái chỗ bôi đó e chưa hiểu lắm ạ,chị giải thích hộ em với.




#413043 $f(2f(x))=f(x)+x$

Đã gửi bởi ducthinh26032011 on 16-04-2013 - 20:24 trong Phương trình hàm

Dạng hàm này có lẽ là rất mới chưa thấy bao giờ :closedeyes:

 

Xét $f(x)=f(y) \Rightarrow x=y$

Cho $x=0$ được $f(2f(0))=f(0) \Rightarrow f(0)=0$

Chứng minh $g(x)=0$ thì hơi khó :mellow:

Mình tính đặt $g(x)=2f(x)$ hoặc $g(x)=f(2x)$ thì đều có $g(g(x))=g(x)+2x$ nhưng dùng dãy với cái này hơi khó :icon9:  mọi người nêu thêm ý kiến để xử đẹp bài này :biggrin:

Ủ,làm sao biết $f(x)$ là đơn ánh vậy anh.Giải thích hộ em với




#412878 $f(2f(x))=f(x)+x$

Đã gửi bởi ducthinh26032011 on 15-04-2013 - 21:24 trong Phương trình hàm

Tìm tất cả các hàm $f:\mathbb{N}\rightarrow \mathbb{N}$ thỏa :

 

$f(2f(x))=f(x)+x$

Bài căng quá a à,e mới chứng minh được $f(0)=0$ là toát mồ hôi hột rồi.Rồi sau đó thì bịt hướng luôn.Em nói thử cách làm của e nhé.

Đặt: $f(0)=a,g(x)=f(x)-x(1)$

Ta có:$f(2f(x))=f(x)+x=g(x)+2x$

Thay $x=0$,ta được:$f(2a)=g(0)=f(0)=a$

Thay $x=2f(x)$ vào $(1),ta được:$g(2f(x))=x-f(x)=-g(x)(2)$

Thay $x=0$ vào $(2)$ ,ta được:$g(2a)=-a$

Thay $x=2a$ vào $(2),ta được:$g(2a)=-g(2a) \Leftrightarrow a=0$

Vậy $f(0)=g(0)=0$.

Dự đoán là $f(x)=x$ nên em cố gắng đi chứng minh $g(x)=0$ nhưng k còn hướng TT.TT




#412196 $\frac{1}{2a+1}+\frac{1}{2b...

Đã gửi bởi ducthinh26032011 on 12-04-2013 - 23:24 trong Bất đẳng thức và cực trị

Lời giải.

....

Nếu đã có ý định biến đổi tương đương,sao em k làm ngay từ đầu luôn,sẽ nhẹ nhàng hơn đấy:

Tương đương:$\frac{2(a+b+1)}{4ab+2a+2b+1}\geq \frac{2}{ab+2}$

$\Leftrightarrow a^{2}b+ab^{2}+1\geq 3ab$ (đúng)

nên phép chứng minh hoàn tất.