Đến nội dung

supermember nội dung

Có 113 mục bởi supermember (Tìm giới hạn từ 06-06-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#737597 chứng minh $(a_1^2+1)(a_2^2+1) ... (a_{2023}^2+1)$ không...

Đã gửi bởi supermember on 07-03-2023 - 20:37 trong Số học

Sai đề rồi, lấy phản ví dụ $ a_1 = a_2 = .... = a_{2023} =1$




#737595 Tính $P(6), P(7)$ biết $P(1)=1, P(2)=4, P(3)=9, P(4)=16, P(5)=...

Đã gửi bởi supermember on 07-03-2023 - 15:05 trong Đại số

Bài này làm như thế này:

 

Xét $ H(x) = P(x) - x^2 - (x-1)(x-2)(x-3)(x-4)(x-5)$

 

Dễ dàng kiểm tra: $ H(x)$ là đa thức hệ số thực bậc không quá $4$ lại có đến $5$ nghiệm thực phân biệt là $1; 2 ; 3 ; 4 ; 5$

 

Suy ra $ H(x) \equiv 0$

 

Suy ra $P(x) = x^2 + (x-1)(x-2)(x-3)(x-4)(x-5)$

 

Suy ra $ P(6) = 5! + 6^2 = 156; P(7) = 6! + 7^2 = 769$

 

Không rõ là cấp 2 có được sử dụng kiến thức về số nghiệm thực tối đa của đa thức không. nếu không được sử dụng thì buộc phải giải hệ phương trình 5 ẩn, này thì hơi tốn nhiều sức.




#736903 Chứng minh $\underset{n\rightarrow +\infty}...

Đã gửi bởi supermember on 24-01-2023 - 21:46 trong Dãy số - Giới hạn

Bài này làm thế này nè:

 

 

Cho $q\in(0,1)$. Chứng minh $\underset{n\rightarrow +\infty}{lim}(q^n.n)=0$

 

Trước hết, ta có bổ đề: $\lim_{n \to + \infty } \sqrt[n] n=1 $ $  (*)$

 

Chứng minh bổ đề này bằng cách áp dụng bất đẳng thức Cauchy cho $n$ số gồm 1 số $n$ và $n-1$ số $1$. Sau đó áp dụng dụng định lý giới hạn kẹp với chú ý: $ 1 < \sqrt[n] n$ .

 

Bây giờ, Đặt $f(n) = q^n \cdot n$

 

$ \ln f(n) = n \cdot \ln q + \ln n = - n \cdot \ln \frac{1}{q} + \ln ( \sqrt[n] n )^n  = n \ln \sqrt[n] n -  n \cdot \ln \frac{1}{q}  = n \cdot \ln \frac{ \sqrt[n] n}{\frac{1}{q}}  = n \cdot \ln (q\cdot \sqrt[n] n)$

 

Dễ thấy khi $n$ tiến dần ra vô cùng thì:  $q\cdot \sqrt[n] n$ tiến dần đến giá trị $ q$ là hằng số dương nhỏ hơn $1$ (Do $(*)$) , Suy ra  $\ln (q\cdot \sqrt[n] n)$ tiến dần đến giá trị hằng số $ \ln q$  là số âm, Suy ra $  n \cdot \ln (q\cdot \sqrt[n] n)$ tiến dần đến $ - \infty$

 

Suy ra $\lim_{n \to + \infty } \ln f(n) = - \infty$

 

Suy ra:  $\lim_{n \to + \infty} n \cdot q^n = \lim_{n \to + \infty} f(n) = \lim_{n \to + \infty } e^{\ln f(n)} = 0$

 

Và từ đây ta có điều phải chứng minh




#736867 Tìm hệ số $x^3$ trong khai triển đa thức

Đã gửi bởi supermember on 19-01-2023 - 23:17 trong Các dạng toán khác

Tìm hệ số của $x^3$ trong khai triển đa thức
$P=(x^2+x-1)^5$

 

Bài này cách đơn giản nhất là như sau:

 

Đặt $y = f(x) =x-1$

 

Rõ ràng theo khai triển nhị thức Newton, ta có:

 

$ P(x) = (x^2 + y)^5 = \binom{5}{0}x^{10}+ \binom{5}{1}x^{8}y + \binom{5}{2}x^{6}y^2+ \binom{5}{3}x^{4}y^3+ \binom{5}{4}x^{2}y^4+ \binom{5}{5}y^5  = G(x) + \binom{5}{4}x^{2}y^4+ \binom{5}{5}y^5 $

 

Rõ ràng trong khai triển của đa thức $G(x)$ thì hệ số của $x^0 ; x^1 ; x^2 ; x^3$ đều bằng $0$, nên hệ số của $x^3$ trong khai triển $P(x)$ cũng chính là hệ số $x^3$ trong khai triển $ \binom{5}{4}x^{2}y^4+ \binom{5}{5}y^5 $

 

$ = \binom{5}{4}x^{2} (x-1)^4+ \binom{5}{5} (x-1)^5 $

 

Bằng $ \binom{5}{4} \binom{4}{3} (-1)^3 + \binom{5}{2} (-1)^2  = 5 \cdot 4 \cdot (-1) + \frac{4 \cdot 5}{2} = -20+10 = -10$




#736569 Tìm các số nguyên dương x,y,z thỏa mãn $(x+y)^4+5z=63x$

Đã gửi bởi supermember on 31-12-2022 - 10:14 trong Số học

Bài này chỉ đơn giản là nhận xét: $x <4$

 

Nếu $x \geq 4$ thì vế trái lớn hơn $ x^4 \geq 4^3 x = 64x > 63x $ suy ra vế trái lớn hơn vế phải.

 

Như vậy, ta chỉ cần đi xét 3 trường hợp $ x =1 ; x=2; x = 3$

 

Trường hợp $1$: Với $ x = 1$ thì phương trình trở thành: $ (y+1)^4 + 5z = 63$

 

Tiếp tục vét cạn thì dễ thấy $y$ chỉ có thể nhận giá trị bằng $1$ vì $3^4 > 63$

Thử với $y =1$ thì cũng không có được nghiệm nguyên nào, vì phương trình $5z = 47$ hiển nhiên không thể có nghiệm nguyên $( 5 \not | 47 )$ nên loại trường hợp này.

 

Trường hợp $2$:  Với $ x = 2$ thì  phương trình trở thành: $ (y+2)^4 + 5z = 126$

Tiếp tục vét cạn thì dễ thấy $y$ chỉ có thể nhận giá trị bằng $1$ vì $4^4 > 126$

Thử với $y =1$ thì được nghiệm nguyên $ x = 2; y = 1; z= 9$

 

Trường hợp $3$: Với $ x = 3$ thì  phương trình trở thành: $ (y+3)^4 + 5z = 189$

Vô nghiệm vì $4^4 > 189$

 

Nên phương trình đã cho chỉ có nhiệm nguyên dương duy nhất $ (x;y;z) = (2;1;9)$




#736448 Tìm công thức tính $u_n$ theo $n$

Đã gửi bởi supermember on 25-12-2022 - 23:03 trong Dãy số - Giới hạn

Dãy $(u_n)_{n \geq 1}$ thỏa mãn: $u_1 = 1 ; u_{n+1} = u_n + 2^{2n-1} \cdot u^{2}_n$ với mọi $n \geq 1$

 

Tìm công thức tính $u_n$ theo $n$




#736385 $\sum {\frac{{{a^2}}}{{2{a^2} + {{\left( {b + c - a}...

Đã gửi bởi supermember on 21-12-2022 - 17:41 trong Bất đẳng thức và cực trị

Bài này hay, các bạn cùng nhau giải nhé.




#736380 THAM THÌ THÂM

Đã gửi bởi supermember on 20-12-2022 - 23:40 trong Quán văn

Câu chuyện bi hài kịch
Cô ABC là một nhân viên văn phòng. Sau khi kết hôn khoảng 10 năm, do bản tính rất rất tiết kiệm nên tuy 2 vợ chồng đều có đồng lương không cao nhưng cũng có trong tay được khoảng X tỷ ( X <5).
Cũng như bao người khác, cô ABC muốn chấm dứt những ngày đi thuê nhà. Do đó, cô liên tục lướt FB để tìm căn nhà ngon bổ rẻ. Và khi cô gọi cho 1 anh sales BĐS tên XYZ, cô nói 1-2 cái gạch đầu dòng yêu cầu của cô, anh XYZ nghe xong 1-2 cái gạch đầu dòng và mừng vì tưởng gặp được khách xộp.
Nhưng sau đó 1 tháng thì XYZ vỡ mộng, cô ABC này đòi hỏi những yêu cầu mà XYZ nghĩ phải lớn hơn số tiền cô này có tầm vài tỷ. Và cô ABC này không chấp nhận bất kỳ khiếm khuyết nào :
- Nhà không vuông vức - NEXT
- Nhà bị quy hoạch 1 phần - NEXT
- Nhà hẻm 2m trở xuống - NEXT
Sau khi nghe hết những tâm tư, nguyện vọng , giãi bày, mong muốn, ước mơ của cô ABC về 1 căn nhà không có thật, XYZ thỏ thẻ:
Dạ, nãy giờ em cũng chăm chú lắng nghe, chị mạn phép cho em hỏi: giờ với những yêu cầu của chị thì gần như không tìm được, chỉ có 1 trường hợp hy hữu là nhà gần mồ mả , kết hợp thêm với yếu tố chủ vỡ nợ Bitcoin thì may ra.... Mà thật ra thì nhà gần mộ mà mình sống hiền lành tử tế thì cũng không sao...
anh XYZ vừa dứt lời thì ABC cắt lời ngay: Không, không, không được nha, nhà tôi có con nhỏ, tôi không đồng ý.
XYZ nghe xong, anh biết, khách này mình chắc không nên mất thêm thời gian, anh nhẹ nhàng cho khách đó vào diện low potential.
Bẵng đi 1 tháng, XYZ tình cờ biết tin cô ABC mua nhà rồi. anh tự trách mình và buồn vì mình đã nỗ lực hết sức mà không sales được. Cái xong, quả đất tròn, vô tình 1 ngày anh nghe được MNP (1 người quen biết cô ABC) kể: bà đó mua nhà xong khóc ròng rồi.
XYZ hỏi: Ủa, sao vậy? Bả lựa kỹ lắm mà? Mỗi lần nói chuyện với tao bả nói 1 trang A4 các tiêu chuẩn đòi hỏi phải có khi mua nhà đó.
MNP: Thì bởi vì kỹ quá nên bả bị nó lừa
XYZ: Ủa, là sao, nói cụ thể đi
MNP: Bà đó sau khi mày bỏ, thì có 1 thằng sales khác nhảy vào, đưa ra 1 căn nhà vừa to, hẻm xe tải, không quy hoạch, lại có 1 khoảng sân trước nhà rộng lắm, nên bả cùng ông chồng nghe cái diện tích to thì khoái lắm. Đến xem, cầm sổ đỏ chụp lại, đi kiểm tra quy hoạch thấy ok hết, giá lại rẻ gần bằng nửa thị trường nên ham. Ngay ngày hôm sau là đi cọc liền. Ngày tân gia, buổi tối đó đồng nghiệp cả công ty đến đông lắm, tay bắt mặt mừng chúc mừng vợ chồng cô này mua được nhà NGON BỔ RẺ.
Thì đến 8h tối, 2 cái xe rác to chà bá đậu ngay trước nhà, hóa ra khoảng sân rộng ngay trước nhà đó từ lâu đã được dùng làm điểm tập kết rác. Nó thối um lên. ngồi trong nhà nghe rõ mùi rác.
Thì phải rồi:
- Đòi hẻm xe tải - OK, hẻm này xe rác vô được
- Đòi phải hẻm thông tứ tung- Ok, hẻm thông nên tiện tập kết rác từ các ngóc ngách đổ về
- Đòi phải khu yên tĩnh, không nhậu , không loa kẹo kéo - Ok. Tối cứ 8h là mùi thúi rình thì ai thèm nhậu ở đó.
Và thằng sales BĐS kia thì còn đểu ở chỗ, nó gài: Chủ nhà này là 2 giáo sư về hưu. lớn tuổi nên 7h30 tối là ngủ rồi, có đi xem nhà thì xem ban ngày :)))) Nó gài vậy vì nó biết thừa 8h là xe tập kết rác ở đó.
Cô ABC này kỹ tính quá nên cô không biết là trước khi cô và chồng đi xem nhà thì nó đã đi nói với mấy bà già hàng xóm nhiều chuyện quanh nhà đó: Lát có khách đến xem nhà, cô nói tốt giùm con nha, bán được con gửi cô tiền cà phê. Thế là căn nhà trong mắt cô ABC thành ra như là viên ngọc quý bị xót lại, còn thằng XYZ hôm bữa là thằng TÀO LAO.
XYZ nghe xong mỉm cười nói cay đắng: THAM THÌ THÂM, THẾ THÔI.



#735609 $ f(x) + f(y) = \left( f(x+y) + \frac{1}{x+y...

Đã gửi bởi supermember on 06-11-2022 - 14:57 trong Phương trình hàm

Bài này nghiệm hàm là $ f(x) = x - \frac{1}{x}$, chứng minh bằng việc tính các giá trị: $ f(1); f(2)$ rồi bằng quy nạp theo $n$ để chứng minh: $f(n) = n - \frac{1}{n}$ với mọi số nguyên dương $n$.




#735607 Đa thức chỉ không bao gồm đúng $1$ số nguyên tố

Đã gửi bởi supermember on 06-11-2022 - 14:55 trong Đa thức

Bài này câu trả lời là tồn tại, chứng minh dựa trên việc chỉ ra đa thức $Q(x) = (2x^3+1)(x^2- x+1)$ thỏa đề.

Chứng minh này dựa vào căn nguyên thủy và định lý Fermat nhỏ.




#735313 BÀ ELIZABETH

Đã gửi bởi supermember on 12-10-2022 - 23:26 trong Quán văn

Bà Elizabeth
Tôi và bà Elizabeth quen nhau qua công việc, đợt đó tôi làm kinh doanh quốc tế, đi phát triển thị trường Bắc Mỹ, EU. Bà ban đầu chỉ giới thiệu bà là người Canada. Mãi về sau tôi mới biết bà tên Elizabeth, chứ trong giao dịch hay email, bà chỉ để tên là Liz.
Bà Elizabeth mang một nét hào sảng của người phương tây, cái đó thì tôi biết ngay từ những ngày đầu quen bà. Nhưng quen bà một thời gian, tôi mới hiểu thế nào là những giá trị văn minh, nhân quyền và yêu thương con người.
Có đợt, tôi và bà nói chuyện như những người bạn, do tôi đã nghỉ công ty đó nên tôi và bà coi nhau như bạn bè thôi. Bà kể tôi nghe về một việc làm ăn. Làm ăn thì tất nhiên có xung đột lợi ích, bà là cửa trên trong xung đột ấy, ở vị thế có thể " ép " được người kia phải làm theo ý mình. Nhưng sau cùng, bà nói 1 tôi 1 câu tiếng Anh, dịch ra tiếng Việt là: Tao không muốn quá tàn nhẫn với một người đang nỗ lực để kiếm tiền.
Tôi khâm phục bà lần 1. Ở sự bao dung.
Nhìn chung, bà Elizabeth cũng hay để ý Facebook của tôi. Tôi viết văn không hề ngắn gọn, hay dùng những câu từ trau chuốt. Điều này chắc chắn gây khó dễ cho google translate. Nhưng đa phần bà Elizabeth đều hiểu ý tôi đang truyền tải là gì.
Có đợt, tôi thấy bà Elizabeth rất hay share các bài viết về cộng đồng LGBT. Tôi một phần lười, một phần khác là cũng không biết nhiều từ tiếng Anh về mảng này, nên chỉ hiểu đại khái là bà đang ủng hộ cộng đồng LGBT mà thôi. Cho đến một ngày, tự nhiên bà đăng FB ảnh một cô gái khá xinh tầm 20 tuổi. Cô bé đó xinh xắn kiểu trắng trẻo, có da có thịt và đáng yêu. Tôi thì nhớ mang máng là con gái bà tầm 30-31 rồi, nên tôi vào comment: Is she your niece ? (tạm dịch: cô này là cháu gái bà à?)
Rất bất ngờ, bà comment trả lời: He is my son and his name is Andrew.
Câu trả lời của bà làm tôi rất bất ngờ. Ở Việt Nam, những năm vừa qua thì tư tưởng về LGBT có thoáng hơn chút, một số gia đình ở nơi tiến bộ nhất Việt Nam - Sài Gòn đã ngầm chấp nhận con mình là thuộc giới LGBT. Nhưng để công khai ủng hộ con mình , đăng lên Facebook với ngụ ý để công bố: Đây là hình hài con tôi, con tôi là người thuộc cộng đồng LGBT, tôi ủng hộ và tôi mong con mình hạnh phúc , thì có lẽ không biết đến bao giờ Việt Nam mới có được? Đúng, nếu như ngay cả bố mẹ mà còn không công khai bảo vệ con mình, thì làm gì trông chờ ai sẽ bảo vệ họ, nếu họ là LGBT?
Tôi khâm phục bà lần 2. Ở tình yêu thương đối với gia đình.
Những ngày tôi gần cưới, tôi rất hay đăng hình những tấm thiệp mời lên Facebook. Tôi đăng lên vì tôi muốn khoe những người bạn mà tôi yêu nhất.
Một ngày, tự nhiên bà vào inbox hỏi tôi ngày cưới, rồi bảo: bà cũng muốn nhận 1 tấm thiệp mời.
Tôi không hiểu, bà thì không thể bay từ Canada qua HCM chỉ để dự đám cưới tôi rồi, nhưng không dự thì nhận thiệp mời làm gì? Nhưng vì quý bà nên tôi cũng ngồi lấy bút viết thêm phụ đề tiếng Anh cho cái thiệp mời, rồi chụp ảnh gửi bà. Ví dụ như: Your presence is our family's honour...Đại loại vậy.
Thế là sau ngày cưới tầm 1 tuần. Bà vào inbox tôi: Could you pls send me your address and your wife's name (if can)?
Tôi hiểu ngay: bà muốn gửi quà cho tôi và vợ. Và bà muốn tôi gửi thiệp mời cho bà, vì bà muốn có lý do rõ ràng để gửi quà. Sẽ là có lý do cho món quà này nếu bà nhận được thư mời.
Tôi từ chối món quà, vì tôi biết trước đó tôi " nợ" bà món nợ tình cảm nhiều rồi, tôi trả lời: I will give you my address once you come to HCM"
Tôi khâm phục bà lần 3, ở sự thông minh và tế nhị.
Lần 4 không xa lần 3 là mấy.
Bà bảo tôi: bà đã từng thấy cách người Đài Loan tổ chức 1 đám cưới. Giờ bà cũng thấy 1 đám cưới Việt Nam rồi. Và sắp tới, bà sẽ được thấy 1 đám cưới châu Phi.
Tôi hỏi: Bộ con rể bà là người Canada gốc Phi à?
Bà trả lời: Không, là người Châu Phi, và đang sống ở quê nhà!
Rồi bà gửi tôi tấm ảnh con gái bà bên cạnh người yêu. Chàng trai nhìn có vẻ hiền, có học thức. Hóa ra con bà làm cho một tổ chức phi chính phủ, đi làm từ thiện ở Uganda và quen biết anh chàng này. Tôi nhìn câu từ bà chat, và hiểu ý bà là sau khi kết hôn thì con bà cũng ở Châu Phi làm dâu luôn.
Tôi thật sự shock!!
Thật sự, ai cũng biết Mỹ và Canada văn minh, nhưng không có nghĩa là suy nghĩ da trắng thượng đẳng đã mất đi. Vài năm trước, những sự phân biệt đối xử với người da màu còn gây ra phong trào Black Lives Matter nổi tiếng ở Mỹ. Vậy mà giờ, một cô gái da trắng, đến 1 nước nghèo, lại còn kết hôn với 1 người châu Phi!!
Tôi nhìn chàng trai, và tôi đoán anh ấy thông minh và hiền lành, nhưng chắc chắn, về hoàn cảnh hiện tại và xuất thân, anh ấy chắc chắn không thể so với con gái bà Elizabeth. Và bà Elizabeth còn nói với tôi: nếu con gái bà lấy chồng châu Phi, bà biết chắc thời gian cô ấy về thăm bà sẽ không nhiều như trước...
Nhưng, bà ấy nói: bà ấy rất vui và nóng lòng muốn dự lễ cưới con gái bà.
Tôi chắc chắn 1 điều: chàng trai châu Phi ấy là một trong những người may mắn nhất thế giới. Ở đất VN này, giờ chắc kiếm người mẹ vợ như bà Liz chắc cũng khó lắm. Đa số người ta cũng nhìn để thấy sự môn đăng hộ đối. Và tôi, dù tôi có suy nghĩ kiểu gì, cũng không bao giờ hiểu được sao bà Liz lại có tâm hồn để có thể bao dung như thế. Nếu bà Liz ở Việt Nam mà đưa tấm ảnh đó cho một người Việt Nam xem, xin lỗi , không phải tôi vơ đũa cả nắm, chứ chắc chắn sẽ có không ít kẻ xấu miệng tuôn ra cái câu: "Nhìn như đóa hoa nhài cắm bãi phân trâu "
Và lần thứ 4, bà Liz khiến tôi khâm phục, vì bà cho tôi hiểu thế nào là nhân quyền và bác ái.
 
Mọi người sinh ra, dù có là tổng thống hay ăn mày, dù có là da trắng hay da màu, thì cũng đều là con người. Dù mang quốc tịch Mỹ hay quốc tịch Châu Phi, Họ cũng đều bình đẳng. Bà Liz có lẽ đang nghĩ: họ yêu nhau đó là sự gắn kết của Chúa.
Hằng ngày, tôi nhìn đám trẻ túa ra như ong vỡ tổ từ các trường học, trung tâm dạy thêm ở Sài Gòn. Tôi tự hỏi: suốt ngày chỉ nhồi nhét cho cố một mớ kiến thức khô cứng, giáo điều..., rồi đến bao giờ bọn trẻ này mới làm "người" được như bà Liz ?
 
- Câu chuyện có thật do supermember ghi lại từ lời kể của một người bạn-



#735136 Chuyên đề 1 - Bài Toán Đại số với tham số .

Đã gửi bởi supermember on 27-09-2022 - 23:29 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Bài 40. Tìm tất cá các giá trị của tham số $m$ để hệ phương trình: $$\begin{cases}\sqrt{2\left({x+y+1}\right)}+2xy-x-y+2=x^2y+y^2x+\sqrt{x+y}\\ \sqrt[3]{x}+\sqrt[3]{y}+2\sqrt{xy}=m \end{cases}$$ có nghiệm.
 

 

Có bạn nào biết nguồn bài này từ đâu không? Bài này unsolved lâu rồi nên supermember muốn biết chắc chắn đây là bài toán đúng đề.




#735085 Chuyên đề 1 - Bài Toán Đại số với tham số .

Đã gửi bởi supermember on 25-09-2022 - 10:35 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Bài 35(Chọn đội tuyển Tỉnh THPT Tây Thụy Anh-Thái Bình) Tìm $m$ để phương trình sau đây có nghiệm
$$\sqrt x + \sqrt {x - 4} - \sqrt {x - 1} - \sqrt {x - 3} = m\sqrt {{x^2} + 9} $$

 

Bài này không sử dụng đạo hàm, mà nó phải dùng đến phương pháp so sánh cơ bản của hàm số đơn điệu:

 

Điều kiện: $ x \geq 4$

Ta viết lại phương trình dưới dạng tương đương:

 

$ \left( \sqrt{x} -  \sqrt{x -3} \right) - \left( \sqrt{x-1} -  \sqrt{x -4} \right) = m \sqrt{x^2+9}$

 

$ \Leftrightarrow \frac{x+3}{ \sqrt{x} +  \sqrt{x -3}} - \frac{x+3}{ \sqrt{x-1} +  \sqrt{x -4}} = m \sqrt{x^2+9}$

 

$  \Leftrightarrow  f(x) = \frac{x+3}{ \sqrt{x^2+9}} \cdot \left( \frac{1}{ \sqrt{x} +  \sqrt{x -3}} - \frac{1}{ \sqrt{x-1} +  \sqrt{x -4}}  \right)= m $

 

Rõ ràng bằng cảm quan, ta đã thấy ngay: 

 

Nhận xét 1: $ g(x) = \frac{1}{ \sqrt{x} +  \sqrt{x -3}} - \frac{1}{ \sqrt{x-1} +  \sqrt{x -4}}  <0$ với mọi $x \geq 4$ và khi $ x $ tiến dần ra $ + \infty$  thì $g(x)$ tiến dần đến $0$

 

Nhận xét 2: $ h(x) = \frac{x+3}{ \sqrt{x^2+9}} >1$  với mọi $x \geq 4$ và khi $ x $ tiến dần ra $ + \infty$  thì $h(x)$ tiến dần đến $1$

 

Nên bài toán sẽ được giải quyết nếu ta chỉ ra được: $g(x)$ đơn điệu tăng trên $ [4; + \infty )$; $h(x)$ đơn điệu giảm trên $ [4; + \infty )$  $(1)$

 

Khi đó ta thấy ngay rằng : tập hợp những giá trị của $m$ thỏa yêu cầu bài toán chính là đoạn $ [ f(4) ; 0)$ tức là  đoạn: $ \big[ \frac{1 - \sqrt{3}}{5} ; 0  \big) $

 

Giờ thì làm chân phương thôi, không màu mè gì đâu:

 

Giả sử $ 4 \leq x_1 <  x_2$ , ta đi chứng minh: $  \frac{1}{ \sqrt{x_1} +  \sqrt{x_1 -3}} - \frac{1}{ \sqrt{x_1-1} +  \sqrt{x_1 -4}} <  \frac{1}{ \sqrt{x_2} +  \sqrt{x_2 -3}} - \frac{1}{ \sqrt{x_2-1} +  \sqrt{x_2 -4}} $ $ \ (*)$

 

Thật vậy ; $(*)$ tương đương với:

 

$ \frac{1}{ \sqrt{x_1} +  \sqrt{x_1 -3}} - \frac{1}{ \sqrt{x_2} +  \sqrt{x_2 -3}}  < \frac{1}{ \sqrt{x_1-1} +  \sqrt{x_1 -4}} - \frac{1}{ \sqrt{x_2-1} +  \sqrt{x_2 -4}} $

 

$  \Leftrightarrow \frac{ \sqrt{x_2} - \sqrt{x_1} + \sqrt{x_2 -3} - \sqrt{x_1 -3}}{ (\sqrt{x_1} +  \sqrt{x_1 -3})(\sqrt{x_2} +  \sqrt{x_2 -3})} <  \frac{ \sqrt{x_2 -1 } - \sqrt{x_1 -1} + \sqrt{x_2 -4} - \sqrt{x_1 -4}}{ (\sqrt{x_1 -1} +  \sqrt{x_1 -4})(\sqrt{x_2 - 1} +  \sqrt{x_2 - 4})}$

 

$ \Leftrightarrow \frac{  \frac{x_2- x_1}{\sqrt{x_2} + \sqrt{x_1}} + \frac{x_2- x_1}{\sqrt{x_2 -3} + \sqrt{x_1 -3}}}{ (\sqrt{x_1} +  \sqrt{x_1 -3})(\sqrt{x_2} +  \sqrt{x_2 -3})} <  \frac{ \frac{x_2 - x_1}{\sqrt{x_2 -1 } + \sqrt{x_1 -1}} + \frac{x_2 - x_1}{\sqrt{x_2 -4} + \sqrt{x_1 -4}}}{ (\sqrt{x_1 -1} +  \sqrt{x_1 -4})(\sqrt{x_2 - 1} +  \sqrt{x_2 - 4})}$

 

$ \Leftrightarrow \frac{  \frac{1}{\sqrt{x_2} + \sqrt{x_1}} + \frac{1}{\sqrt{x_2 -3} + \sqrt{x_1 -3}}}{ (\sqrt{x_1} +  \sqrt{x_1 -3})(\sqrt{x_2} +  \sqrt{x_2 -3})} <  \frac{ \frac{1}{\sqrt{x_2 -1 } + \sqrt{x_1 -1}} + \frac{1}{\sqrt{x_2 -4} + \sqrt{x_1 -4}}}{ (\sqrt{x_1 -1} +  \sqrt{x_1 -4})(\sqrt{x_2 - 1} +  \sqrt{x_2 - 4})}$

 

Bất đẳng thức sau cùng là  đúng, vì rõ ràng: $  \sqrt{x_2} + \sqrt{x_1} > \sqrt{x_2 -1 } + \sqrt{x_1 -1} > 0 ; \sqrt{x_2 -3} + \sqrt{x_1 -3} >  \sqrt{x_2 -4} + \sqrt{x_1 -4}  > 0 $  

 

Suy ra: $  0< \frac{1}{\sqrt{x_2} + \sqrt{x_1}} + \frac{1}{\sqrt{x_2 -3} + \sqrt{x_1 -3}} <  \frac{1}{\sqrt{x_2 -1 } + \sqrt{x_1 -1}} + \frac{1}{\sqrt{x_2 -4} + \sqrt{x_1 -4}} ; (\sqrt{x_1} +  \sqrt{x_1 -3})(\sqrt{x_2} +  \sqrt{x_2 -3}) >  (\sqrt{x_1 -1} +  \sqrt{x_1 -4})(\sqrt{x_2 - 1} +  \sqrt{x_2 - 4}) >0$

 

Bất đẳng thức cuối cùng đúng, do đó $(*)$ đúng, và $g(x)$ theo đó là hàm đơn điệu tăng trên $ [4; + \infty )$

 

Giả sử $ 4 \leq x_1 < x_2$ , ta đi chứng minh: $  \frac{x_1 +3 }{ \sqrt{x^2_1 +  9}} >  \frac{x_2 +3 }{ \sqrt{x^2_2 +  9}} $ $ \ (**)$

 

$  \Leftrightarrow \frac{ \sqrt{x^2_1 +  9}}{x_1 +3 } < \frac{ \sqrt{x^2_2 +  9}}{x_2 +3 }   \Leftrightarrow   \frac{ x^2_1 +  9}{x^2_1 +6x_1 +9 }   < \frac{ x^2_2 +  9}{x^2_2 +6x_2 +9 }$

 

$    \Leftrightarrow  ( x^2_1 +  9) ( x^2_2 +6x_2 +9) < ( x^2_2 +  9) (x^2_1 +6x_1 +9)$

$    \Leftrightarrow 6 x_1 x_2 (x_2 - x_1) + 54 (x_1 - x_2) >0$

$    \Leftrightarrow (x_2 - x_1)\left( 6 x_1 x_2  - 54 \right) >0$

 

Bất đẳng thức cuối cùng luôn đúng, do $   4 \leq x_1 < x_2 \implies 6 x_1 x_2  > 6 .9 = 54 \implies 6 x_1 x_2  - 54 >0 $

Bất đẳng thức cuối cùng đúng, do đó $(**)$ đúng, và $h(x)$ theo đó là hàm đơn điệu giảm trên $ [4; + \infty )$

 

Từ các nhận xét & chứng minh trên, ta thấy $(1)$ đúng, Suy ra: giá trị nhỏ nhất của $f(x)$ trên  $ [4; + \infty )$ đạt được tại $x =4$, tương ứng $ f(4) = \frac{1 - \sqrt{3}}{5}$

$f(x)$ lại là hàm sơ cấp , xác định trên $ [4; + \infty )$, nên liên tục trên $ [4; + \infty )$, ngoài ra $f(x)$ đơn điệu tăng trên $ [4; + \infty )$ với $ \lim_{ x \to + \infty} f(x) = 0$

 

Nên tập giá trị của $f(x)$ trên $ [4; + \infty )$ sẽ là đoạn: $ \big[ \frac{1 - \sqrt{3}}{5} ; 0  \big) $, đây cũng chính là tập những giá trị tham số $m$ thỏa mãn yêu cầu bài toán.

 

Và bài toán theo đó đã được giải quyết hoàn toàn.

 

Lưu ý: Để chứng minh $f(x)$ là hàm đơn điệu tăng một cách chặt chẽ hơn nữa thì có thể làm như sau:

 

Với  mọi $x_1; x_2$ thỏa $   4 \leq x_1 < x_2$ thì $ f(x_1) - f(x_2) = g(x_1)h(x_1) - g(x_2)h(x_2) =  g(x_1)h(x_1) - g(x_1)h(x_2) + g(x_1)h(x_2)- g(x_2)h(x_2) = g(x_1) \cdot \left( h(x_1)-h(x_2)\right) + h(x_2) \cdot \left( g(x_1)-g(x_2) \right) <0 \implies f(x_1) < f(x_2)$




#735071 $ 2m \equiv -1 \pmod n$ và $ n^2 \equiv -2...

Đã gửi bởi supermember on 23-09-2022 - 22:51 trong Số học

Bài toán:

Tìm tất cả các số nguyên $m;n$ khác $0$ thỏa mãn:

 

$ 2m \equiv -1 \pmod n$ và $ n^2 \equiv -2 \pmod m$

 

Bài này khó. :closedeyes: 




#735070 Chuyên đề 1 - Bài Toán Đại số với tham số .

Đã gửi bởi supermember on 23-09-2022 - 22:30 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Bài $39$ này lời giải của bạn Le Tuan Canhh ở trên là sai.

 

Đề bài là:

 

Giải và biện luận phương trình theo tham số $m$

 

Bạn đang hiểu sai đề là: biện luận số nghiệm của phương trình theo tham số $m$

 

Nên làm như trên không có điểm. :icon6:




#735059 Chuyên đề 1 - Bài Toán Đại số với tham số .

Đã gửi bởi supermember on 22-09-2022 - 22:30 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Bài $39$:  Giải và biện luận phương trình sau theo tham số $m$:

 

$ x^4 - 2x^3 + x = m$




#734850 $M=\max\limits_{\left[ -1;1 \right]}\...

Đã gửi bởi supermember on 07-09-2022 - 16:33 trong Đa thức

Bài này lời giải đáp án gọn hơn 1 chút như sau:

 

Đặt $ f(x) = 4x^3 + ax^2 + bx +c \ ; \  g(x) = 4x^3 -3x \ ; \  h(x) = f(x) - g(x)$

 

Phản chứng, giả sử $ M <1$ , suy ra: $ -1< f(x) = 4x^3 + ax^2 + bx +c < 1 $ với mọi  $x \in [ -1 ;1]$ $ (*)$

 

Mặt khác, để ý một loạt các đẳng thức sau: $g(-1) = -1 \ ; \  g \left ( \frac{-1}{2} \right) = 1 \ ; \  g \left ( \frac{1}{2} \right) = -1 \ ; \  g(1) = 1$  $(**)$

 

Kết  hợp $(*)$ với $(**)$ thì ta có : $h(-1) >0 \  ; \  h  \left ( \frac{-1}{2} \right)  <0 \ ; \  h \left ( \frac{1}{2} \right) >0 \ ; \  h(1) = 1 <0$

 

Theo tính chất hàm liên tục, ta thấy rằng $h(x)$ là đa thức bậc không quá $2$ nhưng lại có ít nhất $3$ nghiệm $x_1; x_2; x_3$ thỏa mãn $ -1 < x_1 < \frac{-1}{2} < x_2 < \frac{1}{2} < x_3 < 1$

 

Nên chĩ có thể xảy ra trường hợp $ h(x) \equiv 0$ , vô lý vì ở trên đã chỉ ra $h(-1) >0$

 

Mâu thuẫn này chứng tỏ giả sử ban đầu là sai và ta có đpcm.




#734836 QR1 $5^m +3$ không có bất kỳ ước nguyên tố nào có dạng : $ p=...

Đã gửi bởi supermember on 06-09-2022 - 22:42 trong Số học

Với $m$ là số nguyên dương tùy ý, hãy chứng minh rằng $5^m +3$ không có bất kỳ ước nguyên tố nào có dạng : $ p= 30k+11$ hay $ p = 30k-1$




#734804 $ \sqrt{a^2-a+1} + \sqrt{b^2-b+1} + \...

Đã gửi bởi supermember on 04-09-2022 - 22:34 trong Bất đẳng thức - Cực trị

Chứng minh rằng với các số thực $a;b;c$ thỏa $abc =1$ thì ta luôn có bất đẳng thức:

 

$ \sqrt{a^2-a+1} + \sqrt{b^2-b+1} + \sqrt{c^2-c+1} \geq a+b+c$




#734796 $n$ thành viên VMF tham gia một kỳ thi trắc nhiệm Toán Online

Đã gửi bởi supermember on 04-09-2022 - 16:56 trong Tổ hợp và rời rạc

Cho các số nguyên dương $n;m;k \geq 2$.  Có $n$ thành viên VMF tham gia một kỳ thi trắc nhiệm Toán Online, trong đó có $m \times k$ câu hỏi và mỗi câu hỏi sẽ có $ k$ lựa chọn để chọn. Một thành viên được coi là đậu nếu trả lời đúng ít nhất $m+1$ câu hỏi.

 

$a.$ Giả sử : $n=2k$. Chứng minh rằng các thành viên có thể chỉ bài lẫn nhau (kiểu như người biết làm câu nào thì chỉ cho người khác để tất cả có đáp án đúng câu đó) sao cho có ít nhất $1$ thành viên đậu kỳ thi.

 

$b.$ Giả sử $n = 2k-1$. Liệu có tồn tại số $k$ để đảm bảo là có ít nhất $1$ thành viên đậu kỳ thi trong trường hợp các thành viên chỉ bài cho nhau (kiểu như người biết làm câu nào thì chỉ cho người khác để tất cả có đáp án đúng câu đó).




#734790 Đa thức chỉ không bao gồm đúng $1$ số nguyên tố

Đã gửi bởi supermember on 04-09-2022 - 13:50 trong Đa thức

Với một đa thức $Q$ hệ số nguyên và một số nguyên tố $p$, ta nói rằng đa thức $Q$ không bao gồm $p$ nếu không tồn tại số nguyên $n$ thỏa mãn: $p | Q(n)$.

Tồn tại chăng một đa thức hệ số nguyên, không có nghiệm hữu tỷ thỏa mãn điều kiện: chỉ không bao gồm đúng $1$ số nguyên tố?




#734788 $ \varphi (a_{n+1}) = a_n $ với mọi số nguyên dương...

Đã gửi bởi supermember on 04-09-2022 - 11:01 trong Dãy số - Giới hạn

Tìm tất cả các dãy số nguyên dương $(a_n)_{n \geq 0} $ thỏa mãn:

 

$ \varphi (a_{n+1}) = a_n $ với mọi số nguyên không âm $n$




#734787 Đẳng thức tổ hợp với hàm phần nguyên - Tìm cách đơn giản nhất

Đã gửi bởi supermember on 04-09-2022 - 10:09 trong Các dạng toán khác

Chứng minh rằng với mọi số nguyên dương $n \geq 2$, ta có đẳng thức sau:

 

$ \binom{n}{ [n/2]} = \binom{n-1}{ [(n-1)/2]} + \sum_{i=0}^{[n/2]-1} \frac{1}{i+1} \binom{2i}{ i} \binom{n-2i-2}{ [n/2] -i-1}  $




#734786 $ f(x) + f(y) = \left( f(x+y) + \frac{1}{x+y...

Đã gửi bởi supermember on 04-09-2022 - 08:54 trong Phương trình hàm

Tìm tất cả các hàm số $f: \mathbb{Q}^{+} \to \mathbb{Q}$ thỏa mãn:

 

$ f(x) + f(y) = \left( f(x+y) + \frac{1}{x+y} \right) (1 -xy+ f(xy))$ với mọi $x;y \in  \mathbb{Q}^{+}$




#734528 Đề chọn đội tuyển chuyên Nguyễn Du (Đăk Lăk) vòng 1 năm học 2022-2023

Đã gửi bởi supermember on 20-08-2022 - 14:55 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

 

Bài 2 (6 điểm):

a) Chứng minh rằng có vô hạn bộ ba số nguyên dương (x,y,z) thỏa mãn $x^{2023}+y^3=z^2$.

 

 

 

Bài này ý tưởng giải như sau:

 

Ta thử chọn nghiệm trong những bộ $3$ số nguyên dương $ (x;y;z)$ có dạng: $ (2^m; 2^n; 2^p)$ trong đó sẽ sắp xếp để: $ 2023m = 3n$ $(1)$ và $ 2| 2023m +1$ $(2)$

Lúc đó thì chỉ cần chọn $ p = \frac{2023m+1}{2}$

 

Từ $(1)$ Suy ra : $  3 | 2023m \implies 3 |m$   $(4)$ ( do $(3; 2023) =1$)

 

Từ $(2)$ Suy ra : $ 2 \not | m$ $(5)$

 

Từ $(4);(5)$; ta đi vét cạn trên modulo $6$ thì rõ ràng chỉ có thể xảy ra trường hợp: $ m = 6t +3$ ($t \in \mathbb{N}$)

 

Suy ra: $ 2023m = 2023(6t+3) = 3n \implies n = 2023(2t+1)$

 

Và theo đó , theo lập luận ở trên: $ p = \frac{2023(6t+3) +1}{2}$

 

Thử lại thì bộ $3$ số nguyên dương $\left( 2^{6t+3}; 2^{2023(2t+1)}; 2^{ \frac{2023(6t+3) +1}{2} } \right)$ thỏa mãn bài toán ($t$ là số nguyên không âm bất kỳ) , và do có thể chọn vô số số nguyên không âm $t$ nên cũng có thể chọn ra vô số nghiệm của phương trình đã cho, bài toán theo đó được giải quyết hoàn toàn.